Phương Pháp Hỗ Trợ: Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Toán Học Để Xử Lý Các Số Liệu Thu Thập Được Bằng Phần Mềm Spss18 Nhằm Thu Được Kết Quả Toàn

- Tiến hành tham khảo ý kiến chuyên gia về những vấn đề liên quan đến đề tài.

Tổ chức tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất.

7.3. Phương pháp hỗ trợ: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS18 nhằm thu được kết quả toàn diện, khách quan, trung thực, chính xác và khoa học.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG THCS THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động tổ chuyên môn

Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 3

Thực chất của công tác quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường là việc Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng các TCM KHTN quản lý hoạt động chuyên môn của GV. Chất lượng hoạt động của TCM KHTN trong nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào quá trình quản lí của người tổ trưởng TCM đối với tổ. Tất cả các hoạt động chuyên môn triển khai đến từng giáo viên đều thông qua TCM. Vì vậy, việc nghiên cứu công tác quản lý hoạt động TCM là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

- Ở bậc phổ thông:

Trong luận văn thạc sỹ QLGD năm 2005 của tác giả Nguyễn Mạnh Hà “Biện pháp quản lý, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho tổ trưởng bộ môn trường THPT tỉnh Yên Bái”, tác giả đã phân tích, đánh giá kỹ về thực trạng việc quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực cho tổ trưởng bộ môn trường THPT tỉnh Yên Bái, từ đó đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho tổ trưởng bộ môn trường THPT tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên luận văn lại chưa nghiên cứu sâu về các nội dung quản lý của tổ trưởng TCM, công việc quản lý chính của tổ trưởng, nơi cụ thể hoá năng lực cho tổ trưởng bộ môn [23].

Cũng tìm hiểu về hoạt động TCM nhưng triển khai theo hướng NCBH, tác giả Phùng Xuân Dự đi sâu nghiên cứu “Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường trung học phổ thông”. Trong đó nêu rõ quản lý sinh hoạt chuyên môn theo NCBH ở trường THPT là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để thực hiện các bước (quy trình) NCBH một cách khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường THPT. Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo NCBH ở trường THPT bao gồm nhiều nội dung và giữa các nội dung có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Muốn đạt hiệu quả cao trong SHCM theo NCBH nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cá nhân, đơn vị, bộ phận với nhau, trong đó, người tổ trưởng TCM có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng [4].

Ngoài ra, còn phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Chung với đề tài “Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình” (2015). Từ việc đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý TCM của các trường THPT trên địa bàn Thị xã Tam Điệp - Tỉnh Ninh Bình.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường ở trung học cơ sở

Hoạt động chủ yếu trong nhà trường là hoạt động chuyên môn. Các TCM là tổ chức quan trọng và nòng cốt trong các nhà trường. Hoạt động của TCM trong nhà trường là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học, giáo dục, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhà trường nói riêng và sự phát triển giáo dục nói chung. Thực chất công tác quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường THCS là việc Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng các TCM quản lý hoạt động chuyên môn của GV. Chất lượng hoạt động của TCM trong nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào quá trình quản lí của người tổ trưởng TCM. Việc nghiên cứu công tác quản lý hoạt động TCM là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Bởi các hoạt động chuyên môn triển khai đến GV thông qua TCM. Tổ trưởng TCM là người chỉ đạo các hoạt động chuyên môn của tổ theo sự chỉ đạo của hiệu trưởng, theo kế hoạch của nhà trường, chịu trách nhiệm về chất lượng chuyên môn của tổ. Cũng như các cấp học khác, vấn đề quản lý hoạt động TCM ở trường THCS được nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến việc quản lí hoạt động TCM ở trường THCS có thể kể ra như:

Công trình nghiên cứu của tác giả Hoàng Đức Minh về “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS vùng đặc biệt khó khăn thông qua sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề ở cụm trường”, đã chỉ rõ những khó khăn trong sinh hoạt chuyên môn ở các cụm trường lẻ của các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn, từ đó đề xuất biện pháp tổ chức sinh hoạt chuyên môn phù hợp với điều kiện các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS [13].

Tác giả Hoàng Sỹ Hùng trong bài viết“Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở trường Trung học cơ sở tại tỉnh Thanh Hóa”, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt động TCM ở trường THCS tại tỉnh Thanh Hóa, tác giả đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực

quản lý hoạt động TCM ở trường THCS tại tỉnh Thanh Hóa, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của tỉnh nhà [9].

Cũng đi sâu tìm hiểu về vấn quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS, tác giả Ngô Thị Phương Thảo có bài viết “Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS ở Thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực dạy học”, trong đó tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS ở Thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực dạy học, đồng thời cũng chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS ở Thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực dạy học [17].

Bên cạnh đó, còn phải kể đến các công trình nghiên cứu là luận văn thạc sỹ của nhiều tác giả về vấn đề này:

Luận văn thạc sỹ QLGD năm 2007 của tác giả Nguyễn Thanh Cao “Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động TCM các trường THCS huyện Phổ Yên - Thái Nguyên”, trong đó tác giả đã phân tích, đánh giá những biện pháp quản lý hoạt động của TCM trong các nhà trường THCS ở huyện Phổ Yên, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động TCM. Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả giới hạn địa bàn nghiên cứu thành hai vùng miền khác nhau là vùng đồng bằng và miền núi cho nên khó có thể áp dụng rộng rãi.

Tác giả Đặng Hải Tâm với đề tài“Biện pháp quản lí hoạt động CM ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Phú Thọ”(2011), trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tác giả đã nêu ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lí hoạt động TCM môn ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Phú Thọ, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý TCM ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Phú Thọ.

Như vậy, Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã đánh giá thực trạng quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS, chỉ ra những hạn chế của quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS tại địa phương, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học trong nhà trường THCS ở địa phương nói riêng. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương lại có những điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH khác nhau, nên nội dung các biện pháp quản lý hoạt động TCM trường THCS ở các địa phương khác nhau cũng có những sắc thái khác nhau.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông, đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm đảm bảo chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông.

Chương trình giáo dục phổ thông mới là chương trình giáo dục phổ thông được ban hành năm 2018. Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới thay thế Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Ban hành kèm theo Thông tư này, chương trình giáo dục phổ thông bao gồm: (1) Chương trình tổng thể; (2) Các chương trình môn học và hoạt động giáo dục của cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.

Về hệ thống môn học, trong chương trình mới, chỉ có một số môn học và hoạt động giáo dục mới hoặc mang tên mới là: Tin học và Công nghệ, Ngoại ngữ, Hoạt động trải nghiệm ở cấp TH; Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên ở cấp THCS; Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp THPT; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các cấp THCS, THPT.

1.2.2. Khái niệm tổ chuyên môn

Theo Điều lệ trường THCS, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ GD&ĐT:

Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THCS, THPT. Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục khác hướng tới mục tiêu giáo dục.

Tổ chuyên môn khoa học tự nhiên có các thành viên chủ yếu giảng dạy, nghiên cứu các môn thuộc lĩnh vự khoa học tự nhiên. Các môn Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật lý, Hoá học,

Sinh học và Khoa học Trái Đất,... Đồng thời, sự tiến bộ của nhiều ngành khoa học khác liên quan như Toán học, Tin học,... cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển không ngừng của KHTN.

1.2.3. Quản lý

Theo quy luật tự nhiên, mọi loài động vật trên trái đất này, bé như đàn kiến, đàn ong, lớn như đàn trâu, đàn voi đều phải sống thành từng bầy, từng đàn. Trong mỗi bầy đàn đó đều có một con đầu đàn chuyên làm nhiệm vụ “thủ lĩnh” hướng dẫn cả đàn sinh sống, chống chọi với kẻ thù…

Loài người cũng vậy, ngay từ khi xuất hiện, bao giờ cũng có thủ lĩnh để chỉ huy tập đoàn người sinh sống và chống chọi với kẻ thù, sau này, khi xã hội phát triển thì tập hợp người trở thành các làng, xã, huyện, tỉnh, dân tộc… người đứng đầu của các làng, xã, huyện… được gọi là già làng, lý trưởng, quan huyện, quan tỉnh, vua… Ngày nay người ta gọi các thủ lĩnh là nhà quản lý, người lãnh đạo.

Hoạt động quản lý phát huy thế mạnh của các cá nhân và tập thể lao động sản xuất. Quản lý vừa là hoạt động độc lập với tri thức và sức lao động, vừa có ý nghĩa là sự kết hợp vận dụng giữa tri thức và lao động để phát triển xã hội.

Lao động xã hội ngày càng phát triển đa dạng phong phú thì khoa học quản lý ngày càng phát triển theo nội tại của mọi quá trình lao động. Quản lý là một khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học tự nhiên, xã hội, thống kê, tâm lý học, giáo dục học, xã hội học… Nó còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự khôn khéo và tinh tế cao độ để đạt được mục đích.

Chính vì vậy có thể tiếp cận khái niệm quản lý với nhiều cách khác nhau:

Theo từ điển tiếng Việt: “Quản lý là tác động của con người tác động vào tập thể người khác để phối hợp điều chỉnh phân công thực hiện mục tiêu chung” [20].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì:“Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [22].

Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý có hệ thống là quá trình tác động đến nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” [14].

Theo tác giả Trần Kiểm và Bùi Minh Hiền “Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong quá trình huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều

phối các nguồn lực (Nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [10].

Mặc dù có những khái niệm khác nhau về quản lý, song những quan điểm trên đều có những nét chung đó là: Quản lý là hoạt động được tiến hành trong các tổ chức xã hội. Quản lý là tác động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạt được các mục tiêu. Quản lý là hoạt động có mục đích tạo nên chất lượng mới cao hơn. Quản lý là những sự tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân thành sức mạnh tập thể. Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức dựa trên những thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và phát triển với mục tiêu đã định. Quản lý là các hoạt động để đảm bảo mục đích chung là hoàn thành công việc qua nỗ lực của các cá thể trong tổ chức. Đối tượng tác động của quản lý là một hệ thống xã hội hoàn chỉnh như một cơ thể sống gồm nhiều yếu tố liên kết hữu cơ theo một quy luật nhất định, tồn tại trong một thời gian, không gian cụ thể... Quản lý cũng phải tuân theo những quy tắc nhất định hướng tới mục tiêu đó là đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và ăn ý những nỗ lực của cá thể nhằm đạt được mục đích chung của tổ chức hay nói cách khác là nguyên tắc đảm bảo phát huy cao độ năng lực của các cá nhân trong tổ chức để đạt được mục đích chung.

Hệ thống quản lý gồm hai phân hệ là: Chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Tác động quản lý là tác động có định hướng, có tổ chức mang tính tổng hợp bao gồm nhiều giải pháp khác nhau thông qua cơ chế quản lý để sử dụng có hiệu quả cao nhất nguồn lực sẵn có của tổ chức trong điều kiện nhất định nhằm đảm bảo cho hệ thống ổn định phát triển và đạt được mục tiêu đã định.

Như vậy, bản chất của quản lý là một loại lao động để điều khiển lao động. Đó là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. Xã hội ngày càng phát triển các loại hình lao động ngày càng phong phú, phức tạp, tinh vi thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng và quyết định để tổ chức hướng tới đích bằng con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất với bản chất là một khoa học và nghệ thuật trong việc điều khiển và phối hợp sự nỗ lực của con người vì mục tiêu chung. Trong xã hội hiện đại, tính khoa học và nghệ thuật của quản lý được đề cao.

Căn cứ vào những nét chung đó và từ kinh nghiệm thực tiễn quản lý, chúng tôi đồng tình và sử dụng trong đề tài này định nghĩa của tác giả Trần Kiểm và Bùi Minh Hiền:“Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong quá trình huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [20].

1.2.4. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn

Trên cơ sở phân tích và kế thừa quan điểm của các tác giả đi trước về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, chúng tôi đưa ta khái niệm về quản lý hoạt động TCM như sau:

Quản lý hoạt động TCM là quá trình tác động của Hiệu trưởng đến TCM và GV, giúp GV hợp tác với nhau nhằm tìm ra các giải pháp cải tiến quá trình dạy học để tạo điều kiện tốt nhất phát triển các phẩm chất, năng lực của người học.

Quản lý hoạt động TCM gồm các nội dung: Xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM; Tổ chức thực hiện kế hoạch của TCM; Chỉ đạo hoạt động của TCM; Kiểm tra, đánh giá hoạt động TCM.

1.3. Những vấn đề cơ bản về hoạt động của Tổ chuyên môn KHTN ở trường THCS

theo chương trình GDPT 2018

1.3.1. Chương trình GDPT 2018 và yêu cầu đặt ra đối với hoạt động của tổ chuyên môn KHTN ở trường THCS

- Mục tiêu chương trình GDPT:

Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 17/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí