Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự trên cơ sở số liệu của tỉnh Đắk Nông - 2

quyền con người”, đồng thời “xác định tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm”. Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục xác định: “Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”. Điều 14 Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [50, Điều 14].

Trên tinh thần đó hệ thống pháp luật nước ta đã qui định việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự nói chung và trong hoạt động xét xử nói riêng làm cơ sở cho hoạt động của tòa án và các CQTHTT khác khi tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, thực tiễn quá trình giải quyết vụ án hình sự còn bộc lộ nhiều hạn chế trong việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử. Thực tiễn hoạt động xét xử đã chỉ ra, khi tiến hành xét xử tòa án đã không tạo điều kiện để bị cáo thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, việc tiếp cận hồ sơ vụ án, gặp gỡ bị cáo của luật sư còn khó khăn. Tranh tụng tại phiên tòa còn phiến diện, hình thức, bản án, quyết định của tòa án chưa thực sự dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa dẫn đến việc làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm, hình phạt được tuyên không phù hợp với tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo. Việc áp dung các biện pháp ngăn chặn, đặc biệt là biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị tình nghi phạm tội, bị can, bị cáo còn thiếu căn cứ; trong quá trình tạm giam, bị can, bị cáo chưa được đối xử theo qui định của pháp luật. Một trong những quyền con người quan trọng trong giai đoạn xét xử là người bị buộc tội phải được xét xử công bằng bởi một tòa án độc lập nhưng sự độc lập của thẩm phán và

hội thẩm khi xét xử còn phải chịu nhiều áp lực nên chưa thực sự độc lập... Các quyền về an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của bị can, bị cáo trong hoạt động xét xử còn bị vi phạm. Những hạn chế trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự đối với việc bảo đảm quyền con người nêu trên không chỉ diêñ ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông mà còn là tình hình chung của hoạt động xét xử

trên cả nước. Những hạn chế nêu trên do các những nguyên nhân khách quan

và chủ quan của quá trình lập pháp , thực thi và áp dun

g pháp luật của nhân

thức và ý thức trách nhiệm của CQTHTT, người THTT.

Vì vậy, để góp phần bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử tôi lựa chọn đề tài Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự trên cơ sở số liệu của tỉnh Đắk Nông làm luận văn thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Quyền con người và đảm bảo quyền con người là vấn đề cơ bản, được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt coi trọng trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận, cũng như hoạt động thực tiễn. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, các giá trị về quyền con người và đảm bảo quyền con người luôn gắn liền với những thành tựu mà nhân loại đã đạt được vì thế , Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1948, đã đánh dấu như một cột mốc của lịch sử phát triển quyền con người . Trong khoa học pháp lý của quốc tế cũng như nước ta, vấn đề bảo đảm quyền con người nói chung , quyền con người trong hoạt động tư pháp cũng như quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng đã được nhiều tác giả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

nghiên cứu từ các lĩnh vực, góc độ với các cấp độ khác nhau.

Về lĩnh vực xây dựng pháp luật, có các công trình: “Hoàn thiện pháp luật đảm bảo quyền con người trong xét xử hình sự ở nước ta” (Luận văn thạc sĩ luật học, 2000) cuả tác giả Hoàng Hải Hùng; đề tài “Xây dựng và hoàn

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự trên cơ sở số liệu của tỉnh Đắk Nông - 2

thiện đảm bảo pháp luật thực hiện quyền con người trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay” (Luận án Phó tiến sĩ luật học, 1995) của tác giả Nguyễn Văn Mạnh; tác giả Vò Khánh Vinh với đề tài “Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam” (Luận án Phó tiến sĩ luật học, 1993).

Từ góc độ nghiên cứu về đảm bảo quyền con người nói chung trong Nhà nước pháp quyền có các công trình: “Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của GS.TS. Trần Ngọc Đường; chuyên khảo “Quyền lực Nhà nước và quyền con người” của PGS.TS. Đinh Văn Mậu.

Từ góc độ pháp luật chuyên ngành, cũng đã có nhiều công trình về bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự: “Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam” (Luận án tiến sĩ) của tác giả Nguyễn Quang Hiền; chuyên khảo “Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam” của TS. Trần Quang Tiệp; chuyên khảo “Các nguyên tắc tố tụng hình sự” của PGS.TS. Hoàng Thị Sơn và TS Bùi Kiện Điện…

Ở nước ngoài cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp: Bảo đảm quyền con người trong các nguyên tắc tố tụng hình sự (Princial of Criminal procedure của Neil Andrews); bảo đảm quyền con người trong xét xử vụ án hình sự (Human rights in English criminal trial-Human rights criminal procedure của K.W. Lidstone)…

Đánh giá chung về các công trình đã công bố có nội dung đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền con người nói chung và trong hoạt động tố tụng nói riêng, chưa có công trình nào tiếp cận một cách toàn diện, hệ thống, đồng bộ vấn đề bảo vệ quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự. Tuy vậy, các công trình nêu trên vẫn là những tài liệu tham khảo quan trọng đối với tác giả trong quá trình thực hiện luận văn, với đề tài Đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự trên cơ sở số liệu của tỉnh Đắk Nông”.

3. Mục đích và nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

3.1. Mục đích

Nghiên cứu đề tài này, tác giả hướng tới mục đích làm rò thêm cơ sở lý luận và thực tiễn đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện các quy định về đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử, đề xuất những giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả việc bảo vệ quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự.

3.2. Nhiệm vụ của luận văn

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu lý luận đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử án hình sự, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu làm sáng tỏ: Khái niệm quyền con người trong hoạt động xét xử; khái niệm và ý nghĩa bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử; pháp luật về xét xử hình sự; thực thi pháp luật trong hoạt động xét xử; nội dung và cơ chế bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử; các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử.

3.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài

Phạm vi bảo vệ quyền con người của đề tài này chủ yếu là trong giai đoạn xét xử hình sự: Đảm bảo cho người bị tình nghi là tội phạm, bị can, bị cáo thực hiện các quyền của mình khi tham gia tố tụng hình sự. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn trên các vấn đề cơ bản sau đây:

- Cơ sở lý luận đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử: về quyền được xét xử công bằng; bảo đảm các quyền thân thể, tự do, danh dự, nhân phẩm;

- Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự;

- Về thực trạng hoạt động xét xử hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Đắk Nông trong việc đảm bảo quyền con người;

- Các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật và quan điểm của Đảng về Nhà ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp trong các Nghị quyết số: 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số: 48-NQ/TW ngày 24/5 /2005, Nghị quyết số: 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài , tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê; phương pháp khảo sát thực tiễn trong xét xử án hình sự…

5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự, mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn liên quan tới bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam. Những điểm mới cơ bản của luận văn là:

- Tổng hợp các quan điểm khoa học về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự, để xây dựng nên khái niệm quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự; khái niệm và ý nghĩa bảo đảm quyền con người

trong hoạt động xét xử; nội dung và cơ chế bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử;

- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người của hoạt động xét xử từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay;

- Nghiên cứu, đánh giá làm sáng tỏ bức tranh về việc bảo đảm quyền con người của hoạt động xét xử hình sự; những tồn tại, hạn chế của thực tiễn việc bảo đảm quyền con người của hoạt động xét xử, cũng như những nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế đó;

- Xác định rò vai trò trách nhiệm của Toà án trong việc đảm bảo quyền con người; nhận diện việc vi phạm quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Đăk Nông;

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam;

Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dành cho không chỉ các nhà lập pháp mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan Thi hành án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật;

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử

Chương 2: Pháp luật và thực tiễn đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử.

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người trong xét xử vụ án hình sự.

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ

BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ


1.1. KHÁI NIỆM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ

Trong bất kỳ một nền tư pháp nào, việc đưa ra quyết định một công dân có tội hay không có tội là một việc làm hết sức quan trọng, nó không những ảnh hưởng lớn đến danh dự, nhân phẩm, tài sản, tính mạng và các quyền, lợi ích của chính công dân đó , mà còn quyết định đến vận mệnh, tương lai, cuộc sống của mỗi con người. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhiệm vụ quan trọng và nặng nề này thường được trao cho Tòa án, cơ quan duy nhất có thẩm quyền đưa ra phán quyết đối với một cá nhân vi phạm pháp luật.

Trong hệ thống tư pháp, Tòa án giữ vai trò đặc biệt, ở hầu hết các nước, hệ thống Tòa án thường được trao nhiệm vụ bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Bằng hoạt động xét xử của mình, Tòa án không những khôi phục những thiệt hại do hành vi phạm tội xâm hại đến quyền con người mà còn bảo đảm cho quyền con người trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án được tôn trọng và bảo đảm. Do vậy, quyền con người trong hoạt động xét xử bao gồm tất cả các lĩnh vực quyền con người trong tố tụng hình sự. Theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Chí thì:

Ở bình diện khái quát nhất, quyền con người trong tố tụng hình sự được thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, trừng trị người phạm tội gây ra những thiệt hại cho các quyền và lợi ích hợp pháp của con người, của các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần bảo vệ quyền con người; Thứ hai, khi tiến hành tố tụng giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm quyền con người của người bị tình nghi phạm tội, bị can, bị cáo [79].

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí