Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Thường Xuyên Cho Giáo Viên Thpt

những vấn đề thuộc về chủ trương chính sách phát triển kinh tế, văn hoá xã hội. Hình thức bồi dưỡng đối với người lao động sư phạm thường không phải là những hình thức GD&ĐT chính quy như lâu nay vẫn được tiến hành trong hệ thống GD&ĐT truyền thống.

Quá trình bồi dưỡng để sử dụng, thông qua các hoạt động để đánh giá hiệu quả bồi dưỡng và lựa chọn để sử dụng cán bộ cho nhu cầu thực tiễn. Bồi dưỡng GV là một việc làm thường xuyên của ngành GD&ĐT để nâng cao, hoàn thiện trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho GV trong các trường học.

Như vậy bồi dưỡng là quá trình tác động của chủ thể giáo dục đến đối tượng giáo dục, làm cho đối tượng vận động, phát triển theo hướng tốt hơn. Bồi dưỡng được thực hiện trên nền tảng cái đã được đào tạo, cái đã được hình thành cơ bản trước đây. Hoạt động bồi dưỡng chính là tiến hành những việc làm có mục đích nhằm củng cố, giữ gìn và tăng thêm những cái đã có trong GV như hoạt động bồi dưỡng hè, BDTX...

Với phương châm giáo dục thường xuyên, giáo dục suốt đời thì bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại là quá trình thống nhất. Bồi dưỡng và đào tạo lại là sự nối tiếp của quá trình bồi dưỡng. Chúng có thể tạo ra tiền đề về tiêu chuẩn cho quá trình đào tạo chính quy ở bậc học cao hơn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

1.2.2. Bồi dưỡng giáo viên THPT

Bồi dưỡng GV là bồi đắp và làm tăng thêm phẩm chất và năng lực của người GV để cho họ có trình độ chuyên môn cao về mọi mặt.

Chủ thể bồi dưỡng là GV, những người đã được đào tạo để có một trình độ chuyên môn nhất định, có thể hiểu: Bồi dưỡng GV là quá trình đào tạo và hoàn thiện năng lực sư phạm của GV. Đây là hoạt động đào tạo lại giúp GV cập nhật được kiến thức khoa học chuyên ngành, tiếp thu kinh nghiệm giáo dục tiên tiến, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

Mục đích bồi dưỡng GV nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn cho GV giúp GV có cơ hội củng cố, mở mang nâng cao hệ thống tri thức,

kỹ năng sư phạm có sẵn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục và dạy học.

Như vậy, bồi dưỡng GV thực chất là bổ sung “bồi đắp” những thiếu hụt về tri thức, cập nhật cái mới trên cơ sở “nuôi dưỡng” những cái cũ còn phù hợp để mở mang có hệ thống những tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ, làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

1.2.3. Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT

BDTX là hoạt động GV được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng một cách thường xuyên, liên tục nhằm bổ sung, cập nhật những kiến thức và kỹ năng còn thiếu hụt để người GV có thể dạy được chương trình giảng dạy mà họ đảm nhiệm ở trường phổ thông và nâng cao trình độ chuyên môn giảng dạy. Chương trình được xây dựng theo các nội dung và hình thức chủ yếu cho GV tự học, tự bồi dưỡng trong suốt dịp hè và cả trong năm học.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 4

Công tác BDTX cho GV là yêu cầu vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài để đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

1.2.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT

Việc quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT cần phải được thực hiện một cách chặt chẽ: Từ khâu khảo sát đối tượng, nhu cầu cần được bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên THPT về kiến thức, kĩ năng, phương pháp, kiểm tra đánh giá… đến việc xây dựng nội dung bồi dưỡng sát thực với đối tượng giúp cho việc triển khai bồi dưỡng đạt kết quả tốt hơn. Bao gồm:

- Quản lí bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, đạo đức lối sống.

- Quản lí bồi dưỡng về trình độ chuyên môn

- Quản lí bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm

- Quản lí bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học

- Quản lí bồi dưỡng tin học

- Quản lí bồi dưỡng năng lực hoạt động chính trị và giáo dục học sinh

- Quản lí việc tự học, tự bồi dưỡng

- Quản lí bồi dưỡng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh…

1.3. Hoạt động BDTX cho GV THPT

1.3.1. Nội dung bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT hiện nay mà người quản lý phải tập trung vào bao gồm những vấn đề sau

- Bồi dưỡng về chuyên môn

+ Trình độ chuyên môn là mức độ hiểu biết về kiến thức, kỹ năng của một ngành khoa học, kỹ thuật hay một lĩnh vực nào đó mà con người tiếp thu, được thông qua quá trình đào tạo, tự đào tạo và được xác định hoặc đánh giá theo một tiêu chuẩn nhất định nhằm đáp ứng những yêu cầu của công việc đặt ra. Vậy trình độ chuyên môn của mỗi giáo viên là vốn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo hiện có hay mức độ hiểu biết và khả năng thực hành của giáo viên đối với bộ môn do mình đảm nhiệm, nó được đánh giá theo các mức độ: giỏi, khá, trung bình, yếu và kém.

+ Trình độ chuyên môn của giáo viên có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giáo viên, đặt biệt trong điều kiện đổi mới giáo dục hiện nay. Chính vì thế nó phải đảm bảo chuẩn hóa, chính xác, khoa học, tích hợp và cập nhật.

+ Giáo viên phải đạt chuẩn đào tạo, ngoài ra còn có những hiểu biết các vấn đề liên quan đến bộ môn mình đảm nhiệm. Như vậy, mức độ kiến thức và hiểu biết của giáo viên phải sâu sắc, cụ thể, toàn diện và phong phú.

+ Giáo viên phải nhận thức đúng các chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết và các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ giáo dục và đào tạo, Sở GD & ĐT tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện đổi mới giáo dục cũng như hướng phát triển đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới để đáp ứng yêu cầu đổi mới đó.

+ Mục tiêu, các yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với từng môn học thuộc từng ban khác nhau là khác nhau như: cấu trúc chương trình, mục tiêu, trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thời lượng,

cũng như yêu cầu về sử dụng thiết bị dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh…

+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, đặt biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong dạy học.

+ Bồi dưỡng về nội dung tích hợp giữa các môn học với nhau

+ Bồi dưỡng về việc thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp dạy học tự chọn, hướng nghiệp, ngoài giờ lên lớp, nghề phổ thông,…

- Bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm

Nghiệp vụ sư phạm là khả năng lao động sư phạm của người giáo viên thông qua hệ thống các năng lực, phẩm chất cần thiết, khoa học, mẫu mực nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục, dạy học và tự hoàn thiện. Nội dung này có các vấn đề:

+ Hướng dẫn thiết kế soạn giáo án, xây dựng kế hoạch dạy từng môn học phù hợp với đặc tù từng bộ môn.

+ Hướng dẫn việc chuẩn bị, việc sử dụng các thiết bị dạy học, làm thí nghiệm, thực hành đối với đặc thù của từng bộ môn, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm dạy học trong giảng dạy từng bộ môn.

+ Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện cho học sinh cách tự học, tự nghiên cứu.

+ Thực hiện đổi mới cách kiểm tra, đánh giá giáo viên và kết quả học tập của học sinh theo hướng đổi mới mang tính tích cực, đúng hướng dẫn, qui định của Bộ GD & ĐT. Kết hợp có hiệu quả giữa hình kiểm tra trắc nghiệm khách quan với hình thức kiểm tra tự luận để đánh giá đúng và công bằng trong học sinh.

1.3.2. Hình thức tổ chức bồi dưỡng thường xuyên

Hình thức bồi dưỡng thường xuyên giáo viên thường được cụ thể hóa bằng 4 loại hình sau:

- Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ.

- Hoạt động theo chuẩn và nâng chuẩn.

- Hoạt động bồi dưỡng cập nhật tại trường THPT.

- Hoạt động tự bồi dưỡng, tự học của giáo viên.

1.3.3. Phương pháp bồi dưỡng thường xuyên

Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên bao gồm các phương pháp sau:

- Phương pháp thuyết trình một chủ đề ngắn

- Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn như: Dự giờ, thao giảng, thảo luận, thực hành, minh họa, hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm, phương pháp kèm cặp,…

- Phương pháp bồi dưỡng thông qua các phương tiện như: Phim ảnh, băng hình, đĩa CD, VCD,…

- Thông qua việc tự học, tự bồi dưỡng là chính

- Thông qua đội ngũ cốt cán kịp thời triển khai tại địa phương, khu vực

mình.

- Thông qua học theo nhóm chuyên môn, theo từng tập thể sư phạm nhà

trường,…

1.3.4. Đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên

Đánh giá kết quả bồi dưỡng, nó bao gồm những nhiệm vụ chính sau đây:

- Đánh giá thực trạng, xác định xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt được ở mức độ nào, kết quả phù hợp đến đâu so với dự kiến.

- Phát hiện những lệch lạc, sai sót, những gì trong kế hoạch đã đạt được.

- Điều chỉnh kế hoạch, tìm biện pháp uốn nắn lệch lạc.

Đánh giá kết quả bồi dưỡng vấn đế hết sức cơ bản và cần thiết, nó giữ một vai trò quan trọng trong thực tiễn quản lý. Thông qua kiểm tra đánh giá sẽ thể hiện đầy đủ nội dung hoạt động của chủ thể quản lý đối với khách thể quản lý. Giúp cho chủ thể quản lý kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm trong đợt tập huấn tiếp theo.

1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

1.4.1. Vai trò, tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động BDTX cho GVTHPT

Chất lượng, hiệu quả của việc BDTX cho GV phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Người học, người dạy, chương trình bồi dưỡng, phương pháp, hình thức tổ chức, điều kiện thời gian và cơ sở vật chất, các chính sách… Trong đó công tác quản lý đóng vai trò then chốt. Thực tế đã chứng minh rằng trình độ đội ngũ GV như nhau, nội dung chương trình bồi dưỡng giống nhau, thời gian và các điều kiện, chính sách không khác gì nhau, nhưng quản lý không tốt thì chất lượng bồi dưỡng rất khác xa nhau. Như vậy, công tác quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng. Điều này được thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Kế hoạch hóa các hoạt động BDTX cho đội ngũ GV một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn địa phương. Từ đó chủ động trong việc tổ chức triển khai thực hiện hoạt động BDTX có hiệu quả;

- Đánh giá, phân loại được đội ngũ GV;

- Kiểm soát được chất lượng, hiệu quả của các đợt bồi dưỡng;

- Tạo động lực thức đẩy GV tích cực học tập, bồi dưỡng…;

- Tránh được các tình trạng triển khai bồi dưỡng một cách hình thức, lãng phí, tốn nhiều thời gian công sức của GV mà không được kết quả mong muốn.

Có thể nói, việc quản lý bồi dưỡng GV của các cấp từ TW đến các cơ sở GD không chỉ có vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát, kiểm soát chất lượng bồi dưỡng mà còn là động lực thúc đẩy mỗi GV tự bồi dưỡng để hoàn thiện và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Nếu việc quản lý không tốt, sẽ làm cho việc bồi dưỡng GV chỉ là hình thức và kém hiệu quả.

1.4.2. Yêu cầu về năng lực giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

Để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông giáo viên cần được bồi dưỡng để có thể phân tích được những đổi mới trong chương trình GDPT tổng thể, chương trình môn học, hoạt động giáo dục, sách giáo khoa môn học.

Hình thành được các kĩ năng vận dụng các phương pháp dạy học, giáo dục đáp ứng đổi mới chương trình theo định hướng tích hợp, kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo; kĩ năng nhận ra và giải quyết các tình huống giáo dục; xây dựng các chủ đề giáo dục phù hợp địa phương; kĩ năng tham vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp…

Bên cạnh đó cũng cần năng lực phát triển nghề nghiệp trong tập thể sư phạm nhà trường, đặc biệt tổ chức các hoạt động phát triển chương trình giáo dục nhà trường, nghiên cứu bài học…

Ngoài ra, giáo viên phải được đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng sao cho họ vừa có tri thức đủ rộng, vừa có năng lực dạy học một môn học, chuyên đề ở mức cao hơn, sâu hơn, gắn cụ thể hơn với một lĩnh vực ngành nghề. Đó là giải pháp lâu dài, bền vững mà trước hết phải đổi mới chương trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm.

Chúng ta cần tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên để có vốn tri thức rộng, tích hợp. Lưu ý rằng đào tạo vốn tri thức rộng sẽ càng làm cho giáo viên có hiểu biết sâu sắc hơn nội dung khoa học đơn ngành.

Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hiện có để có giáo viên cốt cán chuyên sâu về từng môn học, chuyên đề tự chọn định hướng nghề nghiệp. Trước mắt khi mỗi trường chưa đủ, có thể tổ chức đội ngũ giáo viên chuyên sâu này theo cụm trường để thỉnh giảng chéo giữa các trường, kể cả việc mời người dạy từ các cơ sở dạy nghề, các trường cao đẳng, đại học; cũng có thể ghép nhóm học sinh có cùng lựa chọn ở các trường THPT trong cùng địa bàn.

Mỗi nhà trường khi xây dựng chương trình giáo dục nhà trường phải tổ chức các bộ môn, các nhóm giáo viên cùng trao đổi học thuật, thiết kế các chủ đề tích hợp qua đó phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên.

Các cơ sở đào tạo giáo viên cần thiết kế chương trình sao cho sinh viên vừa được đào tạo để dạy học các môn học tích hợp các khoa học, vừa được lựa chọn để được đào tạo chuyên sâu các môn học, chuyên đề tự chọn.

1.4.2.1. yêu cầu về năng lực giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Ngày 22/8/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Quy định này áp dụng đối với giáo viên trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú (gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông làm căn cứ để: Giáo viên tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; Cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành Giáo dục; Cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán; Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Thông tư quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm 05 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí, cụ thể:

Tiêu chuẩn “Phẩm chất nhà giáo” với 2 tiêu chí, yêu cầu giáo viên tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.

Tiêu chuẩn “Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ”, yêu cầu giáo viên nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; Thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tiêu chuẩn này gồm 5 tiêu chí yêu cầu giáo viên: Phát triển chuyên môn bản thân; Xây dựng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022