Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Việc Quản Lý Hoạt Động Bdtx Cho Gv Thpt

Tiêu chuẩn 3 - Xây dựng môi trường giáo dục

Tiêu chí 8: Xây dựng văn hóa nhà trường

Tiêu chí 9: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường

Tiêu chí 10: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

Tiêu chuẩn 4 - Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Tiêu chí 11: Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan

Tiêu chí 12: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh

Tiêu chí 13: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

Tiêu chuẩn 5 - Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dụ

Tiêu chí 14: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc

Tiêu chí 15: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.

1.4.2.3. Chương trình BDTX cho GVTHPT của Bộ GD&ĐT ban hành

Chương trình BDTX cho GV THPT được quy định tại Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Chương trình BDTX cho GVTHPT, trong đó bao gồm các lĩnh vực:

* Khối kiến thức bắt buộc

- Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp trung học phổ thông áp dụng trong cả nước (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 1): Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục trung học phổ thông, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục trung học phổ thông.

- Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục trung học phổ thông theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 2): Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục trung học phổ thông của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án (nếu có) quy định nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án.

* Khối kiến thức tự chọn

Khối kiến thức tự chọn (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 3): bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của GV THPT:

Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai BDTX cho GV mầm non, phổ thông từ năm học 2012-2013 theo tinh thần đổi mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác này. Với quan điểm: Công tác BDTX cho GV là yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài để đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo; BDTX cho GV được xác định là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, của cơ sở giáo dục và của mỗi GV. Chương trình BDTX cho GV do Bộ GD&ĐT đã ban hành đổi mới cả về hình thức, nội dung và phương pháp bồi dưỡng. Các nội dung bồi dưỡng được chia theo các yêu cầu/năng lực cần đáp ứng của GV so với Chuẩn nghề nghiệp. Chương trình được thiết kế thành các mô đun để GV tự chọn theo nhu cầu phát triển chuyên môn liên tục của GV nhằm đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp và những đòi hỏi của thực tiễn giáo dục. Để tạo hành lang pháp lý cho BDTX cho GV mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên, Quy chế BDTX GV mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký ban hành ngày 10/72012 (Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT). Theo tinh thần quy chế, triển khai công tác BDTX được thực hiện kết hợp theo cả hai hướng là từ trên xuống và từ dưới lên. Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các nội dung bắt buộc nhằm phát triển giáo dục của ngành, địa phương nhưng trong đó GV vẫn được đề xuất và lựa chọn nội dung BDTX theo nhu cầu phát triển chuyên môn liên tục của cá nhân mỗi GV, hỗ trợ họ nâng cao mức độ

đáp ứng so với Chuẩn nghề nghiệp và phát triển chuyên môn liên tục nội dung bồi dưỡng gồm: Khối kiến thức bắt buộc (Nội dung 1 và Nội dung 2) nhằm bồi dưỡng cho GV đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp THPT áp dụng trong cả nước và đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục THPT theo từng thời kỳ của mỗi địa phương, nội dung cụ thể căn cứ vào tình hình nhiệm vụ năm học của cấp học Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT quy định cụ thể; Khối kiến thức tự chọn (Nội dung 3) Bộ GD&ĐT quy định gồm 41 mô đun với các yêu cầu cụ thể về nội dung, mục tiêu, thời lượng bồi dưỡng nhằm bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của GVTHPT.

Song song với việc quy định về nội dung, hình thức, tài liệu, báo cáo viên, điều kiện và yêu cầu đối với các đơn vị tham gia BDTX GV, công tác đánh giá kết quả BDTX GV cũng được đổi mới so với các chu kỳ BDTX trước đây. Đánh giá kết quả BDTX GV đã được quy định theo hướng sử dụng kết hợp các hình thức đánh giá đang được sử dụng phổ biến hiện nay như hình thức đánh giá quá trình (formativeassessment) và đánh giá kết thúc (summative assessment). Việc sử dụng hình thức đánh giá phù hợp với GV từng cấp học cũng như nội dung, phương pháp BDTX khác nhau sẽ cho phép đánh giá kết quả BDTX GV được chính xác, công bằng. GV được cấp giấy chứng nhận công nhận kết quả BDTX mỗi năm học khi họ có kết quả các nội dung BDTX đã được phê duyệt trong kế hoạch và kết quả thực hiện kế hoạch BDTX hằng năm. Kết quả đánh giá BDTX GV được lưu vào hồ sơ của GV, là căn cứ để đánh giá, xếp loại GV, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng GV.

1.5. Yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động BDTX cho GV THPT

1.5.1. Nhận thức của GV THPT về việc BDTX

Nhận thức đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của mỗi con người trong đời sống xã hội. Nhận thức giúp cho mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi cộng đồng định hướng cho các hoạt động của mình. Ngoài ra, nhận thức cũng giúp con người, tổ chức biết cách tự điều chỉnh hành vi bản thân trong quá trình hoạt động thực tiễn để đạt được các mục tiêu đã định. Chất lượng hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho GVTHPT cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào nhận thức GV tham gia các hoạt động bồi dưỡng. GV có nhận thức đúng tầm quan

trọng, ý nghĩa, mục tiêu của hoạt động BDTX thì mới có kế hoạch, thái độ và hành vi học tập nghiêm túc. Ngược lại, nếu GV nhận thức chưa đúng, hời hợt, đối phó, chưa thấy được tính cấp thiết của hoạt động bồi dưỡng, còn nhận thấy đây là việc làm hình thức không quan trọng, còn nhiều công việc khác quan trọng hơn công việc này thì chắc chắn chất lượng hoạt động BDTX cho GV sẽ thấp.

1.5.2. Yêu cầu về đổi mới công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ mới

Công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền GD Việt Nam, đặc biệt là đổi mới chương trình SGK phổ thông cần một đội ngũ GV chuyên nghiệp, một nhà giáo dục hơn là một “thợ dạy” có đầy đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp. Bởi thế việc đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ GV là hết sức cấp bách và cần thiết. Điều này cũng đặt ra những yêu cầu mới trong công tác bồi dưỡng GV sao cho thiết thực, có hiệu quả và đáp ứng mong đợi của đổi mới GD. Chính điều này đã tác động, ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV từ xác định mục tiêu, nội dung, cách thức bồi dưỡng đến các chế độ chính sách và triển khai điều hành hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ GV.

1.5.3. Năng lực quản lý hoạt động BDTX cho GV của lãnh đạo Sở GD&ĐT

Công tác quản lý luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trọng việc đưa tổ chức đạt mục tiêu đề ra, chất lượng, hiệu quả công việc phụ thuộc vào năng lực của người lãnh đạo. Lãnh đạo Phòng GD&ĐT với nhiệm vụ được phân công tổ chức và quản lý hoạt động BDTX cho GV đòi hỏi phải có tầm nhìn, sự chỉ đạo khoa học để định ra các kế hoạch khả thi bám sát mục tiêu, đề ra được các biện pháp, huy động nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các hoạt động tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động BDTX cho GV từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng. Ngược lại nếu lãnh đạo phòng có tầm nhìn năng lực chỉ đạo điều hành hạn chế sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng. Nói tóm lại năng lực của lãnh đạo Sở GD&ĐT ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả công tác BDTX cho GV.

1.5.4. Nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động BDTX cho GV

Đây là những yếu tố rất cần thiết và quan trọng trong hoạt động BDTX GV. Chúng ta không thể tiến hành hoạt động BDTX GV khi không có chương trình, thiếu tài liệu và các điều kiện khác về CSVC và chế độ chính sách đi kèm với nó.

Thường những chương trình bồi dưỡng có chất lượng, phù hợp với nhu cầu của GV, hệ thống tài liệu sẵn có bao giờ cũng là yếu tố then chốt trong hoạt động bồi dưỡng.

Phương pháp, cách thức triển khai hoạt động bồi dưỡng cũng tác động không nhỏ tới hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV. Nếu phương pháp, cách thức bồi dưỡng không phù hợp thì không thể đem lại hiệu quả bồi dưỡng cho GV.

Vì thế, trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động BDTX GV người ta rất coi trọng và chú ý đến việc xây dựng chương trình, xác định nội dung, biên soạn tài liệu (các chuyên đề/mô đun) và đổi mới phương pháp, cách thức bồi dưỡng sao cho phù hợp. Mặt khác xây dựng và ban hành những quy chế, qui định, chế độ chính sách đối với việc bồi dưỡng GV. Coi đây là những vấn đề cốt lõi để hoạt động bồi dưỡng GV đạt hiệu quả.

Kết luận chương 1


Chương 1 của Luận văn đã đi vào nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác BDTX cho GV. Trong đó trình bày những khái niệm cơ bản của đề tài; giới thiệu và phân tích chương trình BDTX cho GVTHPT do Bộ GD&ĐT ban hành; chỉ ra vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý bồi dưỡng GV; những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý bồi dưỡng và giới thiệu một số kinh nghiệm bồi dưỡng GV ở các nước,…

Cùng với yêu cầu về đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục THPT trong giải đoạn hiện nay còn có nhiều yếu tố tác động đến quá trình phát triển công tác BDTX cho GV THPT. Điều này đòi hỏi cần phải có một hệ thống lí luận vững chắc làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp phát triển chương trình BDTX. Đồng thời trong quá trình đó phải xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện và phát triển kĩ năng dạy hoc của GV THPT.

Đây là cơ sở lý luận để soi vào thực tiễn và phát hiện những vấn đề của thực trạng, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động BDTX cho GVTHPT góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cấp THPT huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH‌

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục của huyện Hoành Bồ

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hoành Bồ

Hoành Bồ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Ninh. Diện tích tự nhiên là 84.463 ha; dân số trên 52 nghìn nhân khẩu, chiếm tỷ trọng 14% về diện tích và 3,6% về dân số so với toàn tỉnh; gồm 08 dân tộc đang sinh sống trong đó dân tộc thiểu số chiếm 36%. Toàn huyện có 12 xã và 01 thị trấn, với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, Hoành Bồ có nhiều điều kiện giao lưu hàng hóa và kinh tế - xã hội, phát triển những lợi thế của huyện như dịch vụ du lịch, phát triển công nghiệp.

Trong những năm qua, nhất là 5 năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội Hoành Bồ có những bước phát triển nhanh và vững chắc. Giá trị tổng sản phẩm bình quân hàng năm tăng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 tăng 1,8 lần so với năm 2010. Cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực xã hội có những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 2,02%. Tỉ lệ gia đình văn hóa đạt 84%. Thực hiện tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội, nhất là giải quyết việc làm, giáo dục, dạy nghề, giảm nghèo, chăm sóc người có công, gia đình chính sách.

Tuy nhiên là một huyện miền núi xuất phát từ nông nghiệp là chủ lực, trình độ dân trí nhiều một số xã còn thấp, phân bố dân cư không đồng đều đã dẫn đến sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tương đối rõ rệt giữa các xã, thị trấn, giữa vùng thấp và vùng cao, tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển giáo dục của Hoành Bồ.

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo

Mặt mạnh

Những năm gần đây sự nghiệp giáo dục của huyện được Đảng, chính quyền các cấp, các ngành quan tâm. Hệ thống trường lớp, nhà hiệu bộ, nhà công vụ được đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hóa, trang thiết bị dạy học đã được tăng cường đầu tư xây dựng và mua sắm góp phần đưa chất lượng GD&ĐT của huyện Hoành Bồ ngày càng toàn diện hơn.

Theo Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017 của Sở GD&ĐT, mạng lưới trường, lớp phát triển mạnh,cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu học tập của con em nhân dân. Toàn huyện hiện có 36 trường học và 11690 HS, trong đó:

Bảng 2.1. Số lượng trường học và số lượng học sinh toàn huyện


TT

Trường

Tổng số

Tổng số học sinh

1

Mầm non

13

3371

2

Tiểu học

07

2919

3

THCS

06

2026

4

TH&THCS

06

1750

5

THPT

03

1474

6

Trung tâm GDNN-GDTX

01

150


Tổng

36

11690

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 6

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoành Bồ Về quy mô trường, lớp cấp học THPT

Huyện có 03 trường học có HS THPT, nằm trên địa bàn 03 xã, thị trấn. Khoảng

cách các trường cách xa nhau từ 8 - 15 km. Trường xa nhất cách trung tâm huyện 45 km. Mạng lưới trường học THPT của huyện thể hiện qua bảng 2.2.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022