Mạng Lưới Trường Học Thpt Của Huyện Hoành Bồ Năm Học 2016 - 2017‌

Bảng 2.2. Mạng lưới trường học THPT của huyện Hoành Bồ năm học 2016 - 2017‌


TT


Xã/ trường

Hệ thống các trường học có HS THPT

Năm thành lập

Hạng trường

Số THPT

1

THPT Hoành Bồ

2010

I

692

2

THPT Thống Nhất

2007

II

422

3

THPT Quảng La

2006

II

360


Tổng



1474

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 7

Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh Về chất lượng giáo dục THPT

Chất lượng giáo dục THPT cả 2 mặt học lực và rèn luyện đều không ngừng

được nâng lên, thể hiện qua bảng 2.3.

Bảng 2.3. Chất lượng hai mặt giáo dục của các trường THPT từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2016 - 2017‌


Năm học

Chất lượng giáo dục

Học lực

Hạnh kiểm

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém

2013-

2014


9,95


42,12


45,24


2,32


0,37


81,49


15,27


2,96


0,28


0

2014-

2015


10,65


40,20


45,75


2,18


0,22


81,31


15,43


2,93


0,13


0

2015-

2016


11,28


40,24


42,09


2,29


0,2


82,71


14,97


2,50


0,22


0

2016-

2017


16,15


41,14


40,34


2,18


0,19


85,90


12,55


1,47


0,08


0

Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh

Về tình hình đội ngũ cán bộ quản lý THPT

Định biên CBQL cơ bản đã đủ về số lượng quy định khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 100% CBQL đều là Đảng viên; 100% đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn (cao học) chiếm 38,89%; Về nghiệp vụ quản lý có 100% CBQL được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ngắn hạn. Thống kê trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ của CBQL các trường THPT năm học 2016- 2017 qua bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4. Thống kê trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ của CBQL các trường THPT năm học 2016 - 2017‌


Tổng số


Đảng viên


Nữ

Trình độ

đào tạo

Trình độ

chính trị

Trình độ

quản lý

CH

ĐH

Đã BD

NVQL

Chưa được

BD

18

18

12

7

11

23

0

%

100%

66,66%

38.89

61,11%

100%

0%

Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh Về đội ngũ giáo viên THPT

Số lượng giáo viên THPT cơ bản đáp ứng được hoạt động của ngành; tỷ

lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 100%. Đa số GV đều có ý thức tốt trong công tác, tâm huyết với nghề nghiệp, tích cực học tập, tự bồi dưỡng về chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công tác được giao.

Các trường cũng đã làm tốt công tác tham mưu tạo mọi điều kiện để GV được cử đi học tập nâng cao trình độ trên chuẩn, đến nay tỷ lệ GV đạt trên chuẩn tuy chưa cao nhưng theo lộ trình đang thực hiện đến năm 2020, 100% GV đạt trình độ trên chuẩn. Thống kê chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên THPT đã tuyển dụng từ năm học 2012-2013 đến năm học 2016-2017 qua bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên THPT đã tuyển dụng từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2016 - 2017‌


Năm học


Tổng số

Trình độ

đào tạo


Cao cấp

Trung cấp Chính

trị


Đảng viên


Dân tộc

CH

ĐH

2013 -

2014

132

11

121

0

25

40

15

2014 -

2015

132

11

121

0

25

40

16

2015 -

2016

131

11

120

0

25

40

15

2016 -

2017

129

11

118

2

25

39

14

Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh Một số hạn chế

- Ngành giáo dục huyện Hoành Bồ luôn gặp khó khăn về vốn đầu tư cơ sở

vật chất cho các trường khi triển khai xây dựng các trường đạt chuẩn Quốc gia, kiên cố hóa trường lớp do đó vẫn còn tình trạng thiếu phòng học kiên cố.

- Địa bàn huyện Hoành Bồ rộng, dân cư thưa, một số trường có nhiều điểm trường do đó cũng gặp khó khăn khi tổ chức, quản lý các hoạt động trong nhà trường.

- Cơ cấu, trình độ, năng lực của đội ngũ CB, GV nói chung, CB, GV cấp THPT nói riêng không đồng đều. Một bộ phận CBQL còn yếu cả về chuyên môn và năng lực quản lý, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác do không có khả năng đào tạo bồi dưỡng lại.

- Chất lượng giáo dục giữa các vùng chưa đồng đều; chất lượng giáo dục mũi nhọn không ổn định, bền vững, sự đầu tư cho công tác bồi dưỡng HS giỏi, HS năng

khiếu chưa tương xứng với điều kiện, mục tiêu phát triển nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.

Trên đây là một vài nét khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục của huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Nhìn thấy những khó khăn, thuận lợi cũng như những thành công và hạn chế để tìm những giải pháp để khắc phục khó khăn và nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương trong giai đoạn tới.

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động BDTX cho GVTHPT huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

Để có được những thông tin và số liệu về thực trạng quản lý hoạt động BDTX đội ngũ GVTHPT của huyện Hoành Bồ đã triển khai trong thực tế, đồng thời tạo cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động BDTX GVTHPT Sở GD&ĐT, chúng tôi đã phát 91 phiếu điều tra thực trạng đối với lãnh đạo, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THPT và GV ở 03 trường THPT huyện Hoành Bồ. Số phiếu thu về 91 phiếu bao gồm:

- Cán bộ quản lý: 03 (03 Hiệu trưởng, 15 cán bộ quản lý là Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn).

- Giáo viên: 73 GV.

2.2.1. Nhận thức của GV và các cấp QLGD về hoạt động BDTX

Bảng 2.9. Đánh giá nhận thức của GV và CBQLGD về mức độ quan trọng và cần thiết của hoạt động BDTX


Mức độ đánh giá

Cán bộ Quản lý

Giáo viên

Đánh giá chung

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Rất quan trọng

14

77,77

60

82,19

75

82,41

Quan trọng

3

16,66

10

13,69

11

12,08

Không quan trọng

1

5,55

3

4.1

5

5,49

Rất cần thiết

14

77,77

60

82,19

70

76,92

3

16,66

10

13,69

15

16.4,8

Không cần thiết

1

5,55

3

4,1

6

6,59

Cần thiết

Nhìn vào bảng tổng hợp trên, có thể thấy nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng và mức độ cần thiết của hoạt động BDTX cho GV của 03 trường THPT 75/91 (82,41%) CBQL và GV cho rằng hoạt động này là rất quan trọng, 70/91 (76,92%) CBQL và GV cho rằng hoạt động này là rất cần thiết; có 11/91 (12,08%) cho rằng hoạt động này là quan trọng, 15/91 (16,48%) cho rằng hoạt động này là cần thiết; vẫn còn 11/91 (12,08%) GV nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng và mức độ cần thiết của hoạt động BDTX GV của các trường THPT. Như vậy về mặt định lượng, chúng tôi thấy một tỉ lệ gần như là tuyệt đối trong nhận thức của cả GV và CBQLGD về tầm quan trọng và ý nghĩa cần thiết của việc BDTX. Điều này là do các nguyên nhân cơ bản sau:

- Sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT;

- Sự tuyên truyền, tổ chức và triển khai các hoạt động BDTX cho GV của Sở GD&ĐT đối với huyện Hoành Bồ tương đối tốt.

Qua quá trình triển khai bồi dưỡng, toàn bộ GV đã được cập nhật, bổ sung, nâng cao trình độ chính trị, nắm vững mọi chủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước, mục tiêu giáo dục, một số quan điểm mới về công tác quản lý, những hướng dẫn thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục và trau dồi chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng các yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, phát huy khả năng tự học của học sinh, chủ động vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học mới vào điều kiện cụ thể từng trường, từng đối tượng ở các bậc học, ngành học.

2.2.2. Về công tác lập kế hoạch BDTX cho GV

Căn cứ kế hoạch của Sở GD&ĐT, hàng năm các trường THPT đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động BDTX cho GV ngay từ đầu năm học, kế hoạch bồi dưỡng do chuyên viên phụ trách công tác bồi dưỡng GV

tham mưu xây dựng và lãnh đạo phòng phụ trách phê duyệt. Nội dung kế hoạch gồm:

- Mục đích, yêu cầu.

- Nội dung, hình thức, đối tượng bồi dưỡng.

- Thời gian, địa điểm tổ chức.

- Kinh phí tổ chức.

- Tổ chức thực hiện.

Bản kế hoạch BDTX cho GVTHPT của các trường THPT đã xác định được cụ thể về mục đích, yêu cầu; chỉ rõ nội dung, hình thức, đối tượng bồi dưỡng trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, nhu cầu bồi dưỡng của GV; thống nhất được thời gian, địa điểm tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề; trách nhiệm tổ chức thực hiện của Sở GD&ĐT, đội ngũ cốt cán, các trường THPT và GVTHPT trong huyện.

Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL và GV cho thấy có 14/18 ý kiến của CBQL, 70/91 ý kiến GV có ý kiến đánh giá chung cho rằng kế hoạch của Sở GD&ĐT là cụ thể, chi tiết và có tính khoa học; một vài ý kiến cho rằng kế hoạch của Sở GD&ĐT còn mang tính hình thức, cứng nhắc tính khả thi chưa cao và chưa phù hợp với thực tế.

Đánh giá về những ưu điểm, tồn tại của kế hoạch. Nhiều ý kiến đã chỉ ra những tồn tại trong khâu lập kế hoạch của Sở GD&ĐT đó là:

- Kế hoạch chưa khảo sát được hết nhu cầu, nguyện vọng của GV, chủ yếu dựa trên sự chỉ đạo và kế hoạch của cấp trên.

- Các nội dung bồi dưỡng thường bám theo các nội dung triển khai từ Bộ, Sở và một số nội dung theo đánh giá, lựa chọn chủ quan của Phòng.

- Hình thức bồi dưỡng chưa thật phong phú, đa dạng, chưa phát huy hết khả năng tự học, tự nghiên cứu của giáo viên.

- Thời gian tổ chức đôi lúc chưa phù hợp, một số chuyên đề bồi dưỡng trong năm học, thời lượng chưa thích hợp, có nội dung dài nhưng thời lượng bồi

dưỡng chưa nhiều, ngược lại có nội dung ngắn nhưng thời lượng bồi dưỡng lại dài.

Ngoài ra một số ý kiến của giáo viên cho rằng các lớp bồi dưỡng không phân hóa được trình độ GV, trong lớp khả năng nhận thức, năng lực GV ở nhiều trình độ khác nhau nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng lớp bồi dưỡng, một số lớp số lượng học viên đông nhưng phòng học chật, điều kiện phục vụ chưa tốt.

2.2.3. Về tổ chức triển khai các hoạt động BDTX

Tổ chức triển khai các hoạt động BDTX là hoạt động quan trọng nhằm cụ thể hoá những nội dung bồi dưỡng đến đối tượng được bồi dưỡng. Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch BDTX cho GV, Sở GD&ĐT đã làm tốt những việc sau:

- Tuân thủ đúng quy trình và tiến độ thực hiện, chuẩn bị bố trí các nguồn lực: Nội dung chương trình; Đội ngũ báo cáo viên; tài liệu bồi dưỡng, phòng ốc, trang thiết bị,...

- Tổ chức họp phân công, giao nhiệm vụ cho đội ngũ cốt cán và quán triệt kế hoạch bồi dưỡng đến CBQL các nhà trường. Các lớp bồi dưỡng được triển khai trong năm học tập trung vào đầu năm học, tùy theo đối tượng GV và trên cơ sở các nội dung bồi dưỡng tài liệu được gửi trước để học viên nghiên cứu sau đó thời gian tại lớp bồi dưỡng chủ yếu để trao đổi, thảo luận và giải đáp thắc mắc.

Qua các đợt bồi dưỡng GV, BDTX hiện nay, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh thấy rằng công tác bồi dưỡng, tập huấn ngày càng có những cải tiến đáng kể về công tác tổ chức, hình thức và phương pháp. Do đó, chất lượng bồi dưỡng đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, nhìn thẳng vào vấn đề có không ít những bất cập và hạn chế:

- Về thời gian các đợt bồi dưỡng: Thường diễn ra trong khoảng 2-3 ngày cho một môn học. Bởi vậy, GV chủ yếu ngồi nghe và lĩnh hội những nội dung lý thuyết, ít có thời gian để trao đổi, thảo luận, thực hành. Cho nên việc “huấn” mà không “tập”

là tình trạng phổ biến trong các đợt bồi dưỡng. Thời gian dành cho các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV trong năm học cũng như bồi dưỡng hè rất ít. Bởi vậy, GV không có nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu, thẩm thấu tài liệu.

- Đội ngũ báo cáo viên chủ yếu là lựa chọn từ cán bộ cốt cán cấp trường một số ít được tham gia tập huấn ở cấp TW, còn lại chủ yếu được tập huấn ở cấp Sở nên trình độ chuyên môn và khả năng hướng dẫn GV còn nhiều hạn chế.

- Tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cho GV có chuyên đề được Bộ GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT cấp phát, có sẵn, nhưng nhiều chuyên đề tự chọn chưa có tài liệu. Do đó nguồn tài liệu học tập còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị của báo cáo viên.

- Chương trình bồi dưỡng đưa ra nhiều nội dung, nhiều chuyên đề, nhưng thời gian để GV bồi dưỡng rất hạn hẹp nên việc triển khai rất hạn chế, chưa đảm bảo mong đợi của GV.

- Tổ chức bồi dưỡng GV theo cụm dẫn đến tình trạng phân tán, khó kiểm soát và quản lý.

- Chế độ, chính sách, kinh phí dành cho hoạt động bồi dưỡng GV còn nhiều bất cập, vì thế việc triển khai gặp nhiều khó khăn trong việc thuê địa điểm, trả thù lao cho báo cáo viên và chi phí cho GV khi đi bồi dưỡng.

- Các cấp lãnh đạo quản lí công tác bồi BDTX chỉ chú ý qua những biểu hiện bằng những con số: số người học, số lớp học, số chuyên đề, số tài liệu được cấp phát, số người được cấp chứng chỉ chuyên đề…Thực chất các cấp quản lí chưa khảo sát, đánh giá, đối chứng giữa GV chưa qua bồi dưỡng với GV đã qua bồi dưỡng để tìm thấy sự tiến bộ về chuyên môn hay nghiệp vụ sư phạm của họ. Thường trong các nhà trường làm báo cáo thay sách chỉ là những kết quả chung về kết quả giáo dục, số GV dạy giỏi,… chưa có kết quả cụ thể của GV trước khi bồi dưỡng so với kết quả giảng dạy sau khi bồi dưỡng.

2.2.4. Nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp và các điều kiện tổ chức BDTX cho GVTHPT

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022