Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN THEO CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG MỚI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Vấn đề BDTX cho đội ngũ GV là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển đội ngũ nhà giáo ngày càng có chất lượng đáp ứng được nhiệm vụ GD&ĐT trong tình hình mới nhằm góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Việc nghiên cứu về bồi dưỡng GV đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu và ở mọi cấp độ từ cấp Bộ đến cấp trường.
Trong các nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng GV nói chung, BDTX cho đội ngũ GV nói riêng của các nhà khoa học có một số các đề tài nghiên cứu như: “Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên” (NXBGD Hà Nội 1992) của Lê Trần Lâm, tiêu biểu là cuốn: “Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn” của Trần Bá Hoành (2006), đã dành một phần lớn nói về công tác đào tạo BDGV ở Việt Nam cũng như những kinh nghiệm nước ngoài về đào tạo, bồi dưỡng GV ở một số nước châu Á, Đông Nam Á và ở Anh; Gần đây có đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông”, Mã số: 01-2010 của Nguyễn Thị Bình (2012); Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới đào tạo giáo viên, đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông trong thời kì CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, (Đề tài NCKHGD cấp Bộ B2011- 17-CT01 của Phan Trọng Ngọ); Nghiên cứu giải pháp đổi mới quản lý đào tạo giáo viên ở các trường ĐHSP, (Đề tài NCKHGD cấp Bộ B20011-17-CT05 của Phạm Quang Huân). Đặc biệt, các nghiên cứu của tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến trong cuốn sách "Đổi mới đào tạo giáo viên trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam" do NXBGD ấn hành năm 2013 đã phân tích xu thế và một số mô hình đổi mới, cải cách đào tạo GV trên thế giới đồng thời đưa ra
những đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở Việt Nam theo định hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.
Trong chương trình đào tạo thạc sỹ về QLGD tại trường ĐHSP Hà Nội đã có khá nhiều luận văn nghiên cứu về vấn đề này. Có thể dẫn ra một số luận văn tiêu biểu: Luận văn của Nguyễn Thế Bình “Các biện pháp quản lí bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu phân ban THPT của sở GD&ĐT Phú Thọ” (2007); Nguyễn Văn Chính “Biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông huyện Thanh Oai - Hà Nội theo hướng chuẩn hóa” (2011); Dương Văn Đức “Những biện pháp quản lí công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay” (2006); Nguyễn Lương Hằng “Biện pháp quản lí đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Lạng Sơn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” (2008); Phùng Thanh Kỷ “Một số giải pháp tăng cường quản lí công tác bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên THCS Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”(1998). Luận văn của tác giả Ngô Anh Hải: “Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên các trường THPT tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi” (2012); Luận văn của Nguyễn Thị Nguyệt Quế: “Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV của Hiệu trưởng các trường THCS thành phố Hạ Long- tỉnh Quảng Ninh” (2010) [39]; Luận văn của Lưu Thị Thơm “Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Sơn La tỉnh Sơn La” (2010); Trương Thị Thảo “Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo CNN trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục trường Đại học sư phạm Hà Nội (2012); Năm 2014, luận văn của Vũ Hồng Quân đã nghiên cứu một cách sâu hơn về “Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS của Phòng GD&ĐT huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”.
Các luận văn này đã phân tích được thực trạng và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV phù hợp
với đặc trưng điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng, miền trên địa bàn từng tỉnh, thành phố và giai đoạn triển khai. Như vậy, nghiên cứu về đổi mới đào tạo, bồi dưỡng GV đã có khá nhiều công trình đi sâu nghiên cứu. Nhưng riêng về lĩnh vực quản lý bồi dưỡng GVTHPT thì chưa có nhiều công trình đề cập tới.
Trên các tạp chí chuyên ngành có khá nhiều bài viết về vấn đề bồi dưỡng
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 1
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 2
- Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Thường Xuyên Cho Giáo Viên Thpt
- Yêu Cầu Bồi Dưỡng Năng Lực Của Giáo Viên Đáp Ứng Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Việc Quản Lý Hoạt Động Bdtx Cho Gv Thpt
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
GV:
+ Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng đội ngũ GV
THPT miền núi của Nguyễn Tiến Phúc (Tạp chí Giáo dục số 240, năm 2010).
+ Chất lượng bồi dưỡng GVTHPT- thực trạng và giải pháp của Phạm Thị Kim Anh (Kỉ yếu Hội thảo về nâng cao chất lượng bồi dưỡng GVTHPT. Đại học sư phạm Huế 9/2009).
+ Phát triển nghiệp vụ cho GV Việt Nam dựa trên nhu cầu và chuẩn năng lực của Nguyễn Thị Ngọc Bích (Kỉ yếu Hội thảo quốc tế, trường ĐHGD-ĐHQG Hà Nội 12/2009).
Nghiêm Đình Vỳ trong bài viết trên tạp chí Tuyên giáo số 11 ngày 23/3/2014 nêu rõ: "Việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phải đi theo hướng mở, cần phải được nhìn nhận như một hệ thống mở và một quá trình phát triển liên tục. Hiện nay việc đào tạo giáo viên mới chỉ quan tâm chủ yếu ở trường sư phạm, nghĩa là đào tạo ban đầu, các giai đoạn sau như tập sự, đến đào tạo tại chức để nâng cao bằng cấp và bồi dưỡng thường xuyên, giáo viên tham gia vào các hoạt động xã hội ít được quan tâm"; "Xác định yêu cầu bồi dưỡng nhà giáo là nhiệm vụ chiến lược của ngành trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Nhà giáo có quyền lợi và trách nhiệm được bồi dưỡng nâng cao trình độ. Hoàn thiện chế độ tập huấn bồi dưỡng giáo viên, dự trù kinh phí thường xuyên, đưa kinh phí bồi dưỡng giáo viên vào dự toán của chính quyền; thực hiện 1 năm hay 3 năm một lần tập huấn cho toàn thể giáo viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp và năng lực dạy học cho giáo viên" [60].
Trong bài viết: "Vấn đề bồi dưỡng GV phổ thông hiện nay -Thực trạng và giải pháp" của Phạm Thị Kim Anh (Tạp chí giáo dục & xã hội tháng 10/2013) nói về thực trạng bồi dưỡng GV phổ thông hiện nay từ nội dung đến cách thức tổ chức, hình thức, phương pháp bồi dưỡng; nêu ra những kết quả đã đạt được cũng như chỉ rõ những bất cập, hạn chế, yếu kém của công tác bồi dưỡng GV, từ đó đưa ra những biện pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng bồi dưỡng GV...
Nhìn chung những bài viết đã tập trung nêu lên thực trạng cũng như biện pháp để đổi mới công tác bồi dưỡng GV sao cho có hiệu quả.
Vấn đề quản lý BDTX cho GV ở tỉnh Quảng Ninh được đặt ra nhưng chưa thực hiện có hiệu quả, chưa có đề án thực hiện đối với công tác này. Một số CBQL đã nghiên cứu về QLGD, về bồi dưỡng GV, song chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động BDTX cho GVTHPT. Như vậy có thể khẳng định tại Quảng Ninh chưa có một công trình nào nghiên cứu về: Quản lí BDTX cho GVTHPT và đây là một vấn đề hoàn toàn mới.
1.1.1. Một số kinh nghiệm của nước ngoài và của Việt Nam trong hoạt động BDTX cho đội ngũ GV
1.1.1.2. Trên thế giới
Giáo viên có vai trò quyết định tới sự thành bại của một nền giáo dục. Bởi vậy các nước đều trú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng GV có đủ năng lực thích ứng với sự thay đổi, cải cách giáo dục phổ thông. Nhìn chung, cứ 5 đến 10 năm các nước lại tiến hành đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Việc đổi mới nhanh chóng này dẫn đến việc bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ GV diễn ra thường xuyên, liên tục ở tất cả các nước. Tuy nhiên, mỗi nước có những cách thức riêng trong việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực GV:
- Ở Nhật có hình thức tổ chức "Nghiên cứu bài học" (lesson study) để tăng cường bồi dưỡng GV thường xuyên, tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu trong hoạt động chuyên môn hàng ngày ở trường. Việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho GV và CBQLGD là nhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động sư phạm. Tùy
theo thực tế của từng đơn vị, cá nhân mà các cấp QLGD đề ra các phương thức bồi dưỡng khác nhau trong một phạm vi theo yêu cầu nhất định. Cụ thể là mỗi trường cử từ 3 đến 5 GV được đào tạo lại một lần theo chuyên môn mới và tập trung nhiều vào đổi mới phương pháp dạy học.
- Singapo: Chính phủ quan tâm đến việc bồi dưỡng GV bằng cách ấn định kinh phí công tác bồi dưỡng GV hàng năm và định mức kinh phí cụ thể cho từng nội dung bồi dưỡng. Căn cứ vào trình độ hiện tại của từng GV (theo quy định của văn bằng, chứng chỉ) các nhà trường rà soát những nội dung còn thiếu và cấp kinh phí trực tiếp cho GV để bồi dưỡng. GV sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng phải trình chứng chỉ bồi dưỡng theo nội dung và thời gian đã đăng ký.
- Pháp: Chính phủ Pháp tổ chức sát hạch trình độ GV qua đó cấp thẻ GV cho những người đạt chuẩn.
- Ở Philippin: Công tác bồi dưỡng cho GV không tổ chức trong năm học mà tổ chức bồi dưỡng vào các khoá học trong thời gian học sinh nghỉ hè. Hè thứ nhất bao gồm các nội dung môn học, nguyên tắc dạy học, tâm lý học và đánh giá trong giáo dục; hè thứ hai gồm các môn về quan hệ con người, triết học giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục; hè thứ ba gồm nghiên cứu giáo dục, viết tài liệu trong giáo dục và hè thứ tư gồm kiến thức nâng cao, kỹ năng nhận xét, vấn đề lập kế hoạch giảng dạy, viết tài liệu giảng dạy SGK, sách tham khảo, …
- Triều Tiên là một trong những nước có chính sách rất thiết thực về bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ GV. Tất cả đội ngũ GV đều phải tham gia học tập đầy đủ các nội dung chương trình về nâng cao trình độ và nghiệp vụ chuyên môn theo quy định. Nhà nước đã đưa ra hai chương trình lớn được thực thi hiệu quả trong thập kỉ vừa qua; đó là: “Chương trình bồi dưỡng GV mới” để bồi dưỡng GV thực hiện trong 10 năm và “Chương trình trao đổi” để đưa GV đi tập huấn tại nước ngoài.
- Tại Hàn Quốc: Sở GD các tỉnh, thành phố ở Hàn Quốc quản lý các Viện đào tạo sư phạm, đưa ra các chương trình đào tạo khác nhau trong việc bồi dưỡng GV hàng năm, bao gồm: huấn huyện lấy chứng chỉ, huấn luyện về nghề nghiệp
hoặc các dạng huấn luyện khác. Căn cứ vào các dạng huấn luyện trên có thể chia thành hai dạng: đào tạo trực tiếp và đào tạo từ xa. Chương trình tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục Khoa học Công nghệ (MEST) qui định các khóa huấn luyện có chứng chỉ cho GV bậc 1 và bậc 2, phó hiệu trưởng và hiệu trưởng. Các khóa huấn luyện không có những khác biệt quá lớn giữa các tỉnh, thành phố về cách tổ chức và môn học. Trong trường hợp chương trình các khóa huấn luyện có nhiều môn học khác nhau sẽ căn cứ vào mong muốn và yêu cầu của mỗi tỉnh, thành phố.
- Tại Thái Lan: Từ 1998 việc bồi dưỡng GV được tiến hành ở các trung tâm học tập cộng đồng nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện kĩ năng nghề nghiệp và thông tin tư vấn cho mọi người dân trong xã hội.
Có thể nói, việc đào tạo lại, BDTX ở các nước trong những năm gần đây tuy đã được quan tâm song còn mang nặng tính tình thế. Khi đánh giá về hiện trạng đào tạo, bồi dưỡng GV của các nước Châu Á-Thái Bình Dương UNESCO, 2008 đã nhận định: "Ở hầu hết các nước (trong khu vực này) các chương trình đào tạo tại chức, bồi dưỡng còn thất thường và mang nặng tính tình thế"…
1.1.1.3. Ở Việt Nam
Từ những năm 1975, để đáp ứng yêu cầu của cải cách giáo dục, Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương cấp bách để đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV theo nhiều loại hình khác nhau đặc biệt là đội ngũ GV THPT như: Đào tạo chính quy, tại chức, ngắn hạn và cấp tốc theo các hệ khác nhau 10 + 2, 10 + 3... dẫn đến trình độ của GVTHPT không đồng đều.
Từ năm 1986 đến nay, cả nước ta bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện để thực hiện mục tiêu CNH - HĐH, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng phát triển giáo dục nhằm tạo động lực phát triển KT-XH. Bắt đầu từ đây, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV đã có những chuyển biến tích cực nhằm dần dần chuẩn hoá đội ngũ này, mặc dù nguồn ngân sách giáo dục còn rất hạn hẹp. Liên tục các năm Bộ GD&ĐT đã triển khai việc bồi dưỡng GV theo các chu kỳ. Ba chu kì
BDTX 1992-1997, 1997-2001, 2003-2007 đã cho phép đúc rút được những kinh nghiệm bổ ích về hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ GV trong đó có đội ngũ GVTHPT đồng thời cũng bộc lộ nhiều điều bất cập về nội dung, chương trình, hình thức tổ chức, cơ sở vật chất, tài liệu, thời gian,... và đặc biệt cho thấy những hạn chế trong các công tác quản lý của các cấp, dẫn đến hiệu quả BDTX chưa cao, chưa đáp ứng kịp với sự phát triển giáo dục. Do đó vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ GV nói chung và GVTHPT nói riêng còn cần phải tiếp tục nghiên cứu để đề ra những biện pháp hữu hiệu và có tính khả thi đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.
Để đáp ứng yêu cầu của giáo dục, Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương cấp bách để đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV theo nhiều loại hình khác nhau đặc biệt là đội ngũ GV THPT như: Đào tạo chính quy, tại chức, ngắn hạn và cấp tốc theo các hệ khác nhau dẫn đến trình độ của GVTHPT không đồng đều, chưa đáp ứng kịp với sự phát triển giao dục.
Các luận văn này đã phân tích được thực trạng và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV phù hợp với đặc trưng điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng, miền trên địa bàn từng tỉnh, thành phố và giai đoạn triển khai. Như vậy, nghiên cứu về đổi mới đào tạo, bồi dưỡng GV đã có khá nhiều công trình đi sâu nghiên cứu.
Nhìn chung những bài viết đã tập trung nêu lên thực trạng cũng như biện pháp để đổi mới công tác bồi dưỡng GV sao cho có hiệu quả.
Vấn đề bồi dưỡng nói chung, bồi dưỡng thường xuyên nói riêng, từ trước đến nay được ngành Giáo dục & Đào tạo và nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến.
Các công trình nghiên cứu đã đề cập và chỉ ra những vấn đề xoay quanh bồi dưỡng thường xuyên cho GV THPT. Tuy nhiên, tại tỉnh Quảng Ninh việc nghiên cứu về quản lý công tác bồi dưỡng thường xuyên còn ít công trình bàn đến. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Bồi dưỡng
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện khoa học xã hội Việt Nam xuất bản năm 1992 thì bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Bồi dưỡng là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ nhằm nâng cao năng lực, trình độ nghề nghiệp” [53, tr.36]. Từ điển Tiếng Việt, bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực phẩm chất "Bồi dưỡng cán bộ, bồi dưỡng đạo đức, bồi dưỡng giáo viên...". "Bồi dưỡng là làm cho tốt hơn, giỏi hơn" [52, tr.19]. Theo quan niệm của UNESCO bồi dưỡng có ý nghĩa là nâng cao nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp.
Tác giả Nguyễn Minh Đường xác định: “Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học thường được xác nhận bằng một chứng chỉ” (Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX 07-14, Hà Nội 1996) [25]. Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người GV và CBQLGD cơ hội củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kĩ năng, chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm hoặc quản lí giáo dục sẵn có để lao động nghề nghiệp một cách có hiệu quả hơn.
Đối tượng được bồi dưỡng là CBQL, GV, nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất chuyên môn và nghiệp vụ cho người lao động sư phạm, ở đây là những người đã trưởng thành đang hoạt động trong các cơ quan giáo dục, có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm thoả mãn đòi hỏi của nghề nghiệp hoặc lĩnh vực chuyên môn đang làm hoặc sẽ làm.
Mục đích của việc bồi dưỡng là nhằm nâng cao năng lực và phẩm chất chuyên môn cho người GV. Nội dung được truyền đạt trong quá trình bồi dưỡng chủ yếu là những vấn đề có liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ, cũng có thể là