Khảo Sát Mức Độ Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất

- Xây dựng, duy trì hoạt động trang web của trường.

- Bố trí kinh phí cho việc mời chuyên gia, báo cáo viên.

Hoàn thiện các chế độ chính sách, có chế độ động viên khích lệ trong công tác bồi dưỡng NLDH, xây dựng môi trường hoạt động tốt cho GV.

- Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo bộ phận tài vụ thực hiện đúng đủ, kịp thời các chính sách, chế độ đãi ngộ hiện hành của nhà nước đối với đội ngũ GV về lương, phụ cấp, về các chế độ đãi ngộ khác. Thực hiện công bằng, công khai, dân chủ trong việc đánh giá, xếp loại NLDH giáo viên.

Xây dựng ban hành chế độ khuyến khích GV có thành tích trong BD NLDH; Thực hiện đúng các văn bản hướng dẫn của nhà nước về chính sách, chế độ đối với GV. Tham mưu với lãnh đạo cấp trên (sở, quận) làm tốt công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực, vật lực từ các tổ chức xã hội, phụ huynh HS...

- Hiệu trưởng nhà trường/TTC xây dựng môi trường làm việ tốt để mỗi GV đều phấn khởi, nhiệt tình, có trách nhiệm, có niềm vui, có sự say mê hứng thú trong công việc. Bất cứ GV nào cũng mong muốn có được sự nhận xét, đóng góp đều đặn về công việc họ đang thực hiện và có được sự ghi nhận của cấp QL về những việc họ đã làm, nhất là những việc họ cảm thấy đã cố gắng làm tốt. V thế khi có chế độ khuyến khích, động viên, dựa trên việc đánh giá đúng thành tích, sự tiến bộ và kết quả cống hiến của từng GV cũng là động lực để họ cốgắng phấn đấu. Việc đánh giá thành tích gắn với việc khen thưởng, trả lương công bằng là rất quan trọng. Sẽ là không công bằng và làm nản lòng cho những GV làm việc có hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục khi mà họ thấy những GV khác có thành tích kém hơn nhưng đều được ghi nhận như nhau.

- Công tác thi đua khen thưởng là để đánh giá công lao, cống hiến của mỗi cá nhân, tập thể; để động viên, khuyến khích mọi thành viên, tập thể làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Thực hiện phương châm ai làm tốt sẽ được khen thưởng, sẽ được cử đi học cao hơn, được đề nghị để bổ nhiệm, ai vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ. Trong nhà trường và TCM, công tác thi đua phải được duy trì đều đặn, liên tục và phải xây dựng được tiêu chí thi đua để mọi người phấn đấu.

- Các chính sách thu hút GV: Hiệu trưởng nhà trường t m các nguồn vốn hợp pháp từ các hoạt động chuyên môn, từ các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, phụ huynh HS để tạo quỹ thu hút những GV khá giỏi, GV là thạc sỹ về nhận công tác ở trường. Những GV dạy giỏi được tạo điều kiện cử đi học cao học, được BD nâng cao trình độ và được xem xét bổ nhiệm, đề bạt.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa bộ phận chuyên môn với bộ phận phục vụ ngay trong quy chế cơ quan, tham mưu với nhà trường, tranh thủ sự ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể… Hiệu trưởng nhà trường có những quyết sách về tài chính cho bồi dưỡng NLDH GV, cụ thể hóa chế độ đãi ngộ đối với GV phù hợp với các quy định về QL tài chính của cấp trên và quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. Cần có sự quan tâm thực sự, đầu tư hỗ trợ của BGH, các tổ chức đoàn thể, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận tạo điều kiện cho công tác BD NLDH.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Giữa các biện pháp đề xuất để quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDH môn Toán theo chương trình GDPT 2018 cho GV ở các trường THCS có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ, bổ sung kết quả cho nhau cùng thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng. Trong 6 biện pháp nêu trên biện pháp (2) Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình GDPT mới cho giáo viên ở trường trung học cơ sở; Biện pháp (3 )Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên gắn với vị trí việc làm nhằm phát huy tính chủ động, tích cực tự bồi dưỡng của giáo viên là hai biện pháp trọng tâm nhất; biện pháp (1) Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về chương trình giáo dục phổ thông 2018 và bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở là tiền đề, cơ sở để triển khai các biện pháp quản lý bồi dưỡng; các biện pháp còn lại là các biện pháp điều kiện để thực hiện hiệu quả hoạt động bồi dưỡng NLDH môn Toán theo chương

trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng NLDH môn Toán theo CTGDPT 2018 cho giáo viên, đòi hỏi Hiệu trưởng các trường THCS phải tiến hành đồng bộ các biện pháp nêu trên.

3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Đối tượng khảo sát

Đối tượng xin ý kiến gồm 10 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng) và 20 giáo viên các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

3.4.2. Cách thức tiến hành khảo sát

Xây dựng phiếu khảo sát về các mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp (phụ lục 3), xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất.

3.4.3. Mục đích, nội dung khảo sát

Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán theo chương trình GDPT mới cho giáo viên trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, chúng tôi xin ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên, kết quả khảo sát đánh giá theo 5 mức độ:

- Tính cần thiết: Rất không cần thiết: 1 điểm; Không cần thiết: 2 điểm; Bình thường: 3 điểm; cần thiết: 4 điểm; Rất cần thiết: 5 điểm.

Tính khả thi: Rất không khả thi: 1 điểm, không khả thi: 2 điểm, bình thường: 3 điểm, khả thi: 4 điểm, rất khả thi: 5 điểm.

- Cách tính điểm trung bình, thứ bậc tương tự như ở chương 2.

3.4.4. Kết quả khảo sát

- Khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp.

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán cho giáo viên trường THCS‌

theo chương trình GDPT mới huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái



Biện pháp

Rất

cần thiết

Cần thiết

Bình thường

Không

cần thiết

Rất không

cần thiết

Điểm TB

(1) Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về CTGDPT 2018 và bồi dưỡng NLDH môn Toán cho giáo viên

ở các trường THCS


22


8


0


0


0


4,73

(2) Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLDH môn Toán theo chương trình GDPT mới cho giáo viên

ở trường THCS


20


8


2


0


0


4,60

(3) Tổ chức bồi dưỡng NLDH môn Toán theo CTGDPT 2018 cho giáo viên gắn với vị trí việc làm nhằm phát huy tính chủ động, tích cực tự bồi dưỡng của

giáo viên


20


6


4


0


0


4,53

(4) Chỉ đạo tổ chuyên môn ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng NLDH môn Toán theo

CTGDPT 2018 cho giáo viên


15


12


3


0


0


4,40

(5) Đổi mới, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng NLDH môn Toán theo CTGDPT 2018

cho giáo viên ở trường THCS


20


5


5


0


0


4,50

(6) Đảm bảo các nguồn lực bồi dưỡng NLDH môn toán theo CTGDPT 2018 cho giáo viên ở

trường THCS


15


12


3


0


0


4,40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - 14

Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán cho giáo viên trường THCS theo chương trình GDPT mới huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái như sau: điểm trung bình các mức độ của 6/6 biện pháp mà tác giả đề xuất ở mức từ 4,40 đến 4,73. Từ đó có thể khẳng định rằng các biện pháp mà tác giả đề xuất là rất cần thiết.

- Khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán cho giáo viên trường THCS theo chương trình GDPT mới huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái‌‌


Biện pháp

Rất

khả thi

Khả thi

Bình thường

Không khả thi

Rất

không khả thi

Điểm TB

(1)Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về CTGDPT 2018 và bồi dưỡng NLDH môn Toán cho

giáo viên ở các trường THCS


17


10


3


0


0


4,47

(2)Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLDH môn Toán theo chương trình GDPT mới cho

giáo viên ở trường THCS


15


12


3


0


0


4,40

(3)Tổ chức bồi dưỡng NLDH môn Toán theo CTGDPT 2018 cho giáo viên gắn với vị trí việc làm nhằm phát huy tính chủ động, tích cực tự bồi

dưỡng của giáo viên


14


11


5


0


0


4,30

(4) Chỉ đạo tổ chuyên môn ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng NLDH môn Toán theo CTGDPT

2018 cho giáo viên


13


12


5


0


0


4,27

(5) Đổi mới, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng NLDH môn Toán theo CTGDPT 2018 cho giáo viên ở

trường THCS


14


12


4


0


0


4,33

(6)Đảm bảo các nguồn lực bồi dưỡng NLDH môn toán theo CTGDPT 2018

cho giáo viên ở trường THCS


14


11


5


0


0


4,30

Kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết của các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái như sau: điểm trung bình các mức độ của 6/6 biện pháp mà tác giả đề xuất ở mức từ 4,27 đến 4,47. Từ đó có thể khẳng định rằng các biện pháp mà tác giả đề xuất là rất khả thi.

Như vậy, qua khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán cho giáo viên trường THCS theo chương trình GDPT mới huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái có thể thấy rằng các biện pháp mà tác giả đề xuất là cần thiết và có tính khả thi.

Kết luận chương 3


Dựa vào cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ở chương 2, tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái gồm các biện pháp sau đây:

(1) Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về CTGDPT 2018 và bồi dưỡng NLDH môn Toán cho giáo viên ở các trường THCS;

(2) Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLDH môn Toán theo chương trình GDPT mới cho giáo viên ở trường THCS;

(3) Tổ chức bồi dưỡng NLDH môn Toán theo CTGDPT 2018 cho giáo viên gắn với vị trí việc làm nhằm phát huy tính chủ động, tích cực tự bồi dưỡng của giáo viên;

(4) Chỉ đạo tổ chuyên môn ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng NLDH môn Toán theo CTGDPT 2018 cho giáo viên;

(5) Đổi mới, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng NLDH môn Toán theo CTGDPT 2018 cho giáo viên ở trường THCS;

(6) Đảm bảo các nguồn lực bồi dưỡng NLDH môn toán theo CTGDPT 2018 cho giáo viên ở trường THCS.

Để đạt được mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái thì các biện pháp phải được tiến hành đồng bộ, hỗ trợ nhau trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học môn Toán theo CTGDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên ở trường THCS là quá trình bổ sung, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục và chương trình môn học giúp giáo viên cập nhật, trang bị thêm, trang bị mới những kiến thức kĩ năng thái độ để dạy học môn Toán đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018 và chương trình môn Toán đề ra làm tăng thêm năng lực, phẩm chất cho giáo viên đáp ứng nhiệm vụ dạy học trước yêu cầu mới. Nội dung bồi dưỡng tập trung vào nội dung mới, nội dung khó, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Toán theo CTGDPT 2018.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở trường THCS là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng trường THCS tới quá trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ dạy học môn Toán cho giáo viên theo yêu cầu năng lực cần có để thực hiện chương trình dạy học môn Toán ở trường THCS theo chương trình giáo dục năm 2018 nhằm giúp giáo viên hoàn thiện năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên THCS. Quá trình quản lý được thực hiện thông qua tiến hành đồng bộ các chức năng quản lý.

Hoạt động bồi dưỡng NLDH môn Toán theo CTGDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên đã được triển khai thực hiện đã có nhiều kết quả đạt được tuy nhiên còn tồn tại một số bất cập trong công tác xây dựng và thực hiện công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá công tác BDGD cho GV dạy học môn toán ở các trường THCS trên địa bàn huyện Trấn Yên. Hoạt động quản lý BDGV THCS chưa đáp ứng tốt yêu cầu hiện nay, mặc dù đã triển khai nhưng hiệu quả đạt được cũng không cao. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch cũng như khâu kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện còn nhiều bất cập. Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, việc tạo động lực cho hoạt động BD đội ngũ GV dạy học môn Toán các trường THCS còn nhiều bất cập.

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí