Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Dạy Học Và Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Người Học Ở Trung


- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn Toán.

b. QL hoạt động học trên lớp của HV

Hoạt động học trên lớp của HV là hoạt động cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả học tập của HV. QL hoạt động học trên lớp của HV bao gồm: QL tính chuyên cần, việc thực hiện nội quy, quy chế học tập, kết quả học tập của HV, kịp thời biểu dương, khen thưởng hoặc xử lý vi phạm đối với HV.

c. QL hoạt động tự học của HV

- Nâng cao nhận thức về hoạt động tự học của HV.

- Chỉ đạo GV môn Toán, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) hướng dẫn HV xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học; Bồi dưỡng kỹ năng và phương pháp tự học cho HV trong các giờ dạy trên lớp; Kiểm tra hoạt động tự học củaHV.

- Chỉ đạo GVCN và GV Toán QL việc học ở nhà của HV: Việc học tập ở nhà có vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình lĩnh

hội, hoàn thiện tri thức và kỹ năng, kỹ xảo. QL hoạt động học ở nhà của HV là QL việc chuẩn bị bài mới, việc học bài, làm bài tập theo sự chỉ dẫn của GV.

d. Chỉ đạo công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục để QL hoạt động học của HV

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

- Chỉ đạo GVCN xây dựng kế hoạch chủ nhiệm. Để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm có tính khả thi, GVCN cần nắm rõ đặc điểm tình hình lớp và từng HV trong lớp về hoàn cảnh gia đình, trình độ học lực, hạnh kiểm, sự phát triển thể chất, nghề nghiệp làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.

- Phối hợp với gia đình HV: Hiện nay theo đề án phân luồng học sinh THCS của tỉnh Vĩnh Long nên phần lớn HV hầu hết là độ tuổi Phổ cập GDTHPT vì vây mối quan hệ phối hợp giữa trung tâm với gia đình HV trong việc QL hoạt động học tập là rất cần thiết. GVCN cần thông báo kịp thời với gia đình của HV về tình hình học tập, việc thực hiện nội quy trung tâm, cần trao đổi với gia đình HV để kiểm tra và QL tốt việc học ở nhà của các em.

Quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Vĩnh Long - 7


- Phối hợp với GV bộ môn Toán: GVCN phải thường xuyên liên hệ với GV Toán để nắm tình hình học tập môn Toán của HV, cùng với GV bộ môn giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong lớp.

- GVCN phối hợp với đoàn thanh niên trong QL hoạt động học tập của HV, QL nền nếp lớp học. Tăng cường các hoạt động tập thể, qua đó giúp các em phát huy vai trò tự giác tích cực, tự quản trong hoạt động học tập của mình. Đồng thời, cần động viên, khích lệ kịp thời tinh thần học tập tiến bộ của HV nhằm thúc đẩy sự cố gắng vươn lên trong học tập của các em.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên trong giai đoạn hiện nay‌

1.5.1. Những yếu tố khách quan‌

- Quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách về giáo dục, có khi thuận lợi, có khi gặp khó khăn do chồng chéo,chưa phù hợp với thực tế từng vùng, miền hay có sự thay đổi liên tục.

- Chế độ chính sách, tuyển dụng cũng là một trong những yếu tố có tác động đến QL HĐDH trong nhà trường bởi vì nó mang tính đải ngộ, khuyến khích sự cống hiến của đội ngũ GV trong HĐDH.

- Yếu tố gia đình bao gồm những mặt tích cực và những mặt tiêu cực. Về mặt tích cực sẽ mang lại sự tác động nâng cao về chất lượng trong QL HĐDH, ngược lại sẽ mang lại nhiều khó khăn và hạn chế.

- Yếu tố xã hội bao gồm các mặt tích cực và những mặt tiêu cực.

1.5.2. Những yếu tố chủ quan‌

- Trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và tầm nhìn của cán bộ quản lí, nếu đạt tốt thì sẽ có nhiều thuận lợi trong thực hiện công tác QL HĐDH trong nhà trường, ngược lại sẽ gặp nhiều khó khăn và hiệu quả QL không cao.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lòng nhiệt tâm của đội ngũ giáo viên trong thực hiện HĐDH.


- Điều kiện về CSVC, môi trường sư phạm, truyền thống của Trung tâm cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến QL HĐDH trong các Trung tâm GDNN-GDTX, bởi vì nó phụ thuộc vào CSVC đảm bảo hay không đảm bảo cho HĐDH.

- Sự đoàn kết thống nhất hay không thống nhất của tập thể HĐSP, truyền thống, thương hiệu Uy tín của Trung tâm cũng ảnh hưởng nhất định đến chất lượng quản lí HĐDH.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1‌


Hoạt động dạy học là một trong những hoạt động trọng tâm của các trung tâm GDNN-GDTX. Kết quả của HĐDH phản ánh chất lượng giáo dục của trung tâm, chất lượng này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố QLHĐDH của Giám đốc trung tâm, trong đó có QLHĐDH môn Toán.

Trong tiến trình đổi mới giáo dục hiện nay, việc DH theo định hướng PTNL người học đang là vấn đề cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng DH nói chung và chất lượng môn Toán nói riêng tại các Trung tâm GDNN-GDTX.

Trong chương này luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về:

- DH theo định hướng PTNL người học;

- HĐDH môn Toán ở trung tâm GDNN-GDTX theo định hướng PTNL người học;

- Công tác QL của GĐ trung tâm GDNN-GDTX đối với HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL người học.

Các luận điểm lý thuyết được nêu ở chương 1 là cơ sở để đi vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đó cũng chính là nhiệm vụ nghiên cứu ở chương tiếp theo của luận văn.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔNTOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP-GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CỦA TỈNH VĨNH LONG‌


2.1. Khái quát về quá trình khảo sát‌

2.1.1. Mục tiêu khảo sát‌

Khảo sát thực trạng QLHĐDH môn Toán ở các trung tâm GDNN- GDTX trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, từ đó rút ra những mặt mạnh và những hạn chế trong công tác QLHĐDH môn Toán. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLHĐDH môn Toán theo định hướng PTNL người học ở các trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh Vĩnh Long, góp phần nâng cao chất lượng DH của các trung tâm.

2.1.2. Nội dung khảo sát‌

Để làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng HĐDH môn Toán và QLHĐDH môn Toán ở các trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi đã khảo sát các nội dung sau:

- Thực trạng hoạt động học Toán của HV ở các trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh Vĩnh Long.

-Thực trạng hoạt động dạy Toán theo định hướng PTNL người học của GV Toán ở các trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh Vĩnh Long.

- Thực trạng công tác QL của GĐ trung tâm đối với hoạt động dạy của GV Toán ở các trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh Vĩnh Long.

- Thực trạng công tác QL của GĐ trung tâm đối với hoạt động học môn Toán của HV ở các trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh Vĩnh Long.

2.1.3. Phương pháp khảo sát‌

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ: tìm hiểu hồ sơ, tài liệu về công tác QLHĐDH môn Toán, chất lượng DH môn Toán ở các trung tâm GDNN- GDTX trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ba năm gần đây.


- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: thu thập các thông tin về thực trạng hoạt động dạy môn Toán của GV, hoạt động học môn Toán của HV, công tác QL của GĐ các trung tâm GDNN-GDTX đối với HĐDH môn Toán.

- Phương pháp phỏng vấn: trao đổi với CBQL, GV Toán, HV của các trung tâm GDNN-GDTX về HĐDH môn Toán và công tác QL của GĐ các trung tâmđối với HĐDH môn Toán.

2.1.4. Tổ chức khảo sát‌

2.1.4.1. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát gồm: CBQL, GV giảng dạy môn Toán và HV từ lớp 10 đến lớp 12 ở các trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh Vĩnh Long.

Số lượng khảo sát gồm: 16 CBQL, 23 GV môn Toán và 210 HV.

2.1.4.2. Thời gian khảo sát

Thiết kế bộ phiếu hỏi và tiến hành khảo sát từ tháng 12/4/2018 đến 29/5/2018.

2.2. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội và Giáo dục – Đào tạo tỉnh Vĩnh Long‌

2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long‌

Vĩnh Long là một trong những tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, được giới hạn bởi sông Tiền và sông Hậu, có vị trí bản lề nối liền giữa miền tây với Thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Đông giáp Bến Tre, Đông nam giáp Tỉnh Trà Vinh, phía Nam giáp Thành phố Cần Thơ, phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 1.504,90km 2.

Dân số toàn tỉnh khoảng 1.028.550 người, mật độ dân số 683 người/1km2, bao gồm dân tộc Kinh chiếm 97,3% dân số, các dân tộc khác chiếm khoảng 2,7% (bao gồm dân tộc Khmer 21.820 người chiếm 2,1%, còn lại là dân tộc Hoa 4.879 người và một vài dân tộc khác 216 người).

Cơ cấu kinh tế toàn tỉnh bao gồm: Chủ yếu là Nông nghiệp và thủy sản


chiếm 49,93%; công nghiệp và xây dựng chiếm 16,38%; dịch vụ chiếm 33,69%. Tổng sản phẩm bình quân đầu người của tỉnh đạt 28.237.000 đồng/người/năm tương đương 1.342,12USD.

“Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Long 2017”

2.2.2. Tình hình Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Vĩnh Long‌

2.2.2.1. Thuận lợi

Ngành GD&ĐT tỉnh Vĩnh Long luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Bộ GD&ĐT, của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các sở, ban ngành, các tổ chức đoàn thể có liên quan.

Đội ngũ CBQL giáo dục, GV, nhân viên của ngành nói chung và của các Trung tâm GDNN-GDTX nói riêng đều ổn định về số lượng và nâng dần về chất lượng.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho HĐDH nhất là ở các Trung tâm GDNN-GDTX được lãnh đạo các cấp quan tâm đầu tư.

Mạng lưới trường, lớp tiếp tục hoàn thiện và phát triển đều khắp đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Sự nghiệp GD&ĐT ngày càng được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập luôn được chú trọng.

2.2.2.2. Khó khăn

Cơ sở vật chất, phòng, lớp, thiết bị phục vụ DH ở các cơ sở giáo dục nói chung và giữa các trung tâm GDNN-GDTX nói riêng là chưa đồng bộ. Có nơi còn thiếu CSVC thiết bị thực hành thí nghiệm, phòng chức năng.

Chất lượng đội ngũ CBQL và GV ở các đơn vị chưa đồng bộ.

Sự tác động của nền kinh tế thị trường, điều kiện kinh tế gia đình… tạo ra những thách thức về điều kiện và cơ hội học tập cho con em nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là đối với học viên trong các Trung tâm GDNN-GDTX.


2.2.2.3. Về quy mô trường, lớp, học sinh, cơ sở vật chất

Theo báo cáo tổng kết năm học 2016-2017 của Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Long, toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 129 trường Mầm non, 199 trường Tiểu học, 88 trường THCS, 31 trường THPT, 08 Trung tâm GDNN-GDTX,03 trườngĐại học, 05 trường Cao đẳng.

- Tổng số lớp học trên toàn tỉnh là 6.967 lớp với 207.712 HS, trong đó:học sinh mầm non và mẫu giáo 1397 lớp với 41.486 HS; Tiểu Học 2851 lớp với 78.233 HS; THCS 1768lớp với 57.018 HS; THPT 856 lớp với 28.952 HS và 95 lớp với 1.983 HV hệ GDTX (kể cả trường THPT có hệ GDTX), riêng 08 Trung tâm GDNN-GDTX có 60 lớp với 1474 học viên theo học.

- Cán bộ, GV, nhân viên: tổng số 16.387 người, trong đó: biên chế 14.764 người, hợp đồng: 1.387 người, tư thục: 236 người.

“Nguồn: Sở GD&ĐT Vĩnh Long 2017”

2.2.3. Tình hình giáo dục tại các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyêncủa tỉnh Vĩnh Long‌

2.2.3.1. Vài nét về các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên của tỉnh Vĩnh Long

Các trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh Vĩnh Long trước đây là Trung tâm GDTX các huyện, thành phố, thị xã, trực thuộc Sở GD&ĐTquản lý, đượcUBND tỉnh Vĩnh Long thành lập từ năm 1997 để phục vụ cho nhu cầu học tập và nâng cao trình độ dân trí của người dân địa phương, các trung tâm GDTX mở các lớp học văn hóa ban ngày và cả ban đêm. Từ khi thành lập đến nay, các trung tâm GDTX trước đây cũng như trung tâm GDNN-GDTX hiện nay đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao dân trí của người dân tỉnh nhà.

Tỉnh Vĩnh Long có 08 trung tâm GDNN- GDTX do UBND tỉnh Vĩnh Long quyết định thành lập mới theo thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT- BLĐTBXH-BGD&ĐT-BNV, ngày 19/10/2015, bao gồm: Trung tâm Giáo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/06/2023