Kết Quả Xếp Loại Học Lực 3 Năm Học Gần Đây

xây dựng kế hoạch, công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên; Đồng thời các chế độ chính sách của nhà nước sẽ khuyến khích về vật chất và tinh thần, chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với việc tự giác thực hiện việc tích cực tự giác tham gia vào hoạt động bồi dưỡng của mỗi giáo viên tích cực tự giác tham gia vào hoạt động bồi dưỡng.

1.5.2. Nhà quản lý

Yếu tố này quyết định đến việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ làm công tác bồi dưỡng. Trình độ quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và hoạt động quản lý giáo dục nói riêng là yếu tố quyết định tới việc lập kế hoạch, chọn phương án tổ chức thực hiện, đồng thời đảm bảo hiệu quả của các quyết định quản lý, đảm bảo tính hiệu quả của các quyết định quản lý, đảm bảo tính khoa học hợp lý, hợp pháp trong quá trình triển khai thực hiện.

Công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp quản lý có tác động trực tiếp, đảm bảo thực hiện theo kế hoạch, nhiệm vụ đề ra. Đồng thời có tác dụng nắm bắt,tháo gỡ, điều chỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện. Góp phần thúc đẩy tăng cường hiệu quả của công tác bồi dưỡng, quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

1.5.3.Đội ngũ giáo viên

Đội ngũ và cơ cấu giáo viên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bồi dưỡng. Đặc biệt nhận thức của đội ngũ này tác động trực tiếp đến ý thức trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác bồi dưỡng. Việc BD năng lực dạy học cho giáo viên có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào chính mỗi người giáo viên trong nhà trường. Trong quá trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, yêu cầu tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CM- NV, hiểu biết về kiến thức văn hóa xã hội và hoàn thiện kỹ năng trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết. GV không ngừng rèn luyện năng lực dạy học, học cách tự học, tự bồi dưỡng, điều này đòi hỏi khả năng độc lập, ý thức cao của GV. Xuất phát từ những đòi hỏi và yêu cầu về phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, về thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mỗi nhà giáo phải không ngừng bồi dưỡng mở rộng tầm nhìn, nâng cao trình độ CM- NV. Tự bồi dưỡng năng lực dạy học phải trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của giáo viên góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

1.5.4.Cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục

Cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục được hiểu là những phương tiện vật chất, kỹ thuật và sản phẩm KH và CN được huy động và sử dụng để đạt tới đích của các hoạt động giáo dục.

Cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục chính là bộ phận cấu thành của cơ sở GD (trường học) và là một thành tố (phương tiện và điều kiện giáo dục) của cấu trúc quá trình giáo dục- dạy học. Do vậy nó là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý bồi dưỡng chuyên nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Nếu cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục đạt chuẩn, hiện đại có tác dụng giáo dục gián tiếp người học, người dạy về thẩm mĩ, tình cảm,…với nhà trường, giúp cho công tác quản lý của nhà quản lý thu nhập thông tin, xử lí thông tin, chuyển tải, lưu trữ thông tin nói chung cũng như thông tin về bồi dưỡng năng lực dạy học đến đối tượng bồi dưỡng một cách nhanh chóng và hiệu quả. CSVC - TBGD là điều kiện và phương tiện tất yếu để thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên, không thể tổ chức hoạt động bồi dưỡng khi không có các điều kiện như kinh phí, tài liệu tham khảo, phòng học, thiết bị dạy học, điện, nước, sân vườn, bãi tập…Như vậy chất lượng và hiệu quả hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên phụ thuộc vào các điều kiện phục vụ hoạt động 1.5.5.Môi trường giáo dục

Môi trường giáo dục của nhà trường cũng ảnh hưởng lớn đến việc quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV. Môi trường sư phạm tích cực, quan tâm đến chất lượng dạy & học sẽ tạo điều kiện tiền đề, là động cơ cho người giáo viên không ngừng nâng cao trình độ, tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học của mình. Công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV sẽ hiệu quả hơn khi được sự quan tâm của Nhà nước bằng các chính sách cũng như được cung cấp đầy đủ về tài chính, CSVC -TBGD phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Đội ngũ GV trong các nhà trường đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Do vậy, CBQL cần phải nghiên cứu và vận dụng cơ sở lý luận vào thực tiễn để quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực "vừa hồng, vừa chuyên" đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo hiện nay theo tinh thần Nghị quyết 29- NQ/TW.

Quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là một quá trình được tổ chức có mục đích, có kế hoạch dưới những tác động của nhà quản lí nhằm giúp giáo viên sau khi tham gia quá trình bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng có thể phát triển được năng lực dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Nội dung cơ bản của công tác quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học là công tác lập kế hoạch bồi dưỡng phải sát với tình hình thực tiễn và đảm bảo tính khả thi; tổ chức và chỉ đạo thực hiện phải sát sao, quyết đoán và dựa trên tình hình thực tiễn của đơn vị và của tập thể giáo viên; quản lí công tác kiểm tra đánh giá cũng cần được đẩy mạnh, giám sát chặt chẽ, có cơ chế đánh giá kết quả sau thời gian bồi dưỡng của GV

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV THPT mới như cơ chế, chính sách, nhà quản lí, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng và môi trường cho hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Công tác bồi dưỡng chỉ có thể đạt hiệu quả khi phát huy được tối đa vai trò của các yếu tố tham gia vào quá trình đó. Có sự phối hợp chặt chẽ và giảm thiểu những hạn chế có thể ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng từ các yếu tố trên.

Căn cứ vào hệ thống lí luận trên có thể giúp nhà quản lí đưa ra được các biện pháp quản lí và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả quá trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV nhà trường.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG‌

HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG


2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Huyện Bình Giang là một trong 10 huyện thuộc tỉnh Hải Dương. Bình Giang nằm trên quốc lộ 5, quốc lộ 39B, cách thành phố Hải Dương 20 km. Huyện có ranh giới giáp với tỉnh Hưng Yên, huyện Thanh Miện, huyện Cẩm Giàng và huyện Gia Lộc. Trước kia Bình Giang sáp nhập với huyện Cẩm Giàng thành huyện Cẩm Bình. Huyện lị là thị trấn Kẻ Sặt, các xã: Vĩnh Tuy, Vĩnh Hồng, Tráng Liệt, Hưng Thịnh, Hùng Thắng, Long Xuyên, Tân Việt, Bình Minh, Tân Hồng, Thúc Kháng, Thái Dương, Thái Hoà, Bình Xuyên, Thái Học, Hồng Khê, Nhân Quyền, Cổ Bì

Về dân số và nguồn nhân lực

Bình Giang nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Dương, diện tích tự nhiên là 104,7 km2. Phía Bắc giáp huyện Cẩm Giàng, phía Nam giáp huyện Thanh Miện, phía Đông giáp huyện Gia Lộc, phía Tây giáp huyện Ân Thi và Mỹ Hào của tỉnh Hương Yên.

Bốn mặt huyện Bình Giang đều có sông: Sông Kẻ Sặt ở phía Bắc, sông Đình Hào ở phía Đông, sông Cửu An ở phía Tây, sông Cầu Lâm, Cầu Cốc ở phía Nam. Trong đó sông Sặt bắt nguồn từ sông Hồng, qua cống Xuân Quan, qua cầu Lực Điền, cầu của đường 39A, nối quốc lộ 5A với thành phố Hưng Yên, tiếp cận với huyện Bình Giang tại vị trí sát làng Tranh Ngoài, xã Thúc Kháng. Đến đây sông có nhánh chạy dọc theo phía Tây huyện, gọi là sông Cửu An; một nhánh chạy dọc phía Bắc huyện gọi là sông Kẻ Sặt, thông với sông Thái Bình, qua Âu Thuyền, thành phố Hải Dương.

2.1.2. Về kinh tế - văn hóa xã hội

Bình Giang là một huyện chủ yếu là công nghiệp, đang phát triển mạnh dịch vụ, thương mại. Năm 2007 tổng GDP huyện đạt 1200 tỷ đồng, trong đó: nông nghiệp (8,06%), công nghiệp (60,88%), tiểu thủ công nghiệp, xây dựng; thương mại dịch vụ (31,06%). Bình Giang đang được phát triển thành một đô thị phía đông tỉnh Hải Dương.

Tại xã Hồng khê, phía nam của huyện Bình Giang có làng cổ Trinh Nữ, là một trong những ngôi làng cổ cùng hình thành với làng Mộ Trạch. Người dân Mộ Trạch có truyền thống hiếu học, theo sử sách ghi lại làng có 36 tiến sĩ (Theo "Làng Cổ Việt" của Vũ Khiêu).

2.1.3. Về giáo dục và đào tạo THPT

- Giáo dục THPT:

Trong hệ thống giáo dục THPT, huyện Bình Giang có 3 trường THPT hệ công lập đó là trường THPT Bình Giang thành lập từ năm 1961, trường THPT Kẻ Sặt thành lập từ năm 1979, trường THPT Đường An thành lập từ năm 2002.

Năm học 2015 - 2016 với quy mô phát triển là:

+ Tổng số lớp: 72; trong đó khối 10 gồm 24; khối 11 gồm 24 lớp và khối 12

gồm 24 lớp.

+ Tổng số HS: 3.039.

Chất lượng giáo dục trung học phổ thông

Trong các năm qua, tuy chất lượng giáo dục toàn diện của các trường đã không ngừng được nâng cao nhưng so với yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục thì vẫn còn nhiều mặt còn khó khăn.

Để đẩy nhanh tốc độ phát triển nhà trường thì cần phải có đội ngũ giáo viên không chỉ có chuyên môn giỏi mà phải có phẩm chất đạo đức tốt, giàu kinh nghiệm, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Muốn làm được điều đó thì đòi hỏi phải đánh giá đúng thực trạng của đội ngũ giáo viên từ đó đối chiếu với chuẩn nghề nghiệp GV để đề ra các biện pháp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho ĐNGV.

Bảng 2.1: Kết quả xếp loại Hạnh kiểm 3 năm gần đây



Năm học

Tổng số HS

Xếp loại Tốt

Xếp loại Khá

Xếp loại TB

Xếp loại Yếu

Tổng số

Tỷ lệ (%)

Tổng số

Tỷ lệ (%)

Tổng số

Tỷ lệ (%)

Tổng số

Tỷ lệ (%)

2013 - 2014

3.268

1.938

59.3

1084

33.2

203

6.2

43

1.3

2014 - 2015

3.168

1.937

61.1

929

29.3

249

7.9

43

1.7

2015 - 2016

3.039

1.949

64.1

833

27.4

204

6.8

53

1.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - 6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của các trường THPT huyện Bình Giang từ năm 2013 đến 2016)

Bảng 2.2: Kết quả xếp loại học lực 3 năm học gần đây



Năm học


Tổng số HS

Xếp loại

Giỏi

Xếp loại

Khá

Xếp loại

TB

Xếp loại

Yếu

Xếp loại

Kém

Tổng

số

Tỷ lệ

(%)

Tổng

số

Tỷ lệ

(%)

Tổng

số

Tỷ lệ

(%)

Tổng

số

Tỷ lệ

(%)

Tổng

số

Tỷ lệ

(%)

2013 - 2014

3.268

158

4.8

1722

52.7

1350

41.3

38

1.2

0

0

2014 - 2015

3.168

209

6.6

1900

60

1032

32.6

27

0.8

0

0

2015 - 2016

3.039

258

8.5

1873

61.7

855

28.1

50

1.6

3

0.01

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của các trường THPT huyện Bình Giang từ năm 2013 đến 2016)

- Về số lớp học và lượng giáo viên

Bảng 2.3: Thống kê số lớp của các trường THPT huyện Bình Giang từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2015 - 2016‌

Số lớp

Năm học 2013 - 2014

Năm học 2014 - 2015

Năm học 2015 - 2016

Khối 10

24

24

24

Khối 11

24

24

24

Khối 12

24

24

24

Cộng

72

72

72

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của các trường THPT huyện Bình Giang)

Bảng 2.4: Thống kê số lượng GV của các trường THPT huyện Bình Giang từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2015 - 2016‌

Năm học

2013 - 2014

2014 - 2015

2015 - 2016

Số lượng GV

159

165

172

Biên chế

152

162

170

Số lượng GV thiếu

7

3

2

Số lớp/Số HS

72/ 3.268HS

72/ 3.168HS

72/ 3039HS

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của các trường THPT huyện Bình Giang)



Biên chế Hiện có

Thiếu

180

160

140

120

100

80

60

40

20

0

2013-2014 2014-2015 2015-2016



Biểu đồ 2.1: Thống kê số lượng GV


Qua bảng thống kê ta thấy số lượng GV còn thiếu ở các nhà trường từ năm 2013 đến năm 2016 đã được bổ sung. Hiện nay nguồn cung sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học Sư phạm về làm GV tại tỉnh Hải Dương rất lớn, tuy nhiên việc tuyển GV của tỉnh Hải Dương không theo định kỳ hàng năm, mặt khác việc xây dựng biên chế cho các trường học được thực hiện vào cuối năm học trước, do đó trong năm học mới nếu có nhiều GV đến tuổi nghỉ hưu hoặc GV phải luân chuyển đột xuất theo quyết định của Sở GD&ĐT vào cuối học kì I; hoặc đầu năm học thì không thực hiện được việc tuyển bổ sung GV mới, nên xảy ra hiện tượng thiếu GV như trên. Khi đó nhà trường phải giải quyết bằng cách phân công các GV khác dạy tăng giờ hoặc hợp đồng với GV các trường khác hay hợp đồng với sinh viên đã tốt nghiệp nhưng chưa được biên chế. Nói chung các biện pháp giải quyết trên đều có vấn đề bất cập, đều ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giáo dục của nhà trường.

2.2. Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên THPT và bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.2.1. Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên THPT huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương

Ở chương 1 như tác giả đã nêu các thành tố về năng lực dạy dạy bao gồm: Kiến thức chuyên môn, kỹ năng giảng dạy, quản lý lớp học và đánh giá học sinh.

Để đánh giá đúng thực trạng về năng lực dạy học của giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương so với yêu cầu đổi mới giáo dục, chuẩn

nghề nghiệp tác giả khảo sát thực trạng năng lực dạy học thông qua 12 cán bộ quản lý tiêu biểu và 55 giáo viên thuộc các tổ chuyên môn

- Công cụ khảo sát là bảng hỏi của 3 tác giả (Ray jutin U.R.Barnuevo, Kenjib. Hasega Wa, Edwardhugo 2011) đã được chúng tôi biên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

2.2.1.1. Thực trạng về kiến thức chuyên môn của GV các trường T HPT huyện Bình Giang

Để đánh giá đúng thực trạng kiến thức chuyên môn của giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương so với yêu cầu đổi mới giáo dục tác giả khảo sát thực trạng năng lực dạy học thông qua 12 cán bộ quản lý tiêu biểu và 55 giáo viên thuộc các tổ chuyên môn ở 3 trường THPT trên địa bàn huyện Bình Giang kết quả khảo sát như sau. (Tốt = 4 điểm, Khá = 3 điểm, Trung bình = 2 điểm, Yếu = 1 điểm)

Đánh giá của tổ chuyên môn:

Nội dung 1 “Thể hiện sự tự tin và nắm chắc kiến thức đối với bài giảng: Tốt


90,9% (số lượng người 50), khá 9,09% (số lượng người 5) với X = 3,90 (xếp thứ 1)”.

Nội dung 2 “Tập trung vào những phần khó của bài học và làm cho nó trở nên dễ hiểu: Tốt 49,9% (số lượng người 27), Khá 47,27% (số lượng người 26), Trung

bình 3,64% (số lượng người 2) với X = 3,45 (xếp thứ 4)”

Nội dung 3 “Giải thích và minh họa bài học bằng cách đưa ra ví dụ và các tình huống: Tốt 45,45% (số lượng người 25), Khá 50,91% (số lượng người 28), Trung

bình 3,64% (số lượng người 2) với X = 3,45 (xếp thứ 3)”

Nội dung 4 “Sẵn sàng định nghĩa các thuật ngữ khó khi được hỏi: Tốt 47,27% (số lượng người 26), khá 47,27% (số lượng người 26), Trung bình 3,64% (số lượng

người 2),Yếu 1,82% (số lượng người 1 )với X = 3,4 (xếp thứ 6)”

Nội dung 5 “Kết nối và liên hệ chủ đề của bài giảng hiện tại với các bài giảng đã học hoặc có liên quan.: Tốt 60% (số lượng người 33), Khá 27,27% (số lượng người 15), Trung bình 10,91% (số lượng người 6 ). Yếu 1,82% (số lượng người 1)với

X = 3,45 (xếp thứ 4)”

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022