Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn - 2

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Trang

Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý.......................................................................

8

Sơ đồ 1.2: Quan hệ các chức năng quản lý ...............................................

9

Biểu đồ 2.1: Kết quả học tập của học sinh................................................

44

Biểu đồ 2.2 : Kết quả rèn luyện của học sinh ...........................................

45

Biểu đồ 2.3 : Xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức của giáo viên ..........

49

Biểu đồ 2.4 : Kết quả đánh giá xếp loại chuyên môn ...............................

51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn - 2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay đất nước ta đang tiến hành công cuộc đẩy mạnh CNH-HĐH và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ:

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học

Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồngbào;sống tốt và làm việc hiệu quả.

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân

chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học,khuyến khích học tập suốt đời.

Đội ngũ giáo viên trường THPT Việt Bắc, tỉnh Lạng Sơn đã được quan tâm xây dựng và phát triển về mọi mặt, song chất lượng đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế như: cơ cấu chưa hợp lý, trình độ chuyên môn và năng lực dạy học còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi đạt ra. Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa là việc làm cần thiết và cấp bách để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực chuyên môn nghiệp vụ... giúp họ hoàn thành sứ mệnh mà Đảng và nhà nước đã giao phó.

Với mong muốn tìm ra những biện pháp thiết thực và phù hợp nhằm phát triển ĐNGV của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường THPT Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn”. Làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu tìm ra biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trường THPT Việt Bắc Tỉnh Lạng Sơn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường giai đoạn 2015 - 2020

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học của giáo viên trường THPT Việt Bắc Tỉnh Lạng Sơn.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp của Bộ GD-ĐT tại trường THPT Việt Bắc Tỉnh Lạng Sơn.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT theo hướng chuẩn hoá

Đánh giá thực trạng về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tại trường THPT Việt Bắc theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên THPT đã được Bộ GD-ĐT ban hành

Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tại trường THPT Việt Bắc Tỉnh Lạng sơn đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục

5. Giả thuyết khoa học

Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên như: nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp; Đổi mới trong việc lập kế hoạch bồi dưỡng của Hiệu trưởng; Tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán; Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học đạt hiệu quả; Tăng cường kiểm tra, giám sát và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng; Hoàn thiện về chế độ chính sách, có chế độ động viên khuyến khích đối với hoạt động bồi dưỡng thì trường THPT Việt Bắc sẽ có thể xây dựng được đội ngũ giáo viên đáp ứng được các nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới.

6. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tại trường THPT Việt Bắc Tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn phấn đấu đạt chuẩn nghề nghiệp GV hiện nay, chú trọng các tiêu chuẩn liên quan đến năng lực dạy học.

7. Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.

Phân tích các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu và vận dụng các chuyên đề QLGD liên quan để xác định cơ sở lí luận của đề tài.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

Điều tra khảo sát thực tiễn quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên ở trường THPT Việt Bắc trong giai đoạn hiện nay.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông.

Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên theo các chuẩn nghề nghiệp trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn.

Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn

.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Cùng với xu thế toàn cầu hoá, phát triển nền kinh tế tri thức đã và đang đặt ra cho ngành giáo dục những yêu cầu mới nhằm đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế tri thức, của toàn cầu hoá. Các xu đổi mới giáo dục là tất yếu của lịch sử, mà một trong những xu thế quan trọng nhất là xu thế bồi dưỡng, phát triển và khai thác nguồn tài nguyên tri thức vô hạn của con người

Nghiên cứu tìm ra các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và việc quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên ở trường THPT là một vấn đề luôn mang tính thời sự và không đơn giản. Bởi lẽ, công tác quản lý hoạt động dạy học cho mỗi cấp học, bậc học, cho mỗi trường, mỗi địa phương, vùng, miền...là khác nhau. Mặt khác, các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên ở trường THPT phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu khoa học của nhiều ngành, phụ thuộc vào đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý từng giai đoạn...và cả kinh nghiệm cũng như năng lực của nhà quản lý của bộ máy quản lí của nhà trường cụ thể. Do đó việc tổng kết kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động dạy học là việc làm cần thiết nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho các nhà quản lý.

Trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lý luận dạy học, lý luận quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng ở các cơ sở GD&ĐT. Các công trình nghiên cứu này đã được xuất bản thành các sách chuyên đề hoặc được chuyển tải dưới dạng chuyên đề cho cao học QLGD. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả hàng đầu Việt Nam xung quanh vấn đề này như các tác giả: Đặng

Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Đức Chính, Trần Khánh Đức, Đặng Xuân Hải, Nguyễn Trọng Hậu, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp, Phạm Viết Vượng ... Một số hội thảo trong thời gian qua cũng đề cập đến vấn đề nêu trên, điển hình là hội thảo của Khoa Sư Phạm (tiền thân ĐHGD) với tiêu đề “Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học (10/2004) hay trong các bài viết của các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Đức Chính, “Chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục-Những vấn đề lí luận và thực tiễn”, Tham luận Hội thảo “Chuẩn và Chuẩn hoá trong giáo dục - Những vấn đề lí luận và thực tiễn-Hà Nội 27/1/2005 hoặc như bài viết của Hồ Viết Lương (2005), Chuẩn quốc gia về giáo dục phổ thông - thách thức lớn trong lí luận chương trình dạy học của giáo dục hiện đại, Kỷ yếu Hội thảo chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục....Trong các luận văn thạc sỹ những năm gần đây cũng đã có những nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như luận văn của tác giả: Vũ Văn Huy ”Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trường trung học phổ thông Hải An Thành phố Hải Phòng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp”; Đặng Hồng Cường "Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở Trường trung học phổ thông Việt Bắc, tỉnh Lạng Sơn" ; đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên trường THCS Khánh Bình đến năm 2015” của tác giả Nguyễn Long Giao. Nghiên cứu về đội ngũ giáo viên tiểu học và QL đội ngũ này, đã có một số công trình nghiên cứu như: đề tài: " Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp GVTH" của tác giả Nguyễn Mạnh Tuân, hay đề tài: "Biện pháp quản lý bồi dưỡng GVTH Tỉnh Nam Định đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp" của tác giả Dương Thị Minh Hiền,...... đã cho chúng tôi thêm những kinh nghiệm quý báu trong việc hoàn thiện luận văn của mình.

1.2. Một số khái niệm

1.2.1. Quản lý Biện pháp quản lý

1.2.1.1. Quản lý

Theo Từ điển Giáo dục học: “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) tới khách thể quản lý (người bị quản lý) trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [45]. Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng tối đa các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra” [12, tr 9].

Thuật ngữ “Quản lý” (Tiếng Việt gốc Hán) lột tả được bản chất của hoạt động này trong thực tiễn, nó bao gồm hai quá trình tích hợp vào nhau, quá trình “Quản” gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ổn định”, quá trình “Lý” gốm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ, đưa hệ vào thế “phát triển”. Nếu người đứng đầu tổ chức chỉ lấy việc “Quản” làm chính thì tổ chức dễ bị trì trệ, ngược lại nếu chỉ quan tâm đến việc “Lý” thì sự phát triển của tổ chức không bền vững. Do vậy người quản lý phải luôn xác định và phối hợp tốt, sao cho trong “Quản” phải có “Lý” và trong “Lý” phải có “Quản”, làm cho trạng thái của hệ thống mình quản lý luôn được ở trạng thái cân bằng động.

Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý đến tập thể người bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Trong giáo dục nhà trường đó là tác động của người quản lý đến tập thể GV, học sinh và các lực lượng khác nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu giáo dục.

Bản chất của hoạt động quản lý có thể mô hình qua sơ đồ sau:

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí