Về Năng Lực Chuẩn Bị Lập Kế Hoạch Dạy Học Môn Học

Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

5. Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong

Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục.

1. Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục

Có phương pháp thu thập và xử lý thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được và dạy học, giáo dục.

2. Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục

Có phương pháp thu nhập và xử lý thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy hoc, giáo dục.

Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học

1. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục, thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.

2. Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn - 5

Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.

3. Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học

Thực hiện nội dung dạy học theo tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.

4. Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học.

Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.

5. Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học

Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.

6. Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập

Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.

7. Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học

Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.

8. Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

1. Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục

Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phủ hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

2. Tiêu chí 17. Giáo dục qua môn học

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khóa và ngoại khóa theo kế hoạch đã xây dựng.

3. Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.

4. Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng.

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội… theo kế hoạch đã xây dựng.

5. Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục.

Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp với đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.

6. Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh


Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.

Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội


1. Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng


Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.

2. Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội


Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.

Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp


1. Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện


Tự đánh giá, tự học và rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.

2. Tiêu chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề này sinh trong thực tiễn giáo dục

Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục

1.4.3. Các vấn đề chuẩn hoá của năng lực dạy học

1.4.3.1. Về năng lực chuẩn bị lập kế hoạch dạy học môn học

Như phần trên ta đã biết Chuẩn hoá là quá trình làm cho giáo viên đáp ứng được các chuẩn đã ban hành. Vì vậy, chuẩn hoá về năng lực dạy học thực chất là hiện thực hoá các yêu cầu về năng lực dạy học đối với mỗi giáo viên đang hoạt động nghề nghiệp ở nhà trường phổ thông. Trong các yêu cầu về năng lực dạy học thì yêu cầu đầu tiên đối với giáo viên đó là “năng lực chuẩn bị lập kế hoạch dạy học môn học”. Cụ thể: giáo viên phải biết

+ Sử dụng được các phương pháp và kỹ thuật tìm hiểu học sinh để xác định được trình độ học lực, hứng thú học tập và phong cách học tập của học sinh

+ Phân tích được chương trình môn học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng môn học đối với từng lớp và toàn cấp

+ Xác định được các điều kiện cơ sở vật chất – thiết bị dạy học của trường phục vụ cho dạy học môn học;

+ Xác định được các yếu tố kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương nhàm hỗ trợ cho việc dạy học gắn liền với thực tiễn

1.4.3.2. Về năng lực lập kế hoạch dạy học môn học

Để chuẩn hoá năng lực dạy học giáo viên phải hiện thực hoá các yêu cầu về lập kế hoạch dạy học đảm bảo chương trình môn học, đảm bảo kiến thức môn học như:

+ Thiết kế được cấu trúc kế hoạch môn học đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá

+ Xác định mục tiêu dạy học môn học, từng chương đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học và phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất – thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm của địa phương

+ Phân phối thời lượng cho các chủ đề nội dung phù hợp với đặc điểm học sinh, với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và đặc điểm địa phương

+ Xác định được các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học phù hợp với nội dung từng chủ đề, đặc điểm học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và đặc điểm địa phương

+ Xác định được nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh sau mỗi chương, mỗi phần của chương trình

1.4.3.3. Về năng lực lập kế hoạch bài học

Nghiên cứu các tài liệu có liên quan, chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng dạy học, xác định được kiến thức đã có của học sinh cần để học bài học mới, dự kiến các tình huống nảy sinh, hệ thống các bài tập, câu hỏi theo các mục đích khác nhau.

Xác định được mục tiêu bài học theo hướng hình thành năng lực, thể hiện tính tích cực và phân hoá theo các bậc nhận thức, phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp và biểu đạt mục tiêu thành các dấu hiệu có thể quan sát, đo lường được.

Xác định được mục tiêu dạy học phù hợp với hình thức tổ chức tự học của học sinh ở nhà, có phương pháp giúp học sinh tự học và kiểm tra, đánh giá kết quả.

Thiết kế các hoạt động của học sinhphù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh và phù hợp với từng loại đối tượng học sinh.

Lựa chọn hợp lý các thiết bi dạy học và xác định được thời điểm, phương pháp sử dụng.

Phân phối thời gian hợp lý cho các hoạt động trên lớp. Dự kiến các tình huống có thể nảy sinh và cách xử lý.

1.4.3.4. Về năng lực tổ chức dạy học trên lớp

Để chuẩn hoá năng lực dạy học, giáo viên còn phải hiện thực hoá được các yêu cầu về năng lực tổ chức dạy học trên lớp.

Cụ thể: Quản lí được lớp học, lôi cuốn được toàn thể học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập trên lớp; Sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật và nguyên tắc sư phạm;

Trình bày bảng hợp lí, lời nó rõ ràng, mạch lạc, thu hút sự chú ý của học sinh; Sử dụng được các phương pháp, kĩ thuật thu thông tin phản hồi để kịp điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp; xử lí hợp lí các tình huống nảy sinh; Giao tiếp thân thiện, tôn trọng, khích lệ học sinh, tạo môi trường học tập tương tác; Tự đánh giá được các mức độ đạt được mục tiêu bài học.

1.4.3.5. Về năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Để chuẩn hoá năng lực dạy học, giáo viên còn phải thực hiện được các yêu cầu về năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Cụ thể:

Xây dựng được kế hoach kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học cho cả năm, từng học kì và từng tuần

Lựa chọn các hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với mục đích của kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì, tổng kết theo hướng xác định mức độ năng lực học sinh.

Sử dụng được các kĩ thật để thiết kế đề kiểm tra, đánh giá đảm bảođộ tin cậy, độ giá trị của đề kiểm tra;

Chỉ ra những ưu điểm, sai sót của học sinh trong chấm bài và tổ chức trả bài để giúp học sinh tự động điều chỉnh hoạt động học của mình; Tổ chức các hoạt động tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tự điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh; Sử dụng được thông tin phản hồi từ kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học; Sử dụng được một số phần mềm thông dụng trong kiểm tra, đánh giá.

1.4.3.6. Về năng lực quản lí hồ sơ dạy học

Để chuẩn hoá năng lực dạy học, giáo viên còn phải thực hiện được các yêu cầu về năng lực quản lý hồ sơ dạy học.

Cụ thể: Lập được hồ sơ dạy học với từng tệp riêng chứa đựng các thông tin hỗ trợ cho việc lập kế hoạch dạy học, theo dõi sự tiến bộ của học sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém; Sử dụng công nghệ thông tin trong việc lập, bảo quản và sử dụng hồ sơ dạy học

1.5. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

1.5.1. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học

Bồi dưỡng là hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng công chức với mục tiêu nhằm cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng, phương pháp làm việc... cho cán bộ công chức. Trong giáo dục, bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên là hoạt động thường xuyên với mục tiêu để củng cố, mở mang và trang bị cho giáo viên những tri thức, hiểu biết chuyên môn (kiến thức môn học, nội dung chương trình, hiểu biết về nghề dạy học. ..) và các kỹ năng sư phạm (cách tổ chức dạy học, cách giao tiếp, ứng xử, giáo dục học sinh ...) để họ thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình.

Để thực hiện việc quản lý mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học các nhà quản lý phải thực hiện các hoạt động sau :

Kế hoạch hóa chỉ đạo việc xác định mục tiêu bồi dưỡng theo quan điểm quan tâm thích đáng đến phát triển năng lực dạy học: Hướng dẫn việc xác định mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên dựa trên sự phân tích thực trạng mục tiêu, yêu cầu đào tạo giáo viên hiện hành, dựa trên thực trạng năng lực dạy học của giáo viên đang làm nhiệm vụ dạy học tại các trường trung học phổ thông và dựa trên đặc điểm năng lực dạy học của người giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, yêu cầu chuẩn hoá; Yêu cầu những người xây dựng mục tiêu cần xác định các nguồn lực, các điều kiện đảm bảo cho thực hiện mục tiêu như: cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy kỹ năng; kỹ năng nghề của giáo viên; Yêu cầu việc xác định các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đã xác định, phải dựa trên việc phân tích yêu cầu về năng lực, kỹ năng nghề của giáo viên trong bối cảnh hiện nay trong điều kiện nguồn lực cụ thể để bảo đảm tính khả thi; phân tích thực trạng mục tiêu bồi dưỡng giáo viên. Từ đó xác định mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu bồi dưỡng: Theo dõi, giám sát tiến trình công việc; Đánh giá tính sát thực của mục tiêu và các biện pháp đã

xây dựng; Phát hiện những lệch lạc, sai sót trong quá trình hiện thực hóa; Đề xuất các điều chỉnh cho sát với tình hình thực tế

1.5.2. Nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT

1.5.2.1. Nội dung bồi dưỡng

Ngoài những nội dung bồi dưỡng chủ yếu cho giáo viên nói chung, giáo viên THPT cần phải được bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh, đạo đức chính trị, học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ … để từ đó đáp ứng được các công việc chủ yếu sau đây: Truyền đạt những chân lý khoa học của môn học; Hỗ trợ và tạo điều kiện để học sinh học hỏi kiến thức, hình thành kỹ năng thực hành các môn được học; Phát huy tính chuyên nghiệp và lòng nhiệt tình trong giảng dạy môn học; Góp phần vận hành và quản lý tốt một bộ môn; Nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn và quản lý giáo dục để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục; Nắm vững mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện theo tinh thần NQ 29/ HNTW8 khoá XI của Ban bí thư về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; Tích luỹ kiến thức, hiểu và nắm vững được những điểm mới trong chương trình, sách giáo khoa, nâng cao năng lực sư phạm, nắm vững yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức vận dụng phương pháp dạy học tích cực để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường; Củng cố các kết quả bồi dưỡng của các năm, các chu kỳ, trên tinh thần tự học tự bồi dưỡng của giáo viên.

1.5.2.2. Phương pháp bồi dưỡng

Cần đổi mới cách thức quản lý, chỉ đạo học tập bồi dưỡng theo hướng tích cực tương tác, thiết thực, hiệu quả. Coi trọng tự học, tự bồi dưỡng kết hợp với trao đổi, thảo luận, giải đáp thắc mắc trên cơ sở mỗi người đều có tài liệu học tập, kết hợp bồi dưỡng về nội dung và phương pháp dạy học, sử dụng thiết bị dạy học.

Phương pháp bồi dưỡng cần phù hợp với nội dung, đảm bảo yêu cầu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022