Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh - 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BD

Bồi dưỡng

ĐT

Đào tạo

CT

Chính trị

CTQG

Chính trị quốc gia

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

HCQG

Hành chính quốc gia

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

NXB

Nhà xuất bản

Qui định

TTBDCT

Trung tâm bồi dưỡng chính trị

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thực trạng đội ngũ giảng viên 56

Bảng 2.2: Thực trạng nội dung bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ MTTQ

cấp cơ sở 57

Bảng 2.3: Thực trạng hình thức tổ chức bồi dưỡng 59

Bảng 2.4: Thực trạng thực hiện chương trình bồi dưỡng 60

Bảng 2.5: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trịnghiệp vụ cho cán bộ MTTQ cấp cơ sở 61

Bảng 2.6: Đánh giá về hoạt động dạy bồi dưỡng 62

Bảng 2.7: Sự cần thiết phải quản lý hoạt động bồi dưỡng 65

Bảng 2.8: Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ cấp cơ sở 66

Bảng 2.9: Đánh giá biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên 67

Bảng 2.10: Thực trạng hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh 69

Bảng 2.11: Thực trang phối hợp đơn vị trong tổ chức hoạt động BD 70

Bảng 2.12: Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng 71

Bảng 2.13: Thực trạng phối hợp chỉ đạo hoạt động BD của Mặt trận tổ quốc

cấp huyện 73

Bảng 2.14: Đánh giá nội dung quản lý BD lý luận vàng hiệp vụ cho cán bộ MTTQ cấp cơ sở ở trung tâm bồi dưỡng chính trị 74

Bảng 2.15: Thực trang công tác kiểm tra hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị

và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ cấp cơ sở 76

Bảng 2.16: Hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động BD 77

Bảng 2.17: Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ

cấp cơ sở 79

Bảng 2.18: Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố khách quan 80

Bảng 3.1: Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất (n= 128) 140

Bảng 3.2: Đánh giá sự khả thi của các biện pháp đề xuất (n= 128) 141

Bảng 3.3: Kết quả thu được trước thử nghiệm 146

Bảng 3.4: Kết quả thu được sau thử nghiệm 147

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi cán bộ là vấn đề quan trọng gắn liền với sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng. Kế thừa tư tưởng của Bác, Đảng và Nhà nước ta cũng rất coi trọng công tác cán bộ. Nhiều nghị quyết của Đảng đã bàn đến vấn đề này. “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [15; tr.66]; “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới... Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác” [18; tr.54, 55]… Có thể nói, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ mang tính chất chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta hiện nay và mãi mãi sau này.

Để người cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, họ phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị. Lý luận chính trị luôn là ngọn đuốc soi đường cho tất cả các hoạt động thực tiễn, là cơ sở khoa học để hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ta trong từng thời kỳ cách mạng cụ thể. Vì vậy, Đảng ta luôn coi trọng công tác giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, vai trò của công tác giáo dục, BD lý luận chính trị càng trở nên quan trọng hơn.

Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện, nhằm biến đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước thành hiện thực trong cuộc sống. Trình độ lý luận chính trị sẽ giúp họ thực hiện tốt việc tổng kết tình hình thực tiễn ở địa phương, rút ra những bài học kinh nghiệm, tham mưu cho lãnh đạo trong việc sửa đổi, bổ sung và phát triển chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào trong thực tiễn. Nhưng đội ngũ cán bộ cơ sở là những người ít được đào tạo bài bản về nghiệp vụ và lý luận chính trị. Họ chủ yếu là những người hoạt động thực tiễn, từ nhiều công việc khác nhau. Vì thế, việc BD lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ cấp này là hết sức cần thiết. Do đó, Đảng ta cũng đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về giáo dục, BD lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ như: Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX); Quy định số 54- QĐ/TW ngày 12/5/1999 về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng; Quy định số 164 - QĐ/TW ngày


01/02/2013 của Bộ Chính trị về chế độ BD, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)…

Trong thực tế, vẫn còn nhiều cán bộ, công chức cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu công việc do yếu về lý luận và nghiệp vụ. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa coi trọng đúng mức công tác ĐT, BD đội ngũ cán bộ. Hoạt động ĐT, BD cán bộ, công chức chưa được như mong muốn. Công tác ĐT, BD còn tình trạng chạy theo số lượng, coi nhẹ chất lượng, bồi dưỡng chưa đúng đối tượng. Nội dung, chương trình ĐT, BD chưa phù hợp với từng đối tượng cán bộ; nặng về lý thuyết, tính ứng dụng thực tiễn chưa cao, chưa chú trọng tính chất đặc thù của từng ngành, từng vị trí việc làm của cán bộ, công chức. Hoạt động ĐT, BD cán bộ chưa thực hiện đồng bộ,…;

Trong lịch sử cách mạng nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, đoàn kết, động viên các tầng lớp nhân dân, các thành phần xã hội thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Ninh có hơn 180 cán bộ chuyên trách công tác tại cơ quan cấp tỉnh, huyện và cơ sở luôn thực hiện tốt nhiệm vụ trong các hoạt động giám sát, phản biện xã hội… Theo Luật tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở thực hiện chức năng cơ bản sau: 1) Tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, chăm lo bảo vệ lợi ích thiết thực, hợp pháp của nhân dân; 2) Giáo dục nâng cao nhận thức mọi mặt cho nhân dân; 3) Tổ chức, động viên nhân dân tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, tham gia quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, xây dựng và giám sát hoạt động của chính quyền địa phương [56].

Với vị trí, vai trò như vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ MTTQ cơ sở phải được nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Việc BD lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc nói chung, cấp cơ sở nói riêng để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mặt trận trong tình hình mới là rất cần thiết.

Nhận thức được yêu cầu, nhiệm vụ và tầm quan trọng của việc BD và quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn


hiện nay, NCS chọn đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh” làm luận án tiến sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động BD lý luận chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động BD lý luận chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở của tỉnh Bắc Ninh.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở.

4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

4.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh cho các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

5. Giả thuyết khoa học

Hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh hiện nay được triển khai và đã đạt được những kết quả nhất định tuy nhiên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng cán bộ làm công tác mặt trận tổ quốc cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay. Nếu đề xuất và triển khai một số biện pháp quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh thì chất lượng đội ngũ cán bộ và hiệu quả hoạt động của mặt trận được nâng cao, góp phần củng cố khối đại đoàn kết vững chắc, tạo được sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.


6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1. Về nội dung

Nghiên cứu về hoạt động và quản lí hoạt động BD lý luận chính trị, nghiệp vụ cho cán bộ mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trong tỉnh Bắc Ninh.

6.2. Về địa bàn và khách thể khảo sát

Nghiên cứu được tiến hành tại 8 huyện, thị, thành phố và 734 Ban công tác Mặt trận của tỉnh Bắc Ninh về công tác BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp xã và khu dân cư.

Khách thể khảo sát là cán bộ làm công tác mặt trận tỉnh Bắc Ninh ở ba cấp tỉnh, huyện, xã gồm 370 người, trong đó: Cán bộ quản lý các cấp: 200 người, giảng viên: 50 người, học viên: 120 người.

6.3. Thời gian khảo sát

Quá trình nghiên cứu thực tiễn được tiến hành trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017.

- Sử dụng các số liệu thống kê giai đoạn năm 2012 đến 2017 (theo số liệu của Đại hội Mặt trận Tổ quốc nhiệm kỳ 2009- 2014; 2014 – 2019)

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành theo quan điểm tiếp cận:

- Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước Việt Nam về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở và công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ này.

- Tiếp cận quan điểm hệ thống - cấu trúc: Quản lí hoạt động bồi dưỡng cán bộ nói chung, cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở nói riêng là một hệ thống từ trung ương đến địa phương bao gồm hệ thống các trường và cấp quản lí. Giữa các đơn vị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều có chức năng, nhiệm vụ riêng của nó. Vì vậy, khi nghiên cứu biện pháp quản lí của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện phải được nghiên cứu trong mối quan hệ với các cấp quản lí và các đơn vị liên quan khác, phải xem xét trong một thể chế quản lí thống nhất của Đảng và Nhà nước.

- Tiếp cận quan điểm logic - lịch sử: Nghiên cứu quản lí hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ MTTQ cấp cơ sở phải


được tiếp cận kế thừa các nghiên cứu trước, đảm bảo tính lôgic của vấn đề trong nghiên cứu. Việc đề xuất biện pháp phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các trung tâm bồi dưỡng cấp huyện đồng thời kế thừa những thành tựu nghiên cứu của lịch sử.

- Quan điểm thực tiễn và quan điểm khách quan: Nghiên cứu đề tài luận án xuất phát từ thực tiễn yêu cầu về năng lực của đội ngũ cán bộ MTTQ cấp cơ sở, thực tiễn công tác bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ MTTQ cấp cơ sở. Biện pháp đề xuất trong luận án phải xuất phát từ thực tiễn khách quan và điều kiện cụ thể của từng địa phương đồng thời hướng đến đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ MTTQ cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay.

7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết để phân tích, tổng hợp và khái quát.

7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhằm thu thập những thông tin về thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động BD lý luận chính trị, nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh.

7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng phương pháp phỏng vấn để phỏng vấn nhà nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo địa phương, giảng viên tham gia hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc phục vụ quá trình nghiên cứu luận án.

7.2.2.3. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia ( ý kiến của của các nhà khoa học, cán bộ quản lý giáo dục) về quản lý cán bộ ở các cơ quan Trung ương, địa phương chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất…

7.2.2.4. Phương pháp thử nghiệm: Thử nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh do luận án đề xuất trong công tác quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tại 2 trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tại huyện Yên Phong và Gia Bình nhằm xác lập tính khả thi của biện pháp trong thực tiễn.


7.3. Các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lý số liệu trong quá trình nghiên cứu luận án.

8. Luận điểm cần bảo vệ

Quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ là một trong những yêu cầu cấp bách của công tác cán bộ nói chung, cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở nói riêng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở; Hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ MTTQ mang đặc thù của công tác bồi dưỡng cán bộ.

Công tác quản lí hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh còn có những bất cập, hạn chế so với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ mặt trận Tổ quốc cơ sở, do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó vai trò các yếu tố chủ quan ảnh hưởng là chủ yếu.

Cần có những biện pháp quản lý theo tiếp cận phức hợp giữa chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và nội dung thực hiện để công tác quản lí hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh. Vận dụng biện pháp do luận án đề xuất một cách khoa học tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện góp phần nâng cao hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, ổn định chính trị của địa phương trong giai đoạn hiện nay.

9. Đóng góp mới của luận án

9.1. Góp phần xây dựng lý luận về quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở hiện nay của nước ta; Xác định rõ được các thành tố cơ bản của quá trình hoạt động bồi dưỡng, đặc thù của hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ cấp cơ sở, vai trò của các chủ thể cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT và NV cho cán bộ mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở.

9.2. Về thực tiễn

- Khảo sát và đánh giá được thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT và NV cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở của tỉnh Bắc Ninh hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023