Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang theo định hướng phát triển nguồn nhân lực - 2

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Thống kê trình độ đào tạo của cán bộ, giảng viên tham gia giảng dạy cho các cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố

Tuyên Quang 42

Bảng 2.2. Thực trạng sử dụng phương pháp giảng dạy trong hoạt động bồi dưỡng LLCT cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang 43

Bảng 2.3. Thực trạng sử dụng hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho cán

bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang 45

Bảng 2.4. Kết quả mở các lớp bồi dưỡng LLCT cho cán bộ chủ chốt của Đảng ủy thành phố Tuyên Quang trong 3 năm (từ năm 2014 đến

năm 2016) 47

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về việc lập kế hoạch bồi dưỡng CBCC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

CCS theo định hướng phát triển nguồn nhân lực 50

Bảng 2.6. Tổ chức thực hiện các khóa bồi dưỡng LLCT cho CBCC cấp cơ

Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang theo định hướng phát triển nguồn nhân lực - 2

sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang 53

Bảng 2.7. Thực trạng chỉ đạo thực hiện chương trình bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS theo định hướng phát triển nguồn nhân lực (ý kiến

của CBQL, GV) 55

Bảng 2.8. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng LLCT

cho đội ngũ CBCC CCS 57

Bảng 2.9. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho CBCC cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang 59

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là người trực tiếp lãnh đạo, tổ chức, động viên quần chúng tích cực, chủ động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở. Do đó, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có ảnh hưởng to lớn đến phong trào cách mạng.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở thực hiện vai trò của mình trong việc lãnh đạo, tổ chức, động viên quần chúng ở Việt Nam hiện nay là nhằm thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến văn hoá tư tưởng nói riêng và góp phần đắc lực vào việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đất nước ta đang chuyển sang một thời kỳ phát triển mới. Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới hết sức nặng nề, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực… phù hợp với yêu cầu của cách mạng. Do đó, nhiệm vụ của hệ thống chính trị là phải nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, đảng viên, nhất là về trình độ lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở.

Trình độ lý luận chính trị là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Vấn đề này được xem như chìa khoá giúp cho người cán bộ nhận thức thực tiễn một cách sâu sắc và chỉ đạo thực tiễn đạt hiệu quả cao. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước có biến thành hiện thực hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực và trình độ lý luận của đội ngũ cán bộ. Họ là người tiếp thu, bổ sung và phát triển đường lối, chủ trương của Đảng cho phù hợp với điều kiện cụ thể địa phương nơi mình công tác.

Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở hiện nay nói chung và ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang nói riêng, đa số trưởng thành từ

thực tế phong trào, họ ít được đào tạo lý luận chính trị một cách bài bản, nặng về kinh nghiệm, trình độ lý luận chính trị hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của địa phương. Tình trạng suy nghĩ và hành động theo thói quen, kinh nghiệm chủ nghĩa và lối suy nghĩ thiển cận, cảm tính vẫn đang là lực cản trong bản thân không ít cán bộ cấp cơ sở. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên, chưa dám đề xuất những biện pháp tích cực, phù hợp với đơn vị vẫn còn khá phổ biến. Điều này chứng tỏ rằng, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đổi mới. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng đối với chiến lược cán bộ của Đảng ta trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Để xây dựng được một đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ngang tầm, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thì một trong những yêu cầu đặt ra đối với cán bộ là phải nâng cao trình độ lý luận chính trị. Chính vì vậy, mặc dù vấn đề nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp đã được khá nhiều các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, nhưng với mong muốn góp một tiếng nói từ thực tiễn đối với công tác cán bộ của Đảng trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi chọn vấn đề: Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang theo định hướng phát triển

nguồn nhân lực làm đề tài luận văn Thac

2. Mục đích nghiên cứu

sĩ.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luân

và thưc

tiên

, đề tài đề xuất các biên

pháp quản

lý nhằm nâng cao chất lươn

g bồi dưỡng lý luân

chính tri ̣cho đội ngũ cán bộ chủ

chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Tuyên Quang

phù hơp

đặc điểm tình hình của đia

phương trong giai đoan

hiên

nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực ở Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang.

4. Giả thuyết khoa học

Chất lượng hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của thành phố Tuyên Quang trong những năm gần đây tuy đã được nâng lên song chưa đáp ứng được theo định hướng phát triển nguồn nhân lực, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là do việc quản lí hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị còn nhiều hạn chế bất cập. Nếu có một hệ thống các biện pháp quản lí phù hợp, trên một cơ sở khoa học vững chắc thì chất lượng bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở sẽ được nâng cao.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực.

5.2. Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

6. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của Bí thư Đảng bộ thành phố Tuyên Quang được xác định trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 12, đó là năng lực lý luận và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong

thời kỳ mới.

- Số liệu được lấy từ năm 2014 đến năm 2016.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp tổng quan lí luận để tìm hiểu tình hình nghiên cứu và khai thác tư liệu về quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở.

- Phương pháp lịch sử - logic để kế thừa các thành tựu lí luận qua các kết quả nghiên cứu đã có và xác định cách tiếp cận khoa học về quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết để xác định các khái niệm và quan điểm cơ bản về quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực..

- Phương pháp khái quát hóa để xây dựng khung lí thuyết phù hợp với tên đề tài nghiên cứu là quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Chúng tôi xây dựng các mẫu phiếu khảo sát dành cho cán bộ lãnh đạo quản lý để tìm hiểu nhu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ và thực trạng quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Qua thực tiễn nhiều năm công tác và giảng dạy tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành phố, qua thực tiễn phụ trách, quản lý các lớp bồi dưỡng tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị, rút ra được những ưu điểm, hạn chế, khó khăn về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt để từ đó đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng lý luận chính trị.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Nghiên cứu các Kế hoạch bồi dưỡng lý luận chính trị của Thành ủy, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành phố, rút ra những ưu điểm, hạn chế khó khăn về công tác bồi dưỡng lý luận chính trị, từ đó đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng lý luận chính trị.

- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia

Xin tư vấn thêm từ các chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực bồi dưỡng lý luận chính trị và quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị để tham khảo; đồng thời để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.

7.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin

Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu điều tra.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các đề xuất, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang theo định hướng phát triển nguồn nhân lực.

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang theo định hướng phát triển nguồn nhân lực.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC


1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về giáo dục tư tưởng chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là một nội dung giáo dục quan trọng, nhằm giúp các trường chính trị tỉnh, thành phố thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện về phẩm chất và năng lực (nhân cách) cho người học. Khi còn sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém...” [17, tr.72]. Từ quan điểm đó Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục tư tưởng chính trị thông qua học tập lý luận chính trị trong các nhà trường như: “...Mỗi cán bộ, đảng viên phải học lý luận, phải đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế” [17, tr.73].

Khi bàn về mục tiêu giáo dục, GS. Viện sĩ Phạm Minh Hạc - nhà Tâm lý học hàng đầu nước ta nêu rõ “Trang bị cho mọi người những tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạo đức nhân văn, kiến thức pháp luật văn hóa xã hội. Hình thành cho mọi công dân có thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin, đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc với mọi hiện tượng xảy ra xung quanh tổ chức tốt giáo dục thế hệ trẻ, giúp họ để mọi người tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành quy định, nỗ lực học tập rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước" [13, tr.40].

Dưới góc độ nghiên cứu về giáo dục lý luận chính trị, các biện pháp giáo dục lý luận chính trị cho học viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp của học viên các khoá học tại Học Viện Chính trị - Hành chính Quốc gia công bố, chẳng hạn như: “Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ chủ chốt cơ sở xã, phường, thị trấn ở trường Chính trị Lê Duẩn trong giai đoạn hiện nay” (luận văn Thạc sỹ, 2007 - Hoàng Đức Dinh) [10].

Khai thác dưới góc độ phối hợp các lực lượng giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng biện pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Thái Nguyên đó là công trình nghiên cứu mang tên: “Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên” (luận văn Thạc sĩ, 2009-Chu Mạnh Cường) [9].

Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu về công tác quản lý giáo dục LLCT khác như: “Quan hệ giữa lý luận và chính trị" của Nguyễn Thế Phấn [19]; Đào Duy Tùng, “Một số vấn đề về công tác tư tưởng” [28]; “Mấy vấn đề trong công tác lý luận" của Đỗ Nguyên Phương [20]; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của năng lực trí tuệ và lý luận" của Trần Đình Huỳnh [15].

Nhìn chung, những công trình trên đã nghiên cứu sâu sắc về đổi mới công tác giáo dục LLCT cho người làm công tác giảng dạy hoặc người cán bộ lãnh đạo chủ chốt, nhưng chưa đề cập đến đối tượng là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực. Như vậy, Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho các cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực là mảng đề tài cần được quan tâm nghiên cứu.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý

Quản lý là một hoạt động bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động trong một tổ chức nhất định. Sự phân công, hợp tác lao động đó nhằm đạt hiệu quả và năng suất lao động cao hơn, do vậy cần có người đứng đầu, chỉ huy, phối hợp để điều hành, kiểm tra, điều chỉnh. Chính vì vậy, người ta quan niệm quản lý là một thuộc tính lịch sử vì nó phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người, thường xuyên biến đổi, nó là hiện tượng xã hội xuất hiện sớm.

Theo Đại từ điển tiếng Việt, quản lý là: “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, một cơ quan: quản lý lao động, quản lý cán bộ, quản lý công

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí