quyết định của hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục. Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
1.2.3. Bồi dưỡng giáo viên tiểu học
Bồi dưỡng với ý nghĩa nhằm phát triển, nâng cao nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp.
Tác giả Nguyễn Minh Đường quan niệm: "Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu đã học hoặc đang lạc hậu trong cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng chứng chỉ".
Bồi dưỡng thực chất là quá trình cập nhật bổ sung tri thức, kỹ năng để nâng cao trình độ trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn nào đó qua hình thức bồi dưỡng nào đó. Mục đích bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ sẵn có nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc đang làm (không nhằm mục đích đổi nghề).
Trong GD&ĐT theo nghĩa rộng: Bồi dưỡng được hiểu là một dạng đào tạo phi chính quy, về bản chất thì bồi dưỡng là một con đường của đào tạo và người được bồi dưỡng được hiểu là những người đang đương nhiệm trong các cơ quan, ví dụ như: Cơ quan giáo dục hay trong các nhà trường, cán bộ các xã thị trấn, khu dân cư…
Quá trình bồi dưỡng chính là quá trình tổ chức và thực hiện những tương tác qua lại giữa các thành tố cấu tr c, trong đó chủ thể chuyên môn đóng vai trò chủ đạo, nhằm làm cho đối tượng bồi dưỡng hoạt động tích cực, qua đó nâng cao năng lực và phẩm chất, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Quá trình bồi dưỡng thể hiện quan điểm giáo dục hiện đại đó là: "Đào tạo liên tục và học tập suốt đời".
Tóm lại: Bồi dưỡng chính là quá trình bổ sung "bồi đắp" những thiếu hụt về tri thức, kỹ năng và thái độ, cập nhật cái mới trên cơ sở "nuôi dưỡng" những cái cũ còn phù hợp để mở mang có hệ thống những tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ, làm giàu
vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả lao động. Bồi dưỡng là sự tiếp nối quá trình đào tạo chứ không phải là khởi đầu; cũng có khi bồi dưỡng lại tạo ra tiền đề và tiêu chuẩn cho quá trình đào tạo chính quy ở bậc cao hơn về trình độ chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể.
Từ cách tiếp cận hoạt động bồi dưỡng, học viên cho rằng: Bồi dưỡng giáo viên tiểu học là những tác động có tổ chức, có kế hoạch của các chủ thể, lực lượng sư phạm tới giáo viên tiểu học, tạo cơ hội cho họ tham gia vào các hoạt động dạy học - giáo dục, nghiên cứu khoa học để cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ, bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp, nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực sư phạm của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực - 1
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực - 2
- Giáo Viên Và Đội Ngũ Giáo Viên Tiểu Học
- Quản Lí Hoạt Động Bồi Dưỡng Đội Ngũ Giáo Viên Âm Nhạc Th Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
- Quản Lí Các Điều Kiện Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Đảm Bảo Cho Hoạt Động Bồi Dưỡng
- Thực Trạng Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Âm Nhạc Th Quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Mục tiêu bồi dưỡng giáo viên tiểu học nhằm bổ sung, phát triển, hoàn thiện tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng và những phẩm chất bảo đảm cho con người đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ giáo dục và dạy học ở trường tiểu học.
Nội dung bồi dưỡng giáo viên tiểu học bao gồm: Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, bồi dưỡng đảm bảo về chất lượng giáo viên là nội dung chủ yếu, trọng tâm.
Phương thức bồi dưỡng giáo viên tiểu học được thực hiện bằng sự phối hợp nhiều cách thức, biện pháp khác nhau của chủ thể quản lí. Do sự phong phú về nội dung phát triển và đặc điểm giáo viên tiểu học nên các cách thức, biện pháp bồi dưỡng giáo viên tiểu học cũng rất đa dạng; bao gồm cả những tác động từ các chủ thể trực tiếp, gián tiếp và cả những tác động từ chính giáo viên.
1.2.4. Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc tiểu học theo định hướng phát triển năng lực
1.2.4.1. Khái niệm năng lực
Theo quan điểm của những nhà tâm lí học,năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lí của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân và đóng một vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có.
Tâm lí học chia năng lực thành các dạng khác nhau đó là năng lực chung và năng lực chuyên môn. Năng lực chung và năng lực chuyên môn có quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, năng lực chung là cơ sở của năng lực chuyên môn, nếu chúng càng phát triển thì năng lực chuyên môn càng dễ thành đạt được.
Năng lực còn được hiểu theo một cách khác, năng lực là tính chất tâm sinh lí của con người chi phối quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo tối thiểu là cái mà người đó có thể dùng khi hoạt động. Thực tế cuộc sống có một số hình thức hoạt động như nghệ thuật, khoa học, thể thao... Những hình thức mà chỉ những người có một số năng lực nhất đinh mới có thể đạt kết quả.
Bản chất của năng lực được xem xét trên một số khía cạnh sau:
- Năng lực là sự khác biệt tâm lí của cá nhân người này khác người kia, nếu một sự việc thể hiện rõ tính chất mà ai cũng như ai thì không thể nói về năng lực.
- Năng lực chỉ là những khác biệt có liên quan đến hiệu quả việc thực hiện một hoạt động nào đó chứ không phải bất kỳ những sự khác nhau cá biệt chung chung nào.
- Năng lực con người bao giờ cũng có mầm mống bẩm sinh tuỳ thuộc vào sự tổ chức của hệ thống thần kinh trung ương, nhưng nó chỉ được phát triển trong quá trình hoạt động phát triển của con người, trong xã hội có bao nhiêu hình thức hoạt động của con người thì cũng có bấy nhiêu loại năng lực, có người có năng lực về dạy văn, toán.., có người có năng lực về ca, múa, nhạc, có người có năng lực về thể thao...
Do đó khi xem xét kết quả công việc của một người cần phân tích rõ những yếu tố đã làm cho cá nhân hoàn thành công việc, người ta không chỉ xem cá nhân đó làm gì, kết quả ra sao mà còn xem họ làm như thế nào, chính năng lực thể hiện ở chỗ người ta làm tốn ít thời gian, ít sức lực của cải vật chất mà kết quả lại tốt. Từ đó có thể nêu khái niệm năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lí độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó nhanh chóng đạt kết quả.
Theo đó, có thể hiểu: năng lực dạy học môn âm nhạc của giáo viên là sự
thực hiện có hiệu quả các yêu cầu, nhiệm vụ dạy học của môn học, góp phần thực hiện mục tiêu dạy học của cấp học.
1.2.4.2. Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc tiểu học theo định hướng phát triển năng lực
Hoạt động bồi dưỡng là những hoạt động truyền thụ kiến thức, huấn luyện kỹ năng nhằm gi p người học làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Hoạt động bồi dưỡng gắn liền với cơ sở giáo dục, bồi dưỡng trong hệ thống các cơ sở giáo dục, bồi dưỡng. Khâu cốt lõi của hoạt động bồi dưỡng là hoạt động dạy - học các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo về nghề nghiệp. Hoạt động BD bao quát nhiều nội dung, trong đó có một số nội dung then chốt như: Mục tiêu, kế hoạch BD; nội dung BD; hoạt động dạy và học; nhân lực; đối tượng BD; cơ sở vật chất - kỹ thuật. Mỗi nội dung này có những tính chất, đặc điểm riêng biệt và có những tác động khác nhau đến kết quả của quá trình bồi dưỡng, đồng thời giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.
Như vậy, "Quản lí hoạt động bồi dưỡng đó là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có định hướng của các chủ thể quản lí giáo dục và quản lí (cơ sở giáo dục) đến các đối tượng bồi dưỡng, thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra/ đánh giá và huy động có hiệu quả các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả nhằm: Trang bị, bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc; Thay đổi thái độ và hành vi; Nâng cao hiệu quả thực hiện công việc; Hoàn thành những mục tiêu của cá nhân và tổ chức."
Theo cách tiếp cận trên, có thể hiểu: Quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học theo định hướng phát triển năng lực là những tác động thường xuyên, liên tục của các chủ thể quản lí thông qua hoạt động tổ chức bồi dưỡng có tính hệ thống, tiếp cận tới toàn thể đội ngũ giáo viên nhằm hoàn thiện tri thức, kỹ năng, phương pháp sư phạm, hệ giá trị và nâng cao phẩm chất, nghề nghiệp sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn dạy học - giáo dục học sinh ở các nhà trường tiểu học.
Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc tiểu học theo định hướng phát triển năng lực có những đặc trưng cơ bản sau:
Mục đích quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc tiểu học theo định hướng phát triển năng lực nhằm hoàn thiện các nhân tố nền tảng của năng lực dạy học, giáo dục, nghiên cứu khoa học ở người giáo viên.
Nội dung quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc tiểu học theo định hướng phát triển năng lực là toàn diện, bao gồm công tác tổ chức các hoạt động bồi dưỡng: Tri thức, kỹ năng, tư duy sư phạm, hệ giá trị nghề nghiệp, chuẩn mực đạo đức của người giáo viên.
Phương thức quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc tiểu học theo định hướng phát triển năng lực được thực hiện thông qua quá trình tập huấn, chuẩn hóa, kết hợp với tổ chức các hoạt động sư phạm khác nhằm bồi dưỡng, chuẩn hóa cho đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
Chủ thể quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc tiểu học theo định hướng phát triển năng lực là cán bộ quản lí giáo dục, các lực lượng sư phạm tiến hành hoạt động bồi dưỡng, trong đó các lực lượng sư phạm giữ vai trò chủ đạo để tiến hành hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Bên cạnh đó, sự nỗ lực tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học đóng vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng.
Đối tượng quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc tiểu học theo định hướng phát triển năng lực là giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn nghề nghiệp hoặc còn hạn chế ở một số tiêu chí theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, qui định của Nhà nước.
1.3. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học theo định hướng phát triển năng lực
1.3.1. Đặc điểm, yêu cầu bồi dưỡng giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực
Ở cấp tiểu học, dạy học Âm nhạc giúp HS nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc, có đời sống tinh thần phong phú, hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp; Bước đầu trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức hoạt động, từ đó hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác; Bước
đầu hình thành năng lực âm nhạc dựa trên kiến thức và kỹ năng âm nhạc phổ thông, hình thành năng lực tự chủ và tự học; Bước đầu làm quen với sự đa dạng của thế giới âm nhạc, các giá trị âm nhạc truyền thống; Bước đầu phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Yêu cầu cần đạt thông qua dạy học Âm nhạc, HS cần hình thành và phát triển được cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc; có ý thức trân trọng, bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; đồng thời hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp, những năng lực cốt lõi chung như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, HS cần hình thành và phát triển được năng lực âm nhạc, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc, bao gồm các thành phần sau: Thể hiện âm nhạc; Cảm thụ âm nhạc; Phân tích và đánh giá âm nhạc; Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc.
Nội dung day học môn Âm nhạc bao gồm những kiến thức và kỹ năng về hát, chơi nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Thời lượng dạy học ở mỗi lớp là 35 tiết/ năm học.
hương pháp dạy học âm nhạc tiểu học hương tới phát triển cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc. Các hoạt động học tập phù hợp với sở thích và nhận thức của HS: nghe nhạc, vận động, chơi các trò chơi, kể chuyện,... Cần thiết kế các hoạt động trải nghiệm và khám phá âm nhạc, được tích hợp thông qua nhiều nội dung và hoạt động. Ở lớp 1, lớp 2, lớp 3, HS chỉ đọc nhạc theo ký hiệu bàn tay. Từ lớp 4 trở lên, cần kết hợp hai kỹ năng: đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay và đọc nhạc theo kí hiệu ghi nhạc.
Người giáo viên âm nhạc tiểu học có một tầm quan trọng đặc biệt, giúp học sinh bước đầu làm quen với kiến thức âm nhạc phổ thông, sự đa dạng của thế giới âm nhạc và các giá trị âm nhạc truyền thống; hình thành một số kĩ năng âm nhạc ban đầu; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi; góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn
đề và sáng tạo). Do vậy nhiệm vụ hàng đầu của giáo viên âm nhạc TH là dạy học, điều ấy đòi hỏi họ phải nắm vững kiến thức âm nhạc và cách thức truyền đạt, đồng thời nắm vững con đường, cách thức của sự hình thành trí tuệ và nhân cách trẻ, định hướng thúc đẩy sự phát triển đó.
Với vai trò chất lượng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH là một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục môn âm nhạc và phụ thuộc vào công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc. Trong đó công tác bồi dưỡng thường xuyên có ý nghĩa đào tạo tiếp tục là một yêu cầu không thể thiếu được sau đào tạo, việc bồi dưỡng thường xuyên còn mang ý nghĩa đào tạo lại, cung cấp cho giáo viên âm nhạc TH những kiến thức mới, tạo cho họ có khả năng tiếp cận sự phát triển của khoa học giáo dục, để vận dụng vào công tác giảng dạy và giáo dục học sinh trong giáo dục toàn diện học sinh tiểu học.
1.3.2. Nội dung bồi dưỡng giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực
Bồi dưỡng GV âm nhạc tiểu học theo định hướng phát triển năng lực bao gồm nhiều năng lực các năng lực chung và năng lực riêng của môn học. Đối với năng lực riêng của môn học, một số năng lực cụ thể như sau:
Bồi dưỡng năng lực thực hiện quy trình dạy học Âm nhạc cho GV tiểu học:
Nghe: nghe tiết tấu, mẫu âm, nét nhạc, bài hát, bản nhạc,...hoặc thưởng thức tiết mục âm nhạc.
Đọc: đọc thành tiếng hoặc không thành tiếng (đọc hiểu, đọc thầm) các văn bản ghi chép nhạc.
Tái hiện (lặp lại): hát, đọc nhạc hoặc chơi nhạc cụ để mô phỏng, lặp lại nguyên vẹn (bắt chước) các câu hát, tiết tấu, mẫu âm, nét nhạc; thị tấu khi hát hoặc chơi nhạc cụ,...
hản ứng: biểu lộ cảm xúc, thái độ trước những tác động của âm nhạc. Sáng tạo: biến tấu, ứng tác, trình bày ý tưởng hoặc tạo ra sản phẩm âm nhạc.
Trình diễn: trình bày kết quả luyện tập hoặc biểu diễn âm nhạc trước mọi người, với kỹ thuật phong phú và sự biểu cảm về âm nhạc.
Phân tích, đánh giá: sử dụng hiểu biết về âm nhạc để phân tích và đánh giá về kĩ năng âm nhạc, kỹ năng trình diễn âm nhạc của bản thân và người khác.
Ứng dụng: sử dụng kiến thức, kỹ năng âm nhạc đã tích luỹ được vào thực tiễn cuộc sống.
Bồi dưỡng năng lực đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc cho GV tiểu học, bao gồm ứng dụng, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực; ứng dụng và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học âm nhạc và đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc, thực hiện hiệu quả mục tiêu môn học.
Bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả dạy học âm nhạc phù hợp với mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt đối với mỗi nhóm lớp. Việc đánh giá mức độ đạt yêu cầu phát triển phẩm chất trong môn Âm nhạc chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, nhận xét về hành vi, thái độ, tình cảm của học sinh khi tham gia các hoạt động âm nhạc. Việc đánh giá kỹ năng thực hành âm nhạc chủ yếu bằng định lượng. Bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả dạy học âm nhạc phù hợp với đặc trưng môn học: Tập trung đánh giá các thành phần của năng lực âm nhạc mà môn học có nhiệm vụ hình thành, phát triển ở học sinh. Chú trọng đánh giá các kĩ năng thực hành: hát (đơn ca, song ca, tốp ca), chơi nhạc cụ (độc tấu, hoà tấu) đọc nhạc, biểu diễn,.. Bồi dưỡng năng lực đánh giá sản phẩm kết hợp đánh giá quá trình, coi trọng sự tiến bộ của HS về năng lực âm nhạc và ý thức học tập.
Mặt khác giáo viên âm nhạc tiểu học là bộ phận của giáo viên tiểu học, năng lực dạy học âm nhạc là bộ phận năng lực dạy học của giáo viên tiểu học. Do đó, cần bồi dưỡng các năng lực chung của người giáo viên tiểu học, đó là các năng lực theo Chuẩn nghề nghiệp: Đối với cấp tiểu học, bồi dưỡng giáo viên TH là bồi dưỡng kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng sư phạm năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, đáp ứng dạy học các môn học từ lớp một đến lớp 5 theo yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đáp ứng các yêu cầu của đối tượng học sinh, yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu hội nhập.
Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học [12] gồm ba lĩnh vực lớn: phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; kiến thức và kỹ năng sư phạm của GV.Cụ