Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885 - 2

quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế xã hội trên từng địa bàn lãnh thổ góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Nghiên cứu truyền thống quốc phòng, an ninh nói chung, bảo vệ biển nói riêng dưới triều Nguyễn sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn nữa những vấn đề lịch sử và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong truyền thống giữ nước. Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu việc tổ chức và hoạt động bảo vệ quốc gia trên biển, trực tiếp là hệ thống phòng thủ vùng biển dưới triều Nguyễn có ý nghĩa thời sự, khoa học và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.

Qua quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu tại miền Trung, tác giả đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ biển dưới thời Nguyễn và đã nghiên cứu, bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ liên quan đến đề tài vào năm 2006. Từ đó đến nay tác giả tiếp tục có những nghiên cứu công bố trên các tạp chí chuyên ngành, các hội thảo quốc gia và quốc tế về chủ đề biển đảo. Với mong muốn mở rộng và nghiên cứu đầy đủ hơn về công cuộc bảo vệ vùng biển dưới triều Nguyễn, được sự khuyến khích của cán bộ hướng dẫn, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885” để làm luận án tiến sĩ.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở trong nước

2.1.1. Giai đoạn trước 1975

Thư tịch cổ của Việt Nam sớm đề cập đến vùng biển Việt Nam tuy nhiên việc nghiên cứu về vùng biển Việt Nam thì phải đến những năm đầu thế kỷ XX, với một số bài viết đề cập đến những vấn đề liên quan trong tạp chí Những người bạn cố đô Huế. Ở tạp chí này, một số bài viết giới thiệu các tư liệu liên quan đến quá trình xâm nhập của phương Tây vào Việt Nam. Đáng chú ý là các bài viết của L. Cadière,

H. Cosserat, R. Morinneau… và đặc biệt là bản dịch các bài về Những ghi chú về thiết lập nền bảo hộ Pháp ở An Nam của một tác giả khuyết danh do Lê Thanh Cảnh dịch (từ chữ Hán sang tiếng Pháp), công bố trên 5 số trên tạp chí từ năm 1928 đến 1837 [19]-[23],...

Giai đoạn từ 1945-1975, có những nghiên cứu đáng chú ý như tác phẩm Les archipels de Hoang Sa et de Truong Sa selon les anciens ouvrages Vietnamiens

d'histoire et de ge'ographie của Võ Long Tê năm 1974. Năm 1975, nhóm nghiên cứu Sử Địa (Sài Gòn) công bố số 29, Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa. (Đầu năm 2015 đặc khảo này đã được tái bản với nhan đề “Đặc khảo về Hoàng Sa - Trường Sa, biển Đông và chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” do Nguyễn Nhã chủ biên). Đặc khảo này có nhiều bài viết giá trị của các tác giả Hoàng Xuân Hãn, Sơn Hồng Đức, Trần Thế Đức, Nguyễn Nhã, Lam Giang, Lãng Hồ… cung cấp nhiều tư liệu và luận cứ khoa học khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa được người Việt xác lập chủ quyền từ nhiều thế kỷ trước.

2.1.2. Giai đoạn từ 1975 đến nay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Sau 1975, việc nghiên cứu chú trọng nhiều về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa, lịch sử thủy quân và lịch sử chống ngoại xâm. Năm 1979 có tác phẩm Hoàng Sa - quần đảo Việt Nam của Văn Trọng. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bộ phận lãnh thổ Việt Nam, NXB Sự thật, 1981. Năm 1982 Bộ Ngoại giao Việt Nam ấn hành cuốn Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: Lãnh thổ Việt Nam. Điểm nổi bật của các công trình này là công bố những tài liệu về Hoàng Sa – một bộ phận không thể tách rời của Việt Nam. Năm 1983, các tác giả Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hùng có tác phẩm Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm với rất nhiều đóng góp về lĩnh vực thủy quân trong lịch sử dân tộc, tuy vậy cuốn sách này chỉ nghiên cứu đến thời Tây Sơn [191]. Năm 1988, tác giả Vũ Phi Hoàng có cuốn Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- lãnh thổ Việt Nam (NXB Quân đội Nhân dân) [87]. Ra đời ngay sau thời điểm sự kiện Gạc Ma bị Trung Quốc đánh chiếm có sách Huyện đảo Trường Sa của NXB Tổng hợp Phú Khánh, 1988 [91]. Cũng trong năm 1988, Nguyễn Q. Thắng có cuốn Hoàng Sa, Trường Sa (nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1988, năm 2002 được bổ sung và tái bản với tên “Hoàng Sa, Trường Sa – lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế”) [182]. Năm 1995, Lưu Văn Lợi có công trình Cuộc tranh chấp Việt Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (NXB Công an Nhân dân) [104]. Nhìn chung những công trình trên vừa cung cấp tư liệu, vừa phân tích tính pháp lý về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Năm 1995, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia mã số BĐHĐ 01 về lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Nguyễn Quang Ngọc làm chủ

nhiệm được thực hiện thành công với nhiều đóng góp trong tiến trình nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa đặc biệt ở góc độ bản đồ, tài liệu thư tịch cổ trong nước và tư liệu phương Tây. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được xuất bản năm 2002 [118]. Năm 2003, Nguyễn Nhã bảo vệ luận án Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, với những bằng chứng chứng minh quá trình chiếm hữu thực sự, hoà bình và thực thi liên tục của các Nhà nước quân chủ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa [124]. Đầu năm 2008 các tác giả Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, Lê Minh Nghĩa, Từ Đặng Minh Thu, Vũ Quang Việt có tác phẩm Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam tổng hợp các bài viết và tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa [125].

Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885 - 2

Gần đây khi vấn đề chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông nổi lên, việc nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa được đặc biệt quan tâm. Đến nay có khá nhiều công trình viết về Biển Đông và hải đảo cũng như phòng thủ biển ở Việt Nam trong lịch sử. Tiêu biểu có một số đề tài: Đề tài cấp Bộ Hệ thống công trình phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn (1802-1885) do tác giả Đỗ Bang làm chủ nhiệm, đã xuất bản năm 2011 [7]. Ở công trình này tác giả nghiên cứu về hệ thống phòng thủ cả vùng núi và vùng biển miền Trung. Đề tài khoa học cấp thành phố Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam với huyện đảo Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng do Trần Đức Anh Sơn làm chủ nhiệm (2011) đã hệ thống các tư liệu thành văn, tư liệu cổ, bản đồ… các công trình, bài viết trong và ngoài nước liên quan đến Hoàng Sa và biển đảo Việt Nam [163]. Sau công trình nghiên cứu về Font tư liệu nói trên, Trần Đức Anh Sơn tiếp tục nghiên cứu và công bố nhiều bài viết về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa trong đó đáng chú ý là những bài viết liên quan đến những bản đồ cổ. Tháng 9.2014, Trần Đức Anh Sơn công bố 3 cuốn sách về Hoàng Sa – Trường Sa và tàu thuyền thời Nguyễn gồm: Tàu thuyền và ngành đóng thuyền ở Việt Nam thời Nguyễn [164], Tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa [165], Hoàng Sa - Trường Sa, tư liệu và quan điểm của học giả quốc tế [166]. Các công trình trên có đóng góp đáng kể trong tiến trình nghiên cứu về biển đảo Việt Nam nói chung đặc biệt ở mảng tư liệu và bản đồ cổ.

Từ đầu năm 2012 đến cuối năm 2014, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế chủ trì thực hiện đề tài khoa học “Tổ chức và hoạt động bảo vệ biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802-1885”. Đề tài do Đỗ Bang làm chủ nhiệm, mã số IV4-2011.10 (02/2012/IV/HĐ-KHXH) thuộc Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nafosted). Ở đề tài trên chúng tôi thực hiện các nội dung: “Hệ thống các công trình phòng thủ ở các cửa biển miền Trung dưới triều Nguyễn”, “Chống ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền biển đảo”, “Cứu hộ, cứu nạn”. Bên cạnh đó, chúng tôi nghiên cứu các phần chống cướp biển (phần miền Trung), vẽ bản đồ, vận tải biển, kiểm soát tàu thuyền.

Những năm gần đây có nhiều cuốn sách liên quan đến Biển Đông nói chung được xuất bản như Đinh Kim Phúc, Hoàng Sa – Trường Sa, luận cứ và sự kiện [129]. Nguyễn Văn Kim (chủ biên), Người Việt với biển [96]. Trần Công Trục, Dấu ấn Việt trên Biển Đông [187]. Vũ Hữu San, Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa, Trường Sa [160]. Nguyễn Đình Đầu, Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa [74]. Nguyễn Ngọc Trường, Về vấn đề Biển Đông [188]. Điểm nổi bật của các công trình trên là tiếp tục công bố những tài liệu, bản đồ và phân tích cơ sở pháp lý của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Trong đó, cuốn Người Việt với biển là tập hợp những nghiên cứu về biển trong lịch sử, văn hóa, giao thương của người Việt ở trong nước và với bên ngoài. Năm 2013, Ủy ban Biên giới Quốc gia đã tuyển chọn và in Tuyển tập các Châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa [13]. Tuyển tập đã công bố các bản gốc Châu bản triều Nguyễn từ năm Minh Mạng 11 (1830) đến năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Các Châu bản được phiên dịch sang các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, ngoài bản gốc là chữ Hán… đã cung cấp những tư liệu quý, góp phần khẳng định quá trình thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tháng 5 năm 2014, Viện nghiên cứu Hán Nôm xuất bản sách Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông [190]. Đây là cuốn sách công bố nhiều tư liệu Hán Nôm gồm các sách địa chí, bản đồ cổ, văn bản hành chính, sách chính sử nhà Nguyễn.... có ghi chép về Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển Việt Nam trong lịch sử. Tuy nhiên, một số ý kiến đã góp ý cho thấy

công trình trên đã có những sai sót trong dịch thuật, hạn chế trong việc làm văn bản học và nhầm lẫn trong việc đưa vào một số bản đồ không phản ánh đúng quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa mà thực chất là những dải cát ven biển miền Trung làm giảm giá trị khoa học của công trình [192]. Cũng trong tháng 5.2014, sách Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo tổ quốc thế kỷ XIX do Đỗ Bang chủ biên được xuất bản là cuốn sách có liên quan trực tiếp đến đề tài [9]. Cuốn sách cung cấp cho người đọc cái nhìn khách quan về Triều Nguyễn – với tư cách là triều đại quản lý lãnh thổ, lãnh hải rộng lớn, trong đó nhấn mạnh đến thành tựu khai thác và quản lý Hoàng Sa. Cũng trong cuốn sách này, chúng tôi thực hiện phần “Hệ thống phòng thủ cảng biển miền Trung trong cuộc kháng chiến chóng ngoại xâm dưới triều Nguyễn (1858-1883)”.

Trong thời gian qua, một số các cuộc tọa đàm, hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế liên quan đến Biển Đông được tổ chức. Đó là các hội thảo quốc gia: Luận cứ khoa học về lịch sử, địa lý và pháp lý chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa diễn ra tại Hà Nội năm 1996. Năm 2009, tại TPHCM có tọa đàm Biển Đông và hải đảo Việt Nam. Cũng trong năm 2009, tại Hà Nội có hội thảo quốc tế Biển Đông: hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực. Tháng 11 năm 2011, Hội Luật gia Việt Nam, Học viện Ngoại giao đồng phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba về Biển Đông với chủ đề Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực tại Hà Nội. Tháng 12.2012, tại Đà Nẵng có hội thảo quốc gia: Hợp tác Biển Đông – lịch sử và triển vọng. Tháng 11.2013, tại Hà Nội tiếp tục tổ chức hội thảo Biển Đông lần thứ 5 có cùng chủ đề với hội thảo năm 2009 là Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và phát triển trong khu vực. Tháng 12.2013, hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo tổ quốc vào thế kỷ XIX (đã xuất bản [9]). Tháng 6.2014, hội thảo khoa học quốc tế Hoàng Sa – Trường Sa: sự thật lịch sử được tổ chức tại Đà Nẵng... Tại các cuộc hội thảo, tọa đàm quốc gia, quốc tế nói trên đã có nhiều tham luận, bài viết về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nhiều tư liệu lịch sử, các bản đồ giá trị được công bố…

Gần đây chủ đề Biển Đông trở thành mối quan tâm của nhiều người, từ giới chính trị, quân sự đến những người nghiên cứu. Vì vậy việc nghiên cứu và công bố

tài liệu lịch sử về vùng biển Việt Nam rất được quan tâm. Nhiều bài báo và tư liệu được công bố, các đề tài khoa học được triển khai đã đem đến nhiều thông tin quý giá về một phần lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc. Nhiều cơ quan thông tấn báo chí đã đăng tải các bài viết liên quan đến chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa. Đáng chú ý như: Tạp chí Khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội số 3. 1998, công bố những nghiên cứu về Hoàng Sa – Trường Sa từ kết quả của đề tài cấp nhà nước. Tạp chí Nghiên cứu & Phát Triển (Sở KHCN Thừa Thiên Huế) cho đăng chuyên san về Biển Đông (số 4 (75) 2009) và gần đây là chuyên đề sử liệu về Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư Giáp Ngọ niên bình Nam đồ (số 2 (109), 2014) [168]. Trong những năm qua tạp chí này đã công bố nhiều các bài viết liên quan đến Biển Đông của các tác giả như Phạm Hoàng Quân [131]-[137], Nguyễn Duy Chính [55], [56]… Tháng 7 năm 2014, tạp chí Xưa & Nay đã ra số đặc khảo về Hoàng Sa… công bố các bài viết của các nhà nghiên cứu có uy tín. Các tạp chí như Nghiên cứu Lịch sử, Lịch sử Quân sự, Xưa & Nay, Nghiên cứu Đông Nam Á, Huế xưa & nay,

… trong những năm qua đã đăng nhiều bài viết liên quan đến Hoàng Sa – Trường Sa và các nội dung liên quan đến đến đề tài của các tác giả Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Văn Kim, Đỗ Bang, Nguyễn Văn Đăng, Trần Đức Anh Sơn, Phạm Hoàng Quân, Nguyễn Thanh Lợi, Hoàng Anh Tuấn, Lê Thị Toán…

Bên cạnh nhiều công trình nghiên cứu về biển đảo nói chung, Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng còn có một số luận án, luận văn nghiên cứu về công tác phòng thủ và hoạt động chống ngoại xâm dưới triều Nguyễn, tiêu biểu như luận văn của Lưu Anh Rô về Đà Nẵng trong buổi đầu chống xâm lược Pháp (1858-1860) chủ yếu nói về quá trình tổ chức bố phòng và cuộc kháng chiến chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha trong những năm 1858-1860 [158]. Luận án của Lưu Trang với đề tài Phố cảng Đà Nẵng từ năm 1802 đến năm 1860, đã dành một phần nghiên cứu về cuộc kháng chiến của quan quân và nhân dân tại Đà Nẵng trong buổi đầu đánh Pháp [185]. Về công tác tổ chức phòng thủ tại Kinh đô và bờ biển, đáng lưu ý có luận văn của Lê Thị Toán về Hệ thống phòng thủ Kinh đô Huế của triều Nguyễn, 1802-1885 [175]. Luận văn Tổ chức và hoạt động phòng thủ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn, thời kì 1802-1858 của Lê Tiến Công [35]. Về tổ chức lực lượng phòng thủ


7

vùng biển có luận văn Thủy quân thời Nguyễn của Bùi Gia Khánh [97]. Luận văn Chính sách an ninh – phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX của Đinh Thị Hải Đường [80]. Ở luận văn này, tác giả Đinh Thị Hải Đường tập trung vào chính sách an ninh - phòng thủ biển của vua Nguyễn trong giai đoạn đầu và phạm vi nghiên cứu được mở rộng ra cả nước…

Nhìn chung từ 1975 đến nay, các nghiên cứu trong nước về lịch sử quân sự nói chung, và công tác bảo vệ đất nước dưới triều Nguyễn nói riêng được quan tâm khá nhiều với nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nhận diện về những nỗ lực xây dựng và bảo vệ đất nước của các triều đại phong kiến Việt Nam, trong đó có nhà Nguyễn.

2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài

Những ghi chép, nghiên cứu rời rạc có liên quan tới vùng biển Việt Nam trước năm 1945 trước tiên phải kể đến những người nước ngoài qua lại trên vùng Biển Đông và tới buôn bán tại Việt Nam. Các ghi chép, báo cáo, nhật ký của các giáo sĩ, thương nhân, quân nhân của các nước khác đến nước ta trước đây như: Xứ Đàng Trong của C. Borri [11], Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán (1695) [161], Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792 - 1793) của John Barrow [10]... Nhìn chung, các tài liệu trên đã đề cập tới vùng biển miền Trung với nhiều góc độ khác nhau như: địa lí - địa hình, kinh tế, chính trị, xã hội và hoạt động quân sự, ngoại giao…

Cuốn sách đầu tiên đề cập đến việc thực dân phương Tây xâm lược Việt Nam là công trình của Lé Opold Pallo được in tại Pháp năm 1864 với nhan đề “Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ năm 1861 [126]. Tác giả Lé Opold Pallo cũng là người trực tiếp tham chiến nên đã cung cấp nhiều tư liệu thực tế về cuộc chiến tại miền Trung và Nam kỳ. Tuy vậy, cuốn sách không tránh khỏi những cái nhìn thiên lệch của những kẻ xâm lược.

Nhiều công trình nghiên cứu của các học giả người Việt ở nước ngoài như Từ Đặng Minh Thu, Vũ Quang Việt, Nguyễn Duy Chính, các công trình dịch thuật của Ngô Bắc về các tư liệu của người nước ngoài có liên quan đến lịch sử thăm dò và xâm chiếm Việt Nam.

Liên quan đến quá trình ứng phó của các vua đầu triều Nguyễn đối với âm mưu xâm lược của phương Tây phải kể đến các luận án tiến sĩ của Trương Bá Cần bảo vệ năm 1963, Hoạt động ngoại giao của nước Pháp nhằm củng cố cơ sở tại


8

Nam Kỳ [24]. Luận án của Cao Huy Thuần, Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam 1857-1914 [184]. Luận án của Y. Tsuboi (Nhật Bản), Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa [178]… Các luận án này đều được bảo vệ tại Pháp, đã dịch và xuất bản, tái bản nhiều lần tại Việt Nam và được giới nghiên cứu đánh giá cao. Điều đặc biệt là các công trình trên đều đã khai thác, biên soạn công phu từ những tài liệu gốc của người Pháp lưu giữ lại văn khố bộ Ngoại giao, bộ Hải quân và Thuộc địa hay các thư viện lớn của Pháp. Các học giả phương Tây phải kể đến Marwyn S. Samyels, Tranh chấp Biển Đông. Monique Chemillier- Gendreau, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa [26]. Braice M. Claget, Những yêu sách và đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vựa bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong Biển Đông [27]. Philippe Devillers, Nước Pháp và người An Nam, bạn hay thù? [64]…

Nếu như các học giả phương Tây có những nghiên cứu khách quan về lịch sử chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì các học giả Trung Quốc lại ngụy biện trong các công trình của họ. Tiêu biểu trong các nghiên cứu của Trung Quốc về tư liệu cổ có liên quan đến Biển Đông là cuốn sách của Hàn Chấn Hoa cùng các cộng sự có tựa đề Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hối biên. Cuốn sách này tác giả trình bày tư liệu theo trình tự các triều đại Trung Quốc: Hán, Tam Quốc, Nam Bắc triều, Tùy, Ðường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Tuy nhiên nghiên cứu của họ bị các nhà nghiên cứu Việt Nam bác bỏ trong một loạt các công trình, tiêu biểu như của Hồ Bạch Thảo có công trình Phản biện lập luận của nhà nghiên cứu Hàn Chấn Hoa về lãnh vực sử địa cổ có liên quan đến Biển Ðông được đề cập trong tác phẩm Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hối biên. Tác giả Hồ Bạch Thảo đã phê phán Hàn Chấn Hoa rằng “Ông mượn các địa danh có sẵn trong lịch sử như Trướng Hải, Tiêu Thạch, Cửu Nhũ Loa Châu để gán cho đảo Hoàng Sa; hoặc Vạn Lý Trường Sa để gán cho quần đảo Trường Sa” [169]. Tác giả Phạm Hoàng Quân có chuyên khảo chi tiết về Những ghi chép liên quan đến biển Đông Việt Nam trong chính sử Trung Quốc. Ở công trình trên, Phạm Hoàng Quân đã trích dịch 25 bộ chính sử Trung Quốc để chứng minh trong suốt hơn 2000 năm quân chủ, Trung Quốc chưa bao giờ quản lý đất đai và hành chính tới những đảo xa hơn huyện Nhai của Hải Nam ngày nay. Họ chỉ quan niệm về vùng biển Đông Việt Nam như một


9

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023