3.2.4. Biện pháp 4: Kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực đảm bảo
tính khách quan và chính xác 71
3.2.5. Biện pháp 5. Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực 74
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 76
3.4. Điều kiện chung để thực hiện các biện pháp 78
3.5. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 79
Tiểu kết chương 3 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực - 1
- Giáo Viên Và Đội Ngũ Giáo Viên Tiểu Học
- Quản Lí Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Âm Nhạc Tiểu Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
- Quản Lí Hoạt Động Bồi Dưỡng Đội Ngũ Giáo Viên Âm Nhạc Th Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng các lớp bồi dưỡng và số lượng giáo viên tham gia bồi dưỡng 38
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát 50 CBQL, chuyên viên và giáo viên về nội dung chương trình bồi dưỡng đội ngũ GV âm nhạc TH 45
Bảng 2.3: Tổng hợp ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về mức độ sử dụng các biện pháp quản lí phương pháp bồi dưỡng (biểu hiện
ở tỉ lệ %) 48
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH
quận Long Biên, thành phố Hà Nội 80
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về mức độ khả thi các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội. 81
Bảng 3.3: Xác định hệ số tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ
giáo viên âm nhạct TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội 83
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm
nhạc TH 41
Biểu đồ 2.2: Thực trạng quản lí mục tiêu nội dung bồi dưỡng chuyên môn
cho giáo viên âm nhạc TH 42
Biểu đồ 2.3: Tổng hợp ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về sự cần
thiết của những nội dung cần bồi dưỡng cho GV âm nhạc TH 45
Biểu đồ 2.4: Tổng hợp ý kiến 50 CBQL, chuyên viên, GV về mức độ sử dụng các phương pháp bồi dưỡng 47
Biểu đồ 2.5: Tổng hợp ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về mức độ sử dụng các biện pháp quản lí phương pháp bồi dưỡng (biểu
hiện ở tỉ lệ %) 49
Biểu đồ 2.6: Tổng hợp ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về mức độ sử dụng các biện pháp quản lí việc KT, ĐG kết quả bồi dưỡng 50
Biểu đồ 2.7: Tổng hợp ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về mức độ
đáp ứng các điều kiện về CSVC, trang thiết bị 51
Biểu đồ 2.8: Tổng hợp ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố 52
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH 77
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhà giáo là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục. Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ vừa cơ bản vừa cấp thiết của mỗi nhà trường hiện nay. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8, khóa XI của Đảng ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TƯ, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo; đã chỉ rõ: tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, trong đó: Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục; Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi”, “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học”. Để thực hiện yêu cầu trên, cần chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lí và đạo đức nhà giáo, đảm bảo đội ngũ nhà giáo “đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lí”, là nhiệm vụ cấp thiết. Bên cạnh đó, bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập, phát triển kinh tế tri thức và kinh tế thị trường, yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện mục tiêu chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ giáo viên ở các nhà trường hiện nay.
Âm nhạc có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người, đặc biệt là đối với trẻ em. Nhà trường Phổ thông, với nhiệm vụ giáo dục thế hệ tương lai, kết hợp với giáo dục âm nhạc sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển toàn diện, hài hòa nhân cách của trẻ. Trong quá trình dạy và học môn Âm nhạc, hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH
có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần gi p GV phát huy và nâng cao năng lực học tập của HS. Từ đó có biện pháp giúp các em phát huy hết năng khiếu khi học bộ môn âm nhạc. Trong những năm gần đây, hoạt động dạy học môn âm nhạc trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được quan tâm và tạo điều kiện về cơ sở vật chất như phòng học bộ môn, các phương tiện dạy học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc...kết quả học tập môn học nói chung, phát triển về năng khiếu và thẩm mỹ âm nhạc nói riêng của HS trên địa bàn có nhiều phát triển, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường. Tuy nhiên, dạy và học môn Âm nhạc ở các trường TH hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, một trong những nguyên nhân cơ bản của hạn chế trên là do công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH ở các trường TH chưa nhận được nhiều sự quan tâm của chủ thể quản lí các cấp; nhận thức của một số chủ thể quản lí về môn học còn chưa thật sâu sắc, cho rằng môn âm nhạc là môn “phụ”, giáo viên âm nhạc chỉ góp một phần nhỏ trong các hoạt động dạy học của nhà trường nên “có gì dùng nấy” và chưa quan tâm nhiều đến chất lượng đội ngũ giáo viên âm nhạc; chưa ch trọng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên; hoạt động kiểm tra, giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên âm nhạc còn ít, chưa thật khoa học. Ngoài ra, cũng một phần từ nhận thức của xã hội và phụ huynh học sinh về bộ môn âm nhạc còn đơn giản, họ cũng chỉ cần con hoàn thành cho đủ yêu cầu còn lại thời gian tập trung cho việc học Toán, Tiếng Việt, coi đây là môn học mang tính chất ép buộc, giải trí nên chưa có sự đầu tư, theo dõi, kiểm tra, đối chiếu kết quả học tập của HS với chất lượng dạy học của GV.
Mặt khác nghiên cứu về vấn đề này đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước đề cập ở nhiều mức độ, khía cạnh khác nhau, ở các cấp học, bậc học khác nhau. Tuy nhiên nghiên cứu ở một địa bàn cụ thể, đối với một đối tượng cụ thể như đội ngũ giáo viên âm nhạc quận Long Biên, thành phố Hà Nội chưa có công trình nào đề cập trực tiếp và có hệ thống. Xuất phát từ những yêu cầu cả về mặt lí luận và thực tiễn trên, tác giả chọn hướng nghiên cứu với tên đề tài: “Quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng và nguồn lực của đội ngũ giáo viên âm nhạc TH đáp ứng dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH trong khoảng 3 năm gần nhất trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển đội ngũ giáo viên âm nhạc đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực.
5.3. Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài; Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài; lựa chọn những khái niệm, luận điểm cơ bản làm cơ sở lí luận cho đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự
đoán những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, tổng hợp các cơ sở lí luận xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Quan sát, tọa đàm, trao đổi về nội dung quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực.
Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với các khách thể điều tra về quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực.
hương pháp lấy ý kiến chuyên gia được sử dụng để tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học, nhà sư phạm, nhà quản lí để thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp được đề xuất của đề tài.
hương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động nghiên cứu các báo cáo tổng kết, sơ kết, hồ sơ dạy học, quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của nhà trường các năm học gần đây nhằm đưa ra những nhận định, phân tích, đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
hương pháp thống kê toán học sử dụng với mục đích xử lí, phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra; định lượng kết quả các nghiên cứu, khẳng định tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất của đề tài.
7. Câu hỏi nghiên cứu
- Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực là gì?
- Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực hiện nay như thế nào? Có hiệu quả và hạn chế gì?- Cần những biện pháp nào để nâng cao chất lượng trong hoạt động quản lí đội ngũ giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực?
8. Giả thuyết khoa học
Quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên,
thành phố Hà Nội đã đạt được những thành quả nhất định nhưng còn nhiều hạn chế. Nếu áp dụng một số biện pháp quản lí phù hợp từ tuyển chọn, sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá, đãi ngộ sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực.
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lí bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực.
Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực.