Thực Trạng Xây Dựng Kế Hoạch Bồi Dưỡng Cbql Trường Tiểu Học


dưỡng về chương trình quản lý lãnh đạo, có thứ bậc cao nhất ( X = 2, 73), tiếp đến là bồi dưỡng năng lực QLGD theo định hướng Đổi mới chương trình GD PT ( X = 2,63) và bồi dưỡng cập nhật kiến thức QLGD mới, hiện đại ( X = 2,53). Điều này chứng tỏ rằng, lãnh đạo Phòng GD & ĐT, đội ngũ CBQL trường tiểu họcthành phố Hạ Long nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của hoạt động bồi dưỡng và có nhu cầu cao được bồi dưỡng phẩm chất và năng lực để có thể đảm nhiệm tốt vị trí CBQL trường tiểu học.

2.5.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL trường tiểu học

Bảng 2.14. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng CBQL trường tiểu học của Phòng GD & ĐT thành phố Hạ Long‌


TT


Loại kế hoạch

Mức độ thực hiện

Mức độ hiệu quả

Tổng số

điểm

Điểm

TB

Thứ

bậc

Tổng số

điểm

Điểm

TB

Thứ

bậc

1

Lập KHBD thường xuyên theo năm học

157

2,53

2

156

2,51

3

2

Lập KHBD dài hạn (3-5 năm)

145

2,33

5

146

2,35

5

3

Lập KHBD theo CT của Bộ, Sở

159

2,56

1

163

2,63

1

4

Lập KH tổ chức các chuyên đề, hội thảo

149

2,40

4

151

2,43

4

5

Lập KH tổ chức các hội thi, các cuộc thi

tham quan thực tế

154

2,48

3

161

2,60

2


Tổng X


2,46


2,50



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 10

Từ số liệu ở bảng 2.14 cho thấy, Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long đã rất chú ý đến việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng bám sát chương trình bồi dưỡng của Bộ, của

Sở thể hiện ở điểm trung bình chung là 2,46 (so với X max = 3). Việc lập kế hoạch thường xuyên theo năm học với mục đích để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề, năng lực quản lý... cũng được

đánh giá khá cao (thứ hai X = 2,53). Xếp cuối cùng là KH bồi dưỡng dài hạn, điều này chứng tỏ phòng GD&ĐT chưa chú ý đến loại KH này một cách thấu đáo và tư duy, tầm nhìn của người làm KH chưa được thể hiện trong khâu lập KH.

2.5.3. Thực trạng tổ chức bộ máy và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học

Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức bộ máy và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng của phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long

TT


Đánh giá thực trạng



Tổ chức bộ máy và tổ chức các

hoạt động BD

Tốt 4đ

Khá

TB 2đ

Chưa đạt


X

Thứ

bậc

1

Phân công bộ máy

300

216

34

5

555

3,28

1

2

Bố trí các nguồn lực

268

198

54

9

529

3,13

2

3

Thiết lập cơ chế hoạt động

128

324

34

6

510

3,00

3

4

Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh

cơ cấu tổ chức.

136

276

64

11

487

2,88

4


Trung bình X

208

258

46

8

520

3,07



Từ kết quả bảng 2.15 cho thấy, trên 84 % ý kiến được hỏi đánh giá việc tổ chức bộ máy và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng ở mức khá trở lên, trong đó phân công bộ máy được đánh giá cao nhất, ở thứ bậc 1 ( X = 3.28), cuối cùng là theo dõi, đánh giá và điều chỉnh cơ cấu tổ chức có thứ bậc thấp nhất bậc 4 ( X = 2,88), nhưng vẫn ở mức xấp xỉ khá và điểm trung bình chung đạt ở mức khá ( X = 3,07). Tuy nhiên qua trao đổi, phỏng vấn, vẫn còn có những ý kiến đánh giá chưa đạt, với các nội dung cụ thể

như:

Việc phân chia nhân lực các bộ phận để triển khai công việc theo từng nhóm chưa thật khoa học mặc dù có sự lôgic và hợp lý. Triển khai thực hiện công việc giữa các thành viên của nhóm chưa thật đồng đều về năng lực và ý thức trách nhiệm, chưa có được thử thách ở những việc không thuộc thế mạnh, sở trường. Việc bố trí, sắp xếp con người, công việc, các nguồn lực khác luôn rõ ràng, hợp lý song vẫn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn kinh phí thực hiện, trong khi nguồn kinh phí lại không được tự chủ hoàn toàn và do cơ quan tài chính kế hoạch thẩm định để Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt. Việc thiết lập cơ chế triển khai thực hiện các công việc trong hoạt động bồi dưỡng tuy được đánh giá cao song việc thực hiện cơ chế ấy, nhất là sự phối hợp công tác giữa các thành viên trong mỗi bộ phận, hoặc trong mỗi bộ phận còn thiếu gắn kết chặt chẽ. Việc theo dõi, đánh giá hiệu quả công tác bố trí, sắp xếp bộ máy còn chưa thường xuyên, kịp thời nên không được điều chỉnh ngay để cho phù hợp, vì vậy chưa đạt kết quả mong muốn.

Công tác quản lý tổ chức hoạt động bồi dưỡng nói chung và bồi dưỡng đội ngũ trường tiểu học nói riêng của phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long mặc dù có những kết quả bước đầu khả quan nhưng để tăng tính chủ động, linh hoạt thì phòng GD&ĐT cần có sự đầu tư, điều chỉnh khoa học hơn và có tầm nhìn hơn trong tổ chức, chỉ đạo bộ máy hoạt động.

2.5.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học


TT


Tổ chức, bộ máy hoạt động BD

Đánh giá thực trạng


X

Thứ bậc

Tốt

Khá

TB

Chưa

đạt

1

Thiết kế, xây dựng hệ thống văn bản

quy phạm

260

204

54

9

527

3,12

1

2

Theo dõi tiến độ, đôn đốc, động viên,

khuyến khích các tổ chức cá nhân

120

177

116

22

435

2,57

2

3

Phát huy sự chủ động, sáng tạo, khả

năng ứng dụng công nghệ thông tin

112

171

104

32

419

2,48

3

4

Phối hợp trong triển khai thực hiện

nhiệm vụ

54

96

126

58

344

2,03

4


Trung bình X

140

162

100

30

432

2,55


Tổ chức chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng bao gồm: Thiết lập, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm; theo dõi, đôn đốc tiến độ, động viên khuyến khích cá nhân, tổ chức liên quan, phát huy tính chủ động sáng tạo, ứng dụng CNTT trong quản lý, tăng cường phối kết hợp trong triển khai thực hiện.

Qua bảng 2.15 cho thấy, có trên 82 % ý kiến đánh giá hoạt động này ở mức trung bình trở lên song còn chưa thật đồng đều, cụ thể đó là: Thiết kế, xây dựng hệ

thống văn bản quy phạm được đánh giá cao nhất, đạt thứ bậc 1 ( X = 3,12). Hệ thống văn bản quy phạm là công cụ giúp cơ quan quản lý đối chiếu, so sánh trong quá trình triển khai thực hiện, quá trình kiểm tra đánh giá, là căn cứ để cung cấp thông tin

tình hình hoạt động của tổ chức, cơ quan. Xếp thứ 2 ( X = 2,57) là theo dõi tiến độ, đôn đốc, động viên, khuyến khích các tổ chức cá nhân. Điều này chứng tỏ là việc động viên, khích lệ kịp thời cá nhân, tổ chức góp phần tạo dựng môi trường làm việc khoa học, tích cực, văn hóa tổ chức lành mạnh, kích thích sự tin tưởng, niềm tin muốn cống hiến, tăng hiệu suất làm việc, muốn xây dựng và đóng góp cho tổ chức. Qua trao đổi cho thấy, Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long đã quan tâm khích lệ động viên đến quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức, nhưng chưa được thường xuyên, đôi khi chưa đúng thời điểm, đối tượng. Việc đôn đốc, theo dõi đôi khi còn nguyên tắc cứng nhắc chưa tạo sự thoải mái, cởi mở trong việc phản hồi thông tin. Bên cạnh đó, phát huy sự chủ động, sáng tạo, khả năng ứng dụng CNTT cũng được cơ quan QLGD quan tâm

chỉ đạo thực hiện trong 5 năm gần đây, đạt thứ bậc 3 ( X = 2,48), trong đó 19% ý kiến đánh giá chưa đạt bởi hiệu quả thấp, chưa đáp ứng được so mục tiêu. Với công việc dễ,

đơn giản thì sự chủ động là đạt, nhưng với việc mới và khó, phức tạp thì phần lớn Hiệu trưởng chọn giải quyết theo phương thức truyền thống hoặc dựa vào kinh nghiệm công tác của cá nhân mà thiếu chủ động sáng tạo. Một số Hiệu trưởng trường tiểu học, nhất là ở độ tuổi 50 trở lên chưa tự giác tiếp cận để làm chủ các phần mềm, ứng dụng CNTT trong công tác. Phối hợp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ được đánh giá thấp nhất (

X = 2,03), 34% ý kiến cho rằng sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ của bộ máy chưa đạt yêu cầu bởi thiếu sự chủ động hợp tác, sự gần gũi lắng nghe, uy tín, năng lực gây ảnh hưởng đến người xung quanh còn hạn chế.

Để công tác chỉ đạo đạt hiệu quả mong muốn, cơ quan QLGD cần có biện pháp tạo động lực để CBQL các trường tiểu học có niềm tin, hứng khởi say mê với công việc, đánh giá đúng năng lực bản thân, ý thức thay đổi trong môi trường giáo dục luôn thay đổi, phát huy tiềm năng cá nhân, sức mạnh đoàn kết của tập thể, chủ động tiếp cận, nghiên cứu, tích cực sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ, tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược.

2.5.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học

Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long‌


TT


Các hình thức và lực lượng kiểm tra, đánh giá

Mức độ thực hiện

Mức độ hiệu quả

TS

điểm

Điểm TB

X

Thứ bậc

TS

điểm

Điểm TB

( Y )

Thứ bậc

1

Cá nhân viết thu hoạch

338

2,00

1

426

2,52

4

2

Kiểm tra, thực hành

254

1,50

6

391

2,31

6

3

Kiểm tra viết

323

1,94

2

487

2,88

1

4

Không kiểm tra, Ban tổ chức lớp học

tự đánh giá rút kinh nghiệm chung

269

1,59

5

422

2,50

5

5

Học viện tự đánh giá

291

1,72

3

450

2,66

3

6

CBQL cấp trên đánh giá

281

1,66

4

460

2,72

2


Tổng X ; Y

293

1,73


439

2,60


Kiểm tra, đánh giá kết quả là một khâu quan trọng của hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học. Thông qua đó, Phòng GD&ĐT và CBQL các trường tiểu học thu được những thông tin cần thiết về kết quả học tập của học viên và của chính mình. Đây là cơ sở để giảng viên và các nhà quản lý điều chỉnh và hoàn thiện quá trình bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Mặt khác, kiểm tra đánh giá giúp nâng

cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, ý thức tự giác, kỷ luật, hình thành nhu cầu và thói quen tự kiểm tra, đánh giá, củng cố và phát triển trí tuệ, năng lực cho học viên.

Số liệu ở bảng 2.17 cho thấy:

Hình thức kiểm tra viết được đánh giá cao nhất cả mức độ thực hiện và hiệu quả. 145/169 người được hỏi khẳng định hình thức này thường được tiến hành vào cuối mỗi đợt tập huấn, bồi dưỡng. Sử dụng hình thức này giúp giảng viên cùng một thời gian kiểm tra được tất cả mọi học viên, học viên được kiểm tra trong cùng thời lượng, thời gian, điều kiện như nhau nên thông tin về kết quả học tập có được là tương đối khách quan và tốn ít thời gian của học viên, hình thức này phù hợp, hiệu quả trong những đợt bồi dưỡng

tập trung của Phòng GD&ĐT (đạt điểm trung bình Y = 2,88).


CBQL cấp trên đánh giá được cho là khá hiệu quả, xếp thứ bậc 2 ( Y = 2,72). Điều này khẳng định vị trí vai trò của CBQL cấp trên quản lý trực tiếp đội ngũ CBQL trường tiểu học, vì vậy CBQL cấp trên quản lý trực tiếp đội ngũ CBQL trường tiểu học cũng phải chú ý bồi dưỡng và tự bồi dưỡng làm gương cho đội ngũ hiệu trưởng tiểu học mình phụ trách.

Hình thức học viên tự đánh giá xếp thứ bậc 3 ( Y = 2,66). Chứng tỏ đội ngũ CBQL trường tiểu học đã ý thức được vai trò, tầm quan trọng của việc tự đánh giá mức độ tiếp thu cũng như trình độ, năng lực của cá nhân so với yêu cầu để có ý thức tiếp tục tự bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực.

Hình thức viết thu hoạch cuối khóa cũng được Phòng GD & ĐT chú ý, hình


thức này xếp thứ bậc 4 về độ hiệu quả ( Y = 2,52). Tuy nhiên qua trao đổi, nhiều ý kiến cho rằng hình thức này không đem lại hiệu quả cao vì chỉ có một số học viên làm bài nghiêm túc, đầu tư tâm sức, trí tuệ viết bài, số đông còn lại đi sao chép của đồng nghiệp hoặc làm đối phó.

Xếp thứ bậc 5 về hiệu quả ( Y = 2,50) là hình thức không kiểm tra, Ban tổ chức lớp học tự đánh giá rút kinh nghiệm chung, rất nhiều ý kiến cho rằng một số đợt bồi dưỡng không tổ chức kiểm tra đánh giá.

Xếp cuối về mức độ hiệu quả là hình thức kiểm tra thực hành thứ bậc 6


( Y = 2,31), hầu hết học viên được hỏi khẳng định giảng viên chỉ thực hiện phương pháp này trong quá trình bồi dưỡng chứ không thực hiện khi kiểm tra đánh giá, lý do, tốn nhiều thời gian, công tác tổ chức và chuẩn bị công phu hơn. Đây cũng là vấn đề

mà Phòng GD&ĐT phải lưu ý chỉ đạo để biện pháp này được thực hiện nhiều hơn trong kiểm tra đánh giá.

Có thể khẳng định, Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long đã chú ý chỉ đạo, tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học. Công việc này bước đầu mang lại hiệu quả rõ nét. Tuy nhiên, việc kiểm tra, đánh giá chưa được chặt chẽ, chưa nắm được tâm tư nguyện vọng người học, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng còn nặng về kiểu bài tự luận, chưa được đổi mới, nhiều bài chỉ yêu cầu thuộc kiến thức, chưa chú ý nhiều tới việc liên hệ, đối chiếu giữa thực tế và lý luận, vì vậy, học viên thường học đối phó kết quả chưa đánh giá thực chất người học, cùng với đó tâm lý của nhiều học viên khi tham gia bồi dưỡng chỉ thích được học, được nghe giảng chứ không thích phải kiểm tra, đánh giá, thậm chí ngại và sợ kiểm tra. Hiểu điều này giúp giảng viên và các nhà quản lý có những hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp và hiệu quả hơn.

2.5.6. Thực trạng thực hiện các điều chỉnh sau bồi dưỡng CBQL trường tiểu học

(sau khi có những phản hồi về kết quả thực hiện hoạt động bồi dưỡng)

Bảng 2.18. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các điều chỉnh sau bồi dưỡng CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long (169 người)


TT


Thực hiện điều chỉnh sau bồi dưỡng

Mức độ thực hiện

Mức độ hiệu quả

TS

điểm

Điểm

TB

X

Thứ bậc

TS

điểm

Điểm

TB

Y

Thứ bậc

1

Về nội dung, chương trình

464

2,75

3

445

2,63

4

2

Về hình thức tổ chức và phương pháp

473

2,80

2

484

2,86

3

3

Về các lực lượng BD

485

2,87

1

529

3,13

1

4

Khảo sát nhận thức, xác lập nhu cầu

319

1,89

6

409

2,42

5

5

Kế hoạch, Tổ chức, phân công

455

2,69

4

509

3,01

2

6

Kiểm tra, đánh giá

340

2,01

5

329

2,32

6

Thực hiện các điều chỉnh sau bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long gồm việc xem xét, kiểm nghiệm và điều chỉnh về tính chính xác theo hệ thống văn bản chỉ đạo, tính phù hợp so nhu cầu điều kiện thực tế, sự phát triển xã hội, tính hiệu quả (sự thay đổi thái độ, nhận thức), tư duy hành động, tính

ứng dụng (kỹ năng thực hành, vận dụng trong thực tế), tính khoa học và mới (lôgic, chặt chẽ, thay đổi).

Qua điều tra, phỏng vấn và kết quả bảng 2.18 cho thấy, hầu hết các ý kiến đều đánh giá từ mức trung bình trở lên (trên 75 %). Điều đó chứng tỏ Phòng GD& ĐT đã có sự quan tâm đến việc thực hiện các điều chỉnh sau bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ CBQL trường tiểu học, qua đó có những điều chỉnh phù hợp và sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá. Vì vậy kết quả hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học năm sau luôn tiến bộ hơn năm trước. Tuy nhiên vẫn còn gần 30% ý kiến đánh giá chưa đạt, trong đó việc kiểm tra đánh giá và khảo sát nhu cầu bồi dưỡng nhận được số điểm thấp nhất cả về mức độ thực hiện và mức độ hiểu quả (Khảo sát nhận thức, xác lập nhu cầu:

X = 1,89; Y = 2,42. Kiểm tra, đánh giá: X = 2,01; Y = 2,32). Do đó cơ quan quản lý phòng GD&ĐT cần phải thay đổi tư duy, cách làm với những biện pháp mạnh dạn, đồng bộ, khoa học, chú trọng nhu cầu bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá sao cho hiệu quả để việc quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ CBQL trường tiểu học ngày một mang tính ứng dụng, tính khoa học, tính thực tiễn và tính mới.

2.6. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học

Như tác giả đã đề cập ở phần 1.6 của Chương 1, những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học bao gồm:

- Những yếu tố về quản lý nhà nước.

- Những yếu tố về quản lý nhà trường.

- Những yếu tố về KT- XH, truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, tâm lý

xã hội.


- Những yếu tố khác.

Để đánh giá thực trạng sự tác động của các yếu tố trên đến quản lý hoạt động

bồi dưỡng CBQL trường tiểu học, tác giả đã thăm dò ý kiến của 17 CBQL Phòng GD&ĐT TP. Hạ Long, 03 cán bộ phòng Tiểu học Sở GD&ĐT Quảng Ninh; 30 HT, PHT và 50 giáo viên các trường TH trên địa bàn TP. Hạ Long. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.19.

Bảng 2.19. Thực trạng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học Thành phố. Hạ Long

Yếu tố ảnh hưởng

Số

lượng,

CBQL Phòng GD&ĐT,

Sở GD&ĐT

Hiệu trưởng, Phó

Hiệu trưởng

Giáo viên

Tỷ lệ

Nhiều

Bình

thường

Ít tác

động

Nhiều

Bình

thường

Ít tác

động

Nhiều

Bình

thường

Ít tác

động

Những yếu tố về quản

ý nhà nước

SL

16

3

1

24

4

2

30

14

6

%

80,00

15,00

5,00

80,00

13,33

6,67

60,0

28,0

12,0

Những yếu tố về quản

ý nhà trường

SL

16

4

0

21

7

2

33

11

6

%

80,00

20,00

0

70,00

23,3

6,7

66,0

22,0

12,0

Những yếu tố về KT- XH, truyền thống văn hoá, phong tục tập

quán, tâm lý xã hội

SL

10

7

3

14

11

5

10

28

12


%


50,0


35,0


15,0


46,7


36,7


16,6


20,0


56,0


24,0

Những yếu tố khác

SL

13

5

2

18

6

6

37

5

8

%

65,0

25,0

10,0

60,0

20,0

20,0

74,0

10,0

16,0



Qua số liệu ở bảng 2.19 ta thấy phần lớn số cán bộ quản lý của phòng GD&ĐT, HT và giáo viên các trường tiểu học khi được hỏi đều cho rằng các yếu tố trên đều có tác động rất lớn đến quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long. Trong các yếu tố ảnh hưởng thì các yếu tố về KT- XH, truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, tâm lý xã hội được xem là có tác động với tỉ lệ thấp nhất. Yếu tố được CBQL phòng GDĐT và Hiệu trưởng đánh giá tác động ở mức cao nhất là yếu tố quản lý nhà trường và yếu tố quản lý nhà nước đạt 70-80% trong khi đội ngũ giáo viên đánh giá hai yếu tố này thấp hơn 60-66%.

- Như vậy, ta thấy đều có điểm chung là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long đều có mức tác động nhiều là lớn nhất và mức ít tác động chiếm số lượng người đánh giá và tỷ lệ thấp nhất. Điều đó chứng tỏ trong thực tế phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học thì mọi đối tượng liên quan đều đã nhìn nhận các yếu tố ảnh hưởng một cách tương đối đồng nhất, có sự khác biệt.

Tóm lại, quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học Thành phố Hạ Long cần chú trọng đến những tác động của các yếu tố trên để phát huy những mặt tích cực và hạn chế tiêu cực.

2.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Hạ Long

Qua khảo sát, phân tích thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ CBQL các trường tiểu học thành phố Hạ Long, có thể rút ra những đánh giá chung sau:

2.7.1. Điểm mạnh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022