Một Số Phương Pháp Nghiên Cứu Chủ Yếu Được Sử Dụng

pháp; tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng, các lực lượng, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng.

2.2.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá thực trạng

Tác giả đánh giá thực trạng phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL trường tiểu học theo tổng hợp khung năng lực tại mục 1.4.4 của luận văn bằng Bộ Phiếu điều tra do HT, PHT tự đánh giá; lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ và GV các trường tiểu học thành phố Hạ Long đánh giá năng lực của đội ngũ CBQL trường tiểu học từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2017 - 2018.

Tác giả đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học theo như phương án lập bảng số; tính điểm trung bình và thứ bậc của các bảng số (nêu tại mục 2.2.3).

* Tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng dựa theo những nội dung sau đây: Nhận thức về hoạt động bồi dưỡng

Nội dung bồi dưỡng Chương trình bồi dưỡng Hình thức bồi dưỡng Phương pháp bồi dưỡng

Số lượng CBQL, giáo viên (GV) trong diện quy hoạch, tham gia bồi dưỡng Lực lượng tham gia bồi dưỡng

Điều kiện phục vụ, đảm bảo hoạt động bồi dưỡng Hiệu quả, chất lượng hoạt động bồi dưỡng

* Tiêu chí đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng theo những nội dung sau:

Số lượng các biện pháp đã thực hiện

Mức độ phù hợp, mức độ thực hiện của các biện pháp Tính hiệu quả của các biện pháp

2.2.2. Cách thức tiến hành nghiên cứu thực trạng

2.2.1.1. Tiến hành phỏng vấn: Trực tiếp

2.2.1.2. Tiến hành khảo sát: Bằng phiếu hỏi

- Trước khi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi, tác giả đã trực tiếp quan sát, điều tra, tham khảo, trưng cầu nhiều người, nhiều đối tượng khảo sát. Từ đó thiết kê mẫu phiếu hỏi hướng vào các nội dung cần khảo sát.

Xây dựng phiếu hỏi (Anket).

- Tác giả xây dựng phiếu điều tra bao gồm hệ thống câu hỏi phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu để tìm hiểu những khía cạnh cơ bản của thực trạng hoạt

động bồi dưỡng và các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đội ngũ CBQL trường tiểu học TP Hạ Long. Hệ thống câu hỏi trong phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở được trình bày đan xen nhau, ngoài việc cung cấp thông tin còn có tác dụng kiểm tra lẫn nhau đảm bảo độ tin cậy các thông tin thu được từ ý kiến trả lời của các đối tượng nghiên cứu.

- Tiến hành điều tra tại đơn vị Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ thành phố Hạ Long và 22 đơn vị trường tiểu học của thành phố Hạ Long.

+ Thời gian điều tra: Từ đầu tháng 01 năm 2018 đến tháng hết tháng 02 năm 2018

+ Tổng số phiếu hỏi: 169 phiếu hỏi

- Phát phiếu hỏi đến các đối tượng khảo sát (ở mỗi bảng khảo sát, lựa chọn số lượng đối tượng để khảo sát phù hợp với mục đích khảo sát, thu lại phiếu khảo sát sau 2 tuần kể từ ngày phát phiếu).

- Thu thập các phiếu hỏi.

2.2.1.3. Một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng

* Phương pháp nghiên cứu tài liệu và các sản phẩm liên quan đến công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long.

- Nghiên cứu kế hoạch bồi dưỡng của Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long từng năm học trong 5 năm học gần đây.

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học.

- Nghiên cứu các báo cáo về kết quả bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học.

- Nghiên cứu các bài viết thu hoạch, báo cáo của đội ngũ CBQL tiểu học thành phố Hạ Long sau các đợt bồi dưỡng. Các biểu tổng hợp, thống kê, đánh giá CBQL tiểu học của Phòng GD & ĐT, Phòng Nội vụ thành phố Hạ Long.

* Phương pháp quan sát

Quan sát tinh thần, thái độ, ý thức học tập của CBQL tiểu học trong mỗi khóa bồi dưỡng (Quan sát trực tiếp và ghi chép đầy đủ, khách quan các thông tin thu được vào phiếu quan sát để bổ sung cho các phương pháp nghiên cứu khác).

2.2.3. Xử lý số liệu

- Phiếu điều tra sau khi thu về được sắp xếp theo từng loại đối tượng, theo khu vực thuận lợi và khó khăn để tiện cho việc phân tích đánh giá.

- Số liệu được thể hiện thông qua hệ thống biểu, bảng.

- Sử dụng toán thống kê để phân tích xử lý và tính tỷ lệ, tính kết quả.

- Phương án lập bảng số; tính điểm trung bình và thứ bậc của các bảng số cụ thể như sau:

- Cách tính điểm cho 4 mức độ:

Rất quan trọng, tốt: 4 điểm

Quan trọng, khá: 3 điểm

Bình thường, trung bình, đạt: 2 điểm

Không quan trọng, chưa đạt: 1 điểm

- Cách tính điểm cho 3 mức độ:

Rất cần thiết, tốt, rất tốt: 3 điểm Cần thiết, đạt, bình thường, trung bình: 2 điểm Không cần thiết, chưa đạt: 1 điểm

2.3. Thực trạng phẩm chất và năng lực Cán bộ quản lý trường tiểu học của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

* Thực trạng phẩm chất và năng lực theo Chuẩn Hiệu trưởng

Từ năm học 2015 - 2016, các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long thực hiện đánh giá Hiệu trưởng theo thông tư số 14/2011/TT/BGDĐT về hướng dẫn đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng theo Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học. Trên cơ sở phiếu tự đánh giá của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng,của giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long trong 03 năm học: 2015 - 2016; 2016- 2017 và năm học 2017 - 2018, tác giả đã xử lý kết quả thu thập được bằng cách tính điểm trung bình cộng của 17 vị Hiệu trưởng, 35 Phó hiệu trưởng ở 22 trường tiểu học cho mỗi tiêu chí, lấy tổng điểm trung bình cộng của các tiêu chí làm cơ sở đánh giá năng lực của đội ngũ CBQL các trường tiểu học thành phố Hạ Long theo Chuẩn Hiệu trưởng.

Bảng 2.6. Kết quả điểm trung bình do CBQL tự đánh giá và cả GV, NV đánh giá CBQL

(Trong 03 năm học: 2015 - 2016; 2016 - 2017 và năm học 2017 - 2018)



Tiêu chuẩn


Tiêu chí

Điểm Bình quân tiêu chí CBQL tự đánh giá

Điểm bình quân tiêu chí GV, NV đánh giá

CBQL

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp

1. Phẩm chất chính trị

9

9

2. Đạo đức nghề nghiệp

9,25

9

3. Lối sống, tác phong

9,05

9

4. Giao tiếp và ứng xử

9

9

5. Học tập, bồi dưỡng

9

9,1

Tiêu chuẩn 2. Năng

lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

6. Trình độ chuyên môn

10

9,5

7. Nghiệp vụ sư phạm

9

8,75

Tiêu chuẩn 3. Năng lực quản lý trường tiểu học

8. Hiểu biết nghiệp vụ quản lý

9,5

9

9. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy

hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường

8,5

8,75

10. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ,

giáo viên, nhân viên nhà trường

8,25

8,75

11. Quản lý học sinh

8,5

8

12. Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục

9

9,2

13. Quản lý tài chính, tài sản nhà trường

9

8

14. Quản lý hành chính và hệ thống

thông tin

8,75

8,3

15. Tổ chức kiểm tra và kiểm định chất

lượng giáo dục

9

8,05

16. Thực hiện dân chủ trong hoạt động

nhà trường

9

7,8

Tiêu chuẩn 4. Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh,

cộng đồng và xã hội

17. Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh

8

7,25

18. Phối hợp với nhà trường và địa phương


9


8


Tổng điểm

160,8

154,45


Xếp loại

Khá

Khá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 8

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra tại các trường tiểu học, phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ thành phố Hạ Long)

Qua kết quả thu được ta thấy: Phần tự nhận xét của CBQL và phần đánh giá của giáo viên nhà trường là không chênh lệch nhau nhiều; điểm bình quân các tiêu chí do CBQL tự đánh giá chỉ có 5/18 tiêu chí đạt khá, 13/18 tiêu chí đạt xuất sắc, tổng điểm đạt loại Khá; điểm bình quân các tiêu chí do giáo viên, nhân viên đánh giá Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng có 10/18 tiêu chỉ đạt khá, 8/18 tiêu chí đạt xuất sắc, tổng điểm trung bình trung đạt khá (đánh giá theo Thông tư Số: 14/2011/TT - BGDĐT, ngày 08/4/2011 của Bộ GD & ĐT) [13].

Như vậy, có thể kết luận, căn cứ Chuẩn Hiệu trưởng tiểu học thì đội ngũ CBQL các trường tiểu học thành phố Hạ Long có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tốt; Năng lực quản lý trường tiểu học, Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội đều ở mức khá và tốt, không có loại trung bình và yếu kém, trong đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đánh giá rất cao.

Tuy nhiên, qua trao đổi với các lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ thành phố Hạ Long, thì phiếu đánh giá Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng mặc dù được đánh giá tại Hội đồng sư phạm các trường tiểu học cuối năm học, nhưng cũng chỉ mang tính chất tương đối, vẫn còn có những năng lực trong tiêu chí chưa được đánh giá một cách sát thực tế như: năng lực ngoại ngữ, năng lực sử dụng CNTT, năng lực lập và hoạch định kế hoạch nhà trường của một số CBQL trường tiểu học còn chưa đạt yêu cầu.

* Thực trạng phẩm chất và năng lực CBQL trường tiểu học theo quan điểm lý thuyết hiện đại:Tác giả tiến hành điều tra năng lực đội ngũ CBQL trường tiểu học bằng phiếu hỏi. Nội dung phiếu hỏi sử dụng các yêu cầu về năng lực của lý thuyết quản lý hiện đại, mẫu phiếu được đính kèm ở phụ lục (Phiếu trưng cầu ý kiến đội ngũ CBQL, trưng cầu ý kiến đánh giá của giáo viên, nhân viên). Tác giả nhận được đủ số phiếu đã gửi, tất cả phiếu đều có thể hiện ý kiến, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Kết quả điều tra phẩm chất và năng lực theo lý thuyết quản lý hiện đại

(Số liệu được xử lý và tính theo tỷ lệ %)



Tiêu chí


Các yêu cầu


CBQL tự đánh giá

Lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT, Giáo viên

đánh giá

Xuấ t sắc


Khá


TB

Còn

hạn chế

Xuất sắc


Khá


TB

Còn

hạn chế

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

Phẩm chất và năng lực tư duy

Tư duy nguyên tắc


0%


42%


35%


23%


5%


25%


50%


20%

Tư duy tổng hợp

Tư duy tôn trọng

Tư duy sáng tạo

Tư duy đạo đức


Phẩm chất và năng lực xử lý công việc

Năng lực kế hoạch


5%


45%


20%


30%


9%


35%


45%


11%

Năng lực tổ chức

Năng lực chỉ đạo

Năng lực giám sát/kiểm tra

Năng lực ra quyết định

Năng lực điều chỉnh/điều phối

Năng lực xử lý thông tin


Phẩm chất và năng lực làm việc với con người

Năng lực khơi gợi được

lương tâm, trách nhiệm


10%


35%


35%


20%


5%


30%


35%


30%

Năng lực thức tỉnh được

lương tri, tiềm năng sâu kín ở con người

Năng lực phát triển được

những năng lực lành mạnh của con người

Từ bảng kết quả Bảng 2.7 nhận thấy:

Tiêu chí “Phẩm chất và Năng lực tư duy”, không có một vị CBQL nào tự đánh giá là xuất sắc, có tới 23% tự đánh giá còn hạn chế và 20% quản lí trực tiếp cấp trên và GV đánh giá còn hạn chế.Tương tự như vậy, năng lực xử lý công việc và năng lực làm việc với con người tỷ lệ tự đánh giá và được đánh giá xuất sắc rất thấp, trong khi đó tỷ lệ đánh giá còn hạn chế lại khá cao, chẳng hạn như có tới 30% nhận xét, đánh giá đội ngũ CBQL trường tiểu học còn hạn chế năng lực làm việc với con người. Để tăng tính khách quan cho đánh giá, tác giả có trao đổi thêm với các lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT thì cũng nhận được những nhận xét tương tự như vậy. Bên cạnh đó, lãnh đạo Phòng GD & ĐT thành phố Hạ Long cũng nhấn mạnh yêu cầu về năng lực mới ở đội ngũ CBQL trường tiểu học như: Có tư duy tốt, có năng lực xử lý công việc, có tinh thần dân chủ thực sự, nhiệt tình với công việc làm gương cho cấp dưới, khơi gợi và phát huy các tiềm năng cá nhân, gắn kết các tổ chức đoàn thể, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ nhà giáo trong trường học, biết cách phối hợp với các tổ chức ngoài nhà trường để công tác xã hội hóa đi vào bản chất và hiệu quả, tạo thêm sức mạnh cho nhà trường.

Mục tiêu tổng quát của giáo dục Việt Nam là đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện. Như vậy, CBQL trường tiểu học cần phải được bồi dưỡng các kiến thức quản lý mới, hiện đại đảm bảo giúp CBQL phát triển hài hòa năng lãnh đạo, năng lực quản lý và năng lực hoạt động cộng đồng. Hình thành và phát triển các kỹ năng tác nghiệp đúng với chức năng của người CBQL nhà trường. Có như vậy mới vừa đáp ứng mong đợi của bản thân các CBQL vừa đáp ứng các mong đợi của các bên liên quan như cha mẹ học sinh, học sinh, giáo viên, các cơ quan quản lý, cộng đồng xã hội.

* Thực trạng phẩm chất và năng lực theo đổi mới chương trình GDPT

Kết quả điều tra phẩm chất và năng lực đội ngũ CBQL trường tiểu học theo quan điểm đổi mới giáo dục cụ thể như sau:

Bảng 2.8. Kết quả điều tra năng lực theo đổi mới giáo dục

(Số liệu được xử lý và tính theo tỷ lệ %)



Tiêu chí


Các yêu cầu


HT, PHT tự đánh giá

Lãnh đạo, chuyên viên

Phòng GD&ĐT, Giáo viên đánh giá

Tích

cực

Bình

thường

Hạn

chế

Không

Tích

cực

Bình

thường

Hạn

chế

Không

Phẩm chất và năng lực lãnh đạo quá trình dạy học trong nhà trường

Khởi xướng cải cách mang tính đổi mới tích cực hoạt động day của GV và hoạt động học của

HS


17%


57%


26%


0%


12%


45%


43%


0%

Lập kế hoạch cải cách mang tính đổi mới tích cực hoạt động dạy của GV và hoạt động học của

HS

Triển khai cải cách mang tính đổi mới tích cực hoạt động dạy của GV và hoạt

động học của HS

Phẩm chất và năng lực lãnh đạo phát triển chương trình

Bổ sung liên tục trong chương trình giảng dạy để giúp việc dạy, học có

hiệu quả


15%


53%


32%


0%


7%


52%


41%


0%

Phẩm chất và năng lực tìm kiếm, phát triển năng lực lãnh đạo cho

giáo viên

Phát triển vai trò lãnh đạo quá trình dạy học của GV

Phẩm chất và năng lực lãnh đạo gắn kết các nguồn lực trong nhà trường

Giữ vai trò chủ chốt trong mối hợp tác tự nhiên giữa các thành viên trong tổ chức

nhà trường


34%


60%


6%


0%


42%


53%


5%


0%

Khuyến kích sự

tăng cường hợp tác nhóm của giáo viên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022