Chỉ Đạo Hoạt Động Bồi Dưỡng Cán Bộ Quản Lý Trường Tiểu Học

- Thiết lập một cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các thành viên hay bộ phận, tạo điều kiện đạt mục tiêu được dễ dàng.

- Theo dõi, đánh giá tính hiệu nghiệm của cơ cấu tổ chưc và tiến hành điều chỉnh khi cần thiết. Xác lập cơ chế cho sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận cũng như trong phối hợp quyền hạn.

- Để phân công lao động hiệu quả, nhà quản lý cần phải thực hiện được các yêu cầu: Xuất phát từ yêu cầu của công việc để sắp xếp, bố trí nhân sự; tập hợp các công việc tương tự vào cùng một nhóm; quy định rõ ràng, chính xác nhiệm vụ của mỗi bộ phận, cung cấp các điều kiện vật chất, kỹ thuật để thi công việc; trao quyền tương xứng cho các chủ thể phụ trách bộ phận.

1.7.4. Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học

Chỉ đạo công tác bồi dưỡng cho CBQL trường tiểu học là quá trình điều hành, hướng dẫn các hoạt động liên quan đến công tác bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ CBQL trường tiểu học nhằm phát huy tiềm năng hướng đến việc đạt được mục tiêu đã đề ra trên cơ sở nguồn lực đã được bố trí, sắp xếp.

Trên cơ sở kế hoạch bồi dưỡng đã có, bộ máy nhân sự và các nguồn lực tham gia công tác bồi dưỡng đã sẵn sàng thì vai trò, trách nhiệm của nhà quản lý càng được thể hiện rõ nét. Công tác chỉ đạo có hai phương diện cơ bản là duy trì kỷ cương, kỷ luật và động viên, khích lệ nhân viên. Trong việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng CBQL trường tiểu học cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Nội dung bồi dưỡng phản ánh được nghiên cứu hiện thời về giáo dục và QLGD, đảm bảo tính mới, tính hiện đại khoa học, thúc đẩy năng lực tư duy, tạo động lực thay đổi, phù hợp với những nguyên lý và chính sách hiện hành, thể hiện sự tích hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành.

- Phương pháp bồi dưỡng được đổi mới phù hợp với nhu cầu của đối tượng bồi dưỡng (người lớn). Kết hợp hợp lý giữa các phương pháp bồi dưỡng theo quy định và điều kiện thực tiễn thông qua sự định hướng của giảng viên, kết quả làm việc của nhóm, thông qua giải quyết vấn đề, qua các tình huống và kinh nghiệm từ các vấn đề thực tiễn QLGD.

- Thời gian, thời điểm bồi dưỡng thực hiện đảm bảo quy định, thu hút được nhiều thành phần tham gia và không làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục khác tại địa phương

- Thành phần tham gia bồi dưỡng có thể mở rộng tới cả đối tượng Phó hiệu trưởng, cán bộ trong diện quy hoạch (tùy thực tế của mỗi địa phương)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

- Kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng qua sự thay đổi về nhận thức, hành động của các đối tượng trong và sau khi được bồi dưỡng với quan điểm khách quan, công bằng, chính xác có tác dụng tạo động lực.

1.7.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học

Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 6

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng cho CBQL trường tiểu học là quá trình xem xét và kiểm nghiệm sự phù hợp của các hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL với các quyết định quản lý đã lựa chọn (kế hoạch, định mức, chỉ tiêu, quy trình, quy tắc...) nhằm xác định kết quả tác động, những sai lệch so với yêu cầu hoặc nguyên tắc tổ chức, qua đó thực hiện bổ sung, cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với các yêu cầu khác của quá trình bồi dưỡng.

Công tác kiểm tra được thực hiện đồng thời trước, trong và sau khi tiến hành hoạt động bồi dưỡng cho CBQL.

Kiểm tra trước khi thực hiện hoạt động bồi dưỡng nhằm phát hiện những khả năng tiềm tàng, phòng ngừa những sai lầm có thể xảy ra về một số nội dung hoặc toàn bộ chương trình hành động (mục tiêu, phương án, các nguồn lực...).

Kiểm tra trong khi thực hiện hoạt động bồi dưỡng nhằm mục đích giám sát, duy trì kỷ luật, kỷ cương trong quá trình triển khai thực hiện, đôn đốc các bộ phận đã được giao nhiệm vụ đảm bảo hoàn thành yêu cầu đã đề ra.

Kiểm tra sau thực hiện hoạt động bồi dưỡng nhằm phát hiện những nhân tố mới, khẳng định độ tin cậy và giá trị thực của công tác bồi dưỡng, rút ra bài học kinh nghiệm cho lần triển khai tiếp theo.

1.7.6. Thực hiện các điều chỉnh sau bồi dưỡng (Sau khi có những phản hồi về kết quả thực hiện hoạt động bồi dưỡng)

Đối với cấp QLGD từ kết quả của quá trình thực hiện kiểm tra, đánh giá sau bồi dưỡng đã giúp cung cấp những thông tin "phản hồi" giúp người dạy điều chỉnh nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng. Đối với cán bộ quản lí giáo dục, nhận được những thông tin về hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những lệch lạc, khắc phục những hạn chế, đẩy lùi nguy cơ, phát huy điểm

mạnh, tận dụng thời cơ, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu bồi dưỡng.

1.8. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học của phòng Giáo dục và Đào tạo

1.8.1. Những yếu tố về quản lý nhà nước

Muốn quản lý hoạt động bồi dưỡng cho CBQL trường tiểu họcđáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam cần tạo cơ chế chính sách thỏa đáng, phù hợp với thực tiễn giáo dục nước ta. Bên cạnh đó rất cần sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự tham mưu của các cơ quan quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương. Đây là những nhân tố mang tính quyết định. Quản lý hoạt động bồi dưỡng cho CBQL trường tiểu học ở các địa phương phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chủ quan, vào năng lực lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý, chỉ đạo của chính quyền và sự tham mưu của các cơ quan quản lý giáo dục ở các địa phương. Các cơ chế chính sách nhà nước có thể tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng cho CBQL trường tiểu học theo hướng chuẩn hóa thường liên quan đến các vấn đề sau:

- Chính sách phát triển giáo dục Tiểu học: Thực hiện Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới nội dung, chương trình giáo dục phổ thông. Với giáo dục Tiểu học nội dung cần quan tâm hiện nay là dạy học ngoại ngữ, dạy học tích hợp, dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, giáo dục kỹ năng sống, công tác phổ cập giáo dục tiểu học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày… Các chính sách đổi mới gần đây trong lĩnh vực giáo dục tiểu học đã tăng cường trách nhiệm của người Hiệu trưởng trong lãnh đạo, quản lý nhà trường. Chính vì thế để phát triển được chất lượng giáo dục trong các trường tiểu học thì năng lực quản lý của Hiệu trưởng là yêu cầu hết sức quan trọng.

- Chính sách phân cấp quản lý giáo dục: Hiện nay ở nước ta, phân cấp QLGD đang diễn ra theo hình thức tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho địa phương và các cơ sở giáo dục. Các quy định về phân cấp quản lý, yêu cầu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, dân chủ hóa giáo dục… đã và đang làm thay đổi công việc của người hiệu trưởng, đòi hỏi họ phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ mới so với trước đây. Chính sách phân cấp quản lý giáo dục đang được triển khai theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho địa phương và các cơ sở giáo dục. Đây là điều kiện để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Hiệu

trưởng trường tiểu học theo hướng đạt chuẩn, mặt khác nó cũng đòi hỏi bản lĩnh của người hiệu trưởng để hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

- Chính sách quản lý hoạt động bồi dưỡng cho CBQL trường tiểu học và đội ngũ nhà giáo: Được thể hiện trong Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết số 90 của Chính phủ. Chính sách này bắt buộc các cấp quản lý và cá nhân hiệu trưởng, CBQL phải có kế hoạch và chương trình cụ thể để nâng cao chất lượng của đội ngũ và cá nhân hiệu trưởng theo hướng chuẩn hóa nhằm nâng cao chất lượng công tác. Bên cạnh đó là các chính sách đãi ngộ, cơ chế tuyển dụng, đề bạt hiệu trưởng được quy định rõ trong văn bản pháp quy thể hiện sự quan tâm, chăm lo đến đội ngũ CBQL của Đảng, của Nhà nước.

- Chính sách luân chuyển CBQL và giáo viên: Chính sách này nhằm mục tiêu tăng cường cán bộ QLGD có nhiều kinh nghiệm cho những vùng còn khó khăn, tạo ra chất lượng đồng đều trong giáo dục. Mặt khác chính sách này còn rèn luyện phẩm chất, năng lực quản lý và tố chất năng động của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên giỏi thông qua các hoạt động thực tiễn.

1.8.2. Những yếu tố về quản lý nhà trường

Để phát triển nhà trường đạt mục tiêu giáo dục, CBQL trong toàn hệ thống cần nắm được:

- Xu hướng chung về đổi mới quản lý giáo dục toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Các hoạt động giáo dục phải hướng tới người học và tập trung thực hiện các trụ cột giáo dục. Đối với đội ngũ hiệu trưởng, cần nâng cao trình độ quản lý giáo dục, tư duy lý luận, nắm chắc các trụ cột của hoạt động quản lý giáo dục để điều hành và phát triển tổ chức. Đội ngũ Hiệu trưởng cần xác định được các nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài, rèn luyện kỹ năng quản lý, xác định các nguyên tắc và phương pháp quản lý, các động lực và giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục.

- Phải nhận thức rõ về vai trò lãnh đạo và quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng. Người Hiệu trưởng phải thể hiện rõ vai trò này trong quá trình vận hành nhà trường, đặc biệt trong công tác xây dựng kế hoạch chiến lược để phát triển nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

1.8.3. Những yếu tố về Kinh tế - Xã hội, truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, tâm lý xã hội

Nhà trường luôn có mối quan hệ với cộng đồng, xã hội nhằm phát triển giáo dục, mục tiêu là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế. Những quốc gia có nền chính trị ổn định, quan điểm của những nhà lãnh đạo về GD- ĐT đúng đắn, chính sách đầu tư cho GD-ĐT thỏa đáng sẽ tạo điều kiện cho GD-ĐT phát triển. Các yếu tố về KT-XH có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển giáo dục bao gồm: Cơ cấu dân số, phân bổ dân cư, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, trình độ dân trí. Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển giáo dục trong đó có giáo dục tiểu học. Những địa phương có khả năng tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế, có kinh nghiệm hợp tác giáo dục, GDP và GDP bình quân đầu người cao sẽ tạo điều kiện cho việc đầu tư phát triển giáo dục. Nếu dân số tăng, số học sinh các cấp bậc học sẽ tăng và nhu cầu về trường, lớp, đội ngũ CBQL, giáo viên cũng tăng. Mặt khác, phong tục tập quán của từng địa phương cũng ảnh hưởng đến công tác giáo dục, đến bổ nhiệm CBQL. Đây là các yếu tố khách quan, cần được quan tâm khai thác trong quá trình quy hoạch, đề bạt và sử dụng đội ngũ CBQL và cụ thể hóa tiêu chuẩn đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và CBQL trường tiểu học nói riêng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

1.8.4. Những yếu tố khác

Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học còn chưa đồng bộ. Thái độ phấn đấu rèn luyện của mỗi cá nhân cán bộ quản lý tốt hay không tốt đều ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ Hiệu trưởng nói riêng.

Sự phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, các nhân tố bên trong hệ thống giáo dục như quy mô, mạng lưới trường lớp, học sinh, số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên đều tác động đến sự phát triển giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng.

Các yếu tố về môi trường cũng tác động theo chiều thuận lợi hoặc gây ra các bất thuận đến bồi dưỡng đội ngũ CBQL. Trình độ khoa học công nghệ ở các khu trung tâm thành phố sẽ có nhiều thuận lợi, giúp cán bộ quản lý giáo dục tiếp cận thông tin và các thành tựu về giáo dục tốt hơn. Vì vậy, trong công tác quy hoạch nguồn CBQL giáo dục, rất cần quan tâm đến các yếu tố trên.

Kết luận chương 1


Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, luận văn làm rõ công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật lại mang tính thời đại. Để quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học các nhà quản lý cần phải xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của trường tiểu học, vai trò của người CBQL trường tiểu học, các hoạt động bồi dưỡng và nội dung cách thức quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học, đồng thời cũng phải nắm được các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng CBQL để từ đó xác định nhu cầu, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng tại địa phương.

Trên cơ sở đó, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học của phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long theo tổng hợp khung năng lực, đề ra những biện pháp có tính khả thi, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này ở chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, giáo dục tiểu học của Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, diện tích tự nhiên 271 km2, có chiều dài bờ biển 50 km. Phía Đông Hạ Long giáp thành phố Cẩm Phả, phía Tây giáp thị xã Quảng Yên, phía Bắc giáp huyện Hoành Bồ. Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng cơ bản: Vùng đồi núi bao bọc phía Bắc và đông Bắc, vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, cuối cùng là vùng hải đảo.

Thành phố Hạ Long có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế, an ninh - quốc phòng của khu vực và của đất nước. Thành phố Hạ Long có vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội. Thành phố Hạ Long có 20 đơn vị hành chính (20 phường), là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Ninh. Thế mạnh của Thành phố Hạ Long là du lịch, nông lâm nghiệp, nghiên cứu khoa học, giao thông thủy, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Hiện nay, cơ cấu kinh tế của Thành phố tiếp tục duy trì với tỷ trọng khu vực Dịch vụ chiếm 53,98%; công nghiệp - xây dựng 45,26%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,76%. Công tác đảm bảo an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm, triển khai đầy đủ, đồng bộ các chế độ, chính sách đối với gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo. Thành phố đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, hỗ trợ nhưng đồng thời trợ giúp người nghèo tự vươn lên thoát nghèo.

Trong giai đoạn hiện nay, Thành phố phấn đấu tiếp tục giữ vững ổn định phát triển kinh tế, bảo đảm tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững. Thực hiện quyết liệt cải cách hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật và sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn. Thực

hiện tốt đề án xây dựng thành phố thông minh. Các mục tiêu an sinh, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai. Củng cố quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế...

2.1.3. Về công tác Giáo dục và Đào tạo

Một là, đẩy mạnh, phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, mạng lưới trường lớp, học sinh. Trong những năm qua, với sự quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn Thành phố Hạ Long, hệ thống giáo dục và đào tạo được đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, mạng lưới trường lớp, học sinh. Hiện nay, toàn Thành phố có 82 trường, với 2018 lớp, 65129 học sinh. Trong đó, Tiểu học là 22 trường, 648 lớp với 26154 học sinh Các hoạt động giáo dục và đào tạo không chỉ bậc giáo dục mầm non, mà bậc giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được đổi mới và phát triển về mọi mặt. Thành phố chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Phòng GD&ĐT thành phố đã có các văn bản chỉ đạo các trường tiểu học chủ động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016. Đồng thời, triển khai đại trà dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột cấp tiểu học. Chỉ đạo dạy học môn Mỹ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch. Triển khai Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục. Áp dụng dạy học tích hợp rèn kĩ năng sống vào các môn học đặc trưng. Tổ chức thực hiện dạy học theo mô hình trường học VNEN tại 02 trường tham gia dự án (Tiểu học Trần Quốc Toản, Tiểu học Hà Lầm) và nhân rộng mô hình VNEN với nội dung tổ chức và trang trí lớp học đối với 22 trường tiểu học, 21 trường trung học cơ sở trong toàn Thành phố. Hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống, câu lạc bộ, được tổ chức linh hoạt theo khả năng và nhu cầu của học sinh... Theo đó, kết quả học tập các môn học ở bậc tiểu học trên địa bàn Thành phố Hạ Long như sau: môn Toán, Tốt và Hoàn thành: 97.4%, chưa hoàn thành 2.6%; đối với môn tiếng Việt, Tốt và Hoàn thành: 98.2%, chưa hoàn thành:1.8%. Năng lực được đánh giá ở mức Tốt và Đạt: 98.7%, cần cố gắng: 1.3%. Phẩm chất được đánh giá ở Mức Tốt và Đạt: 99,6%, cần cố gắng: 0,4%.

Phòng GD&ĐT Thành phố Hạ Long đã chỉ đạo các nhà trường chú trọng và tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, văn hóa truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, chăm sóc sức khỏe; chú trọng bảo đảm an ninh, trật tự trường

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022