Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Mục Đích, Tính Định Hướng

Hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL các trường tiểu học đã được thực hiện cơ bản đảm bảo ở tất cả các khâu: Khảo sát nhận thức, nhu cầu; lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá...

Trong những năm qua, CBQL các trường tiểu học đều xác định sự cần thiết được bồi dưỡng để nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý nhà trường, trên cơ sở đó, Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long đã quan tâm hơn đến hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ CBQL trường tiểu học từ xây dựng kế hoạch, bố trí mời giảng viên có uy tín, chất lượng, lựa chọn nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức, biện pháp... để bồi dưỡng và được các đối tượng bồi dưỡng đánh giá thiết thực và đạt hiệu quả; tích cực nâng cao các điều kiện để hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học ngày càng có hiệu quả và chất lượng hơn.

Bên cạnh đó xã hội ngày càng quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng nên cùng với sự đầu tư của nhà nước, thì sự quan tâm đầu tư của các nguồn lực bên ngoài đã góp phần tạo nên cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường tiểu học ngày một đầy đủ, quy mô đảm bảo cho các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học đạt hiệu quả.

2.7.2. Điểm yếu

Xét ở góc độ quản lý và tính chuyên nghiệp thì đội ngũ CBQL trường tiểu học ở thành phố Hạ Long còn nhiều hạn chế, trước hết là năng lực chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, một số ít Hiệu trưởng chưa thực sự theo kịp yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục: Kỹ năng quản lý, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực làm việc với con người; năng lực lập và hoạch định kế hoạch nhà trường nhất là kế hoạch dài hạn và trung hạn; năng lực phát triển chương trình; năng lực tìm kiếm, phát triển nắng lực lãnh đạo dạy học cho giáo viên; năng lực lãnh đạo quá trình dạy học trong nhà trường; năng lực lãnh đạo gắn kết các nguồn lực trong nhà trường năng lực ngoại ngữ, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy còn hạn chế. Một số hiệu trưởng thiếu chủ động hợp tác, gần gũi lắng nghe, uy tín, năng lực gây ảnh hưởng đến người xung quanh còn hạn chế; khi tham gia các khóa bồi dưỡng, việc viết đề tài, tiểu luận còn mang tính hình thức, đối phó, các nội dung lựa chọn quen thuộc, chủ yếu dựa vào vốn sống và kinh nghiệm quản lý cá nhân, thiếu tính thử thách, đột phá, biện pháp đưa ra hoặc là dẫn lại những chỉ đạo của cấp trên hoặc không phù hợp với thức tế ở cơ sở nhà trường.

Phòng GD&ĐT chưa chú ý đến Kế hoạch (KH) bồi dưỡng dài hạn một cách thấu đáo, tư duy, tầm nhìn của người làm KH chưa được thể hiện trong khâu KH. Việc phân chia nhân lực các bộ phận để triển khai công việc theo từng nhóm chưa thật khoa

học. Triển khai thực hiện công việc giữa các thành viên của nhóm chưa thật đồng đều về năng lực và ý thức trách nhiệm, phối hợp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ còn thiếu sự gắn kết chặt chẽ, chưa có được thử thách ở những việc không thuộc thế mạnh, sở trường. Việc bố trí, sắp xếp con người, công việc, các nguồn lực khác trong hoạt động bồi dưỡng vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn kinh phí nhà nước. Việc theo dõi, đánh giá hiệu quả công tác, bố trí, sắp xếp, tổ chức bộ máy hoạt động bồi dưỡng còn chưa thường xuyên, kịp thời.

Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong hoạt động bồi dưỡng chưa thể hiện rõ nét chức năng của kiểm tra, đánh giá, còn biểu hiện sự buông lỏng, thiếu kiểm soát, sự cả nể, xuê xoa, chưa thúc đẩy được người tham gia bồi dưỡng tích cực, hăng hái trong kiểm tra, đánh giá. Sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống là phần nhiều, hạn chế tư duy và tầm nhìn của người tham gia bồi dưỡng. Thông thường, cuối khóa bồi dưỡng thường không kiểm tra, đánh giá hoặc có chăng, Ban tổ chức lớp học tự đánh giá rút kinh nghiệm chung, giảng viên chỉ thực hiện phương pháp này trong quá trình bồi dưỡng chứ không thực hiện khi kiểm tra, đánh giá dẫn đến việc người học ngại và sợ bị kiểm tra, thậm chí nhiều người không coi trọng việc kiểm tra, đánh giá và có những biểu hiện đối phó cho xong. Phương pháp tham quan thực tế khá khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu của CBQLGD, thiếu cơ hội tiếp xúc với những tư duy và cách làm mới, chưa tiếp cận được với môi trường thực tế QLGD ngoài nước thậm chí với các tỉnh thành trong nước.

2.7.3. Thời cơ

Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để nước ta tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục và quản lý giáo dục, quản lý nhà trường hiện đại và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển giáo dục. Giáo dục trên thế giới đang diễn ra những xu hướng mới: xây dựng xã hội học tập cùng với các điều kiện bảo đảm học tập suốt đời; đại chúng hoá, đa dạng hoá, toàn cầu hoá, hội nhập và hợp tác cùng với cạnh tranh quốc tế về giáo dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phân cấp quản lí, trong đó có phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục, thể hiện đổi mới tư duy và phân cấp, tăng tính chủ động, tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quản lí nhà nước về giáo dục. Cùng với đó, vấn đề bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL trường tiểu học được Đảng, Nhà nước, các cấp QLGD quan tâm chỉ đạo, tạo hành lang pháp lý thuận lợi. Điều này thể hiện rất rõ trong

Nghị quyết số 29/NQ TW, năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. [45]

Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 11

Nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân thành phố Hạ Long nói riêng với truyền thống hiếu học và chăm lo cho giáo dục, sẽ tiếp tục dành sự quan tâm và đầu tư cao cho giáo dục và đào tạo, trong đó có hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học.

2.7.4. Thách thức

Nước ta vẫn đang trong giai đoạn đang phát triển, trình độ kinh tế lạc hậu, tăng trưởng chưa bền vững, phân tầng xã hội và chênh lệch khoảng cách vùng miền (ngay cả trong phạm vi hẹp của 1 thành phố cũng thấy rất rõ điểm này), nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế kéo theo nguy cơ tụt hậu về giáo dục.

Tác động của mặt trái cơ chế thị trường đến giáo dục ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý đội ngũ CBQL trường tiểu học trong quá trình công tác, bồi dưỡng và rèn luyện (nguy cơ chạy theo lợi nhuận tối đa, bỏ quên lợi ích lâu dài của người học, gây bức xúc xã hội).

Sự phát triển nhanh, mạnh mẽ trong đó nổi lên vai trò của nền kinh tế tri thức khiến cho một số kiến thức, kỹ năng quản lý trở nên lạc hậu, lỗi thời đòi hỏi người CBQLGD phải được bồi dưỡng để bổ sung, cập nhật kịp thời.

Tất cả những nguy cơ trên đặt ra cho Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long trọng trách hết sức lớn lao trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn của thành phố, trong đó có quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ CBQL các trường tiểu học.

2.7.5. Nguyên nhân của thực trạng

2.7.5.1. Nguyên nhân thành công

* Thuộc về chủ thể quản lý (Phòng GD&ĐT)

Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long thực hiện đầy đủ và vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương, đường lối đổi mới GD&ĐT của Đảng và nhà nước, sự quan tâm tạo mọi điều kiện để phát triển giáo dục của các cấp chính quyền cùng với quyết tâm thực hiện mục tiêu chung của ngành đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học của thành phố.

Công tác tham mưu của Phòng GD&ĐT với Thành ủy, UBND thành phố, với sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh có hiệu quả, đó là sự thay đổi về nhận thức của các cấp ủy/Đảng, chính quyền về vị trí, vai trò của GD&ĐT. Phòng GD&ĐT kịp thời, chủ động thu thập, xử lý những thông tin liên quan, triển khai thực hiện nhiệm vụ, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường tiểu học.

Lãnh đạo Phòng GD&ĐT luôn bám sát những chỉ đạo của cơ quan cấp trên, không ngừng bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc, tổ chức bộ máy và phân công nhiệm vụ hợp lý, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường; chủ động khắc phục khó khăn; hỗ trợ kêu gọi nguồn lực đầu tư,... điều đó đã tạo được niềm tin, sự hưởng ứng, quyết tâm trong đội ngũ cán bộ công chức, chuyên viên khi thực hiện công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường tiểu học.

Đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên tham mưu, phụ trách công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường tiểu học có năng lực chuyên môn tốt, tư duy khoa học, ý thức trách nhiệm, nhiệt tình, tận tâm trong thực thi nhiệm vụ.

* Thuộc về đối tượng quản lý (đội ngũ CBQL trường tiểu học)

Đội ngũ CBQL các trường tiểu học thành phố Hạ Long đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu tương đối đồng bộ, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác. 100% đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo cơ bản; đều đã qua các lớp bồi dưỡng CBQL trường học, hầu hết có kinh nghiệm quản lý thực tiễn, giải quyết và xử lý hợp lý các tình huống; thực hiện đầy đủ nhiệm vụ chính trị của nhà trường đi đôi với việc động viên khuyến khích mọi cá nhân và tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, có tinh thần hiếu học, có khả năng tiếp thu và sẵn sàng tiếp nhận những vấn đề mới.

Nền kinh tế tri thức tác động mạnh mẽ đến nhu cầu và tạo động lực bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ CBQL trường tiểu học. Hầu hết CBQL các trường tiểu học đều nhận thấy nhu cầu bồi dưỡng là cần thiết, nếu không được bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng thì không thể thực hiện tốt công tác quản lý tại nhà trường. Bản thân người CBQL cũng như cán bộ, GV, NV nhà trường đều nhìn nhận vai trò “Thủ trưởng - Thủ lĩnh” của mình với một kỳ vọng rất lớn thúc đẩy nhu cầu được bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng.

* Thuộc về điều kiện, môi trường quản lý.

Những chính sách của Đảng và Nhà nước đã có tác động rất lớn đến động lực phấn đấu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của đội ngũ CBQL trường tiểu học. Nghị quyết 29 của Trung ương khẳng định: “... cần có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác" [45].

Môi trường KHCN: Triển khai CNTT, tăng cường ứng dụng các phần mềm khoa học vào giảng dạy và quản lý tại nhà trường giúp CBQL tăng tính chủ động, phân

bổ thời gian hợp lý giải quyết các công việc cũng như tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Thành phố Hạ Long hiện nay và trong tương lai là địa phương có tiềm năng phát triển của tỉnh Quảng Ninh, nhân dân với truyền thống hiếu học và chăm lo cho giáo dục, đã và đang dành sự quan tâm và đầu tư rất lớn cho GD&ĐT, trong đó có hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ CBQL trường tiểu học.

100% CBQL, GV, NV các trường tiểu học đều nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL các trường tiểu học.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm tạo điều kiện tối đa trong điều kiện cụ thể của địa phương như nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, phương tiện... là động lực để tổ chức, thực hiện các hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học.

2.7.5.2. Nguyên nhân hạn chế

* Thuộc về chủ thể quản lý

Sự phát triển nhanh, mạnh như vũ bão của KHCN, CNTT, xu thế hội nhập toàn cầu vừa tạo động lực, đồng thời đặt ra nhiều thách thức, một số kiến thức, kỹ năng quản lý trở nên lạc hậu, lỗi thời đòi hỏi người lãnh đạo, chuyên viên phải được bồi dưỡng và bắt buộc phải tự bồi dưỡng để bổ sung kịp thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực tế đây cũng là một vấn đề hết sức lớn tác động không nhỏ đến cả ưu điểm và hạn chế của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường tiểu học.

Các nội dung bồi dưỡng đã được quan tâm nhưng vẫn chưa toàn diện, hình thức, phương thức bồi dưỡng chưa đa dạng, chưa thực sự đổi mới.

Chất lượng công tác lập kế hoạch, tổ chức bộ máy và chỉ đạo thực hiện chưa thật toàn diện, thiếu sự định hướng về tính mới, tính khó, tính chiến lược. Việc xác định nội dung, dự kiến các điều kiện hỗ trợ, phân công công tác, thiết lập cơ chế hoạt động còn phụ thuộc quá nhiều vào kinh phí hoạt động, trong khi kinh phí dành cho công tác bồi dưỡng rất hạn hẹp.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng, chưa thật sự hiệu quả, thiếu chặt chẽ, chưa tạo động lực thúc đẩy CBQL trường tiểu học chủ động tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực bản thân.

* Thuộc về đối tượng quản lý

Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường khiến cho một bộ phận CBQL trường tiểu học có tư tưởng thiên về nâng cao tư duy kinh tế hơn tư duy giáo dục, đôi khi lơ là việc tự bồi dưỡng và rèn luyện bản thân.

Một bộ phận CBQL trường tiểu học chưa tích cực chủ động trong các hoạt động bồi dưỡng, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực bản thân.

Sự phát triển nhanh, mạnh như vũ bão của khoa học công nghệ, CNTT khiến một số CBQL trường tiểu học thiếu “bộ lọc” thông tin, thiên về những thông tin không lành mạnh làm ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, nhiều kiến thức quản lý mới, hiện đại đòi hỏi phải được cập nhật để đáp ứng công tác quản lý cũng khiến cho nhiều CBQL thấy khó khăn.

Một số CBQL có tư tưởng an bài hoặc có thái độ tự mãn, không phát huy ý thức, trách nhiệm trong hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Khi tham gia bồi dưỡng, một số vị chỉ muốn ngồi nghe giảng viên trình bày chứ không thích kiểm tra và rất ngại kiểm tra, thậm chí sợ kiểm tra đánh giá. Quản lý chủ yếu dựa vào vốn sống và kinh nghiệm cá nhân, thiếu tính thử thách, đột phá và tính mới,...

* Thuộc về điều kiện, môi trường

Thời điểm tổ chức các hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường tiểu học về những vấn đề mới còn phụ thuộc nhiều vào giảng viên và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường tiểu học chưa đồng bộ, thiếu hiện đại, thậm chí xuống cấp không đáp ứng được mục tiêu đặt ra của yêu cầu nội dung, phương pháp mới. Công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá về hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng CBQL còn hiện tượng nể nang, hình thức và cảm tính.

Mọi hoạt động phụ thuộc phần lớn vào nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn xã hội hóa giáo dục nhưng trước yêu cầu thắt chặt thu chi ngân sách nên mọi vấn đề liên quan đến kinh phí để tổ chức hoạt động bồi dưỡng đều bị xem xét rất chặt chẽ và phê duyệt hạn chế.


Kết luận chương 2

Chương 2 của đề tài, tác giả đã khảo sát thực trạng bồi dưỡng đội ngũ CBQL và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường tiểu học thành phố Hạ Long như sau:

* Thực trạng bồi dưỡng đội ngũ CBQL

- Khảo sát việc nhận thức, xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng và nhu cầu bồi dưỡng CBQL các trường tiểu học;

- Nội dung, chương trình bồi dưỡng CBQL trường tiểu học.

- Hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng CBQL trường tiểu học;

- Các lực lượng tham gia bồi dưỡng QLCB trường tiểu học.

* Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL

- Xác lập nhận thức và khảo sát nhu cầu bồi dưỡng CBQL trường tiểu học;

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL trường tiểu học;

- Tổ chức bộ máy và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học;

- Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng cho CBQL trường tiểu học;

- Xác định hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng CBQL trường tiểu học;

- Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học;

- Thực hiện các điều chỉnh sau bồi dưỡng CBQL trường tiểu học.

Kết quả điều tra, phân tích, nghiên cứu cho thấy, Phòng GD&ĐT đã tổ chức hoạt động bồi dưỡng và sử dụng một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL các trường tiểu học phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, nhìn chung, đã đạt được kết quả nhất định trong công tác bồi dưỡng nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ CBQL các trường tiểu học. Tuy nhiên, mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của biện pháp còn ở mức thấp hơn so với mức độ nhận thức cũng như nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ CBQL trường tiểu học. Việc sử dụng các biện pháp quản lý chưa được đồng bộ nên chưa pháp huy tác dụng tối đa hiệu quả của các biện pháp.

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường tiểu học là khá tốt, song bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng chưa tốt, là nguyên nhân khiến cho hoạt động bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả cao. Từ kết quả điều tra, phân tích thực trạng làm cơ sở thực tiễn gợi mở cho những đề xuất hoàn thiện biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường tiểu học của Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long tại chương 3 của đề tài.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TIỂU CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, tính định hướng

Bất kỳ một hoạt động quản lý nào cũng đều cần phải xác định được mục đích, đó chính là cái đích hướng đến, là cái cần đạt được. Mục đích chính là cơ sở để định hướng lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và các nguồn lực để có thể đạt được mục đích.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL các trường tiểu học phải hướng vào mục tiêu nhằm nâng cao năng lực quản lý lãnh đạo nhà trường cho đội ngũ CBQL trường tiểu học, phù hợp với tình hình phát triển giáo dục tiểu học, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục tiểu học theo định hướng Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - giai đoạn đẩy mạnh phát triển đất nước theo con dường hội nhập và hợp tác quốc tế với chủ trương thực hiện giáo dục là quốc sách hàng đầu thì việc nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ QLGD là nhiệm vụ rất quan trọng, phải được đảm bảo thường xuyên liên tục theo một lộ trình trong kế hoạch chiến lược của hoạt động bồi dưỡng.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ

Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, là khâu đột phá có ý nghĩa quyết định, góp phần triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29- NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Phẩm chất, năng lực đội ngũ CBQL trường tiểu học phải được chuẩn hoá về mọi mặt, không chỉ chuẩn hoá năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bản thân, hiểu biết nghiệp vụ quản lý mà còn phải có năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường; quản trị tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; quản lý học sinh; quản lý hoạt động dạy học và giáo dục; quản trị tài chính, tài sản nhà trường; quản trị hành chính và hệ thống thông tin; tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường; tổ chức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022