Yêu Cầu Phẩm Chất Và Năng Lực Của Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học Hiện Nay

1.4.4. Yêu cầu phẩm chất và năng lực của Hiệu trưởng trường tiểu học hiện nay

(Theo Thông tư số 14/2018/TT BGDĐT-ngày 20/7/2018 quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông có hiệu lực từ ngày 04/9/2018)

Bảng 1.1. Tổng hợp khung phẩm chất và năng lực của Hiệu trưởng trường Tiểu học (Theo Thông tư số 14/2018/TT BGDĐT-ngày 20/7/2018 quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông có hiệu lực từ ngày 04/9/2018)

STT

Tiêu chuẩn

Tiêu chí


1

Phẩm chất nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp

Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường

Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân


2


Quản trị nhà trường

Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường

Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh

Quản trị nhân sự nhà trường

Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường

Quản trị tài chính nhà trường

Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo

dục học sinh của nhà trường

Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường


3

Xây dựng môi trường

giáo dục

Xây dựng văn hóa nhà trường

Thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường

Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường


4

Phát triển mối quan hệ giữa nhà

trường, gia đình, xã hội

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động

dạy học cho học sinh

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục

đạo đức, lối sống cho học sinh

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử

dụng nguồn lực để phát triển nhà trường


5

Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ

thông tin

Sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động dạy, học và quản trị nhà

trường

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy, học và quản

trị nhà trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 5

1.5. Hoạt động bồi dưỡng cho Cán bộ quản lý trường tiểu học theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

1.5.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng cho Cán bộ quản lý trường tiểu học

Chất lượng đội ngũ CBQL và đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng, vì vậy họ cần phải được bồi dưỡng một cách bài bản và có hệ thống. Bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục tiểu học. Trước sự phát triển của xã hội hiện nay năng lực của đội ngũ CBQL trường tiểu học còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, của đổi mới giáo dục của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Có nhiểu nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là trong suốt thời gian lao động nghề nghiệp của người cán bộ quản lý, tri thức khoa học, khoa học quản lý, khoa học quản lý giáo dục phát triển không ngừng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đòi hỏi người CBQL phải không ngừng tự học và thường xuyên được bồi dưỡng để bổ sung và cập nhật kiến thức khoa học quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Do đó, công tác bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL trường tiểu học là việc phải thực hiện thường xuyên và có tính cấp thiết đối với các cấp quản lý giáo dục.

Thực tiễn hiện nay, đội ngũ CBQL các trường tiểu học hầu hết được bổ nhiệm làm công tác quản lý từ những giáo viên giỏi và có năng lực chứ không được đào tạo về quản lý giáo dục ngay từ ban đầu tại các nhà trường, vì vậy, năng lực quản lý của đội ngũ CBQL các trường tiểu học có nhiều bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục. Để nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL các trường tiểu học thì một trong những giải pháp quan trọng là phải tăng cường công tác bồi dưỡng và đổi mới công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp, hình thức nhằm đem lại hiệu quả thiết thực, giúp cho đội ngũ CBQL các trường tiểu học cập nhật, bổ sung kịp thời những kiến thức, kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu để nâng cao phẩm chất, trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Do đó, đòi hỏi phải có hệ thống biện pháp quản lý để công tác này đạt hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

1.5.2. Nội dung, chương trình bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học

Nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng đảm bảo khoa học, thực tiễn, cấn đối giữa lý luận với thực hành, giữa tính hàn lâm với thực tiễn, tính kế thừa truyền thống với hiện đại. Hình thức bồi dưỡng đa dạng và phong phú, cụ thể như sau:

- Bồi dưỡng phẩm chất và năng lực theo Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học (Bộ GD&ĐT ban hành năm 2011) gồm có 4 tiêu chuẩn hàm chứa 18 tiêu chí, 56 yêu cầu.

- Bồi dưỡng phẩm chất và năng lực theo quan điểm của lý thuyết quản lý hiện đại gồm có năng lực tư duy; năng lực xử lý công việc; năng lực làm việc với con người.

- Bồi dưỡng phẩm chất và năng lực theo hướng đổi mới giáo dục gồm có:

Theo Thông tư số 14/2018/TT BGDĐT-ngày 20/7/2018 quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông có hiệu lực từ ngày 04/9/2018 Bồi dưỡng phẩm chất và năng lực theo đổi mới giáo dục gồm có: Phẩm chất nghề nghiệp, Năng lực quản trị nhà trường, Năng lực xây dựng môi trường giáo dục, Năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình,xã hội, Năng lực sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin.

Bồi dưỡng CBQL trường tiểu học là hoạt động có mục đích nhằm cập nhật những kiến thức khoa học, nâng cao năng lực và nghiệp vụ quản lý theo yêu cầu của cấp học tiểu học. Hoạt động bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Hiện nay có các chương trình bồi dưỡng như sau: Bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng theo yêu cầu đổi mới quản lý nhà trường; bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới; bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ cho CBQL.

1.5.3. Hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng cho Cán bộ quản lý trường tiểu học

1.5.3.1. Hình thức tổ chức bồi dưỡng

* Bồi dưỡng tập trung

- Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.

- Bồi dưỡng thông qua hội thảo theo cụm trường, các hội thi quản lý giỏi, người Hiệu trưởng giỏi.

- Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý.

* Tự bồi dưỡng

Bồi dưỡng thông qua việc tự học, tự nghiên cứu, qua thăm lớp dự giờ.

* Kết hợp giữa bồi dưỡng tập trung và tự bồi dưỡng (đây cũng được coi là một phương pháp bồi dưỡng)

Bồi dưỡng có sự hướng dẫn của giảng viên, cán bộ chủ chốt, các chuyên gia, cán bộ quản lý giỏi và có kinh nghiệm.

Bồi dưỡng thông qua các phương tiện nghe nhìn, trực tuyến qua truyền hình, qua mạng internet.

Bồi dưỡng thông qua tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình tiên tiến.

Trong các hình thức bồi dưỡng trên, sự kết hợp giữa bồi dưỡng của các cơ quan quản lý với sự tự bồi dưỡng là vô cùng quan trọng, bởi nó phát huy được nội lực cá nhân, thúc đẩy sự nỗ lực, cố gắng cao độ của cá nhân trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa học của nhân loại để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cá nhân.

1.5.3.2. Phương pháp bồi dưỡng

Có các phương pháp bồi dưỡng sau đây:

Phương pháp thuyết trình để trình bày, giảng giải nội dung bồi dưỡng một cách hệ thống, thường được sử dụng khi truyền tải nội dung lý thuyết mang tính hệ thống, phức tạp.

Phương pháp đàm thoại, sử dụng hệ thống câu hỏi để truyền thụ kiến thức mới dựa trên các kiến thức đã có, những kinh nghiệm cá nhân và vốn sống của học viên. Qua việc trả lời câu hỏi sẽ giúp học viên nắm được kiến thức mới.

Phương pháp, hội thảo, Semina, làm việc nhóm trong một khoảng thời gian nhất định, mỗi nhóm nỗ lực hoàn thành phần việc được phân công trên cơ sở hợp tác cùng làm việc nhóm. Kết quả làm việc sẽ được trình bày và đánh giá nhận xét trước lớp.

Phương pháp nêu vấn đề, nhằm huy động năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Thông qua giải quyết những mâu thuẫn của các tình huống có vấn đề, giúp lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.

Phương pháp trực quan, sử dụng các phương tiện trực quan để giúp người học tiếp thu được tốt hơn; phương pháp viết đề tài, tiểu luận giúp người học đúc rút nhiều kinh nghiệm hay, bổ ích... phổ biến cho bạn bè, đồng nghiệp.

Phương pháp thực hành, trên cơ sở quan sát người dạy làm mẫu, kết hợp việc thực hiện theo mẫu dưới sự hướng dẫn của người dạy để hoàn thành các bài tập bồi dưỡng, giải quyết các tình huống quản lý. Thông qua thực hành giúp người học củng cố kiến thức cũng như các kỹ năng cá nhân.

Phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm xác định mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng và thái độ so với mục tiêu. Trên cơ sở đó phân loại người học và xác định các thông tin phản hồi về quá trình dạy học. Giúp người dạy, người học và các cấp quản lý có những điều chỉnh phù hợp. Cần sử dụng kết hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau để có kết quả trung thực và khách quan.

Phương pháp tham quan, học tập các mô hình tiên tiến, hiệu quả...

Kết hợp các phương pháp bồi dưỡng trên để phát huy được ưu thế của phương pháp đồng thời hạn chế được những nhược điểm của từng phương pháp để đạt được hiệu quả, chất lượng bồi dưỡng.

1.5.4. Các lực lượng tham gia bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học và các nguồn lực cơ sở vật chất, tài liệu, kinh phí phục vụ bồi dưỡng

Lực lượng bồi dưỡng bao gồm đội ngũ chuyên gia đến từ các học viện, các trường đại học, viện nghiên cứu, Học viện Quản lý giáo dục; đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm trong công tác quản lý các nhà trường, quản lý các cơ quan GD&ĐT, các cơ sở giáo dục có bề dày thành tích trong giáo dục, dạy học.

Cơ sở vật chất: Hội trường, phòng chức năng, trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng... đa dạng, đủ chủng loại đảm bảo yêu cầu của nội dung, chương trình và phương pháp bồi dưỡng.

Tài liệu bồi dưỡng: Phải được chuẩn bị chu đáo theo các văn bản chỉ đạo của quản lý cấp trên về công tác bồi dưỡng và kế hoạch bồi dưỡng

Kinh phí bồi dưỡng: Phải được chuẩn bị đầy đủ để chi cho hoạt động giảng dạy của giảng viên, người tham gia bồi dưỡng, mua tài liệu, trang thiết bị, văn phòng phẩm và các điều kiện khác phục vụ hoạt động bồi dưỡng. Có chế độ đãi ngộ hợp lý cho các lực lượng tham gia bồi dưỡng đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng không bị gián đoạn và đạt chất lượng, hiệu quả như kế hoạch đề ra.

1.6. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Giáo dục và Đào tạo về quản lý hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý

Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của phòng GD&ĐT như sau:

Phòng GD&ĐT có trách nhiệm tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện:

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan

a) Trình UBND cấp huyện: Dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật, các quy định của UBND cấp tỉnh về các hoạt động giáo dục trên địa bàn; dự thảo các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, chương trình cải cách hành chính về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn, dự thảo các văn bản khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện;

b) Trình Chủ tịch UBND cấp huyện: Dự thảo quyết định thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo và các văn bản cá biệt khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện.

2. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ; công tác tuyển sinh, thi cử, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; cho phép hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục được quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.

3. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tổ chức và hoạt động giáo dục định kỳ và hàng năm theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND cấp huyện.

4. Chủ trì xây dựng, tổng hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục của các cơ sở giáo dục trực thuộc theo hướng của Sở GD&ĐT và UBND cấp huyện; quyết định phân bổ biên chế sự nghiệp các cơ sở giáo dục trực thuộc sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện.

5. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, cách chức, giáng chức đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, công nhận hội đồng trường các cơ sở giáo dục trực thuộc; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý của UBND cấp huyện.

6. Chủ trì xây dựng, lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc; quyết định phân bổ, giao dự toán chi ngân sách giáo dục cho các cơ sở giáo dục trực thuộc khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với cơ quan tài chính, kế hoạch cùng cấp xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục trên địa bàn thành phố.

7. Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về giáo dục theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc công khai chất lượng giáo dục, công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, công khai tài chính của các cơ sở giáo dục trực thuộc.

8. Giúp UBND cấp huyện quản lý các cơ sở giáo dục trực thuộc, gồm: Cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều

cấp học (trong đó không có cấp trung học phổ thông) và các cơ sở giáo dục khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

Theo Thông tư số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29/5/2015 Thông tư liên tịch hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở GD&ĐT, của Phòng GD&ĐT quy định.

Phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; giúp UBND cấp huyện và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật.

Phòng GD&ĐT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng GD&ĐT về hoạt động bồi dưỡng:

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương trong lĩnh vực giáo dục.

Như vậy, phòng GD&ĐT giữ vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ CBQL các trường tiểu học, là chiếc cầu nối hữu hiệu trong việc triển khai thực hiện các chủ trương về bồi dưỡng, đào tạo của Bộ GD&ĐT, của tỉnh, của Sở GD&ĐT cho đội ngũ CBQL các trường tiểu học.

1.7. Quản lý hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học của phòng Giáo dục và Đào tạo theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

1.7.1. Xác lập nhận thức và khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ Cán bộ quản lý trường tiểu học

Đây là một công việc không thể thiếu trong quy trình thực hiện hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học. Để khảo sát nhu cầu một cách hiệu quả, nên sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weakness), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats), trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của CBQL trường tiểu học. Trên cơ sở đó, các cấp QLGD sẽ tìm

hiểu và nắm bắt được bức tranh toàn diện về số lượng, chất lượng, thực trạng, nhu cầu... của đội ngũ CBQL trường tiểu học trong quá trình công tác. Đó sẽ là căn cứ vững chắc, thuyết phục cho việc xây dựng, triển khai kế hoạch bồi dưỡng sát thực tế và khả thi cao.

1.7.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ Cán bộ quản lý trường tiểu học

Công tác xây dựng (lập kế hoạch) bồi dưỡng CBQL trường tiểu học là quá trình thiết kế bước đi cho hoạt động tương lai nhằm đạt được mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu tất cả các nguồn lực đã có và sẽ khai thác. Lập kế hoạch cho phép các chủ thể quản lý chủ động ứng phó và thích nghi với sự thay đổi, tìm ra và lựa chọn được phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả cho hoạt động của toàn bộ tổ chức.

Cơ sở để lập kế hoạch: Muốn làm tốt công tác kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học của phòng GD&ĐT, việc đầu tiên cán bộ quản lý giáo dục cấp phòng phải nắm chắc tình hình đội ngũ CBQL trên địa bàn thành phố, các điều kiện bên trong và bên ngoài. Từ đó tùy thuộc vào tình hình thực tế và điều kiện của địa phương, các nhà QLGD phải xác định chính xác những gì cần phải hoàn thành và sẽ hoàn thành như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra. Khi xây dựng kế hoạch yêu cầu phải trả lời được các câu hỏi như sau:

- Kế hoạch đó có phù hợp với nhu cầu của CBQL, có ứng phó được với mọi sự thay đổi hay không?

- Kế hoạch đó có tập trung vào các mục tiêu đã xác định hay không?

- Kế hoạch đó có lựa chọn được những phương án tối ưu, tiết kiện được các nguồn lực và tạo hiệu quả cho toàn bộ tổ chức hay không?

- Kế hoạch đó có thể áp dụng cho công tác kiểm tra hay không?

1.7.3. Tổ chức bộ máy và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học

Đây là quy trình thiết kế, tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí, sử dụng và phát triển các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu chung. Về bản chất chính trị là thực hiện sự phân công lao động hợp lý, để phát huy cao nhất khả năng nguồn nhân lực nhằm đạt được mục tiêu, gồm các bước sau:

- Xác định những công việc cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu

- Phân chia toàn bộ công việc thành các nhiệm vụ để các thành viên hoặc bộ phận tổ chức thực hiện được thuận lợi và hợp logic.

- Phân chia bộ phận, kết hợp các nhiệm vụ một cách logic và hiệu quả.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí