Thực Trạng Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Cp Xăng Dầu Dầu Khí Hà Nội 43704


Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, xây dựng

Căn cứ kế hoạch đầu tư, xây dựng của Tổng công ty, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị phê duyệt, phòng Kế hoạch đầu tư chủ trì tổ chức lựa chọn nhà thầu, lập dự án đầu tư xây dựng trình Cấp/Người có thẩm quyền phê duyệt.

Phòng KHĐT chủ trì tổ chức thẩm định các dự án đầu tư, xây dựng của Công ty. Trường hợp Công ty không đủ năng lực thực hiện, phòng KHĐT tổ chức lựa chọn theo quy định một đơn vị có chức năng và đủ năng lực theo quy định của pháp luật thẩm tra một phần hoặc các nội dung của dự án để làm cơ sở thẩm định và phê duyệt dự án.

Lập kế hoạch đấu thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Ban QLDA (trong trường hợp Công ty thành lập Ban QLDA) lập kế hoạch đấu thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng công trình;

Phòng KHĐT hoặc tổ chuyên gia đấu thầu tổ chức lập kế hoạch đấu thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc dự án, mua sắm TSCĐ do Công ty trực tiếp quản lý dự án;

Đơn vị/Chi nhánh tự tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, tổ chực lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc dự án do Công ty giao theo quy định pháp luật hiện hành, Quy định của Tổng công ty và Công ty;

Quy định về việc lập Kế hoạch đấu thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu.

Tổ chức quản lý hợp đồng và chất lượng công trình xây dựng

+ Đối với trường hợp mua sắm TSCĐ:

Phòng KHĐT làm đầu mối và phối hợp với đơn vị sử dụng thực hiện quản lý các hợp đồng từ khi ký kết đến khi thanh lý hợp đồng. Đồng thời, phòng KHĐT chủ trì có trách nhiệm giám sát toàn bộ quá trình giao nhận hàng hóa, tiến hành các thủ tục kiểm tra hàng hóa, giao nhận và vận chuyển, lắp đặt, vận hành, nghiệm thu, bàn giao TSCĐ đưa bảo sử dụng.

+ Đối với trường hợp XDCB:

Ban QLDA (trường hợp Công ty thành lập ban QLDA)/Phòng KHĐT/Đơn vị


trực thuộc thực hiện việc tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao của mình. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình không phải thành lập ban QLDA và giao cho phòng KHĐT hay một đơn vị cụ thể của Công ty quản lý thì phòng KHĐT, đơn vị đó thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định.

Nghiệm thu, chạy thử, bàn giao công trình xây dựng

Ban QLDA hoặc phòng chức năng được giao tổ chức thực hiện, giám sát tổ chức chạy thử, nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng và nghiệp thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng theo quy định của pháp luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Sau khi hoàn thành nghiệm thu chạy thử công trình, phòng KHĐT phối hợp với các Bộ phận liên quan thành lập Hội đồng nghiệm thu, tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình cho đơn vị sử dụng theo quy định hiện hành.

Quyết toán dự án hoàn thành

Tất cả các dự án đầu tư từ nhóm B trở lên, khi hoàn thành phải được kiểm toán quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra phê duyệt quyết toán; các dự án còn lại thực hiện kiểm toán quyết toán theo yêu cầu của Cấp/Người có thẩm quyền. Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu kiểm toán thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

Phòng KHĐT hoặc ban QLDA tổ chức lập hồ sơ trình duyệt quyết toán trình Cấp/Người có thẩm quyền xem xét phê duyệt;

Đối với các dự án thuộc phạm vi phân cấp thẩm quyền, đơn vị tự tổ chức lập hồ sơ trình duyệt quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán dự án theo quy định pháp luật hiện hành;

Đối với các dự án vượt mức phân cấp hoặc giao cho đơn vị quản lý, tổ chức thực hiện, Người đại diện của Tổng Công ty tại các đơn vị thành viên phải lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trình Cấp/Người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt/thông qua trước khi quyết định.


Trình tự, thủ tục tiến hành các dự án đầu tư, mua sắm TSCĐ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng. Giám đốc có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, cổ đông về tiến độ, chất lượng các dự án đã quyết định đầu tư.

2.2.1.2.2 Chính sách quản lý đối với trường hợp cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản cố định

Công ty được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố TSCĐ của Công ty theo nguyên tắn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền quyết định việc cho thuê, thế chấp, cầm cố được quy định như sau:

Hội đồng quản trị quyết định việc cho thuê tài sản cố định có giá trị dưới 50% vốn điều lệ của Công ty. Hội đồng quản trị có quyền ủy quyền hoặc phân cấp cho Giám đốc quyết định việc cho thuê tài sản trong phạm vi ủy quyền của Hội đồng quản trị.

Thẩm quyền quyết định sử dụng tài sản cố định của Công ty để thế chấp, cầm cố cho mục đích huy động vốn phải phù hợp với quy định của Công ty. Khi Công ty có nhu cầu tăng vốn điều lệ, Hội đồng quản trị lập hồ sơ báo cáo Đại hội đồng cổ đông về việc tăng vốn

Các hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố TSCĐ có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của Công ty do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

2.2.1.2.3 Khấu hao TSCĐ

Công ty thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo hướng dẫn của Bộ tài chính. Đối với những tài sản đặc thù, Công ty xây dựng tỷ lệ khấu hao cụ thể cho từng loại tài sản phù hợp với đặc thù và lĩnh vực hoạt động của Công ty trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Mọi tài sản sau khi khấu hao hết nếu vẫn còn giá trị sử dụng thì Công ty không trích khấu hao nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi, quản lý và sử dụng như đối với TSCĐ bình thường.

2.2.1.2.4 Chính sách thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

Công ty có trách nhiệm thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuốc quyền sở hữu của mình khi đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không còn nhu cầu sử dụng hoặc không sử


dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn.

Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

+ Hội đồng quản trị Công ty quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán TSCĐ phù hợp với thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm TSCĐ theo quy định. Hội đồng quản trị được quyết định ủy quyền hoặc phân cấp cho Giám đốc quyết định thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

+ Các phương án thanh lý, nhượng bán TSCĐ có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hôi đồng quản trị, thì Đại hội đồng cổ đông quyết định

Trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ của Công ty không có khả năng thu hồi đủ vốn thì phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông trước khi thực hiện để xem xét, quyết định và thực hiện giám sát.

Đối với TSCĐ mới đầu tư do không mang lại hiệu quả kinh tế theo phương án phê duyệt, Công ty không có nhu cầu tiếp tục khai thác, sử dụng mà việc nhượng bán, thanh lý không có khả năng thu hồi vốn đầu tư dẫn đến Công ty không trả được nợ vay theo hợp đồng vay vốn thì phải làm rõ trách nhiệm của từng người có liên quan, báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý trình Đại hội đồng cổ đông xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

Phương thức thanh lý, nhượng bán TSCĐ: được thực hiện bằng hình thức đấu giá thông qua tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc do Công ty tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Trường hợp đặc biệt, bán theo phương thức thỏa thuận sẽ do Hội đồng quản trị xem xét quyết định.

Tiền thu do thanh lý, nhượng bán TSCĐ và chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ liên quan được hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành.

Việc chuyển nhượng TSCĐ của Công ty gắn liền với đất được thực hiện theo quy định hiện hành của Luật đất đai.

2.2.1.2.5 Trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản cố định tại Công ty

TSCĐ phải được bàn giao cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân trong Công ty chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng. Khi sử dụng TSCĐ của Công ty, các đơn vị và cá nhân có trách nhiệm:


+ Bảo quản và sử dụng tốt TSCĐ được giao

+ Khi cần di dời, thay đổi người trực tiếp quản lý sử dụng tài sản trong nội bộ đơn vị, chuyển đổi giữa các đơn vị trong Công ty hoặc ra ngoài Công ty phải do Giám đốc quyết định.

+ Cá nhân được giao quản lý, sử dụng TSCĐ không được tự ý thay đổi hình dạng, giá trị, vị trí, tính năng tác dụng của TSCĐ khi chưa được lãnh đạo đơn vị chấp thuận. Việc bảo dưỡng, cải tạo, sửa chữa TSCĐ được thực hiện theo quy định của Công ty

Trong mọi tình huống di dời, chuyển đổi giữa các Chi nhánh, đơn vị của Công ty hoặc ra ngoài Công ty, phải lập biên bản đánh giá hiện trạng và bàn giao, phải có sự chứng kiến của bộ phận TCKT cùng cấp

Để đảm bảo an toàn cho việc sử dụng TSCĐ, Công ty có trách nhiệm mua bảo hiểm tài sản và/hoặc trích lập dự phòng rủi ro cho TSCĐ khi cần thiết theo quy định.

2.2.1.2.6 Kiểm kê tài sản cố định và xử lý tài sản tổn thất, đánh giá lại giá trị tài sản cố định

Về kiểm kê tài sản cố định: Công ty phải tổ chức kiểm kê, xác định số lượng TSCĐ khi khóa sổ kế toán để lập BCTC năm, khi thực hiện quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu, sau khi xảy ra thiên tai, địch họa hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động TSCĐ của Công ty; hoặc theo chủ trương của Nhà nước. Đối với TSCĐ thừa hoặc thiếu cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của những người liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.

Xử lý tài sản cố định tổn thất: TSCĐ tổn thất do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, kém phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, tồn kho ứ đọng trong kiểm kê định kỳ và kiểm kê đột xuất. Công ty phải xác định giá trị đã bị tổn thất, nguyên nhân trách nhiệm và xử lý như sau:

+ Nếu nguyên nhân do chủ quan của tập thể và cá nhân thì người gây tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Hội đồng quản trị quyết định mức bồi thường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

+ Tài sản cố định đã mua bảo hiểm nếu tổn thất thì xử lý theo hợp đồng mua


bảo hiểm;

+ Giá trị tổn thất sau khi bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm, nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của Công ty. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính của Công ty không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ;

+ Những trường hợp tổn thất đặc biệt do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng gây thiệt hại nghiêm trọng như thiên tai, hỏa hoạn, sâu bệnh… Công ty đã huy động các nguồn vốn hợp pháp để bù đắp, nhưng vẫn không thể khắc phục được thì Công ty lập phương án xử lý tổn thất trình Đại hội đồng cổ đông quyết định việc xử lý tổn thất theo thẩm quyền;

+ Công ty có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản tổn thất tài sản, trường hợp để các khoản tổn thất tài sản không được xử lý thì Hội đồng quản trị, Giám đốc chịu trách nhiệm trước cổ đông.

Đánh giá lại tài sản: Công ty thực hiện đánh giá lại TSCĐ trong các trường hợp sau:

Theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Thực hiện chuyển đổi sở hữu Công ty: Bán công ty, đa dạng hóa hình thức sở hữu; Dùng TSCĐ để đầu tư ra ngoài Công ty;

Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Việc đánh giá lại TSCĐ phải theo đúng các quy định của Nhà nước. Các khoản chênh lệch tăng, giảm giá trị do đánh giá lại TSCĐ được thực hiện theo quy định của Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể.

2.2.2 Thực trạng kế toán TSCĐ tại Công ty CP xăng dầu dầu khí Hà Nội

2.2.2.1 Chính sách kế toán TSCĐ tại Công ty

+ Ghi nhận TSCĐ:

Khi phát sinh các nghiệp vụ tăng TSCĐ, kế toán sẽ căn cứ vào bốn tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ quy định trong VAS 03, VAS 04 để xác định ghi nhận tài sản đó là TSCĐ HH, TSCĐVH, công cụ dụng cụ hay là một khoản chi phí khác.

+ Ghi nhận giá trị tài sản: Mọi TSCĐ của công ty được ghi nhận theo chỉ tiêu: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Trong quá trình hoạt động của


mình, Công ty quán triệt giá gốc và giả định hoạt động liên tục trong kế toán, nguyên giá TSCĐ không thay đổi. Chi phí nâng cấp TSCĐ chỉ ghi tăng nguyên giá khi các chi phí này chắc chắn làm tăng đáng kể chất lượng sản phầm làm ra hoặc làm giảm chi phí hoạt động của tài sản trước khi nâng cấp

Với TSCĐ hình thành qua hoạt động XDCB, nguyên giá TSCĐ được ghi nhận là giá quyết toán của công trình và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng.

+ Nhất quán trong việc thực hiện chính sách khấu hao:

Công ty tính và trích khấu hao TSCĐ theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy tình hình tính và hạch toán khấu hao TSCĐ tại Công ty có những đặc điểm nổi bật sau:

Công ty lựa chọn phương pháp khấu hao đường thẳng và thực hiện trích khấu hao theo tháng. TSCĐ vô hình bao gồm giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn và không thời hạn. Giá trị quyền sử dụng đất không thời hạn không thực hiện trích khấu hao. Giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn được trích khấu hao theo thời gian sử dụng đất. Thời gian khấu hao quy định cho các TSCĐ như sau:

Bảng 3: Bảng thời gian sử dụng hữu ích của các loại TSCĐ tại Công ty PVOIL Hà Nội

STT


Loại tài sản cố định

Thời gian khấu hao bình quân (tháng)

A

Loại TSCĐ hữu hình


1

Máy móc thiết bị sản xuất

84

2

Nhà cửa, vật kiến trúc

120

3

Thiết bị dụng cụ quản lý

60

4

Phương tiện vận tải

120

B

Loại TSCĐ vô hình


1

Quyền sử dụng đất

554

2

Phần mềm máy tính

36

3

TSCĐ vô hình khác

120

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội - 9

(Nguồn: Phòng TCKT công ty PVOIL Hà Nội)


Công thức tính khấu hao TSCĐ được áp dụng tại Công ty và các Chi nhánh trong Công ty là:

Mức trích khấu hao hàng năm

của TSCĐ

=

Nguyên giá của tài sản cố định

Thời gian sử dụng hữu ích TSCĐ



Mức trích khấu hao trung bình

hàng tháng của TSCĐ

=

Mức trích khấu hao TB hàng năm của TSCĐ

12

Khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động bán hàng được hạch toán vào TK Chi phí sản bán hàng – TK 641; khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động quản lý, điều hành công ty được hạch toán vào TK chi phí quản lý doanh nghiệp TK 642.

2.2.2.2 Kế toán chi tiết TSCĐ tại Công ty

a. Chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là bộ phận không thể thiếu trong việc theo dõi, ghi nhận quá trình tăng giảm tài sản và là căn cứ ghi sổ. Hệ thống chứng từ kế toán trong Công ty được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước, Tổng Công ty và Công ty;

Tất cả các chứng từ kế toán do Công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra, xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.

Khi kiểm tra chứng từ kế toán, nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, kế toán chi tiết phải từ chối thực hiện đồng thời báo ngay cho Kế toán trưởng, Giám đốc Công ty biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành. Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung, chữ số không rõ ràng thì kế toán chịu trách nhiệm kiểm tra phải trả lại, yêu cầu điều chỉnh và làm đúng thủ tục sau đó mới làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà yêu cầu về chứng từ kế toán TSCĐ gồm những loại sau:

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí