Phương Pháp Thu Thập Và Xử Lí Tư Liệu, Thông Tin


dụng mô hình phát triển bền vững với ba nhóm chỉ tiêu: kinh tế - xã hội - môi trường để đánh giá về điểm đến của du khách trong hoạt động du lịch.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các công trình viết về PTDL trong xu hướng hội nhập với khu vực và quốc tế còn chưa nhiều, bản thân khái niệm “Hội nhập” ở các nước cũng là một khái niệm mới, được hiểu theo nhiều cách khác nhau, chưa có sự thống nhất chung được mọi người chấp nhận. Do vậy, hướng nghiên cứu về PTDL trong thời kì hội nhập cũng gặp phải nhiều khó khăn, lịch sử nghiên cứu đề tài trên thế giới còn hạn chế.

4.2. Việt Nam

Việc nghiên cứu PTDL đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, đặc biệt ở Việt Nam quá trình này đã thật sự bùng nổ từ những năm cuối thế kỉ XX trở lại đây.

Từ năm 1989 đến nay đã có nhiều đề tài khoa học, dự án nghiên cứu về địa lý du lịch. Một số công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận và phương pháp luận có thể kể đến như “Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển Việt Nam” do Trần Cầu và Lê Thông chủ biên, 1993; “Địa lý du lịch” do Nguyễn Minh Tuệ chủ trì, 1994. Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khác như: Đề tài “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh và cộng sự thực hiện, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 1991; “Tổ chức lãnh thổ du lịch” của Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, 1999; “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” do Phạm Trung Lương chủ biên, 2000; “Địa lý du lịch Việt Nam” do Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) và nnk, 2010…

Từ năm 1994 đến nay, nhiều dự án quy hoạch PTDL tầm cỡ quốc gia và của nhiều tỉnh, thành về các điểm, khu du lịch đã hoàn thành, được Nhà nước và các địa phương phê duyệt. Có thể kể đến “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995- 2010” do Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch tiến hành, 1995; “Quy hoạch tổng thể phát triển vùng du lịch Bắc Bộ”, 2001; “Quy hoạch phát triển vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ”, 2001; “Quy hoạch phát triển vùng Đông Bắc”, 1995; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng trung du miền núi phía Bắc”, 2006…


Ngoài những quy hoạch kể trên, còn có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, khai thác tài nguyên (tự nhiên, nhân văn) phục vụ mục đích du lịch cũng được nhiều tác giả nghiên cứu. Một trong số những công trình ra đời sớm và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm là của tác giả Đặng Duy Lợi (1992) “Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch”. Cùng hướng nghiên cứu đánh giá về tài nguyên du lịch còn có một số công trình khác như: tác giả Trần Văn Thắng (1995), “Đánh giá khả năng khai thác các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ mục đích du lịch”; Phạm Văn Du (1996), “Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên du lịch Thủ đô Hà Nội phục vụ cho việc khai thác có hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch”; Nguyễn Thị Hải (2002), “Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội”; Lê Văn Tin (2000), “Đánh giá tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển du lịch”; Nguyễn Hữu Xuân (2009), “Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thành phố Đà Lạt và phụ cận phục vụ phát triển một số loại hình du lịch”; Vũ Thị Hạnh (2012), “Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh”… Các công trình nêu trên đều là luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ được các tác giả đầu tư nghiên cứu kĩ càng, nội dung chuyên sâu, là những tư liệu bổ ích cho hướng nghiên cứu về đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch. Ngoài ra còn nhiều công trình khác là các luận văn thạc sĩ, các bài báo khoa học cũng có cùng hướng nghiên cứu nêu trên đã được thực hiện trong thời gian qua.

Ngoài các hướng nghiên cứu trên, hướng nghiên cứu về PTDL ở các địa phương cũng bùng nổ trong thời gian gần đây. Có thể kể đến một số công trình như: Luận án Tiến sĩ của Đỗ Quốc Thông (2004) “Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận”; Nguyễn Thị Nguyên Hồng (2004), “Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của Thủ đô Hà Nội và phụ cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010”… Ngoài các luận án trên, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu là các luận văn thạc sĩ, các bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí của các trường đại học, viện nghiên cứu...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.


Trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu hướng chủ đạo trong các mối liên hệ kinh tế thì xu hướng phát triển bền vững các ngành kinh tế ngày càng trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam xu hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững cũng ngày càng thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu về du lịch theo hướng bền vững ở một số địa phương trong những năm gần đây, như: luận án của Đoàn Liêng Diễm (2003) “Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010”; La Nữ Ánh Vân (2012) “Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững”… Ngoài một số luận án trên, còn có rất nhiều công trình khoa học cũng nghiên cứu về phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập - 3

Sau gần 30 năm đất nước đổi mới với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường tạo động lực thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập quốc tế trở thành xu thế tất yếu của thế giới đồng thời là con đường phát triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa. Do vậy sự phát triển các ngành kinh tế phải gắn với quá trình hội nhập, vì vậy việc nghiên cứu về sự phát triển của du lịch cũng cần đặt trong bối cảnh chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu theo hướng này có thể kể đến một số công trình như: “Kỷ yếu hội thảo quốc gia - Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế”- Hội thảo quốc gia do Tổng cục Du lịch tổ chức (2010); Công trình “Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Văn Mạnh (2011)… Gần đây Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn đã phối hợp với trường Đại học Charles De Gaulle - Lille 3 (Pháp) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế (2015), với chủ đề toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch, với sự ra đời của kỷ yếu: “Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế - Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch”... Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sĩ, các bài báo khoa học cũng nghiên cứu về sự phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhưng với số lượng còn chưa nhiều, nội dung còn đơn sơ.


4.3. Ở Tây Ninh

Về lĩnh vực QHDL trên địa bàn tỉnh, có thể kể đến một số công trình như: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì 1995 - 2010” do Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch lập năm 1994 (thường gọi Quy hoạch 1995). Trải qua quá trình phát triển, quy hoạch 1995 đã bộc lộ nhiều hạn chế, được chỉnh sửa, điều chỉnh cho phù hợp trong công trình: “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh chủ trì (2009) dựa trên quy hoạch 1995 trước đây. Trước những yêu cầu mới của tình hình hiện nay, UBND tỉnh Tây Ninh đã cho công bố quy hoạch mới “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” vào cuối năm 2013 với sự giúp đỡ của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, thay thế cho các quy hoạch đã có trước đó. Quy hoạch này sẽ định hướng cho sự phát triển của du lịch tỉnh Tây Ninh trong những năm tới đây.

Ngoài các công trình về QHDL, trên địa bàn Tây Ninh còn có một số công trình của các học viên cao học cũng nghiên cứu về du lịch trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây. Những công trình này nghiên cứu về hoạt động marketing trong du lịch, bước đầu nghiên cứu về tiềm năng cũng như định hướng phát triển một số loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa... Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đây cũng như tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về PTDL thời kì hội nhập trên địa bàn Tây Ninh, tác giả đã tiếp tục tiến hành nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phục vụ PTDL, hiện trạng PTDL cũng như đề xuất những giải pháp phát triển hợp lí trong thời kì hội nhập.

Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những xu hướng mới trong PTDL, tác giả tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu, đưa ra cách đánh giá khách quan về tiềm năng du lịch trên địa bàn, phân tích thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh theo hướng đáp ứng yêu cầu hội nhập, đưa ra những định hướng và giải pháp PTDL hợp lí trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tạo nên bức tranh vừa tổng quan vừa chi tiết về hoạt động du lịch ở Tây Ninh trong thời kì mới, cũng như lợi thế so sánh trong PTDL của tỉnh với các địa phương trong vùng du lịch Đông Nam Bộ. Chính vì thế, với đề tài này tác giả mong rằng sẽ có những đóng góp nhất định cho sự


phát triển du lịch của tỉnh đáp ứng yêu cầu mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu, khảo sát chủ yếu trên phạm vi tỉnh Tây Ninh, ưu tiên nghiên cứu các địa bàn trọng điểm; tuy nhiên du lịch là ngành kinh tế tổng hợp liên vùng nên đề tài được xem xét trong mối quan hệ với các tỉnh lân cận.

- Nội dung nghiên cứu: Giới hạn trong phạm vi ngành du lịch nên đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá tiềm năng, cơ sở hạ tầng, phân tích thực trạng phát triển, đặc biệt đánh giá sự phát triển du lịch của tỉnh theo các tiêu chí đáp ứng yêu cầu của thời kì hội nhập. Trên cơ sở đó đưa ra những định hướng và đề xuất giải pháp hợp lí nhằm phát triển ngành du lịch Tây Ninh đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, việc đánh giá PTDL theo các tiêu chí đáp ứng yêu cầu hội nhập chỉ thực hiện được ở mức độ nhất định trong khuôn khổ của một luận án.

- Thời gian thực hiện: Đề tài tập trung điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu và phân tích chủ yếu trong giai đoạn 2000 - 2015 (một số kết quả nghiên cứu được cập nhật đến năm 2016), định hướng phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

6. Quan điểm nghiên cứu

- Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Hệ thống lãnh thổ du lịch được xem là một hệ thống lãnh thổ có đặc điểm tổng hợp, được tạo thành bởi các thành tố: tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người có mối quan hệ qua lại gắn bó mật thiết với nhau. Các yếu tố tự nhiên của Tây Ninh khá đa dạng; các yếu tố văn hóa lịch sử rất độc đáo, mang đặc trưng riêng. Tất cả những yếu tố đó luôn được xem xét, đánh giá trong mối quan hệ tổng thể. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ giúp người nghiên cứu có cái nhìn toàn diện về du lịch.

- Quan điểm hệ thống: Khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào đó phải đặt nó trong vị trí tương quan với các vấn đề, các yếu tố trong hệ thống cao hơn và trong cấp phân vị thấp hơn. Du lịch Tây Ninh là một bộ phận của du lịch vùng Đông Nam Bộ. Trong vùng, du lịch Tây Ninh được xem như cửa ngõ của vùng Đông Nam Bộ, giúp kết nối du lịch của vùng với các nước láng giềng. Quan điểm hệ thống cho phép phân tích, tổng hợp và xác định mối quan hệ hữu cơ giữa việc PTDL và phát triển KT - XH


Tây Ninh, cho thấy mối tương quan giữa lãnh thổ du lịch tỉnh Tây Ninh với lãnh thổ du lịch ở cấp vùng, quốc gia cũng như ở cấp thấp hơn như tuyến, điểm du lịch.

- Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh trong nghiên cứu du lịch Tây Ninh để tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển theo không gian và thời gian trên từng địa bàn cụ thể. Trong quá trình nghiên cứu, cần thấy các đối tượng địa lý đều tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan. Do vậy, khi nghiên cứu về PTDL trên địa bàn cần phải nắm vững lịch sử hình thành, khai thác, bảo tồn trong quá khứ, hiện tại cũng như nhận định về xu hướng phát triển của đối tượng trong tương lai, làm cơ sở cho những định hướng khai thác tài nguyên cũng như lãnh thổ du lịch.

- Quan điểm phát triển bền vững (PTBV): Du lịch là ngành mang lại hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội cao. Tuy nhiên trong quá trình PTDL sẽ có những tác động nhất định đến môi trường xung quanh, do đó cần phải tính đến yếu tố PTBV khi sử dụng TNDL. Ngày nay, PTBV là xu thế của nhân loại và du lịch Tây Ninh cũng không nằm ngoài xu thế đó. Quan điểm này sẽ chi phối việc đánh giá PTDL, đề xuất định hướng và các giải pháp PTDL trên địa bàn Tây Ninh trong bối cảnh hội nhập. Do vậy việc PTDL trên địa bàn phải gắn với việc bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, đảm bảo môi trường sinh thái bền vững.

- Quan điểm hội nhập: Theo Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đặt ra mục tiêu: “xây dựng con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tiếp thu những giá trị văn hóa của nhân loại; bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam; nâng cao hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam” [12]. Du lịch là một trong những ngành đi tiên phong trong việc thực hiện sứ mệnh quảng bá, nâng cao hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Do vậy trong PTDL cần chú ý đến quan điểm hội nhập của Đảng và Nhà nước nhằm bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa, góp phần nâng cao hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam.


7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp thu thập và xử lí tư liệu, thông tin

Đây là phương pháp quan trọng và xuyên suốt trong quá trình thực hiện luận án. Việc thu thập, phân tích, phân loại và tổng hợp tài liệu, thông tin liên quan sẽ giúp ta hiểu biết về những nghiên cứu trong quá khứ và hiện tại ở phạm vi địa phương và cả nước, phát hiện ra những vấn đề đã nghiên cứu cũng như những vấn đề còn bỏ ngỏ. Trong luận án, phương pháp này được tác giả sử dụng nhiều ở phần mở đầu (lịch sử nghiên cứu vấn đề) và chương 1. Các số liệu được sử dụng trong luận án chủ yếu từ Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Tổng cục du lịch, Niên giám thống kê cũng như Sở VH,TT&DL Tây Ninh cung cấp. Trên cơ sở những tài liệu phong phú đó, cần xử lí, phân tích các số liệu này để có những nhận định, đánh giá khoa học, phù hợp với thực tế, đồng thời có thể xây dựng các bản đồ, biểu đồ và đưa ra những kết luận chân thực, chính xác. Trong luận án, việc xử lí tư liệu, thông tin được tác giả sử dụng nhiều ở chương 2 (phần thực trạng PTDL).

7.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp truyền thống của Địa Lý học được sử dụng để khảo sát, điều tra thực tế, thu thập thông tin chính xác ở địa bàn nghiên cứu, đồng thời bổ sung các tài liệu còn thiếu, kiểm chứng các dữ liệu đã có và kết quả nghiên cứu. Đây là phương pháp nghiên cứu nhằm góp phần làm cho kết quả mang tính xác thực, khắc phục hiệu quả những hạn chế của phương pháp thu thập, xử lí số liệu trong phòng. Phương pháp này giúp người nghiên cứu tiếp cận vấn đề một cách chủ động, sát sao, có hiểu biết thật sự, tránh những ý kiến chủ quan và gắn nghiên cứu với thực tiễn. Trong nhiều trường hợp, nó là phương pháp duy nhất để thu thập thông tin đáng tin cậy và xây dựng ngân hàng tư liệu cho các phương pháp nghiên cứu khác. Phương pháp này được tác giả thực hiện chủ yếu ở chương 2, phần nghiên cứu về tiềm năng PTDL trên địa bàn.

7.3. Phương pháp bản đồ - GIS

Việc kết hợp phương pháp bản đồ và GIS trong nghiên cứu đề tài là rất cần thiết và mang lại hiệu quả cao. Điều này giúp nắm được những thông tin quan trọng, đáp ứng cho việc đi lại, tham quan, giải trí, ăn ở... của du khách. Để xây dựng bản đồ cho


luận án, đề tài có sử dụng một số bản đồ chuyên đề như hành chính, GTVT... và các số liệu nghiên cứu. Với sự trợ giúp của GIS, tác giả đã xây dựng các bản đồ: Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh; Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Tây Ninh; Bản đồ hiện trạng PTDL tỉnh Tây Ninh; Bản đồ tuyến, điểm du lịch Tây Ninh; Bản đồ định hướng tổ chức không gian PTDL tỉnh Tây Ninh.

7.4. Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp này có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu Địa lý du lịch vì tính chất xã hội của đối tượng nghiên cứu. Phổ biến nhất là hỏi ý kiến, quan sát cá nhân, nghiên cứu tài liệu... Để thu thập số liệu về cảm nhận và đánh giá của du khách đối với hoạt động du lịch trên địa bàn, tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi và phỏng vấn đối với du khách. Mức độ cảm nhận của du khách phần lớn được ước lượng bằng thang đo 5 cấp độ: Rất tốt - Tốt - Khá - Trung bình - Kém (phụ lục 5b). Ngoài việc khảo sát đối với du khách trong và ngoài nước đến Tây Ninh, tác giả còn tiến hành khảo sát cộng đồng địa phương với tổng số phiếu 500 phiếu. Nội dung khảo sát tuy đơn giản nhưng gắn liền với cộng đồng địa phương nên nhận được sự ủng hộ khá nhiệt tình từ cộng đồng.

Địa điểm khảo sát được lựa chọn là những điểm thu hút khách tham quan khi đến Tây Ninh. Để việc điều tra diễn ra một cách khách quan, khoa học và số mẫu điều tra đó có thể đại diện cho tổng thể, đối tượng tiến hành điều tra được chọn một cách ngẫu nhiên và không lặp lại. Do tác giả sử dụng phần lớn thống kê dưới dạng định tính về cảm nhận của du khách nên đã tiến hành điều tra với số lượng mẫu khá lớn: 500 mẫu khảo sát cộng đồng địa phương, 560 mẫu cho khách nội địa và 300 mẫu cho khách quốc tế, với thời gian tiến hành nhiều đợt trong năm 2015, 2016. Phương pháp này được tác giả sử dụng khá nhiều trong chương 2 và phần phụ lục để đánh giá về tiềm năng và thực trạng du lịch trên địa bàn.

7.5. Phương pháp thang điểm tổng hợp

Trong quá trình nghiên cứu về PTDL trên địa bàn Tây Ninh, tác giả đã sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp để đánh giá TNDL. Nghiên cứu đã lựa chọn các tiêu chí phù hợp để đánh giá, xác định thang điểm cho các tiêu chí và đưa ra thang điểm tổng hợp. Dựa vào phương pháp này, việc đánh giá TNDL có thể được thực hiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023