Kiện Toàn Hệ Thống Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh‌


- Nghiệp vụ lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ bàn, bar, bếp, hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên;

- Kỹ năng giao tiếp, bán hàng;

- Thống kê du lịch, công nghệ thông tin, ngoại ngữ du lịch;

- Kiến thức tổng quan về du lịch cho tài xế và nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách du lịch.


3.2.3. Giải pháp về vốn‌

Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước và nước ngoài vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch, các khu cảnh quan môi trường sinh thái làm đòn bẩy thu hút các khách đầu tư vào sản phẩm du lịch nhằm đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ du lịch đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đặt biệt coi trọng giải pháp “đổi đất lấy hạ tầng”, đấu thầu sử dụng quỹ đất tạo vốn đầu tư cho phát triển du lịch (kinh nghiệm nhiều địa phương đã thực hiện một cách rất hiệu quả), trong đó:

Nguồn vốn của Trung Ương: Chủ yếu hỗ trợ cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật tại các khu, điểm du lịch trọng yếu của tỉnh từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, du lịch.

Nguồn vốn ngân sách của Tỉnh: Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông; hệ thống điện, cấp nước, thoát nước; tôn tạo cảnh quan, duy tu các công trình hiện có; bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ở các khu du lịch trọng điểm; công tác quảng bá xúc tiến du lịch; công tác đòa tạo phát triển nguồn nhân lực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Nguồn vốn xã hội hóa: Hỗ trợ trong việc xây dựng các hạng mục công trình du lịch, phát triển các dự án và công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

3.2.4. Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh‌

Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp hiện trạng và định hướng - 16

Thành lập các ban, trung tâm quản lí các khu dịch vụ trọng điểm triển khai công tác xúc tiến du lịch một cách hiệu quả, khi hội đủ điều kiện.

Tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp đồng thời tăng cường quản lí Nhà nước nhằm phát triển du lịch đúng hướng và bền vững.


3.2.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách du lịch cho phù hợp với các yêu cầu của một nền kinh tế mũi nhọn‌

Trước hết cần xây dựng chính sách khuyến khích phát triển du lịch: Có cơ chế chính sách về ưu đãi đầu tư vốn tín dụng Nhà nước, nhất là các dự án ưu tiên đầu tư tại các khu trọng điểm phát triển du lịch; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh, xây dựng các khu du lịch – vui chơi giải trí thuộc quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động du lịch là hoạt động xuất khẩu tại chổ, do đó cho phép kinh doanh du lịch quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi khuyến khích xuất khẩu.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch.

- Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực du lịch, đồng thời đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của người lao động và lợi ích của Nhà nước, có chính sách khuyến khích người lao động mua cổ phần của doanh nghiệp, hoặc góp vốn vào doanh nghiệp.


3.2.6. Công tác quy hoạch‌

Triển khai lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm trên cơ sở đó xây dựng các dự án ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn. Trong đó đặc biệt quan tâm lập và xét duyệt các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa cho các khu du lịch trọng điểm; tôn tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng cháy chữa cháy nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển du lịch bền vững. Trước mắt ưu tiên khu Tràm Chim, Gò Tháp, Xẻo Quýt tạo động lực cho đầu tư một cách hiệu quả.

Phát huy việc xã hội hóa thực hiện quy hoạch theo tinh thần Nghị định 52/1999/NĐ - CP của Chính Phủ về Quy chế quản lí đầu tư cho xây dựng, công bố rộng rãi các quy hoạch phát triển du lịch sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt.


3.3. Một số kiến nghị‌

3.3.1. Đối với Chính phủ‌

Kiến nghị với Chính Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp vốn đầu tư để bảo vệ, duy tu và nâng cấp phục hồi một số di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Trước mắt cần cấp vốn ngân sách Nhà nước đầu tư nâng cấp, phục hồi các khu: Du lịch sinh thái Tràm chim Tam Nông, khu di tích Gò Tháp, căn cứ Xẻo Quýt, mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc. Đây là những dự án trọng điểm phát triển du lịch Đồng Tháp.


3.3.2. Đối với Tổng cục Du Lịch‌

Kiến nghị Tổng cục Du lịch trình Chính Phủ hỗ trợ vốn đầu tư kết cấu hạ tầng ở các khu du lịch, các du lịch trọng điểm. Cần ưu tiên đối với các khu du lịch sinh thái Gò Tháp, Xẻo Quýt, Tràm Chim – Tam Nông và đưa vào mạng lưới phát triển du lịch quốc gia hai điểm du lịch Gò Tháp và Tràm Chim, để tạo điều kiện cho du lịch Đồng Tháp phát triển.


3.3.3. Đối với tỉnh Đồng Tháp‌

Ủy ban nhân dân

Cần tạo nguồn vốn ngân sách từ quỹ ngành cho công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến, đầu tư phát triển du lịch của tỉnh.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Kiện toàn bộ máy của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đặc biệt là Phòng Nghiệp vụ du lịch; thành lập các ban (trung tâm) quản lí các khu du lịch trọng điểm; thực hiện và tăng cường chức năng quản lí nhà nước đối với mọi hoạt động du lịch, bao gồm cả công tác tư vấn giúp Ủy ban nhân dân các cấp xét duyệt các dự án đầu tư phát triển du lịch, có phương án sắp xếp, thành lập phù hợp với điều kiện thực tế trong từng giai đoạn phát triển của tỉnh; tổ chức và giám sát các hoạt động du lịch các hoạt động du lịch tại các huyện, thị, thành phố; xây dựng và triển khai các kế


hoạch chi tiết về đào tạo nhân lực ngành du lịch; kế hoạch xã hội hóa lĩnh vực du lịch.

Cần phối hợp với các ngành chức năng có liên quan theo từng giai đoạn để tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra các chủ trương, chính sách, qui chế đầu tư để quản lí, khai thác và bảo vệ các khu du lịch theo qui hoạch, giám sát việc tổ chức thực hiện qui hoạch, giải quyết mối quan hệ giữa các ban ngành tạo điều kiện phát triển du lịch.

Cần phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư tổ chức thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch; tăng cường phối hợp với Cục Xúc tiến (Tổng cục du lịch), các ngành du lịch các tỉnh, thành để quảng bá xúc tiến và tham gia các liên hoan về du lịch; tổ chức các đoàn doanh nghiệp tham gia các cuộc triễn lãm, hội chơ du lịch trong nước và quốc tế.

Tổ chức các hoạt động văn hóa – nghệ thuật, thể dục – thể thao của tỉnh, đăng cai các cuộc thi, liên hoan, các giải thi đấu khu vực, toàn quốc và quốc tế tại Đồng Tháp để phục vụ cho các hoạt động du lịch. Lồng ghép tuyên truyền trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các hoạt động của ngành.

Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Trung Ương từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa – du lịch, chủ trì tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm, định kỳ, kiểm tra, đánh giá, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện kế hoạch.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thủ tục đầu tư cho các doanh nghiệp triển khai các dự án phát triển du lịch để tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch.

Bố trí và phân bổ nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch theo kế hoạch.

Sở Tài Chính


Bố trí và phân bổ kinh phí cho hoạt động sự nghiệp du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lí, bảo vệ môi trường du lịch, cảnh quan du lịch và tài nguyên du lịch.

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường của hoạt động du lịch tại các cơ sở kinh doanh du lịch, khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư du lịch về đền bù giải tỏa và thủ tục giao đất thuộc các dự án đầu tư phát triển du lịch.

Sở Giao thông vận tải

Chủ động đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các nội dung liên quan đến phát triển hạ tầng phục vụ du lịch, xây dựng các tuyến đường dẫn đến các khu, điểm du lịch; bến bãi, chỗ đậu xe du lịch; các công trình cấp thoát nước, …

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch quảng cáo, quảng bá du lịch trên các phương tiện giao thông, tại các trạm chờ xe buýt, bến xe, bến tàu, bến phà, …

Sở Công thương

Cần có chính sách hỗ trợ khôi phục các làng nghề truyền thống để tạo sản phẩm liên kết trong phát triển du lịch của tỉnh.

Hỗ trợ tạo sự liên kết giữa các Siêu thị, Trung tâm thương mại trên địa bàn với các doanh nghiệp du lịch trong các chương trình kích cầu du lịch.

Công an Tỉnh

Hỗ trợ tạo điều kiện cho các cơ sở lưu trú du lịch sử dụng phần mềm khai báo tạm trú đối với khách du lịch (quốc tế và nội địa), tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh cho khách quốc tế đến Đồng Tháp.

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác kiểm tra, quản lí hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn tài sản và tính mạng cho du khách.


Hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch thực hiện các chính sách, qui định về an ninh, phòng chống cháy nổ, trật tự an toàn xã hội, …

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tỉnh

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

Làm đầu mối tổ chức các cuộc hội nghị xúc tiến đầu tư, vận động tranh thủ các nguồn vốn; hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tham gia các cuộc hội chợ triển lãm, liên hoan du lịch trong và ngoài tỉnh, là cầu nối cho các doanh nghiệp du lịch trong nghiện cứu mở rộng thị trường.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh, các đoàn thể, các hội của tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh, các đoàn thể, các hội của tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình nhằm tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của cộng đồng về phát triển du lịch; phát huy tinh thần chủ động, tích cực của người dân trong quá trình phát triển du lịch.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Quản lí, giám sát công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, các hoạt động du lịch tại địa phương.

Tổ chức khảo sát và tạo điều kiện cho nhân dân khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống.

Khảo sát qui hoạch các điểm du lịch trên địa bàn; tuyên truyền để nhân dân có ý thức phối hợp cùng các doanh nghiệp du lịch trong việc đón và phục vụ khách tham quan tại địa phương, đảm bảo môi trường an toàn thân thiện; tập trung giải quyết các tệ nạn xã hội và vấn đề an ninh trật tự, mua bán hàng rong tại các tụ điểm văn hóa, khu du lịch.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, triển khai các dự án đầu tư du lịch theo đúng qui hoạch, kế hoạch. Có biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án du lịch đang thực hiện trên địa bàn. Xây


dựng kế hoạch cụ thể của địa phương, chủ động triển khai và phối hợp với các đơn vị có liên quan để thực hiện.

Các khu, điểm du lịch và doanh nghiệp du lịch

Thực hiện tốt vệ sinh môi trường tại các cơ sở và khu vực kinh doanh của mình, chịu trách nhiệm về an ninh trật tự trong khu vực do doanh nghiệp quản lí. Tham gia tích cực vào các chương trình, các sự kiện văn hóa – du lịch của địa phương.

Xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch; đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch. Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá các sản phẩm đặc trưng của đơn vị nhằm tạo thương hiệu đối với khách du lịch.

Người dân địa phương

Nghiêm chỉnh chấp hành luật du lịch và luật bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh nơi sinh hoạt; nâng cao ý thức trong phát triển du lịch, trong vấn đề đón khách đến tham quan.

Thường xuyên rèn luyện nâng cao về văn hóa giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và cộng đồng.

Phải bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại.

Hợp tác với các ban, ngành bài trừ các tệ nạn xã hội xây dựng môi trường sống lành mạnh, văn minh, cùng nhau tạo nên sự thân thiện, gần gũi cho du khách khi đến tham quan Đồng Tháp.


PHẦN KẾT LUẬN‌


Qua nghiên cứu đề tài, tôi đã đúc kết được một số vấn đề chính sau:

Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Nó đã trở thành một nhu cầu bức thiết, không thể thiếu được trong đời sống hiện đại. Chính vì thế, vấn đề phát triển du lịch bền vững đươc đặt ra như một tất yếu và là vấn đề cấp bách hiện nay trên thế giới được cụ thể ở từng địa phương. Hiệu quả kinh doanh của du lịch đã và đang mang lại những đóng góp to lớn cho sự phát triển nói chung, cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nói riêng. Nhưng việc phát triển này phải đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích về kinh tế với lợi ích về văn hóa – xã hội và vấn đề về môi trường.

Đồng Tháp cũng không nằm ngoài qui luật chung đó. Đây là nơi có tiềm năng du lịch khá phong phú và đa dạng đang được khai thác phục vụ cho phát triển du lịch với các loại hình chủ yếu là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử - cách mạng, tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, … Trong thời gian qua, hoạt động du lịch đạt được hiệu quả nhất định, mức tăng trưởng khá và ổn định qua các năm; có những đóng góp đáng kể vào GDP tỉnh nhà cũng như thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời cũng góp phần giải quyết việc làm cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong quá trình đó đã gây ra những tác động đến môi trường. Tuy những tác động này hiện nay chưa đến mức báo động nhưng cũng là “hồi chuông” nhằm cảnh tỉnh cho các hoạt động kinh doanh khai thác du lịch đảm bảo cho sự phát triển của các thế hệ mai sau.

Hoạt động du lịch còn kém do nhiều nguyên nhân, nhưng đáng kể là sự xuất phát thấp của quá trình phát triển du lịch, sự chậm đổi mới, thiếu tập trung, chưa có bước đột phá trong công tác quản lí, điều hành. Vì thế, đó là điều kiện và là đòi hỏi cho sự ra đời của các định hướng và giải pháp nhằm đảm bảo phát triển du lịch Đồng Tháp bền vững trong tương lai.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2023