Khái Quát Về Hệ Thống Các Trường Cao Đẳng Y Tế


Tuy nhiên, các vấn đề về tính chuyên nghiệp, nhân văn và đạo đức giữa SV y khoa và bác sỹ luôn được các nhà giáo dục y tế và công chúng Nhật Bản quan tâm [82].

2.1.3. Hoa Kỳ

Việc giáo dục y đức được các trường y khoa ở Hoa Kỳ đưa vào trong chương trình chính khóa để đào tạo cho các SV y khoa từ rất sớm. Các tác giả cho rằng, chương trình giảng dạy cốt lõi hoặc bắt buộc trong giáo dục đạo đức cho SV y khoa nên có các bài giảng về đạo đức, luật pháp, nhân văn, giá trị hoặc thái độ chuyên nghiệp. Chương trình được phân loại và quản lý theo các nội dung chính như: Nghiên cứu mô tả về giáo trình y đức, mục tiêu của giáo dục y đức, nghiên cứu thực nghiệm về kết quả của giáo dục y đức, kiểm tra phương pháp giảng dạy và đánh giá trong giáo dục y đức [50].

Việc giảng dạy về y đức hiện nay là một yếu tố phổ biến trong chương trình giảng dạy tại các trường y Hoa Kỳ và được xem là một yếu tố giáo dục tiền lâm sàng theo yêu cầu của Ủy ban Giáo dục y tế [65]. Ủy ban Giáo dục y tế yêu cầu đào tạo không chỉ y đức mà còn các kỹ năng về nhân văn và chuyên môn y tế... Do đó, chương trình giảng dạy trong các trường y sẽ đóng góp trực tiếp vào việc phát triển chương trình giảng dạy dựa trên năng lực mà LCME và Hội đồng Kiểm định Giáo dục Y khoa (ACGME) yêu cầu [78].

Các trường y khoa tại Hoa Kỳ đã xây dựng chương trình giáo dục y đức dựa trên bốn nguyên tắc đạo đức cơ bản trong thực hành y tế, đó là: Tôn trọng quyền tự chủ của bệnh nhân; hành động vì lợi ích tốt nhất của bệnh nhân; không gây hại cho bệnh nhân và công bằng trong đối xử. Các giá trị khác được mong đợi từ nhân viên y tế là tôn trọng phẩm giá của bệnh nhân và tính trung thực [61].

Việc QLGD y đức cho SV được mô tả trong chương trình giảng dạy y đức ở các trường đại học y khoa tại Hoa Kỳ đó là [66]:

Mô tả các chương trình giảng dạy đạo đức y học.

Thảo luận các mục tiêu của giáo dục đạo đức y học.

Mô tả các phương thức giảng dạy về giáo dục đạo đức y học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Khảo sát các phương pháp giảng dạy trong giáo dục đạo đức y học

Khảo sát các phương pháp đánh giá trong giáo dục đạo đức y học.

Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế - 11

Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ thông qua“Các nguyên tắc đạo đức y học” năm 2001. Trong đó, các nguyên tắc đạo đức y học nhằm hỗ trợ các bác sĩ và tập thể


trong việc duy trì các hành vi đạo đức ở mức độ cao. Tuy không phải là luật mà là các tiêu chuẩn để bác sĩ có thể xác định hành vi đúng đắn của mình trong mối quan hệ với bệnh nhân, với đồng nghiệp, với các thành viên của các ngành nghề liên quan và với công chúng. Các nguyên tắc đạo đức y học này là những chuẩn mực về đạo đức cần thiết đối với bác sĩ [60].

2.1.4. Vương quốc Anh

Theo sự khuyến cáo của Hội đồng Y học đa khoa Anh, năm 1984 các trường đào tạo ngành y của Anh đã bắt đầu đào tạo đạo đức y học cho SV y khoa [62]. Các nhà giáo dục y học nước này đã nhận thấy rằng để đạt được mục đích đào tạo, họ đề nghị kết hợp các loại hình khác nhau như: Lồng ghép giảng dạy y đức trong suốt chương trình đào tạo y khoa; Khóa học riêng về y đức và các học phần lồng ghép trong chương trình; tổ chức seminar kết hợp với thực hành lâm sàng. Điểm chung của các loại hình chương trình này nhằm phát triển nền tảng kiến thức và kỹ năng phân tích cho SV trước khi đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện và các kiến thức và kỹ năng của SV tiếp tục được phát triển thông qua tích lũy khi học lâm sàng. Nội dung đào tạo về đạo đức y học cho SV y khoa phong phú và đều theo“nguyên lý học” thể hiện tất cả các nguyên lý cơ bản của đạo đức y học [56],[75]. Tại các trường Nottingham, Southampton, King’s College (Anh) sử dụng phương pháp thuyết trình, seminar, thảo luận nhóm nhỏ [62].

Hội đồng Y khoa (GMC) yêu cầu SV tốt nghiệp chuyên ngành y tế phải hành xử theo các nguyên tắc đạo đức và pháp lý, phải biết và tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức. Những tiêu chuẩn này chỉ có thể đạt được thông qua hoạt động dạy và học về y đức, pháp luật, chuyên môn và được tích hợp trong chương trình giảng dạy ở các trường y.

Hội Giảng dạy và đánh giá đạo đức y học và pháp luật trong các trường y khoa ở Anh tuyên bố rằng: “Đạo đức y học và luật pháp nên là một trong những thành phần cốt lõi của chương trình giảng dạy y khoa. Các GV giảng dạy đạo đức y học và pháp luật trong các trường y trên khắp Vương quốc Anh hiện đưa ra tuyên bố đồng thuận về các vấn đề, khái niệm, lý luận, kỹ năng và thái độ mà SV y khoa nên hiểu và biết vận dụng vào thực tế để phù hợp với mục tiêu đã nêu của Hội đồng Y khoa Anh. Việc giảng dạy đạo đức y học cần củng cố mục tiêu tổng thể của giáo dục y học: Tạo ra những bác sĩ giỏi, là những người sẽ chăm sóc sức khỏe của cộng


đồng và phúc lợi y tế của những người mà họ phục vụ theo những cách tôn trọng nhân phẩm, quyền tự chủ và quyền của họ một cách công bằng và chính đáng [56].

2.1.5. Canada

Trong các trường y khoa ở Canada, đã đưa chương trình giáo dục y đức là nội dung bắt buộc trong chương trình chính khóa cho SV y khoa. Theo tác giả Lehmann S.L. và cộng sự đã nghiên cứu tại 91 trường Đại học Y của Hoa Kỳ và Canada năm 2004, cho thấy chương trình giáo dục y đức cho SV được tổ chức theo các khóa học theo ba hình thức: Khóa học về đạo đức tiền lâm sàng; Khóa học về đạo đức lâm sàng và Khóa học ngoại khóa. Với nội dung giáo dục y đức khá phong phú và được học trong toàn khóa học. Phương pháp giảng y đức chủ yếu là các bài giảng lý thuyết, thảo luận nhóm, đóng vai, các video và thảo luận tình huống [73].

Hiệp hội Điều dưỡng Canada đã xây dựng “Quy tắc đạo đức cho điều dưỡng”, là một tuyên bố về các giá trị đạo đức y học của điều dưỡng và cam kết của điều dưỡng đối với những người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe và người được chăm sóc. Những tuyên bố này có cơ sở đối với các điều dưỡng, mối quan hệ chuyên nghiệp với những người được chăm sóc, đồng nghiệp điều dưỡng và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác. Giá trị điều dưỡng và trách nhiệm y đức trong thực hành điều dưỡng được nêu rõ qua bảy giá trị và tuyên bố trách nhiệm bảy giá trị chính là:

- Cung cấp dịch vụ chăm sóc an toàn, nhân ái, có năng lực và đạo đức;

- Tăng cường sức khoẻ và hạnh phúc;

- Thúc đẩy và tôn trọng việc ra quyết định;

- Tôn vinh nhân phẩm;

- Duy trì sự riêng tư và bí mật;

- Công bằng;

- Trách nhiệm.

Quy tắc này quan trọng cho tất cả điều dưỡng làm việc hướng tới việc tuân thủ các giá trị trong Quy tắc dành cho con người nhận chăm sóc - bất kể tuổi tác, chủng tộc, giới tính, biểu hiện giới tính, khuyết tật và những người khác. ĐDV phải chịu trách nhiệm về đạo đức hành nghề của họ. Với sự đa dạng, phức tạp của đạo đức khi xử lý các tình huống [63]. Đồng thời, đưa ra các vấn đề y đức cần phải được học trong các trường y khoa đó là [64]:


- Tính bảo mật;

- Tôn trọng quyền tự chủ của người bệnh lựa chọn, đồng ý điều trị;

- Nói sự thật;

- Phân bổ nguồn lực;

- Đạo đức trong nghiên cứu;

- Quan hệ điều dưỡng với người bệnh;

- Hành vi đạo đức và nghề nghiệp

- Các chủ đề đạo đức chuyên sâu;

- Các vấn đề đạo đức gây tranh cãi và xảy ra trong thực tế.

Với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã diễn ra trên toàn thế giới và đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ về nền y học thế giới đã mở ra cơ hội về tiến bộ, về khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế nói chung và nghề điều dưỡng nói riêng. Chuyên ngành điều dưỡng đã và đang phát triển thành một ngành học đa khoa, có nhiều chuyên khoa sau đại học. Nghề điều dưỡng đã phát triển thành một ngành dịch vụ công cộng thiết yếu, cần cho mọi người, mọi gia đình. Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc có chất lượng ngày càng gia tăng ở mọi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế thị trường phát triển với tốc độ nhanh, theo đó năng xuất, hiệu quả của các hoạt động kinh tế, xã hội ngày càng cao, khoa học công nghệ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đã tạo ra nhu cầu của thị trường lao động ĐDV chất lượng cao trong nước, khu vực và quốc tế tăng lên.

Trên cơ sở “Quy tắc quốc tế về y đức dành cho Điều dưỡng viên" đã được Hội Điều dưỡng Quốc tế (ICN) chỉnh sửa bổ sung và ban hành năm 2012 và Hội Điều dưỡng Việt Nam ban hành “Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên Việt Nam”. Cho thấy, công tác giáo dục y đức được Bộ Y tế , Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam và các cơ sở đào tạo y tế quan tâm đào tạo NNL điều dưỡng chất lượng cao có đủ kiến thức sâu rộng, kỹ năng nghề thành thạo và thái độ đúng đắn cung cấp cho thị trường này. Do đó, công tác giáo dục y đức và quản lý giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng cần phải được các trường CĐYT nâng cao chất lượng và đạt chuẩn năng lực nghề nghiệp trong nước, khu vực và quốc tế. Để thực hiện được mục tiêu đó thì các nhà trường CĐYT của Việt Nam cần vận dụng một số bài học kinh nghiệm về giáo dục y đức và quản lý giáo dục y đức cho SV điều dưỡng của một số nước trên thế giới.


- Vấn đề giáo dục y đức và quản lý giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng phải được đưa vào chương trình đào tạo chính khóa để đào tạo cho các SV ngành điều dưỡng ngay từ đầu khóa.

- Mục tiêu giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT cần tập trung nhấn mạnh những tri thức cần thiết về đạo đức nhân văn, văn hóa xã hội, tri thức về cuộc sống, giao tiếp ứng xử, học tập, lao động, hoạt động xã hội, để SV rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức phù hợp với nghề điều dưỡng được xã hội thừa nhận và hình thành nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn về cách ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

- Giáo dục y đức và quản lý giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng được thực hiện bằng nhiều con đường, cách thức, phương pháp và các điều kiện đảm bảo cụ thể. Nhưng phải dựa vào từng mục tiêu và nội dung giáo dục y đức mà lựa chọn và phối kết hợp các phương pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT. Để đạt hiệu quả tốt hơn thì ngoài việc sử dụng những phương pháp truyền thống như: Thuyết trình, đóng vai, xử lý tình huống … thì cần tham khảo và vận dụng một số phương pháp trong giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng của các nước trên thế giới.

Đây chính là bài học kinh nghiệm về giáo dục y đức và quản lý giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng của một số nước trên thế giới cần được phổ biến rộng rãi cho các trường CĐYT, các giảng viên để họ có thể tham khảo và vận dụng vào hoạt động giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng trường.

2.2. Khái quát về hệ thống các trường cao đẳng y tế

2.2.1. Số lượng trường và quy mô sinh viên ngành điều dưỡng

Hiện nay, mạng lưới các trường đào tạo nhân lực y tế trong đó hệ thống các trường CĐYT (cơ sở giáo dục nghề nghiệp) đào tạo NNL y tế được phân bố đồng đều và rộng khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước với tổng số 98 trường cao đẳng, gồm có 57 trường công lập (chiếm 58,16%) và 41 trường ngoài công lập (chiếm 41,84%). Trong đó có 83 trường đào tạo về ngành điều dưỡng (theo số liệu tính đến tháng 3/2020 của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế) [13].

Quy mô tuyển sinh ngành điều dưỡng đã tăng lên hàng năm, đặc biệt là đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng và tập trung chủ yếu vào ngành điều dưỡng,


trong năm 2020 quy mô tuyển sinh ngành điều dưỡng trong cả nước là 15.900 SV trình độ cao đẳng.

Chương trình đào tạo, cơ sở vật chất của nhiều trường đã được cải thiện. Công tác đảm bảo chất lượng đào tạo đã được Bộ Y tế quan tâm, đã xây dựng và ban hành Chuẩn năng lực nghề điều dưỡng, đồng thời Bộ Lao động - TBXH đã ban hành thông tư số 54/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018 ban hành quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội. Theo đó, nhiều cơ GDNN đã xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo đổi mới theo chuẩn đầu ra và một số các cơ sở GDNN công lập (Trường CĐYT Bạch Mai, Trường CĐYT Hà Nội, Trường CĐYT Thái Bình, Trường CĐYT Quảng Nam, Trường CĐYT Đồng Tháp…) được sự hỗ trợ của dự án và chuyên gia quốc tế đã và đang xây dựng chương trình đổi mới đào tạo Điều dưỡng trình độ cao đẳng theo chuẩn năng lực nghề nghiệp. Chính sách đào tạo liên thông, đào tạo theo địa chỉ đã góp phần tích cực trong cung cấp nhân lực y tế cho các địa phương và cả nước [13].

Các Trường cao đẳng y tế Hà Nội, Trường cao đẳng y tế Hà Đông, Trường cao đẳng y tế Hà Tĩnh, Trường cao đẳng y tế Phú Thọ, Trường cao đẳng y tế Sơn La,Trường cao đẳng y tế Huế và Trường cao đẳng y tế Cần Thơ đều có bề dày về lịch sử và kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng NNL y tế có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn cho cả nước. Mỗi trường có lịch sử hình thành và phát triển riêng theo yêu cầu nhiệm vụ của tỉnh, thành phố theo từng giai đoạn lịch sử và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các trường CĐYT đã đào tạo được số lượng lớn cán bộ, nhân viên y tế có năng lực, kỹ năng tay nghề và phẩm chất đạo đức để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Cho đến nay, các trường CĐYT được xác định là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và thực hiện nhiệm vụ chính trị là trung tâm là đào tạo NNL y tế về các chuyên ngành y - dược ở trình độ cao đẳng, trung cấp với các ngành cụ thể như: Điều dưỡng, hộ sinh, dinh dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hồi chức năng và dược. Thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động trong các cơ sở GDNN,


một số trường đã chuyển sang thực hiện tự chủ chi thường xuyên, điều này cũng tạo ra cơ hội mới trong đào tạo nhân lực y tế. Để thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng và tăng quy mô một cách hợp lý với mục tiêu trước mắt nhằm phục vụ chiến lược chăm sóc sức khỏe cho nhân dân của các địa phương và cả nước, tiến tới cung cấp NNL y tế chất lượng cao cho thị trường lao động Nhật Bản và CHLB Đức.

Qua mỗi giai đoạn phát triển và đến nay, các trường CĐYT đã phát triển mở rộng về quy mô, ngành nghề và chất lượng đào tạo ngày được nâng lên.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Các trường CĐYT là những cơ sở GDNN nên cơ cấu tổ chức của các nhà trường được thực hiện theo đúng với Luật Giáo dục nghề nghiệp và Điều lệ Trường cao đẳng do Bộ Lao động - TBXH đã ban hành. Cụ thể: các trường chịu sự quản lý của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về toàn bộ các hoạt động GDNN; chịu sự quản lý của Cục khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế về chất lượng, chuyên môn đào tạo; chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố về mặt quản lý nhà nước. Trong các trường có Hội đồng trường, Ban giám hiệu, các phòng/ban chức năng như: Phòng Đào tạo - QLKH, Phòng Hành chính tổng hợp, Phòng Kế hoạch Tài chính, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Công tác học sinh SV, Thanh tra & KĐCLGD… Bên cạnh đó, các trường còn có các khoa/ bộ môn tùy theo vào quy mô và mục tiêu, yêu cầu đào tạo của từng trường [xem bảng 2.1].

2.2.3. Đối tượng đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất

* Về đối tượng đào tạo

Hiện nay, đối tượng đào tạo của các trường CĐYT rất phong phú, đa dạng; chủ yếu là những học sinh đã tốt nghiệp bậc học trung học phổ thông; không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, sinh sống trên mọi vùng, miền của Tổ quốc. Ngoài ra, một số trường CĐYT còn đào tạo cán bộ y tế cho nước bạn Lào. Bên cạnh đó, các trường còn có đối tượng là những cán bộ y tế đã và đang công tác tại các CSYT nhưng mới tốt nghiệp trình độ trung cấp/sơ cấp có nguyện vọng được đào tạo ở bậc học cao hơn là cao đẳng.

* Về đội ngũ giảng viên

Nhìn chung, CBQL và ĐNGV của các trường CĐYT đều có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực sư phạm và phương pháp giảng dạy, đạt tiêu chuẩn về chất


lượng và chuyên khoa, đa số là những người tốt nghiệp đại học; trên 50% GV có trình độ sau đại học, nhiều GV được đào tạo cơ bản ở các học viện, trường đại học y có uy tín trong và ngoài nước; tỷ lệ những người có học vị tiến sĩ, ngày càng tăng, nhiều GV có kinh nghiệm trong thực hành, điều trị và chăm sóc người bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh và NCKH.

* Chương trình đào tạo

Nội dung, chương trình đào tạo được các trường CĐYT chú trọng xây dựng theo hướng đảm bảo tiên tiến, hiện đại, theo kịp với xu thế phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế cũng như yêu cầu đặc thù của các nhà trường đào tạo NNL y tế trình độ cao đẳng. Chương trình đào tạo của các trường tập trung chủ yếu và đào tạo kỹ năng cho SV với 70% khối lượng kiến thức dành cho thực hành, thực tập tay nghề, gắn học lý thuyết với thực hành, gắn việc học tại trường với thực hành lâm sàng tại các CSYT. Đặc biệt, các chương trình đào tạo được xây dựng theo chuẩn năng lực nghề nghiệp của Bộ Y tế ban hành. Vì vậy, chương trình đào tạo luôn được cập nhật, phù hợp trong công tác đào tạo NNL y tế đáp ứng với yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.

* Về cơ sở vật chất

Được sự quan tâm tâm của Ủy ban nhân các tỉnh/ thành phố nên cơ sở vật chất các trường CĐYT được đầu tư xây dựng khang trang và hiện đại. Nhiều trường có khuôn viên, cảnh quan môi trường sinh hoạt rộng với các khu nhà giảng đường lý thuyết, khu thực hành và một số trường được đầu tư trung tâm thực hành kỹ năng điều dưỡng là nơi thực hành cho SV tại trường. Những yêu cầu cơ bản về số lượng, diện tích phòng học, phòng thực hành tiền lâm sàng, mô hình học cụ, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở từng trường thường xuyên được nâng cấp hiện đại, đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và NCKH theo chuẩn năng lực và hội nhập quốc tế; Cảnh quan môi trường, khuôn viên luôn được giữ gìn xanh, sạch, đẹp đáp ứng tốt với yêu cầu trong dạy và học tập, rèn luyện, NCKH của SV. Đặc biệt, các trường CĐYT phối hợp chặt chẽ với các CSYT trong việc tổ chức dạy thực hành lâm sàng và hướng dẫn SV sử dụng các trang thiết bị y tế hiện đại ở các khoa, phòng chức năng của những CSYT này để phục vụ cho quá trình TTLS và dạy học thực hành cho SV.

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 11/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí