Sự Phát Triển Của Nền Kinh Tế Thị Trường Và Hội Nhập Quốc Tế


Chủ trương đổi mới toàn diện GD&ĐT và đổi mới đồng bộ các yếu tố căn bản của GDNN về cơ chế chính sách; Chiến lược phát triển nhân lực y tế và hoạt động đào tạo dựa trên chuẩn năng lực, chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến các sơ sở GDNN nói chung và các trường CĐYT có đào tạo NNL điều dưỡng nói riêng.

1.6.2. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, y đức của người điều dưỡng là một loại hình đạo đức nghề nghiệp, nên y đức của người điều dưỡng cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Khi nền kinh tế thị trường phát triển với tốc độ nhanh, theo đó năng suất, hiệu quả của các hoạt động kinh tế, xã hội ngày càng cao, khoa học công nghệ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đây là một trong những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đặc điểm này, đã mở ra cơ hội về tiến bộ về khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế nói chung, người cán bộ y tế và điều dưỡng nói riêng. Họ phải chủ động hơn trong nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ, họ khao khát được cống hiến cho sự phát triển của ngành y tế nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Bên cạnh đó, họ cũng đối diện với nhiều khó khăn và thách thức khi an sinh và sức khỏe cộng đồng chưa được cải thiện.

Nền kinh tế thị trường phát triển thì khoảng cách và sự phân hóa giàu nghèo gia tăng, xã hội ngày càng phức tạp hơn. Đặc biệt khi nghề điều dưỡng chuyển từ nghề phục vụ sang nghề điều dưỡng mang tính dịch vụ có điều kiện; người điều dưỡng phải mưu sinh, lợi ích đa dạng, đa chiều và phức tạp; các CSYT phải hoạch toán thu chi…Người cán bộ y tế nói chung và người điều dưỡng nói riêng phải đấu tranh để giữ vững bản chất nghề nghiệp, bảo vệ sự trong sáng của y đức trước những cám dỗ của đồng tiền, trước đối tượng phục vụ đủ mọi tầng lớp của xã hội. Vì vậy, vấn đề y đức lại càng phải đặt ra như một điều kiện không thể thiếu với những cán bộ y tế nói chung và người điều dưỡng nói riêng.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến mục tiêu đào tạo của các trường CĐYT, đó chính là nhu cầu của thị trường lao động chất lượng cao trong nước, khu vực và quốc tế. Khi điều dưỡng là lực lượng tạo sự thay đổi tích cực trong hệ thống y tế, các nước trong khu vực đã lựa chọn điều dưỡng là công cụ chiến lược thực hiện các chính sách công bằng y tế và tăng cường


sự tiếp cận người nghèo đối với dịch vụ y tế. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt ĐDV xuất hiện ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước phát triển. Điều này mở ra cơ hội và thách thức cho ngành điều dưỡng phát triển. Do vậy, các trường CĐYT phải ưu tiên, định hướng đào tạo để đáp ứng NNL điều dưỡng có đủ kiến thức sâu rộng, kỹ năng nghề thành thạo và thái độ, phẩm chất đạo đức nghề cho thị trường này.

1.6.3. Đổi mới nội dung chương trình giáo dục y đức cho sinh viên điều dưỡng

Nghị quyết 29/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã đánh giá những kết quả đạt được của nền giáo dục nước ta. Đồng thời, Nghị quyết chỉ ra những hạn chế về chất lượng, hiệu quả và nguyên nhân hạn chế của GD&ĐT: “Chất lượng, hiệu quả GD&ĐT còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, GDNN. Hệ thống GD&ĐT thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức GD, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc... Đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”[4].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Với mục tiêu của dự án đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN “Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố căn bản của giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động và hội nhập với các quốc gia tiên tiến trong khu vực ASEAN và thế giới. Cần huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển GDNN, tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDNN, sự tham gia của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong phát triển GDNN. Phát triển hệ thống GDNN với nhiều phương thức và trình độ đào tạo nghề nghiệp, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho thị trường lao động” [Quyết định số 899/QĐ- TTg ngày 20/6/2017 phê duyệt “Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp, việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016- 2020]; và Bộ Lao động- TBXH phê duyệt nghề điều dưỡng là nghề trọng điểm quốc gia và khu vực ASEAN [Quyết định số 1839/QĐ-LĐTBXH ngày 28/11/2017 phê duyệt ngành nghề trọng điểm].

Để đào tạo NNL điều dưỡng đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến các cơ sở GDNN nói

Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế - 10


chung và các trường CĐYT nói riêng. Bao gồm các yếu tố về tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo (chương trình, giáo trình, tài liệu; hệ thống các chuẩn, tiêu chuẩn trong lĩnh vực GDNN); ĐNGV tại các cơ sở GDNN được chuẩn hóa kỹ năng dạy, thông qua việc đổi mới cấu trúc chương trình GDNN từ tách biệt lý thuyết - thực hành sang đào tạo theo hình thức tích hợp kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp.

Hiện nay, trong chương trình đào tạo điều dưỡng của các trường CĐYT, việc giảng dạy giáo y đức nghề điều dưỡng được giảng dạy trong môn Đạo đức nghề và giao tiếp thực hành điều dưỡng; Pháp luật y tế và đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, giáo dục y đức được lồng ghép trong các môn cơ sở và chuyên ngành, chuẩn đầu ra của SV ngành điều dưỡng đáp ứng về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Do vậy, yêu cầu đáp ứng về chuẩn đạo đức nghề ĐDV có vai trò quan trọng trong hành nghề y. Trong khi giáo dục y đức của SV điều dưỡng được thể hiện thông quá trình học tập tại trường, thực tập lâm sàng tại các CSYT và cộng đồng xã hội. Như vậy, nội dung giáo dục y đức cho SV có tác động rất lớn đến hình thành phẩm chất và các chuẩn mực đạo đức nghề sau khi tốt nghiệp và hành nghề điều dưỡng.

1.6.4. Năng lực giáo dục y đức của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên

Mục tiêu đào tạo của các cơ sở GDNN được thực hiện chủ yếu thông qua các hoạt động của các cơ sở đào tạo, trong đó đội ngũ CBQL&GV là lực lượng nòng cốt quyết định sự thành công của thực hiện hóa các mục tiêu đề ra. Đồng thời, đội ngũ CBQL&GV có vai trò quyết định trong việc định hướng, điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của SV trong quá trình giáo dục. Do vậy, với ĐNGV cần phải nâng cao năng lực về chuyên môn, phẩm chất đạo đức nhà giáo và phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong GD thì chất lượng GD nói chung và giáo dục đạo đức nghề nói riêng mới được nâng cao. Đối với các nhà quản lý cần có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện cụ thể của cơ sở GDNN để đạt được mục tiêu GD đề ra và góp phần định hướng phát triển cơ sở GDNN trong từng giai đoạn.

Để các trường CĐYT thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng trong các nhà trường và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục y đức cho SV, đáp ứng với yêu cầu sử dụng lao động còn phụ thuộc vào phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức, điều hành của nhà quản lý. Trong quá trình GD, ĐNGV


phải tâm huyết với nghề, trách nhiệm với công việc và là những tấm gương về sự mẫu mực để SV noi theo. Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục y đức cho SV trong đào tạo NNL điều dưỡng.

1.6.5. Nhận thức và thái độ của sinh viên ngành điều dưỡng về giáo dục y đức

Thái độ học tập có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập của SV trong quá trình học tập. Quá trình GD trong các cơ sở GDNN, SV có thái độ đúng đắn, tích cực sẽ là động lực thúc đẩy SV tích cực trong hoạt động GD. Thái độ học tập của SV được biểu hiện thông qua nhận thức, hứng thú và sự tham gia tích cực của SV đối với hoạt động giáo dục.

Giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng với thái độ học nghề là một yếu tố quan trọng quyết định quá trình phát triển năng lực, đạo đức nghề của ĐDV. Do vậy, vấn đề nhận thức và thái độ học tập về giáo dục y đức của SV cần có sự chuẩn bị để SV có quá trình học tập và trải nghiệm thực hành lâm sàng tại trong môi trường khám chữa bệnh và được thực hành như một nhân viên y tế. SV có thái độ học tập tốt là nghiêm túc tiếp thu những phẩm chất đạo đức của người điều dưỡng, để từ đó tự trao dồi những phẩm chất như: tích cực, tự giác và thái độ nghiêm túc, siêng năng trong học tập. Không ít SV chưa hiểu được giá trị nghề điều dưỡng mà mình đã lựa chọn và ngại thực hành, TTLS. Ngoài ra, có những SV không có động lực họp tập và có những biểu hiện như mệt mỏi, chán nản, vắng lớp nhiều… Điều này làm giảm đi động cơ, thái độ học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, kỹ năng nghề của SV.

Do vậy, nhận thức và thái độ tích cực trong học tập của SV có vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới kết quả GD nói chung và giáo dục y đức nghề điều dưỡng nói riêng. Động cơ tự học tập, tính tích cực rèn luyện, ham học hỏi tiếp thu kiến thức, kỹ năng nghề và phát triển đạo đức nghề của SV điều dưỡng dần được hình thành trong quá trình học tập ba năm tại trường dưới hướng dẫn của GV. Điều này càng đòi hỏi nhà quản lý và GV thông qua nội dung chương trình, bài giảng cho SV biết ý nghĩa của nội dung học tập và xây dựng phương pháp giảng dạy phù hợp với năng lực để SV có động lực, hứng thú và tích cực hoàn thành môn học. Trên cơ sở đó, tăng cường thái độ học tập tích cực của SV đối với giáo dục y đức của nghề điều dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng trong các trường CĐYT.


1.6.6. Sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục y đức trong và ngoài trường

Đối với các cơ sở giáo dục nói chung và các cơ sở GDNN nói riêng, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả của việc QLGD, đó là: Thu hút sự tham gia của đội ngũ CBQL, GV và các tổ chức đoàn thể trong các nhà trường; huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội trong việc xây dựng và quản lý các hoạt động GD của nhà trường.

Việc giáo dục y đức cho SV điều dưỡng trong các trường CĐYT là việc GD, rèn luyện các phẩm chất đạo đức của người điều dưỡng nhằm giúp cho SV nắm được kiến thức, kỹ năng nghề và chuẩn đạo đức nghề trong quá trình học tập liên tục, diễn ra trong nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến nhiều mối quan hệ phức tạp trong xã hội.

Các trường CĐYT phải thể hiện tính chủ động, sáng tạo và phải đóng vai trò trung tâm, nòng cốt trong tổ chức phối hợp, cam kết thực hiện nội dung GD, phương pháp GD của gia đình, các cơ sở thực tập và các tổ chức xã hội tham gia vào quá trình GD. Nếu các trường CĐYT không thực hiện tốt hoạt động này, thì không có sự tham gia tham gia của các lực lượng bên ngoài vào sẽ không có hiệu quả. Các nhà trường, phải thật sự chủ động, nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương, giải pháp để tổ chức thực hiện mục tiêu đào tạo NNL đáp ứng với yêu cầu xã hội nói chung và các cơ sở sử dụng lao động điều dưỡng nói riêng.

Để đào tạo được NNL điều dưỡng đáp ứng với yêu cầu của xã hội hiện nay, việc phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng GD ngoài trường hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình GD tạo nên môi trường thống nhất giữa nhà trường, gia đình, các cơ sở thực hành và các tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục y đức cho SV điều dưỡng, góp phần hình thành phát triển kỹ năng nghề và đạo đức nghề điều dưỡng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Giáo dục y đức cho SV điều dưỡng trong các trường CĐYT là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong đào tạo NNL điều dưỡng. Giáo dục y đức cho SV điều dưỡng các trường CĐYT là quá trình giáo dục và rèn luyện về trách nhiệm, lương tâm, tôn trọng và công bằng trong chăm sóc người bệnh, nhằm hình thành đạo đức nghề điều dưỡng.

Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án đã được công bố, các công trình nghiên cứu về giáo dục y đức, QLGD và QLGD y đức rất đa dạng, tiếp cận dưới nhiều góc độ, ở những nội dung khác nhau và đề cập tới các khía cạnh khác nhau. Các công trình nghiên cứu đều có tính khoa học, hệ thống và chuyên sâu trên cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học.

Dựa trên cơ sở lý luận khoa học và cơ sở thực tiễn, Luận án chỉ rõ đặc điểm nghề điều dưỡng, vai trò và ý nghĩa của giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng; đưa ra các khái niệm công cụ về quản lý giáo dục, y đức, giáo dục y đức và quản lý giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng; phân tích những nội dung cơ bản, vấn đề thực tiễn đã và đang đặt ra trong quá trình QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng.

Để hoạt QLGD y đức cho SV điều dưỡng trong các trường CĐYT ngày càng phát triển, Luận án tiếp tục nghiên cứu để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng, xây dựng mục tiêu nội dung cụ thể trong việc quản lý và giáo dục y đức cho SV điều dưỡng như: Quản lý xây dựng mục tiêu giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT; Quản lý nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng hệ cao đẳng; Quản lý phương pháp và hình thức giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT; Quản lý ĐNGV tham gia giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trường CĐYT; Quản lý phối hợp giữa nhà trường và CSYT trong giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng thông qua TTLS; Quản lý kiểm tra, đánh giá giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng; Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng. Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc QLGD y đức cho SV điều dưỡng trong các trường CĐYT. Trên cơ sở đó, Luận án đề xuất các giải pháp phù hợp với mục tiêu đào tạo và yêu cầu đào tạo NNL điều dưỡng đáp ứng nhu cầu xã hội.


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ

2.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế

2.1.1. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Năm 1994, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra mục tiêu của giảng dạy y đức cho SV là để bác sĩ sau khi ra trường nhận thức đầy đủ và xử lý được những tình huống về đạo đức trong suốt cuộc đời là nghề y. Đối với SV ngành Y cần phải có năng lực phân tích, giải quyết những vấn đề liên quan đến đạo đức nghề trong y khoa [58].

Tổ chức Y tế Thế giới thấy rằng, cần thiết cần phải xây dựng các mã số đạo đức và tính chuyên nghiệp. Do vậy, Quy tắc đạo đức và đạo đức nghề nghiệp của WHO được sử dụng rộng rãi và toàn diện đối với nhân viên y tế. Đồng thời, nhằm nhắc nhở các nhân viên y tế về các nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp và các tiêu chuẩn ứng xử phù hợp để ra quyết định và hành xử với nhiều tình huống và các vấn đề mà họ có thể phải đối mặt trong thời gian việc làm với WHO. Đồng thời, khuyến cáo các trường đào tạo y khoa trên thế giới đưa nội dung của quy tắc đạo đức vào giảng dạy và được sử dụng đó là: Trung thực; Công bằng; Tôn trọng nhân phẩm, giá trị, bình đẳng, tôn trọng quyền riêng tư của tất cả mọi người và cam kết chuyên nghiệp [59].

Đồng thời, Hội Y học Thế giới cũng đưa ra các nguyên lý cơ bản của giáo dục y đức gồm: Tôn trọng quyền tự chủ, lòng nhân ái, không làm việc có hại và công bằng đã được sử dụng rộng rãi để giảng dạy y đức trong các trường y khoa trên toàn cầu [83].

Ngoài ra, Tổ chức Y tế Thế giới đã giới thiệu các modul về giảng dạy y đức cho SV trong các trường y khoa với nội dung: Giới thiệu về đạo đức y học; Các khái niệm, các thuật ngữ về đạo đức y học; Vai trò của đạo đức trong thực hành lâm sàng; Các nguyên tắc của đạo đức y học và ý nghĩa; Nhận biết các vấn đề đạo đức liên quan đến tình huống lâm sàng và áp dụng các quy tắc đạo đức khi tích hợp trong các môn học. Đồng thời, khuyến cáo các trường y khoa giáo dục y đức và


QLGD y đức dựa trên mục tiêu của modul môn học; các nội dung về y đức; tổ chức và quản lý chương trình; phương pháp dạy/học; kết quả học tập của SV cho mỗi hoạt động và đánh giá mức độ năng lực của mỗi hoạt động đạt được của SV sau kết thúc modul. Với mục đích chung của modul là giúp SV y khoa nhận ra tầm quan trọng của vấn đề đạo đức trong thực hành lâm sàng và giúp cho SV phát triển khả năng giải quyết hiệu quả các mối quan tâm về đạo đức của bệnh nhân, cũng như những người tham gia nghiên cứu [55].

Theo Hội Điều dưỡng Quốc tế (ICN) đã xây dựng Bộ Quy tắc đạo đức cho điều dưỡng gồm 4 yếu tố cơ bản nêu các tiêu chuẩn về đạo đức: ĐDV và cộng đồng; ĐDV và môi trường thực hành; ĐDV và phát triển nghề nghiệp; ĐDV và đồng nghiệp và được các trường y khoa trên thế giới đưa vào chương trình giảng dạy [77].

2.1.2. Nhật Bản

Giáo dục y đức trong các trường y khoa ở Nhật Bản nhằm đào tạo cho SV những tri thức y khoa và y đức nghề nghiệp dựa trên tính chuyên nghiệp, chủ nghĩa nhân văn và đạo đức. Chính vì vậy, ở quốc gia này, các trường y khoa đã xây dựng mô hình QLGD y đức cho SV y khoa dựa trên mục tiêu môn học, nội dung môn học, phương pháp dạy học và năng lực cốt lõi để giải quyết những nhu cầu và hoàn thành các môn học ngành y.

Hiệp hội Điều dưỡng Nhật Bản cho rằng, mục đích của điều dưỡng là cung cấp hỗ trợ cho các người dân ở mọi lứa tuổi, gia đình và cộng đồng, nhằm tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, phục hồi sức khỏe và giảm bớt đau đớn để mọi người có cuộc sống tốt đẹp trong cuộc đời của họ. Đồng thời, Hiệp hội Điều dưỡng Nhật Bản đã xây dựng Quy tắc đạo đức nghề điều dưỡng là quy tắc ứng xử của điều dưỡng thực hành điều dưỡng tại bệnh viện, tại cộng đồng, trường học, tại các cơ sở giáo dục và nghiên cứu. Quy tắc quy định phạm vi trách nhiệm của các ĐDV trong việc hành nghề điều dưỡng [70].

Theo đó, các trường y khoa ở Nhật Bản đã trang bị cho SV những kiến thức, năng lực cốt lõi để giải quyết những nhu cầu và hoàn thành các môn học ngành y. Các thành phần quan trọng cốt lõi của giáo dục y đức bao gồm: Tính chuyên nghiệp, nhân văn và đạo đức. Hơn nữa, dựa trên các nguyên tắc của đạo đức lâm sàng, các bác sĩ, điều dưỡng thực hiện sự cam kết với những đặc điểm sau: Tin tưởng, lòng nhân ái, trí tuệ lương thiện, lòng dũng cảm, lòng trắc ẩn và trung thực.

Ngày đăng: 11/03/2023