Để khẳng định tính khách quan chúng tôi đã phỏng vấn một số CBQL và GV tham gia khảo sát với câu hỏi: Đ/c đánh giá như thế nào nếu tiến hành các biện pháp quản lí trên tại nhà trường. Theo ý kiến của cô giáo N.T.T.V cho rằng các biện pháp này có thể thực hiện nay tại nhà trường vì khá phù hợp, và nếu thực hiện thì cũng sẽ tạo ra sự thay đổi nhất định về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên của nhà trường.
Như vậy có thể khẳng định, các biện pháp quản lí được đề xuất trong đề tài là có tính khả thi và có khả năng áp dụng trong thực tế các THCS trên địa bàn thành phố Hưng Yên.
Kết luận chương 3
Chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục quyền và bổn phận nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý mà cụ thể là các biện pháp quản lý của người Hiệu trưởng. Xuất phát từ thực trạng giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên có thể áp dụng các biện pháp quản lý như sau:
Xây dựng nội dung chương trình và lập kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm.
Đổi mới chỉ đạo hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Đổi mới kiểm tra đánh giá quả hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS thành phố Hưng Yên
Bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn liền với giáo dục quyền và bổn phận cho giáo viên
Huy động các nguồn lực phối hợp giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Giáo Dục Quyền Và Bổn Phận Trẻ Em Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Các Trường Thcs Thành Phố Hưng Yên,
- Những Nguyên Tắc Đề Xuất Các Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Quyền Và Bổn Phận Trẻ Em Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ
- Đổi Mới Kiểm Tra Đánh Giá Quả Giáo Dục Quyền Và Bổn Phận Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Ở Các Trường Thcs Thành Phố Hưng Yên, Tỉnh
- Quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên - 14
- Quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên - 15
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Qua khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp qua đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này, tác giả đề tài rút ra một số nhận xét như sau:
- Các biện pháp này phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình thực tế của các nhà trường trên địa bàn nghiên cứu nên được đánh giá là có tính cần thiết và tính khả thi cao.
- Do yêu cầu ngày nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường cũng như chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường THCS nên các biện pháp quản lý trên được đánh giá là rất cần thiết, Hiệu trưởng cần thực hiện một cách triệt để trong công tác quản lí giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tại địa phương.
- Với sự đánh giá ở tính cần thiết và khả thi cao là cơ sở khẳng định rằng: các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục quyển và bổn phận cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm nếu được áp dụng đúng và nghiêm túc sẽ nâng cao được hiệu quả giáo dục của các trường THCS trên địa bàn thành phố Hưng Yên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quản lý hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm là một nội dung trong quản lý có vai trò phát triển toàn diện nhân cách của học sinh ở nhà trường THCS. Nội dung quản lý Hiệu trưởng bao gồm: Lập kế hoạch quản lí giáo dục quyền và bổn phận học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm; Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm; Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm; Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục quyền và bổn phận học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm.
Thực trạng quản lý giáo dục quyền và bổn phận học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên cho thấy:
Năng lực thực hiện hoạt động giáo dục của GV không đồng đều, sự thay đổi trong tư duay quản lí còn chậm, chưa phân định rõ nội dung giáo dục này với các nội dung giáo dục khác trong nhà trường dẫn đến kết quả chưa được như mong muốn. Kết quả khảo sát các nội dung giữa GV và CBQL còn có nhiều điểm chênh lệch. Nguyên nhân là do định hướng không thống nhất dẫn đến những cách hiểu khác nhau giữa các đối tượng.
Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đều được phần lớn GV và CBQL lựa chọn song với các mức độ khác nhau. Điều này cho thấy sự đồng nhất trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục quyền và bổn phận học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm còn chưa cao, mỗi đối tượng có những quan điểm và nhận thức khác biệt. Đây cũng là một vấn đề thực trạng cần quan tâm tìm kiếm được các biện pháp để khắc phục những hạn chế này tại địa phương.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục quyền và bổn phận học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên tác giả đề xuất các biện pháp quản lí bao gồm:
Xây dựng nội dung chương trình và lập kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm.
Đổi mới chỉ đạo hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Đổi mới kiểm tra đánh giá quả hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS thành phố Hưng Yên
Bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn liền với giáo dục quyền và bổn phận cho giáo viên
Huy động các nguồn lực phối hợp giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm
Các biện pháp đề xuất đều được khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi với tỉ lệ cao. Đây cũng là căn cứ để áp dụng các biện pháp quản lí trong thực tiễn của nhà trường.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Phòng GD&ĐT thành phố Hưng Yên
Tham mưu tích cực với UBND thành phố tạo cơ chế, chính sách về tài chính, hành chính... để các hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục toàn diện học sinh được thực hiện thuận lợi.
Đổi mới chỉ đạo việc quản lí các hoạt động giáo dục đối với Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố. Khuyến khích các hoạt động tích hợp giáo dục các nội dung như quyền và bổn phận trẻ em trong các hoạt động trải nghiệm ở nhà trường.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với đối với việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục của nhà trường, cần ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em nói riêng và các nội dung giáo dục trong nhà trường nói chung để tạo sự đồng nhất trong hệ thống giáo dục thành phố.
2.2. Đối với các trường THCS thành phố Hưng Yên
Với các biện pháp quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm, Hiệu trưởng các trường có thể vận dụng ngay tại đơn vị nhằm từng bước nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh. Để thực hiện các biện pháp của tác giả đưa ra đạt hiệu quả cao, Hiệu trưởng các trường THCS cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:
Bồi dưỡng nhận thức của GV và CBQL về yêu cầu và tính cấp thiết của việc giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm cho giáo viên của nhà trường.
Có kế hoạch hàng năm chú trọng việc áp dụng các biện pháp QL hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để những GV thực hiện thành công các hoạt động trải nghiệm để giáo dục các quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh
Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội để GV của nhà trường được tham gia các hoạt động bồi dưỡng, đặc biệt là bồi dưỡng về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục toàn diện học sinh nói chung và giáo dục quyền và bổn phận nói riêng.
2.3. Đối với đội ngũ GV
Cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, từ đó nỗ lực học tập và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm để thực hiện có hiệu quả việc tích hợp giáo dục nội dung này. Phải xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc đào tạo ra thế hệ trẻ trong tương lai nhằm đáp ứng được nhu cầu của đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.S.Macarenco (1984), Giáo dục người công dân, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Trịnh Hòa Bình (2005), “Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đề quyền trẻ em hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, số 4, tr. 37.
3. Vũ Ngọc Bình (1997), Những điều cần biết về quyền trẻ em, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Vũ Ngọc Bình (1998), Giới thiệu Công ước của LHQ về quyền trẻ em,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông, Hà Nội
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn cho cán bộ quản lý sở/phòng giáo dục và đào tạo thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
7. David A.Kolb (2015), “Lý thuyết học qua trải nghiệm”, Tạp chí khoa học, ĐHSP Hà Nội.
8. Bùi Ngọc Diệp (2017), Một số vấn đề chung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông, https://123doc.org/document/4464262- mot-so-van-de-chung-ve-hd-trải nghiệm.htm.
9. Nguyễn Thị Việt Hà (2004), Một số biện pháp giáo dục quyền trẻ em cho học sinh tiểu học qua hoạt động giáo dục NGLL, Luận văn Thạc sĩ giáo dục, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội.
10. Phạm Minh Hạc (1996), Mười năm đổi mới GD, NXB GD, Hà Nội.
11. Bùi Minh Hiền (chủ biên), 2006, Quản lý giáo dục, NXB ĐHSP, Hà Nội
12. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1988), Giáo dục học, Tập 2, NXB Giáo dục.
13. Trần Kiểm (1990), QLGD và QL trường học, Viện KHGD Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Lê (1997), Quản lý trường học của người hiệu trưởng, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Liên - ch.b (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.
16. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2008), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Manabu Sato & Masaaki Sato (2015), Cộng đồng học tập - Mô hình đổi mới toàn diện nhà trường, NXB ĐH Sư phạm.
18. Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Sư phạm.
19. Nguyễn Thị Ngọc (2014), Sử dụng tri thức địa phương trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng, Luận án TS tại ĐHSP - ĐHTN năm 2014.
20. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) (2005), Giáo dục học, Tập 2, NXB Đại học Sư phạm.
21. Bùi Văn Quân (2007), Quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Tính - chủ biên (2014), Giáo trình Quản lí hành chính nhà nước và quản lí ngành GD&ĐT, NXB Đại học Thái Nguyên.
23. Nguyễn Thị Tính (2015), Giáo trình Lý luận chung về quản lí và QLGD,
NXB Đại học Thái nguyên.
24. Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển (2000), Tài liệu tập huấn Công ước về quyền trẻ em, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Trương Khánh Thành (2017), Quản lí giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường PTDT nội trú THCS Đại từ, Huyện Đại từ, Tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ quản lí giáo dục, trường ĐHSP - ĐHTN.
26. Đinh Thị Kim Thoa (2014), Trải nghiệm sáng tạo - Hoạt động quan trọng trong Chương trình GD phổ thông mới, http://thcsfpt.edu.vn/trai-nghiem- sang-tao-hoat-dong-quan-trong-trong-chuong-trinh-gd-pho-thong-moi.
27. Nguyễn Thế Trung (2017), Quản lí giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ quản lí giáo dục, trường ĐHSP - ĐHTN.
28. Phạm Hữu Vang (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trướng THCS huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang; Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục; http:// www.Irc.tnu.edu.vn.