Yếu Tố Gia Đình, Dòng Tộc, Bản Thân Con Người Trần Đức Thảo

Mác vào xây dựng một Việt Nam tốt đẹp. Tuy nhiên, ông nhận thấy chủ nghĩa xã hội hiện thực đã có những sự sai lệch so với chủ nghĩa Mác. Trước đó, cuộc trao đổi giữa Trần Đức Thảo và Sartre tuy không đạt được tiếng nói chung, nhưng ông đã ý thức được nguy cơ của việc nhận thức và phát triển sai lệch triết học Mác ở thời điểm ấy [16, tr.902]. Trần Đức Thảo cao Jean Paul Sartre: “Phải tầm cỡ như Jean- Paul Sartre mới đặt ra được sự nghi vấn về giá trị triết học của chủ nghĩa Mác, bởi vì trong bối cảnh lúc bấy giờ, tư tưởng Stalin đang đóng vai trò gần như thống trị học thuyết mác-xít, đã hướng chủ nghĩa Mác đi vào chính trị đơn thuần, dung tục hóa, đơn giản hóa chủ nghĩa Mác, làm mất đi giá trị căn bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đó là tính nhân văn, nhân bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, khả năng khái quát toàn bộ quy luật của sự vận động của thế giới, là sự phát triển tự nhiên tất yếu dẫn đến sự phát triển có tính loài của con người, sự phát triển của xã hội” [Xem 16, tr.897-989].

Chủ nghĩa tư bản sau khi phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc đẩy nhân loại vào thảm họa hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai. Khoa học kỹ thuật phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất, thỏa mãn nhu cầu phát triển trí tuệ con người. Điều này gián tiếp làm tăng điều kiện cho giai cấp tư sản bóc lột sức lao động của nhân dân để tạo ra giá trị thặng dư, thêm lý do để tạo ra các vũ khí giết người hàng loạt. Các quốc gia lựa chọn cho mình những đường lối riêng để phát triển và chủ nghĩa Mác là một lựa chọn sáng giá. Tuy nhiên, tùy đặc thù mỗi quốc gia nên có sự biến đổi của chủ nghĩa Mác từ đây.

Một số quốc gia đã thành lập chính phủ theo chủ nghĩa Mác-Lênin như: Mông Cổ (1924), Nam Tư (1943), Ba Lan (1945), Việt Nam (1945), Albania (1946), Bulgaria (1946), cộng hòa dân chủ Nhân dân Triều Tiên (1948), Trung Quốc (1949), Đông Đức (1949), Cuba (1959), Tiệp Khắc (1960), România (1965), Lào (1975), Angola (1975), Afghanistan (1978), v.v.. Ngoài ra, có một số nước tự nhận theo Xã hội chủ nghĩa, nhưng không công nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng chính: Nepal, Mozambique, Nicaragua, Ethiopia, Hungary, v.v.. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có sức ảnh hưởng lớn hơn cả, tác động tới các nước khác. Ở giai đoạn này, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được xây dựng theo tư duy triết học siêu hình của Stalin.

Theo Trần Đức Thảo, đặc điểm của quan điểm Stalin – Mao là : “…tuyệt đối hóa quan điểm giai cấp, biến thành độc tôn giai cấp, xóa bỏ thực chất của những

quan hệ con người với tư cách con người, tức là những liên hệ xã hội cộng đồng (liên đới, tương trợ, bình đẳng) và những liên hệ nhân cách” [97, tr.33].

Trần Đức Thảo nhắc đến sai lầm của Stalin: “Những nghị quyết lịch sử của Đại hội đã ảnh hưởng sâu sắc đến các nước dân chủ nhân dân anh em và phong trào công nhân và nhân dân thế giới. Nước ta không thể nào đứng riêng: Chúng ta sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin đã gột rửa những nét xấu của đời Stalin, với nội dung chân chính xây dựng trên kinh nghiệm kiến thiết chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới, trong ấy dưới hình thức này hay hình thức khác, nhiệm vụ của vô sản chuyên chính là phát triển tự do cá nhân” [107].

Nhận định về tác phẩm Triết lý của Stalin: Diễn giải những nguyên lý và quy luật của Biện chứng pháp (La Philosophie de Staline: Interprétation des Principes et Lois de la Dialectique) của Trần Đức Thảo năm 1988, tác giả Phạm Trọng Luật cho rằng, Trần Đức Thảo đã phê phán cách hiểu biện chứng pháp của Stalin [Xem 62, tr.658-659]. Trần Đức Thảo đã chỉ rõ sự sai lầm, “bóp méo” học thuyết Mác của Stalin ở các nguyên lý, quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, từ đó rơi vào “chủ nghĩa duy tâm”. Nguyên tắc đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập” bị cắt mất vế “thống nhất”. Ví dụ như công cuộc xây dựng chủ nghĩa chỉ còn là cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ giữa quá khứ, tương lai mà không có hiện tại. Từ những méo mó tai hại này, mọi đòi hỏi dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa ló dạng đều bị chụp mũ là loại tàn dư của tự do tư sản cần phải triệt tiêu [Xem 62, tr.658-659].

Trần Đức Thảo cũng phê phán chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc với tư tưởng của Mao Trạch Đông. Ông cho rằng, tư tưởng của Mao Trạch Đông đi theo vết xe đổ của Stalin, nhưng đưa nó vào thế giới quan lạc hậu của tầng lớp tiểu tư sản nông thôn gắn với thế giới quan của tầng lớp phong kiến, địa chủ:

“Quan điểm siêu hình Stalin - Mao và tư tưởng duy tâm của Mao Trạch Đông, mạo danh biện chứng duy vật , gọi là “mác-xít” đã tạo nên một khái niệm “giai cấp” thổi phồng, tuyệt đối hóa, tức là một thứ danh từ vạn năng, mơ hồ, gạt bỏ đi di sản của những quan hệ xã hội cộng sản nguyên thủy, tức là gạt bỏ thực chất của những quan hệ tiền giai cấp (gia đình, hàng xóm láng giềng, đồng bào, nhân cách, tư tưởng ở bề sâu” [97, tr.33-34]. Trần Đức Thảo cho rằng, việc xóa bỏ thực chất ấy nên nó đã đưa đến chỉnh đốn tổ chức năm 1955, tức là hoàn toàn xuất phát từ ảnh hưởng mê hoặc của đoàn cố vấn maoit Trung Quốc [Xem 97, tr.34].

Tư tưởng Mao Trạch Đông, theo Trần Đức Thảo, cũng ảnh hưởng tới Campuchia. Nhóm Polpot - Ieng Sary đã đưa về đất nước mình một chủ nghĩa vô

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

nhân bản, là chủ nghĩa “lý luận không có con người” (Antihumanisme théorique) của Althusser để xây dựng Đảng Khmer Đỏ, chủ nghĩa cộng sản diệt chủng. Bản chất của tư tưởng Althusser - Polpot được Trần Đức Thảo viết khá rõ trong tác phẩm Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người. Họ tuyệt đối hóa quan điểm giai cấp, quan điểm dân tộc, xóa bỏ quan điểm con người với tư cách con người, xóa bỏ con người nói chung. Họ cho rằng những giai cấp khác nhau và những dân tộc khác nhau, không có gì chung. “Tựa hồ như giai cấp hay dân tộc khác nhau cũng giống như những loài khác nhau - tức là có thể giết nhau tự do, đại khái như mổ bò hay cắt tiết gà” [118, tr.154]. Khi Althusser đã phủ định con người nói chung, chỉ công nhận con người nói riêng, thì dĩ nhiên giữa những con người nói riêng có thể làm bất cứ cái gì, vì họ không có gì chung. Polpot sử dụng “lý luận không có con người” của Althusser, quy kết ai vào giai cấp địch, hoặc dân tộc địch thì say mê tiêu diệt. Cái cuồng tín diệt chủng của phái Khmer đỏ biểu hiện cái thực chất vô nhân bản của chủ nghĩa “lý luận không có con người”. Giống như Mao Trạch Đông đã nói: “Nếu đấu tranh giai cấp phát triển xuất khẩu “cách mạng”, đi đến chỗ hủy diệt loài người bằng vũ khí hạt nhân, thì cũng chẳng làm sao, vì “Cây cỏ vẫn mọc, chim vẫn hót” [118, tr.154]. Phái Khmer đỏ tiến hành diệt chủng 3 triệu người vì những lý do cơ bản - tức là lý do triết học.

Ngoài chủ nghĩa “lý luận không có con người”, cũng có một thứ chủ nghĩa chiết trung, về căn bản cũng giống chủ nghĩa bên trên. Althusser nói “không có con người” theo nghĩa không có con người nói chung; còn con người dân tộc thì Althusser vẫn công nhận. Ở phái chiết trung thì : “Con người là con người lịch sử, không có con người nói chung”. Hành văn có khác biệt nhưng nội dung như nhau. Họ không công nhận sự biện chứng thống nhất của lịch sử loài người, chỉ công nhận con người giai cấp, con người dân tộc của giai đoạn này hay giai đoạn khác. Trần Đức Thảo lập luận: “…Althusser dùng một thứ hành văn sỗ sàng, trực tiếp đưa bọn Polpot - Ieng Sary đến chỗ diệt chủng” [118, tr.155]. Để kết án đúng tội ác diệt chủng, thì phải xuất phát từ chính chủ nghĩa nhân bản Mác - Lênin chân chính, thống nhất biện chứng con người nói riêng với con người nói chung. Chủ nghĩa “không có con người nói chung” xóa bỏ cơ sở biện chứng trên thì mặc nhiên cũng không kể gì đến những giá trị, quyền và nhiệm vụ chung của con người. Như thế là họ làm cho sự khác biệt cơ bản giữa con người và con vật không còn ý nghĩa cơ bản, thậm chí bị xóa bỏ như trong trường hợp bọn Polpot – Ieng Sary.

Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo - 8

Tại Việt Nam, công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh cũng chịu ảnh hưởng lớn từ các nước trên thế giới. Sự tiếp nhận các tư tưởng triết học phương Đông hay phương Tây, đặc biệt là chủ nghĩa Mác - Lênin bị biến dạng (chủ yếu từ tư tưởng Stalin và Mao Trạch Đông), đưa tới cách xây dựng đất nước có những sai lệch lớn, dẫn đến bản chất xã hội vì con người bị đảo lộn, v.v.. Đây là tiền đề thực tiễn lớn khiến Trần Đức Thảo quyết tâm nghiên cứu, cống hiến bằng ngòi bút của mình.

2.2.3. Yếu tố gia đình, dòng tộc, bản thân con người Trần Đức Thảo

Trần Đức Thảo sinh ra trong cái nôi của Người Việt và của Văn hóa Việt (Kinh Bắc - Bắc Ninh) thuộc dòng họ Trần – hậu duệ của Vua Trần Nghệ Tông. Kinh Bắc - một trong tứ trấn vòng quanh Thăng Long – Đông Kinh xưa, nơi được coi là cái nôi của người Việt và văn hóa Việt (Theo nhà Dân tộc học Nguyễn Văn Huyên), là cái nôi - cốt lõi - hạt nhân của người Kinh - Việt, vùng văn hóa rực rỡ nhất của buổi đầu kỷ nguyên văn minh Đại Việt (Theo Trần Quốc Vượng) [Xem 63]. Đây được coi là vùng đất của Nho giáo, đất khoa bảng nổi tiếng cả nước, được sử sách và dân gian ca ngợi là đất của một giỏ sinh Đồ, một bồ ông Cống, một đống ông Nghè, một bè Tiến sĩ, một bị Trạng nguyên, một thuyền Bảng nhãn. Nơi đây có số người đỗ tiến sĩ chiếm 1/4 thời phong kiến (677/2848 tiến sĩ). Đây cũng là mảnh đất sinh ra những con người xuất chúng của đất nước như Lê Văn Thịnh (đỗ đầu khoa thi Hán học đầu tiên năm 1075; chế độ thi cử Hán học kéo dài 844 năm trong đó có 47 vị Trạng nguyên thì Kinh Bắc chiếm 12 vị; người đậu trạng nguyên đầu tiên vào năm 1246 là Nguyễn Quán Quang cũng là người Kinh Bắc; trong 2890 vị đại khoa từ Phó bảng trở lên thì Bắc Ninh chiếm 348 vị; Phó soái Hội Tao Đàn (Vua Lê Thánh Tông lập) là Thái Thuận, người Bắc Ninh [Dẫn theo 8, tr.13-14]. Nơi đây quy tụ nhiều văn hóa đặc sắc, nổi bật là hát ca quan họ, nhiều hội hè, nhiều làng nghề truyền thống, v.v.. Đây là cơ sở cho truyền thống văn hóa yêu nước, thương người, hướng tới con người của dòng họ, gia đình ông.

Dòng họ Trần ở làng Song Tháp cũng là một dòng họ lâu đời, có cụ thủy tổ đỗ hương cống (cử nhân), làm quan cho triều nhà Lê, hậu Lê. Từ đó trong họ có nhiều người theo Nho học, nhiều người làm quan. Ông nội của Trần Đức Thảo là cụ Trần Đức Sán, cũng học chữ Nho, làm quan ở tỉnh Bắc Ninh. Bố của ông cũng là người theo nghiệp học, nhưng do chữ nho bị bãi bỏ trong thời kì này nên ông chuyển dần sang làm bưu điện và chuyển về Hà Nội. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị An, con nhà danh giá, thấm đậm tâm hồn thi ca dân tộc, thường giáo dục tinh thần yêu nước của Ai Tư vãn (Ngọc Hân công chúa) và vè Thất thủ Kinh đô cho con

cháu. Cả bố mẹ của Trần Đức Thảo đều có cách sống bao dung, độ lượng thương người, khuyến khích con cái học hành.

Mặc dù quê hương ở Kinh Bắc, nhưng từ nhỏ Trần Đức Thảo đã sống ở Hà Nội nên ảnh hưởng văn hóa từ nơi đây. Là đất kinh đô ngàn năm văn hiến, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú và đa dạng, kết tinh từ mọi miền đất nước. Vào đầu thế kỷ XX, Hà Nội có hệ thống trường học do Pháp xây dựng và là nơi đào tạo nên nhiều trí thức lớn của Việt Nam. Sinh ra tại Kinh Bắc và lớn lên ở Hà Nội, Trần Đức Thảo kế thừa tinh thần ham học, ý chí vươn lên và thừa hưởng lòng yêu nước, thương người.

Trần Đức Thảo trong chiều sâu thẳm của tâm thức đã từ cái nôi văn hóa cốt lõi đó của người Việt mà thành một trí thức hiện đại trong thời đại nền văn hóa Việt Nam đã vượt khỏi phạm vi ảnh hưởng văn hóa khu vực để vươn ra phạm vi văn hóa toàn thế giới và mang tính hiện đại [Xem 8, tr.14]. Dù sống xa Tổ quốc, ông luôn hướng về đất nước và phong trào cách mạng Việt Nam. Ông mong muốn xây dựng và phát triển Việt Nam theo tư tưởng chủ nghĩa xã hội của Chủ nghĩa Mác. Dòng máu yêu nước và anh hùng dân tộc đã thấm vào như Thánh Gióng - biểu tượng đầu tiên sáng chói nhất cho ý chí độc lập dân tộc; Lý Thường Kiệt với Nam quốc sơn hà vang lên bên dòng sông Như Nguyệt tuyên ngôn độc lập của Việt Nam trước giặc Tống xâm lược; Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, Hoàng Quốc Việt, v.v.. những anh hùng đi đầu trong cách mạng giải phóng dân tộc, độc lập tự do cho con người – có lẽ tạo nên nhân cách con người Trần Đức Thảo.

Trần Đức Thảo, khi ở xa Tổ quốc, thể hiện tinh thần yêu nước, thương người của văn hóa dân tộc Việt bằng cách học tập thành tài để làm rạng danh trí thông minh và ý chí kiên cường của dân tộc. Cùng với việc học tập, ông cũng tham gia cách mạng, luôn tìm cách để cống hiến cho đất nước. Năm 1951, Trần Đức Thảo rời thủ đô Paris hoa lệ của thế giới, về nước khi trong nước cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp đang hết sức quyết liệt để được trực tiếp tham gia kháng chiến, để được đưa triết học vào thực tiễn cuộc sống. Điều này thể hiện lòng yêu nước đặc biệt của Trần Đức Thảo: “Phải đặt số phận, quyền lợi của Tổ quốc, lên trên sự nghiệp cá nhân” [8, tr.18]. Xét sâu xa, đây là suy nghĩ, cách tư duy triết học nhân văn về con người, về vận mệnh nhân dân, về tương lai của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là điều kiện thực tiễn lôi cuốn Trần Đức Thảo, con người thấm đượm chủ nghĩa nhân văn

của dân tộc, để sau này ông phải nghiên cứu, giải quyết, không chỉ giải quyết lý luận mà quan trọng là giải quyết thực tiễn, cái mà ông gọi là “Hiện tại sinh động”.

Từ 1952, Trần Đức Thảo trở về Việt Nam, tham gia kháng chiến chống Pháp của Đảng Cộng sản ở miền Bắc. Là người được đào tạo từ nước ngoài về, nhưng ông vẫn sống giản dị: “Ông đứng trong bộ áo nông dân, xoạc chân, ưỡn ngực và tỏ vẻ cương quyết” [39, tr.90]. Một đồng nghiệp của ông là nhà văn Tô Hoài đã phác họa chân dung Trần Đức Thảo như sau: “…“hồn nhiên và hăng hái”, bỏ hết đồ Tây, mặc quần áo nâu nông dân, đi chân đất, và một kiểu chủ nghĩa anh hùng hơi nực cười, tối ngủ không cần mùng (màn)” [39, tr.90]. Tuy nhiên, do đặc thù xây dựng đất nước lúc bấy giờ nên những thứ ông cống hiến được lúc này không phải là nghiên cứu triết học. Công việc chính của ông giờ đây chỉ là một công việc mà bất cứ ai đã sống lâu ở Pháp đều có thể làm được, đó là dịch thuật các tài liệu.

Tới 1953, Trần Đức Thảo tham gia vào cải cách ruộng đất ở một thời điểm và một địa phương nhạy cảm nhất là tỉnh Phú Thọ. Những năm 1954 -1956 có lẽ là những năm bình thường nhất trong cuộc đời của ông sau khi về Việt Nam. Trần Đức Thảo được bổ nhiệm làm giáo sư và phụ trách bộ môn Lịch sử của Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, đồng thời ông cũng giảng dạy ở Đại học Sư phạm. Tuy nhiên, biến cố “Nhân văn giai phẩm” năm sau đó đã làm nên bước ngoặt bi kịch trong cuộc đời cũng như triết học của ông. Ông sống trong cô đơn, thiếu thống cả vật chất lẫn tinh thần, trước sự xa lánh của xã hội. Nhưng chính biến cố bi kịch này, một mặt là thách thức lớn, mặt khác thể hiện bản chất và nhân cách của một triết gia chân chính. Không những không bị đè bẹp, mà hàng ngày ông vẫn nghiên cứu, sáng tạo. Chính trong sự trở trêu này, Trần Đức Thảo càng thấm thía về cuộc đời, về con người. Trong hoàn cảnh xa rời thực tế, cách biệt thông tin, ông không xa rời mà còn mãnh liệt theo đuổi đam mê nghiên cứu của mình. Tới những năm cuối của cuộc đời, ông vẫn tiếp tục công bố những tác phẩm có giá trị. Tuy nhiên, khi còn nhiều tác phẩm chưa hoàn thành thì ông đã ra đi.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo được hình thành trên các tiền đề lý luận và thực tiễn cũng như yếu tố nhân cách của chính con người Trần Đức Thảo.

Những tư tưởng đầu tiên tác động tới triết học Trần Đức Thảo là các trường phái triết học Châu Âu đương đại, trong đó trực tiếp là hiện tượng học Husserl, chủ nghĩa hiện sinh Jean Paul Sartre, A. Kojève, chủ nghĩa cấu trúc Althusser. Nhưng càng đi sâu nghiên cứu các trường phái đó, ông càng phát hiện ra những hạn chế cả về cách tiếp cận, nội dung nghiên cứu lẫn phương pháp nhận thức, và ông cho rằng, đó là tính phiến diện, duy tâm, siêu hình.

Nghiên cứu và so sánh hiện tượng luận tinh thần của Hêghen với hiện tượng học và triết học hiện sinh, Trần Đức Thảo nhận thấy ở đó sự trùng hợp về phương pháp duy tâm siêu hình. Đây là nguyên nhân dẫn Trần Đức Thảo đến với triết học Mác. Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, Trần Đức Thảo phát hiện ra rằng, chỉ có phương pháp duy vật biện chứng mácxít mới nhận thức đúng bản chất khách quan của thế giới. Và phát hiện quan trọng nhất đối với ông là đối tượng nghiên cứu của triết học, đó là con người. Chủ nghĩa Mác trở thành cơ sở lý luận quan trọng nhất để Trần Đức Thảo chuyển từ hiện tượng học sang chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong đó ông tập trung nghiên cứu vấn đề con người.

Tiền đề quan trọng thứ hai của sự hình thành vấn đề con người trong tưởng triết học Trần Đức Thảo là thực tiễn hoạt động của con người để thực hiện quyền, lợi ích và các giá trị chính đáng của con người. Đó là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do của các quốc gia trên thế giới. Thực tiễn đó đã kéo ông từ triết học trừu tượng trở về với những vấn đề của đời sống hiện thực, của nhân dân, trực tiếp tham gia vào các phong trào đó. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa và của Việt Nam đã hình thành nên lý luận về giải tha hóa, xây dựng, phát triển con người.

Sự hình thành vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo cũng không thể tách khỏi bản chất thông minh, bản tính hướng thiện và nhân cách con người Trần Đức Thảo – con người được sinh ra, lớn lên và chịu ảnh hưởng sâu đậm của cái nôi văn hóa yêu nước, thương người của dân tộc, các giá trị nhân văn của dòng họ và gia đình ông kết tinh các giá trị nhân văn Việt Nam, dòng họ, gia đình ông.

CHƯƠNG 3

NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRẦN ĐỨC THẢO

3.1. Sự hình thành con người với những phẩm chất người đầu tiên

3.1.1. Quá trình tiến hóa từ con vật thành con người

Bàn về quá trình tiến hóa từ con vật thành con người, Trần Đức Thảo chứng minh rằng, trên thế giới từ trước tới nay có rất nhiều học thuyết về chủ đề này. Học thuyết đang nổi trội đương thời là học thuyết của Lamarck và thuyết Darwin với nội dung tập trung vào nhân tố di truyền, được hai ông thể hiện khác nhau. Lamarck là nhà tự nhiên học người Pháp. Ông là một người lính, nhà sinh học, nhà khoa học, và là một người cổ động cho giả thuyết rằng tiến hóa sinh học xảy ra và diễn biến theo các quy luật tự nhiên. Còn Darwin là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Lamarck cho rằng nhân tố di truyền xuất hiện do ảnh hưởng của hoàn cảnh, được xây dựng nên theo khuynh hướng có lợi với con vật nhằm thích nghi với hoàn cảnh môi trường xung quanh. Ở Darwin thì nhân tố di truyền xuất hiện trong các cá thể một cách ngẫu nhiên, nhưng nếu tính theo toàn bộ hệ thống sinh vật thì vẫn có quy luật chung. Những cá thể, loài nhỏ cần cạnh tranh nhau để sống, tồn tại theo sự chọn lọc tự nhiên. Chỉ những loài nào thích nghi tốt hơn thì mới tồn tại được. Hai thuyết này đều có ưu điểm là đã đả phá quan điểm của thời thượng cổ, với nội dung là Thượng đế tạo ra các giống loài, chúng có hệ thống phát triển, di truyền nhất định từ thấp lên cao [Xem 99, tr.319-320]. Điểm chung của Lamarck và Darwin là đều khẳng định trong tự nhiên có sự biến chuyển từ loài này sang loài khác. Tuy nhiên, cả hai học thuyết đều vấp phải những kẽ hở khi phân tích lý do vì sao cơ thể sinh vật có thể tổ chức được các hệ thống đặc biệt riêng.

Trần Đức Thảo cho rằng, chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới có thể giải quyết đúng đắn vấn đề nguồn gốc các loài sinh vật: “Cuộc tiến hóa sinh vật không phải là do những biến chuyển di truyền xuất hiện một cách ngẫu phát trong các cá thể, mà cũng không phải là do sự tích lũy đơn thuần những thói quen trong hoạt động của con vật... Nó xuất phát từ quan hệ hỗ tương tác dụng giữa cơ thể và hoàn cảnh, phần nào những quan hệ đó thay đổi quá trình trao đổi hóa chất” [99, tr.322]. Trần Đức Thảo nhận định rằng, sinh vật học tiên tiến của Liên Xô (thời kì đó) đã vượt qua học thuyết của Lamarck và Darwin với những nghiên cứu chứng minh: “Sự thay đổi quá

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí