Bảng Điểm Trung Bình Một Số Tiêu Chí Của Các Tình Huống Nghiên Cứu


Bảng 3.2: Bảng điểm trung bình một số tiêu chí của các tình huống nghiên cứu



Điểm đến DL có cơ sở hạ tầng cơ bản được đầu tư tốt (đường xá, phương tiện giao thông…)

(ECO2)

Tôi thấy người dân địa phương được nhiều lợi ích trong phát triển DL tại điểm đến (ECO5)

Tôi nghĩ rằng mức độ ô nhiễm (rác thải) của điểm đến du lịch có thể chấp nhận được (ENV1)

Tôi nghĩ rằng mức độ ô nhiễm tiếng ồn của điểm đến có thể chấp nhận được (ENV4)

Nhìn chung, tôi nghĩ rằng các hoạt động bảo vệ môi trường của điểm đến được thực hiện tốt (ENV6)

Nhìn chung, tôi cảm thấy hài lòng với điểm đến du lịch này (SAT4)

Bản lác

3.63

3.97

4.14

3.63

4.19

3.87

Mai Hịch

4.27

4.36

4.0

4.18

4.27

4.55

Tả van

2.93

4.33

2.65

3.32

3.07

3.97

Nậm Đăm

4.13

4.25

4.00

4.01

3.98

4.25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.2. Các tình huống nghiên cứu tại Tây Bắc

3.2.1 Du lịch cộng đồng ở bản Lác

3.2.1.1. Giới thiệu chung về Bản Lác

Bản Lác nằm trên địa phận xã Chiềng Châu huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình cách 1

Bản Lác nằm trên địa phận xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình, cách trung tâm huyện 2 km. Bản Lác có tổng diện tích tự nhiên 429 ha, có tuổi đời trên 700 năm với tổng số 121 hộ dân, người dân bản sống dựa vào nghề trồng lúa và dệt thổ cẩm. Năm 2019, tiếp tục thực hiện chủ trương chính sách phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng

nông thôn mới, mô hình du lịch cộng đồng điển hình tại Bản Lác đã trở thành hướng đi cho vấn đề thoát nghèo và phát biển bền vững của xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, Hoà Bình.

3.2.1.2. Các giai đoạn phát triển du lịch ở Bản Lác

Du lịch Bản Lác bắt đầu từ những năm 1960 bằng các chuyến ghé thăm của 2 nguyên thủ quốc gia Lào và Campuchia, sau đó là các đoàn chuyên gia Nga lên khảo sát thuỷ điện sông Đà. Năm 1993, tỉnh Hà Sơn Bình (nay là Hoà Bình) cho phép xây dựng nhà nghỉ đầu tiên phục vụ công việc hội họp của nhà nước và dần dần cho phép bà con


đón tiếp khách nghỉ qua đêm. Năm 1995, Bản Lác chính thức được cấp phép kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, tiền thân cho loại hình du lịch homestay ngày nay (UBND huyện Mai Châu, 2014a). Trong thời kỳ này, các hộ dân hoàn toàn phải tự mò mẫm, tự làm và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động du lịch; đặc biệt không có sự hỗ trợ nào về tài chính và cơ sở vật chất từ chính quyền các cấp. Năm 2002 và 2009 người dân Bản Lác được dự án JICA đầu tư và hỗ trợ phát triển làng nghề thổ cẩm nhằm thúc đẩy người dân duy trì và sản xuất đồ lưu niệm phục vụ du khách.

Tuy nhiên, du lịch cộng đồng tại Bản Lác còn bộc lộ nhiều điểm yếu như tính tự phát trong hoạt động du lịch của cộng đồng địa phương, chưa có định hướng tổng thể từ các cấp chính quyền; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu sức hấp dẫn; nhân lực làm du lịch còn thấp, chưa có kiến thức chuyên môn và đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn nghèo nàn, chưa được đầu tư bài bản, nâng cấp.

Năm 2012, UBND huyện Mai Châu đã phê duyệt việc thực hiện Đề án phát triển DLCĐ gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và tiếp tục thành lập Ban chỉ đạo du lịch huyện vào năm 2013. Nhiệm vụ chủ yếu của BCĐ du lịch huyện là tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo thực hiện thành công và hiệu quả công tác quản lý du lịch và dịch vụ trên địa bàn (Thu Trang, 2017). Năm 2014-2015, đoàn đại biểu Hiệp hội lữ hành Việt Nam và dự án EU đã đến bản Lác để khảo sát, nhằm xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng nói chung và tại Bản Lác nói riêng. Cũng trong năm đó, UBND huyện Mai Châu đã tích cực chuẩn bị hồ sơ đề nghị UBND tỉnh Hoà Bình công nhận Bản Lác là “Điểm du lịch địa phương”.

Định hướng phát triển du lịch của chính quyền địa phương giai đoạn 2011-2015 được cụ thể hóa với các giải pháp chính như sau: (1) Phát triển du lịch cộng đồng đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt là nơi lưu trú; (2) Phát triển du lịch cộng đồng đảm bảo các thiết kế tổng thể như cấu trúc nhà sàn, quà lưu niệm, ẩm thực, các hoạt động giá trị gia tăng phải phản ánh được văn hóa bản địa và sử dụng vật liệu địa phương; (3) Phát triển du lịch cộng đồng tích hợp vào cuộc sống thường ngày của người dân địa phương như trồng trọt, dệt vải, lễ hội, biểu diễn văn nghệ truyền thống.

Năm 2019, tính từ năm bắt đầu làm du lịch, Bản Lác có 78 hộ làm homestay, thu hút được gần 25 nghìn lượt khách du lịch, trong đó hơn 4 nghìn lượt khách quốc tế và đạt doanh thu gần 50 tỷ đồng. Trước những lợi ích mang lại từ du lịch cộng đồng, Bản Lác dần chuyển đổi từ hoạt động nông nghiệp thuần tuý sang phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch cộng đồng; kết hợp với hoạt động gìn giữ nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc và bảo vệ môi trường.


Đặc biệt, năm 2016, điểm du lịch cộng đồng Bản Lác được công nhận cụm homestay đạt tiêu chuẩn ASEAN giai đoạn 2016-2018. Giải thưởng này ghi nhận sự thành công trong phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Lác, và là một trong những nội dung quan trọng để huyện Mai châu được quy hoạch là điểm du lịch quốc gia giai đoạn 2016-2030 tại Quyết định số 1728/QĐ-UBND do chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình phê duyệt.

3.2.1.3. Các vấn đề trong phát triển du lịch bền vững ở Bản Lác

a. Phát triển kinh tế

Du lịch cộng đồng đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Bản Lác, đa dạng hóa nguồn sinh kế mang tính bền vững cho người dân địa phương. Giai đoạn 2013-2014, du khách đến Bản Lác đã tăng nhanh đột biến, khoảng 22.000-27.000 khách do huyện Mai Châu tổ chức Lễ hội Xên Mường, sau đó giảm xuống và lại tăng trở lại đến gần 27.450 khách năm 2019, trong đó khách quốc tế 13,6%, khách nội địa chiếm 86,4%. Tuy nhiên, hiện nay Bản Lác đang dần mất đi thị trường khách quốc tế, giảm từ 7.533 khách năm 2013 giảm còn 3.737 khách năm 2019.


30000

26872

27450

25000

24629

22554

20000 19845 19734

16785

15000

10000

7533

8977

5144

5000

3763

3326

4033

3737

0

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Khách quốc tế (người)

Khách nội địa (người)

Số lượt khách (người)

Biểu đồ 3.1: Biến động lượng du khách đến Bản Lác, giai đoạn 2013-2019

Nguồn: Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội xã Chiềng Châu, 2013-2019 Du lịch cộng đồng đã tạo công ăn việc làm cho người dân và cộng đồng địa phương, từ 48 hộ homestay và 150 lao động trực tiếp (năm 2013) tăng lên 78 homestay và 320 việc làm trực tiếp (2019). Doanh thu từ du lịch cộng đồng đã đóng góp trực tiếp từ 24,7 tỷ đồng năm 2013 đến hơn gần 52,2 tỷ đồng năm 2019 cho kinh tế Bản Lác. Thu nhập bình quân của người dân toàn xã tăng lên rõ rệt, đạt mức 14,7 triệu đồng/người vào năm 2013 và 43,0 triệu đồng/người vào năm 2019, trong đó riêng các hộ làm kinh


doanh du lịch thì thu nhập bình quân cao hơn gấp từ 5-10 lần so với các hộ không làm du lịch1.

(Đơn vị tính: triệu đồng)


60000

52160

50000

46800

40000

37500

30381 30850

30000

24734

25882

20000


10000

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Biểu đồ 3.2: Doanh thu từ du lịch ở Bản Lác giai đoạn 2013-2019

Nguồn: Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội xã Chiềng Châu, 2013-2019

b. Phát triển xã hội

Phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Lác góp phần giải quyết các vấn đề về việc làm và giảm nghèo của người dân địa phương. Tính đến năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của xã Chiềng Châu đã giảm từ 8,31% (2013) còn 2,81% (2019) (thấp hơn mức chung của huyện Mai Châu là 21,14%)2, trong đó Bản Lác chỉ có 02 hộ nghèo.

Du lịch cộng đồng đã góp phần khích lệ người dân địa phương duy trì các ngành nghề thủ công truyền thống (dệt thổ cẩm, đan lát...), trang phục phụ nữ Thái và các lễ hội, giữ nếp nhà sàn... Năm 2016, huyện Mai Châu tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch; tổ chức các cuộc hội thảo về du lịch hướng tới các bên liên quan cùng người dân được giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch. Tuy nhiên, thực tế khảo sát tác giả đã ghi nhận bên cạnh các tác động tích cực là các tác động khác của du lịch, đó là sự thay đổi văn hoá bản địa dưới ảnh hưởng, hội nhập của văn hoá phương Tây và miền xuôi. Cụ thể: (i) Trang phục truyền thống của người Thái không được mặc thường xuyên trong các sinh hoạt hàng ngày mà chỉ mặc trong các ngày lễ, tết hoặc trong những sự kiện đặc biệt của dân bản; (ii) Điệu múa và lời hát nguyên bản của dân tộc Thái còn lại rất ít, các lễ hội không còn được tổ chức với đầy đủ ý nghĩa như vốn có ban đầu; (iii) Tiếng nói Thái đang dần bị mai một, chữ viết Thái cổ gần như đã mất và ít người viết được chúng;


1 UBND xã Chiềng Châu, Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội qua các năm 2013-2019.

2 http://www.baohoabinh.com.vn, 9/1/2018.


(iv) Giá trị của hương ước đang dần bị phá vỡ do một số hộ dân không tuân thủ như xây nhà, giảm giá lưu trú để cạnh tranh, các hoạt động ăn nhậu ồn ào... (v) Các vấn đề về môi trường không được đảm bảo và tuân thủ (thu gom rác, nước thải, tiếng ồn ...)

Bảng 3.3: Các giá trị văn hoá truyền thống nổi bật của Bản Lác


Mức độ bảo tồn

Giá trị VHTT

Còn giữ

Nguy cơ mai một

Đã mất

Kiến trúc nhà sàn truyền thống


X


Nghệ thuật xoè Thái (múa xòe, múa sạp, múa nón, múa khăn, múa chai ...)



X


Lễ hội truyền thống (Lễ Kin Pang Then, Lễ cúng cơm mới, Chá chiêng, cầu mưa ...)


X


Chữ viết Thái cổ



X

Tiếng nói Thái cổ


X


Nghề dệt thổ cẩm, thêu thùa, đan lát ...


X


Trang phục truyền thống người Thái


X


Món ăn truyền thống người Thái


X


Các trò chơi dân gian (tung cò, tó má lẹ ...)


X


Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát thực địa của tác giả

c. Bảo vệ môi trường


Phát triển du lịch bền vững đã thay đổi được thói quen sử dụng nhiên liệu của người dân địa phương, hiện nay chỉ còn khoảng 18% hộ gia đình còn dùng bếp lửa, phần còn lại chuyển sang sử dụng gas, điện trong đun nấu và sưởi ấm hàng ngày. Chính quyền địa phương tham gia hoạt động bảo vệ môi trường thông qua công tác tuyên truyền của Đoàn TNCS HCM xã tới người dân về hỗ trợ xây dựng công trình vệ sinh, giữ gìn đường phố, nhà ở và khu vực xung quanh. Các hộ dân có ý thức phân loại rác tại nguồn, tự thu gom, phơi khô, đem đốt và chôn lấp. Năm 2005, dự án “Năng suất xanh” hỗ trợ kinh phí cho mô hình “Trồng rau nuôi tằm và tổ thu gom rác”. Sau khi dự án hỗ trợ kết thúc, hoạt động thu gom rác tập trung bị dừng tại địa phương. Khoản kinh phí này sau đó được thu từ hộ gia đình kinh doanh homestay, do chính quyền xã quản lý nhưng các hộ dân không đồng lòng tham gia 100%. Hiện nay, huyện Mai Châu chưa có nhà máy xử lý rác thải, mà chỉ mua được 2 xe đi thu gom rác thải trên toàn địa bàn huyện. Rác thải thu gom được đem đổ vào các vùng xa dân cư (Tòng đậu, Xăm Khoè) để khô rồi đốt, tuy nhiên người dân cũng đang phản ứng gay gắt, không cho đổ rác


Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát ghi nhận, phát triển du lịch dẫn đến những thay đổi về không gian và môi trường tự nhiên của bản. Cụ thể: (i) Kiến trúc truyền thống nhà sàn bên cạnh ao nhỏ đã bị thu hẹp, thay vào đó là xây dựng bãi đỗ xe cho du khách; các công trình bê tông xuất hiện ngày càng nhiều (nhà ở, bếp, công trình phụ trợ, đường xá...), dẫn đến bụi bẩn và phá vỡ kết cấu nhà sàn của dân tộc Thái; (ii) Hoạt động du lịch đang tạo nên khối lượng lớn rác thải vô cơ khó phân huỷ, hiện tượng vứt rác bừa ra sông, suối và các bãi đất trống còn diễn ra; (iii) Nước thải trên toàn huyện Mai Châu cũng chưa được xử lý, đặc biệt là nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình. Không có nhà máy xử lý nước thải mà nước thải được thải trực tiếp ra mương, ra sông suối, thẩm thấu vào đất dần dần sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, mức độ du lịch bền vững ở Bản Lác được đánh giá theo 2 bộ tiêu chí về phát triển du lịch ở khu vực miền núi và phát triển du lịch tại cộng đồng nhỏ truyền thống được Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO, 2004). Bảng đánh giá chi tiết ở Phụ lục 4. Bảng dưới đây tổng hợp các tiêu chí đánh giá.

Bảng 3.4: Tiêu chí đánh giá mức độ bền vững của điểm đến Bản Lác



Điểm mạnh

Điểm yếu

Đánh giá

chung


Phát triển kinh tế

- Thu nhập từ du lịch tăng cao, làm thay đổi toàn diện vào tăng trưởng của địa phương.

- Cơ cấu kinh tế chuyển từ nông nghiệp sang du lịch.

Số hộ kinh doanh du lịch tăng.

- Đang dần vi phạm hương ước vì các hộ kinh doanh nhắm tới lợi nhuận.

- Cạnh tranh không lành mạnh.

- Chưa có kế hoạch phát triển bài bản, cụ thể từ cấp chính quyền.

- Không tiếp cận vốn vay vì thủ tục

rườm rà, khoản vay ít.


Tốt (3,57/5)


Phát triển xã hội

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm.

- Tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động du lịch tăng nhanh chóng (nấu ăn, biểu diễn văn nghệ, phục vụ ...).

- Có hoạt động phát triển nguồn nhân lực (các khoá đào tạo tiếng Anh, kỹ năng làm du lịch ...).

- An ninh, an toàn tốt.

- Việc làm trong ngành du lịch mới chỉ chiếm khoảng 20%.

- Các giá trị văn hóa truyền thống mai một rất nhiều (trang phục, tiếng nói, lễ hội ...).

- Nhiều gia đình xây nhà kiên cố thay cho nhà sàn truyền thống.


Trung bình (3,27/5)


Bảo vệ môi trường

- Các bên có ý thức bảo vệ môi trường và đã có nhiều hoạt động bảo vệ môi trường được triển khai (Đoàn thanh niên, tổ hội phụ nữ, xe gom rác ...).

- Các vấn đề môi trường bắt đầu nổi lên (có số ít rác thải bỏ không đúng nơi quy định).

- Chưa có phương án và thiết bị xử

lý triệt để (không có nhà máy xử lý chất thải).


Không tốt (2,79/5)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Ghi chú: Đánh giá chung của tác giả theo thang điểm sau: 1: Không bền vững; 2: Có một số tiêu chí phát triển bền vững; 3: Đã phát triển, nhưng tỉ lệ điểm được - chưa được trong phát triển đạt bền vững ngang nhau; 4: Phát triển tương đối bền vững, nhưng còn nhiều điểm phải bổ sung, tiếp tục hoàn thiện, chỉnh sửa; 5: Phát triển bền vững.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, du lịch ở Bản Lác hiện đã phát triển nhưng tỉ lệ điểm được - chưa được trong phát triển đạt bền vững ngang nhau (ở mức 3,14/5). Điểm mạnh nổi bật thể hiện ở khía cạnh kinh tế, nghĩa là phát triển kinh tế do người dân làm chủ hoàn toàn trong công nghệ và cách thức làm du lịch.

Du lịch tăng trưởng tốt giúp đạt được các lợi ích như (i) Đa dạng hóa nguồn sinh kế, tăng thu nhập và tạo việc làm mang lại cho người dân cuộc sống mới, ấm no và khá giả hơn (UBND huyện Mai Châu, 2014a); (ii) Góp phần giảm nghèo cho người dân địa phương, giao lưu văn hóa vùng miền và gắn kết cộng đồng, trang bị kiến thức du lịch và bảo tồn giá trị dân tộc; (iii) Thay đổi thói quen sử dụng chất đốt và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên của người dân địa phương. Tuy nhiên, những hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng được thể hiện qua: (i) Lượng khách quốc tế có xu hướng giảm đáng kể trong khi lượng khách trong nước tăng lên, đặc biệt quá sức chịu tải vật lý của Bản Lác vào những ngày lễ tết, cuối tuần, cho thấy hoạt động du lịch đại trà đang dần thay đổi du lịch cộng đồng tại Bản Lác (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2019); (ii) Tiếng nói và chữ viết của người dân tộc Thái đang dần mai một và có nguy cơ bị mất đi, các dịch vụ buôn bán, vận chuyển tấp nập dẫn đến văn hóa của Bản Lác bị thay đổi; (iii) Vấn đề về xử lý chất thải, ô nhiễm tiếng ồn chưa được xử lý hiệu quả, các công trình xây dựng được thiết lập đang dần phá vỡ kết cấu nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái.

Đánh giá chung, các hoạt động phát triển du lịch tại Bản Lác trở nên năng động, linh hoạt và có sức hấp dẫn với du khách, nhưng bên cạnh sự tăng trưởng về kinh tế thì các yếu tố văn hóa nguyên bản bị mai một mạnh mẽ, yếu tố môi trường chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến phát triển du lịch trở nên thiếu bền vững về lâu dài.


3.2.2. Du lịch cộng đồng ở Mai Hịch

3.2.2.1. Giới thiệu chung về Mai Hịch

Mai Hịch là một xã miền núi thuộc huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình cách trung tâm 2

Mai Hịch là một xã miền núi thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm huyện 14 km, có địa hình khá phức tạp, xen kẽ giữa núi cao là thung lũng, khe suối và cánh đồng nhỏ hẹp. Khí hậu của Mai Hịch đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa phân bổ không đồng đều. Mai Hịch là nơi sinh sống của người dân tộc Thái, Kinh và Mường, với tổng số hơn 904 hộ và khoảng 3910 người phân bổ ở 7 thôn, trong đó Hịch 1,

Hịch 2 và Cha Lang là trung tâm du lịch cộng

đồng và đã trở thành hướng đi mới cho vấn đề giảm nghèo bền vững của xã Mai Hịch, huyện Mai Châu, Hoà Bình (UBND huyện Mai Châu, 2014b).

3.2.2.2. Các giai đoạn phát triển du lịch ở Mai Hịch

Năm 2011, du lịch cộng đồng được phát triển tại Mai Hịch bởi sự tài trợ của hai tổ chức IISO và Brot für die Welt (Misereor và Bánh Mì cho Thế Giới) và do Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và Phát triển (COHED) triển khai thực hiện. Giai đoạn này, COHED đã tìm cách cải tạo nhà dân có cấu trúc nhà ở truyền thống, tổ chức đào tạo, hội thảo, truyền thông để giúp người dân địa phương hiểu rõ về du lịch và cách thức làm du lịch nhưng gặp nhiều khó khăn và không hiệu quả vì thiếu chuyên môn, kiến thức về du lịch, thiếu sự kết nối với các doanh nghiệp du lịch bên ngoài. Do đó, người dân địa phương đã nghi ngờ và không bị thuyết phục bởi bất kỳ ai về việc đầu tư vào homestay đầu tiên, ngay cả với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ các NGOs (VTV2, 2013).

Năm 2012, tư vấn của dự án COHED nhận thấy, phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 1 không thành công do không có sự kết nối giữa khu vực công, khu vực tư, các NGOs và đặc biệt là không có sự tham gia của người dân địa phương (Giang Phi, 2017). Định hướng phát triển du lịch của dự án được cụ thể hóa với các giải pháp chính như sau: (1) Đảm bảo vệ sinh đặc biệt là trong khu vực phòng tắm và nhà vệ sinh; (2) Khu vực ngủ và ăn uống nên được tách biệt và khách du lịch có thêm không gian riêng tư tại homestay; (3) Các thiết kế tổng thể của du lịch cộng đồng bao gồm cấu trúc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023