Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - 2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


ASEAN

Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các nước

Đông Nam Á)

APEC

Asia ­ Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn Hợp tác

Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương)

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

EU

European Union (Liên minh châu Âu)

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

GRDP

Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa

của các địa phương)

GTGT

Giá trị gia tăng

HLKT

Hành lang kinh tế

HLPT

Hành lang phát triển

KTXH

Kinh tế xã hội

MICE

Meeting Incentive Conference Event (Hội nghị; Khuyến

khích; Hội thảo; Sự kiện)

TCLT

Tổ chức lãnh thổ

TCKG

Tổ chức không gian

TNDL

Tài nguyên du lịch

UBND

Ủy ban nhân dân

VISA

Thị thực xuất nhập cảnh

VNĐ

Việt Nam đồng

VH – TT & DL

Văn hóa – Thể thao và du lịch

SWOT

Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - 2



Opportunities (Cơ hội), Threats (Nguy cơ)

WTO

World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế

giới)

WTTC

World Tourism and Travel Council (Hội đồng Du lịch và

Lữ hành thế giới)


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án


Trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành một trong các ngành tăng trưởng nhanh nhất thế giới (theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới ­ WTTC). Chính phủ các nước đang ngày càng thừa nhận sức mạnh của du lịch trong việc thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển kinh tế của đất nước mình. Việt Nam có tiềm năng du lịch lớn hơn so với của nhiều nước trong khu vực (Thái Lan, Malaysia, Inhdonesia và cả Singapore), song du lịch của Việt Nam phát triển còn hạn chế. Năm 2016, theo Tổng cục thống kê, Việt Nam mới đón tiếp chưa được 10 triệu du khách quốc tế và doanh thu trực tiếp từ du lịch chiếm khoảng 4­5% GDP của cả nước. Du lịch là ngành kinh tế đóng góp rất nhiều trong GDP, tạo việc làm cho nhiều người lao động, giúp “xóa đói, giảm nghèo”… nếu mỗi địa phương đều biết khai thác, phát triển hợp lí (ví dụ: các địa phương có xu hướng liên kết, tận dụng những lợi thế của mình để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng).

Hành lang kinh tế (HLKT) là hình thức tổ chức lãnh thổ (TCLT) đặc biệt của nước ta. Trong khoảng hơn một thập kỉ qua đã có nhiều HLKT được hình thành. Ngày 11/07/2008 Thủ tướng chính phủ đã kí Quyết định số 98/2008/QĐ­ TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ Hải Phòng ­ Quảng Ninh đến năm 2020. Nội dung của Quy hoạch thể hiện sự hợp tác sâu rộng về mọi lĩnh vực của các địa phương thuộc hành lang, trong đó có lĩnh vực du lịch. Trong bản Quy hoạch nêu rõ: “Phương hướng phát triển du lịch “mở” của HLKT quốc tế Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ Hải Phòng ­ Quảng Ninh cho phép tổ chức hệ thống tuyến, điểm du lịch với nhiều loại hình du lịch và các sản phẩm du lịch hấp dẫn, tương xứng với tầm vóc phát triển và vị trí du lịch của lãnh thổ trong chiến lược phát triển du lịch chung của cả nước”… Song vì thiếu phương


án phát triển, hợp tác cụ thể và thiếu phương án đầu tư phù hợp nên các HLKT ở nước ta chưa phát triển như mong muốn và chưa đem lại kết quả, hiệu quả cao. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là việc phát triển du lịch theo các tuyến hành lang, đáng lẽ ra là một trong những thế mạnh đáng kể nhưng chưa được tận dụng để phát triển, phát triển du lịch đang trong tình trạng tự phát đã làm giảm đi tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương trên tuyến HLKT. Thực chất, phát triển du lịch theo tuyến HLKT chính là sự liên kết, phát huy tối đa lợi thế so sánh của mỗi địa phương dọc theo HLKT để mang lại hiệu quả, kết quả phát triển du lịch cao nhất.

Hành lang kinh tế Lạng Sơn ­ Hà Nội (dựa trên cơ sở tồn tại tuyến trục giao thông huyết mạch chạy qua 4 địa phương Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội), là một bộ phận thuộc về hai hành lang kinh tế quan trọng Lạng Sơn

­ Hà Nội ­TP. Hồ Chí Minh ­ Mộc Bài và Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ Hải Phòng, nằm dọc quốc lộ 1A. Đoạn qua hành lang Lạng Sơn ­ Hà Nội dài 180 km. Hiện nay, khi tuyến cao tốc dọc theo trục quốc lộ 1A được hoàn thành, từ Hà Nội khách du

lịch có thể dễ dàng tiếp cận tới các điểm du lịch hấp dẫn của các tỉnh Bắc

Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn, đồng thời sẽ hút được một lượng du khách lớn từ Trung Quốc sang Việt Nam qua cửa khẩu Lạng Sơn rồi tỏa đi các địa điểm du lịch hấp dẫn khác của nước ta. HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch nhưng các địa phương phát triển tự phát, chưa liên kết chặt chẽ với nhau nên hiệu quả thấp. Do vậy, để phát triển du lịch có hiệu quả, tăng số ngày lưu trú của du khách, doanh thu du lịch tăng lên, du lịch có cơ hội phát triển bền vững hơn… các địa phương chỉ có con đường liên kết, cụ thể phát triển du lịch của các địa phương theo tuyến HLKT.

Trong thế giới ngày nay liên kết trở đã thành nhân tố quan trọng trong các quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Cho đến nay,


sự liên kết trong lĩnh vực phát triển du lịch chưa được nghiên cứu một cách thỏa đáng, liên kết phát triển du lịch theo tuyến hành lang như thế nào để phát huy hết các tiềm năng du lịch của mỗi địa phương dọc theo HLKT? Nhiều luận án tiến sĩ và các đề tài khoa học đã tiến hành nghiên cứu theo các hướng: phát triển du lịch theo hướng bền vững, tổ chức lãnh thổ du lịch, khai thác các tuyến, các tour du lịch hoặc có đề tài khoa học cấp tỉnh triển khai nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch…; chưa có luận án, đề tài nào nghiên cứu theo hướng phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế một cách đầy đủ, hệ thống. Vậy, phát triển du lịch theo tuyến HLKT là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo tuyến HLKT? Đánh giá hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến HLKT thế nào?... đều chưa được làm rõ.

Trước tình hình như vậy, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Phát triển du


lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn ­ Hà Nội”

chuyên ngành Địa lý học và hoàn thành luận án tiến sĩ.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

a. Mục đích nghiên cứu

làm luận án tiến sĩ


­ Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế (HLKT) để vận dụng vào việc nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam trên quan điểm phát triển bền vững.

­ Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội một cách có căn cứ khoa học.

b. Nhiệm vụ nghiên cứu

­ Xây dựng cơ sở lí thuyết phục vụ nghiên cứu của luận án (trong quá trình xây dựng cơ sở lí thuyết tác giả sẽ tiến hành tổng quan các công trình khoa học có liên quan để xem các học giả nghiên cứu vấn đề đó đến đâu, và những


điểm gì trong kết quả nghiên cứu của họ có thể kế thừa và tác giả luận án sẽ nghiên cứu vấn đề gì còn bỏ ngỏ?)

­ Đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn ­ Hà Nội trong giai đoạn 2005 ­ 2016 (xác định mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trong quá trình phát triển du lịch theo tuyến HLKT).

­ Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch theo tuyến hành

langkinh tế 2025.

Lạng Sơn – Hà Nội theo hướng hiệu quả

và bền vững đến năm

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu

Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn ­ Hà Nội.

b. Phạm vi nghiên cứu

­ Về mặt thời gian: Hiện trạng phát triển du lịch từ 2010 ­ 2016, dự báo đến năm 2025.

­ Về mặt không gian: Nghiên cứu sự phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội gắn với vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng trực tiếp của tuyến quốc lộ 1A chạy qua từ tỉnh Lạng Sơn đến thủ đô Hà Nội. Trong các địa phương mà tuyến hành lang kinh tế đi qua, chú trọng đến các thành phố lớn

và các đô thị

hạt nhân như

các thành phố

Lạng Sơn, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc

Giang; Vùng ảnh hưởng gián tiếp của tuyến hành lang bao gồm 1 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội) và 3 tỉnh (Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh).

­ Về mặt khoa học: Nghiên cứu cả lí thuyết và thực tiễn, cả hiện trạng và

tương lai phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội.

Trong quá trình nghiên cứu tác giả sẽ phân tích sự phát triển du lịch của các địa phương mà tuyến hành lang chạy qua, đặt tuyến HLKT trong mối quan hệ mật


thiết với sự phát triển du lịch chung của cả nước cũng như sự phát triển du lịch của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng.

4. Những đóng góp mới của luận án

a. Về mặt lý luận và học thuật:

Luận án đã làm rõ quan niệm, nội hàm về phát triển du lịch theo tuyến


hành lang kinh tế, chỉ

ra các yếu tố ảnh hưởng tới sự

phát triển du lịch theo


tuyến hànhlang kinh tế; đề

xuất quy trình tiếp cận nghiên cứu và các chỉ

tiêu


đánh giá kết quả và hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế để ứng dụng vào điều kiện Việt Nam.

b. Về mặt thực tiễn:

+ Luận án đã làm rõ mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong việc phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội. Trong đó chỉ rõ vai trò của các công ty kinh doanh lữ hành và hệ thống các hoạt động cung ứng dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, cơ sở dịch vụ vui chơi, giải trí, các trung tâm thương mại,…).

+ Luận án đề xuất phương hướng và giải pháp để phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội đến năm 2025 và kiến nghị một số vấn đề then chốt mà chính quyền các địa phương có HLKT chạy qua phải thực hiện.

+ Luận án cung cấp các căn cứ khoa học cho các địa phương dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội để cùng phối hợp, liên kết, hành động nhằm phát huy các tiềm năng du lịch một cách có hiệu quả cao nhất.

5. Khung lý thuyết, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

a. Khung lý thuyết phương pháp tiếp cận nghiên cứu

i) Khung lý thuyết nghiên cứu của luận án


Để xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu, tác giả phải xây dựng các giả thuyết khoa học, các câu hỏi nghiên cứu:

+ Phát triển du lịch theo tuyến HLKT là gì? Lợi ích do nó mang lại ra sao?

Muốn phát triển du lịch theo tuyến HLKT thì phải làm gì và bắt đầu từ đâu?

+ Nếu không phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội thì việc phát triển du lịch của lãnh thổ nghiên cứu (gồm 4 tỉnh và thành phố Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội) sẽ ra sao? Thiệt hại do việc phát triển du lịch không theo tuyến HLKT thế nào?

+ Hiệu quả (kinh tế, xã hội và môi trường) của phát triển du lịch theo

tuyến hành lang kinh tế mang lại là gì? Đánh giá dựa trên những tiêu chí nào?

Để hoàn thành luận án, tác giả phác họa khung lý thuyết nghiên cứu đi từ việc nghiên cứu lý thuyết về phát triển du lịch, về hành lang kinh tế, xem xét thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam cũng như ở một số quốc gia, đề xuất lý thuyết về phát triển du lịch theo tuyến HLKT. Trên cơ sở phân tích tiềm năng phát triển du lịch và thực trạng phát triển du lịch ở 4 địa phương trong địa bàn

nghiên cứu để đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch theo tuyến

HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội đến 2025, tầm nhìn đến 2030.

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí