Trình độ học vấn, CMKT và tiền lương của người lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Người lao động có số năm đi học và kinh nghiệm tăng thì tiền lương có xu hướng tăng. Bình quân mỗi năm đi học tăng thêm (tính chung các cấp trình độ CMKT), tiền lương sẽ tăng thêm 5,4%. Kết quả tính toán tỷ lệ hoàn trả từ đào tạo cho thấy lao động chỉ tốt nghiệp THPT (không CMKT) thì mức hoàn trả là xấp xỉ 3%/năm trong khi đó mức hoàn trả của lao động có CMKT đều khoảng 9,7%/năm trở lên.
Bảng 2.23: Tỷ lệ hoàn trả theo kỹ năng 2002-2004-2006
CMKT | Cấp CMKT | Tỷ lệ hoàn vốn (2002) | Tỷ lệ hoàn vốn (2004) | Tỷ lệ hoàn vốn (2006) | |
5 9 | Không CMKT | TN Tiểu học THCS | 1,4 3,8 | 2,3 5,4 | 1,5 5,5 |
12 | THPT | 5,6 | 7,6 | 8,5 | |
13 14 | Có CMKT | Đào tạo nghề THCN | 6,2 8,8 | 8,4 9,2 | 9,5 10,5 |
16 | CĐ, đại học | 7,4 | 10,7 | 12,5 | |
Bình quân số năm đi học | 5,5 | 7,3 | 8,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tuyển Dụng Và Đánh Giá Chất Lượng Lao Động Qua Đào Tạo Nghề
- Đào Tạo Và Đào Tạo Lại Trong Doanh Nghiệp
- Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam - 14
- Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam - 16
- Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam - 17
- Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam - 18
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Nguồn: (1) Đoàn Hồng Quang, Nguyễn Lan Hương, Giản Thành Công, Tác động của tự do hóa thương mại đến tiền lương và việc làm: Trường hợp của Việt nam, 2006
(2)NHTG, Việt nam Giáo dục đại học & kỹ năng cho tăng trưởng, 12/2007, tr. 124
Đặc biệt, tỷ lệ thu hồi của nhóm có CMKT tăng lên rõ rệt qua các năm. Trong khi, lao động không có CMKT có xu hướng tăng chậm hoặc chững lại, thậm chí giảm (tốt nghiệp tiểu học). Điều này nói lên rằng, các tác động chung của nền kinh tế, bao gồm cả quá trình chuyển đổi nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế đang làm cho lao động có CMKT được trọng dụng hơn và có cơ hội hơn. Tính toán trên số liệu điều tra mức sống dân cư năm 2004 cho thấy ở Việt nam, gia tăng một năm học sẽ tăng thu nhập khoảng 5,5% cho 9 năm đi học (số năm học trung bình của lao động) [62, tr.123]. Tỷ lệ hòan vốn tăng mạnh ở cấp đào tạo nghề 2,21%. Lao động qua đào tạo nghề nhờ có tham gia học tập mà tỷ lệ hoàn trả đào
tạo cao hơn mức bình quân chung 4%/năm, gấp 6 lần lao động chưa tốt nghiệp tiểu học, 1,8 lần lao động có trình độ THCS và cao hơn lao động có trình độ THPT.
Kinh nghiệm cũng là một trong các yếu tố tác động tới tiền công. Kết quả tính toán cho thấy, thêm mỗi năm kinh nghiệm thì tiền công tăng 0.6%. Tuy nhiên, khi đến độ tuổi cao nhất định kinh nghiệm đã được tích lũy thì khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất của người lao động cao tuổi ấy có nguy cơ giảm, năng suất lao động thấp, khi đó tiền công làm ra bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm, khoảng 0.06%/năm.
Bảng 2.24: Khác biệt tiền lương do các nhân tố tác động
Biến số Coef (%)
Std
err.
Giải thích biến
Lương giờ bình quân của động | lao | |||||
| yrsch Exp Gender Urban | | 0,054*** 0,006*** 0,175*** 0,187*** | | [0,002] [0,001] [0,013] [0,014] | Số năm đi học Kinh nghiệm làm việc/năm Giới tính nam/nữ Thành thị/Nông thôn |
| Tech. worker (up) Tech. worker College (up) | | 0,456*** 0,291*** 0,734*** | | [0,019] [0,021] [0,019] | Có CMKT so với không CMKT CNKT so với không CMKT CĐ, ĐH trở lên so với không CMKT |
Ghi chú: *** là mức ý nghĩa thống kê có độ tin cậy 99%, [..] là độ lệch chuẩn
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra mức sống dân cư năm 2006, TCTK.
Xuất phát từ kết quả xử lý, đối với nhóm lao động không có CMKT lấy làm gốc để so sánh các nhóm khác nhau. Nhóm lao động có CMKT luôn cao hơn nhóm không có CMKT (45,6%), đồng thời khi so sánh nhóm lao động qua đào tạo nghề với các nhóm lao động bậc thấp hơn (không có CMKT), mức tiền lương của lao động qua đào tạo nghề cao hơn 29,1%.
Lấy khu vực có vốn đầu tư nước ngoài làm biến giả (lấy giá trị bằng 0) các nhóm khác đều có thể phân biệt được. Khi đó, kết quả cho thấy khu vực kinh tế tập thể (thấp hơn 41,2%) và kinh tế hộ gia đình (thấp hơn 31,6%) so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng 2.25: Chênh lệch tiền lương của LĐĐTN giữa các ngành
Biến số ngành kinh tế Coef. (%) std. Err.
0,545*** | [0,182] | |
Ngành CN chế biến | 0,449*** | [0,123] |
Ngành xây dựng | 0,300*** | [0,140] |
Ngành thương nghiệp | 0,437*** | [0,134] |
Ngành khách sạn, nhà | 0,520*** | [0,186] |
hàng | ||
Ngành vận tải, TTin liên | 0,539*** | [0,164] |
lạc | ||
Ngành dịch vụ khác | 0,495*** | [0,116] |
Ngành Nông - Lâm - Ngư | 0 | 0 |
Ghi chú: *** là mức ý nghĩa thống kê có độ tin cậy 99%; ** là mức tin cậy 95%. Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu điều tra mức sống dân cư năm 2006, TCTK.
Nhóm lao động qua đào tạo nghề làm việc trong các khu vực khác nhau, khác nhau về tiền lương và thu nhập. Lấy nhóm ngành nông lâm ngư làm gốc (biến giả bằng 0). Lao động qua đào tạo nghề trong các ngành còn lại đa phần có mức lương cao hơn ngành nông lâm ngư như công nghiệp khai thác mỏ (54,5%), các nhóm ngành dịch vụ có mức lương cao hơn ngành nông nghiệp khoảng 50%. Nhóm các ngành xây dựng và công nghiệp chế biến là hai nhóm ngành dường như thu hút nhiều lao động qua đào tạo nghề nhất có mức tiền lương cao hơn ngành nông nghiệp khoảng 45%.
2.3. Các chính sách giải quyết việc làm của lao động qua đào tạo nghề
2.3.1. Khung chính sách chung về việc làm
Việc làm của lao động qua đào tạo nghề do lao động qua đào tạo nghề đảm nhiệm và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng việc làm của nền kinh tế. Đặc trưng việc làm của lao động qua đào tạo nghề gắn liền với khu vực sản xuất kinh doanh, với các ngành như công nghiệp chế biến, khai thác và xây dựng và dịch vụ. Do đó các chính sách, các chương trình kinh tế xã hội tạo ra nhiều việc làm trong đó phần lớn là việc làm của lao động qua đào tạo nghề. Hơn nữa, các chính sách phát triển kinh tế lớn của nhà nước, phát triển việc làm phi nông nghiệp, chính sách phát triển việc làm cho thanh niên, chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ v.v… đang dựa vào dạy nghề như một công cụ, phương tiện để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động. Vì vậy, các chương trình, chính sách lớn tạo được nhiều việc làm thì cũng là các chính sách hướng tới tạo việc làm cho lao động qua đào tạo nghề.
Hệ thống các văn bản, chính sách về việc làm tạo hành lang pháp lý cho việc tạo và phát triển việc làm cho người lao động. Cơ bản nhất là các bộ luật trong đó có Bộ Luật Lao động, (sửa đổi, bổ sung năm 2006), Luật Dạy nghề (có hiệu lực 1/6/2007), Luật Bảo hiểm xã hội, Luật người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Bộ luật Lao động, từ khi ra đời làm thay đổi căn bản về quan điểm về việc làm, phương thức, trách nhiệm giải quyết việc làm (1/1/1995). Trong đó điểm cơ bản: "Mọi hoạt động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm". Người lao động được tự do tìm kiếm việc làm và tự do tự tạo việc làm cho mình và cho mọi người.
Nhiều bộ luật như Luật đất đai, Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp ra đời tạo hành lang pháp lý và giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển tạo nhiều chỗ việc làm cho nền kinh tế. Kết hợp đồng thời với các chính sách tạo việc làm từ những khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là quá trình cải cách, đổi mới khu vực doanh nghiệp nhà nước mà một trong những chính sách quan trọng là Nghị định số 41/2002/NĐ-CP về các chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
Các bộ luật một mặt khuyến khích khu vực tư nhân phát triển, một mặt giúp cải cách khu vực nhà nước làm cho một lượng lớn lao động trong khu vực nhà nước dịch chuyển sang các khu vực khác trong nền kinh tế. Các chương trình phát triển kinh tế xã hội như phát triển ngành nghề phi nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp và nông thôn, các Luật như Luật Hợp tác xã (16/11/2003) phát triển việc làm phi nông nghiệp trong khu vực nông nghiệp, nông thôn v.v… đã và đang góp phần tạo việc làm trong khu vực nông nghiệp nông thôn, dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp nông thôn sang các khu vực công nghiệp, dịch vụ.
Về cơ bản, khung luật pháp đã và đang tiếp tục có tác động tích cực tạo việc làm thông qua ổn định và phát triển kinh tế, thông qua các chương trình việc làm quốc gia, xuất khẩu lao động và khuyến khích đẩy mạnh phát triển việc làm phi nông nghiệp, nông thôn. Có hai hướng tạo việc làm cho người lao động hiện đang được thực hiện ở Việt nam là tạo việc làm trong nước và tạo việc làm ở nước ngoài.
Bảng 2.26: Kết quả tạo việc làm giai đoạn 2001-2007
Đơn vị : 1000 người
200 | 200 | 200 | 200 | 200 | 200 | 200 | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7* | |
Tổng số việc làm | 1.4 00 | 1.4 20 | 1.5 25 | 1.5 57, 5 | 1.6 10, 6 | 1.6 50, 8 | 1.6 82 |
1. Tạo việc làm trong nước | 1.3 64 | 1.3 74 | 1.4 50 | 1.4 90 | 1.5 40 | 1.5 72 | 1.6 00 |
Từ Các | |||||||
Chương trình phát triển Kinh | 1.0 44 | 1.0 54 | 1.1 20 | 1.1 40 | 1.1 90 | 1.2 22 | 1.2 50 |
tế- Xã hội |
320 | 320 | 330 | 350 | 350 | 350 | 350 | |
2. Tạo việc làm ngoài nước | 36, 0 | 46, 0 | 75, 0 | 67, 5 | 70, 6 | 78, 8 | 82 |
Nguồn: Báo cáo của Bộ LĐTBXH tại Hội nghị Triển khai kế hoạch Dạy nghề, Việc làm và Xuất khẩu lao động giai đoạn 2007-2010, 5/2007.
(*) Báo cáo của Cục Việc làm, Bộ LĐTBXH, 12/2007
Kết quả mang lại trong 6 năm qua (2001-2007) là đã tạo ra được khoảng 9 triệu việc làm cho người lao động. Các chương trình phát triển kinh tế xã hội đã tạo việc làm cho khoảng 8,02 triệu việc làm trong đó các chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn thu hút khoảng 4 triệu lượt lao động; Chương trình đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài phát triển công nghiệp, dịch vụ đã tạo việc làm cho khoảng 4 triệu lao động.
Các hoạt động tạo việc làm dựa trên nền tảng hoạt động phát triển kinh tế xã hội, các chương trình phát triển nông lâm, ngư nghiệp, việc làm phi nông nghiệp, hỗ trợ xuất khẩu, phát triển kinh tế hộ gia đình. Riêng năm 2007, khu vực công nghiệp và dịch vụ đã tạo việc làm được cho 1.150.000 người (71,8% tạo việc làm cả nước). Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo việc làm cho 230.000 người (chiếm 14,4%), Quỹ quốc gia việc làm đã cho vay vốn và tạo việc làm được cho
350.000 người và xuất khẩu lao động được 85.020 người.
2.3.2. Tạo việc làm cho lao động qua đào tạo nghề
So sánh năm 2007 với năm 2006, số người được giải quyết việc làm là 1,6 triệu người, trong đó chuyển từ khu vực nông nghiệp sang là 571.109 người và gia tăng thuần từ khu vực công nghiệp và dịch vụ là 1,029 triệu người.
Bảng 2.27: Việc làm mới cho lao động qua đào tạo nghề
Tổng việc làm trong nền kinh tế | Việc làm của lao động qua đào tạo nghề |
2006 | 2007 | Thay đổi | 2006 | 2007 | Thay đổi | Gia tăng | Tỷ trọng | |
Tổng cộng | 44.548.927 | 45.578.752 | 1.029.825 | 9.533.717 | 10.650.366 | 1.116.649 | 108.4 | 100.0 |
Nông L Ngư | 24.367.162 | 23.796.054 | -571.109 | 2.040.761 | 2.531.677 | 490.915 | - | 44,0 |
CN&XD CN chế biến Xây dựng | 8.159.446 5.176.257 2.573.994 | 8.763.220 5.569.461 2.635.931 | 603.775 393.204 61.937 | 4.819.079 3.505.982 1.168.819 | 5.082.044 3.662.937 1.202.315 | 262.964 156.956 33.496 | 43,6 39,9 54,1 | 23,5 14,1 3,0 |
Dịch vụ | 12.022.319 | 13.019.478 | 997.159 | 2.673.877 | 3.036.646 | 362.769 | 36,4 | 32,5 |
Nguồn: Tính toán của tác giả trên cơ sở số liệu điều tra Việc làm và thất nghiệp năm 2006, 2007, Bộ LĐTBXH
Với giả định các khu vực còn lại không có lao động dịch chuyển về khu vực nông nghiệp, thì trong khu vực nông nghiệp có sự thay đổi mạnh mẽ về chất lượng việc làm và số người được đào tạo nghề. Năm 2007 so với năm 2006 tạo được việc làm cho 1,6 triệu lao động, tăng thuần 1,029 triệu người (do sự gia giảm lao động trong khu vực nông nghiệp và trong nhóm không có CMKT của khu vực nông nghiệp), trong đó việc làm của lao động qua đào tạo nghề tăng đến 1,1 triệu người (chiếm 70%). Như vậy hệ số co dãn việc làm của lao động qua đào tạo nghề trong tổng thể việc làm là 0,7, tức là cứ 10 việc làm được tạo ra trong khu vực công nghiệp và dịch vụ thì có 7 việc làm dành cho lao động qua đào tạo nghề.
2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm của LĐĐTN
Trong giai đoạn 2001-2006 các Chương trình phát triển kinh tế xã hội đã tạo ra 6,7 triệu chỗ việc làm. TCDN cho biết giai đoạn này dạy nghề cũng đào tạo được khoảng 6,6 triệu người. Xem xét tương quan cơ bản giữa đào tạo và việc làm trong doanh nghiệp thì có nhận xét là cân bằng. Tuy nhiên, lao động được đào tạo nghề theo tính toán phục vụ cho nhiều khu vực khác nhau bao gồm cả dạy nghề ngắn hạn cho toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt khu vực cơ sở sản xuất kinh doanh phi kết cấu, khu vực kinh tế cá thể.
Bảng 2.28: Chuyển biến cơ cấu trong khu vực nông nghiệp
Năm 2006 | Năm 2007 | Chênh lệch | LĐĐTN | Cơ cấu |
CMKT (%) | |||||
24.367.162 | 23.796.054 | -571.109 | 531.264 | 100 | |
Không CMKT | 21.986.892 | 20.884.519 | -1.102.373 | ||
Qua đào tạo nghề | 2.040.761 | 2.531.677 | 490.915 | 490.915 | 92,4 |
CNKT kb | 1.846.008 | 2.254.035 | 408.027 | ||
CNKT Cc | 120.724 | 171.948 | 51.225 | ||
CNKT Cb | 74.030 | 105.694 | 31.664 | ||
THCN | 260.948 | 293.840 | 32.892 | 32.892 | 6,2 |
CĐ/ĐH trở lên | 78.562 | 86.018 | 7.456 | 7.456 | 1,4 |
Nguồn: Tính toán của tác giả trên cơ sở số liệu điều tra Việc làm và thất nghiệp năm 2006, 2007, Bộ LĐTBXH
Tổng số lao động được đào tạo và giữ lại trong khu vực nông nghiệp là
531.264 người, trong đó riêng lao động qua đào tạo nghề là 490.915 người (chiếm 92,41%). Như vậy, riêng trong khu vực nông nghiệp, có thay đổi việc làm thông thường là gia tăng số việc làm đòi hỏi có CMKT và cứ 10 việc làm có CMKT được tạo trong đó có 9 việc làm cho lao động qua đào tạo nghề. Nội tại khu vực nông nghiệp chỉ có sự gia giảm việc làm. Số lượng lao động dịch chuyển sang khu vưc công nghiệp và dịch vụ là 571.109 người và giảm số không có CMKT là 531.264 người, nên tổng số lao động không có CMKT trong nông nghiệp giảm 1,1 triệu người. Đào tạo nghề có vai trò đặc biệt quan trọng làm thay đổi căn bản cơ cấu, chất lượng nguồn lao động và việc làm trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Mỗi năm bình quân thay dổi (nâng cao) chất lượng CMKT của hơn 530.000 lao động trong nông nghiệp, trong đó đào tạo nghề đóng góp 92%.
Tốc độ tăng và số việc làm tăng lên (hoặc số lao động được nâng cao trình độ) của lao động qua đào tạo nghề lớn hơn tốc độ tăng việc làm mới tạo ra của nền kinh tế. Năm 2007, việc làm cả nước tăng 1,6 triệu người, đồng thời lao động không có CMKT trong khu vực nông nghiệp giảm xuống trong một năm 1,1 triệu việc làm mới tạo ra trong nền kinh tế là 1 triệu, trong khi tổng số việc làm của lao động qua đào tạo nghề gia tăng trong một năm là 1,1 triệu người.
Như vậy, ngoài số đào tạo để lại khu vực nông nghiệp (92% số lao động được đào tạo trong khu vực nông nghiệp), đào tạo nghề đang góp phần chuyển dịch lao