Khái Quát Về Giáo Dục Tiểu Học Thành Phố Lào Cai

- Tính tích cực của học sinh là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục KNS bởi học sinh chính là đối tượng của hoạt động này. Đây là nhân tố quyết định kết quả cuối cùng của quá trình giáo dục KNS. Không ai học thay, làm thay và nhận thức được thay cho học sinh mà chính các em phải quyết định quá trình tiếp thu, học tập và rèn luyện bản thân.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

- Các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục Đào tạo tới Sở Giáo dục Đào tạo. Sở Giáo dục Đào tạo hướng dẫn việc triển khai tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn; tổ chức tập huấn giáo viên tích hợp giáo dục KNS vào các môn học; xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên dạy KNS tại các cơ sở giáo dục. Các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục KNS phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, đặc điểm của địa phương, nhu cầu và khả năng của HS.

- Mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội:

Sự phối hợp, cộng tác giữa gia đình, nhà trường và xã hội được coi như sự kết hợp một cách toàn diện giữa các lực lượng cùng tham gia giáo dục học sinh, nó tạo nên tính thống nhất và tính đa dạng trong giáo dục KNS cho học sinh. Nhà trường là nơi cung cấp những kiến thức về các KNS mà các em cần phải có và phải thực hiện còn gia đình, xã hội là nơi các em thực hành và củng cố các KNS.

Vì vậy, sự cộng tác chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục có liên quan sẽ đảm bảo một cách vững chắc để các em nhận thức, thực hành và rèn luyện các KNS một các đồng bộ, đúng định hướng của nhà trường đã đặt ra cho các em.

- Điều kiện kinh tế của các gia đình, địa phương có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp tới việc tổ chức phối kết hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Vì nhà trường tổ chức các hoạt động xã hội cho các em nên điều kiện kinh tế của gia đình và của địa phương góp phần cung cấp nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường, cho học sinh, tạo điều kiện cần thiết cho các hoạt động giáo dục kĩ năng sống. Một địa phương có tiềm năng về lực lượng sản xuất, có kinh tế phát triển, có các làng nghề,... sẽ là môi trường tốt, có tính giáo dục cao, giúp cho việc định hướng nghề nghiệp của các em sau này.

- Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Điều kiện cơ sở vật chất tuy không đóng vai trò ảnh hưởng quyết định đến việc quản lý giáo dục KNS thông qua HĐTN cho học sinh, song điều kiện cơ sở vật chất góp phần không nhỏ đến việc chuyển hóa nhận thức và khả năng thực hành của các em vào thực tế, như việc tuyên truyền qua các phương tiện thông tin, phim ảnh, thăm quan dã ngoại, tổ chức các buổi tọa đàm, có hình thức khen thưởng, động viên là những kênh quan trọng trong số các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến giáo dục KNS cho học sinh, đáp ứng yêu cầu giáo dục và yêu cầu của xã hội đặt ra cho việc nâng cao biện pháp quản lý giáo dục KNS thông qua HĐTN cho học sinh tiểu học.

Kết luận chương 1


KNS là hoạt động tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa; hoặc lồng ghép vào các môn văn hoá nhằm lôi cuốn HS tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo cơ hội để HS rèn luyện các thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sở trường từng cá nhân.

KNS là năng lực cá nhân mà con người có được thông qua giáo dục hoặc kinh nghiệm trực tiếp, nó giúp cho con người có cách ứng xử phù hợp trong điều kiện biến đổi của đời sống xã hội.

Giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học nhằm mục tiêu: hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ từ đó các em có khả năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, chung sống thân thiện, biết phòng tránh bạo lực, biết tự bảo vệ bản thâm,… có khả năng thích ứng với yêu cầu của cuộc sống hiện đại.

Quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học là tác động của BGH đến tập thể giáo viên và các lực lượng giáo dục trong, ngoài nhà trường nhằm tổ chức thực hiện kế hoạch, nội dung giáo dục KNS một cách có hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách cho HS.

Nội dung và quy trình quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học bao gồm: Xác định rõ mục tiêu hoạt động; xây dựng kế hoạch hoạt động theo mục tiêu đã xác định; tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động.

Quá trình quản lý giáo dục KNS thông qua HĐTN cho học sinh tiểu học chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan như năng lực, kinh nghiệm quản lý của các lực lượng tham gia quản lý giáo dục; Năng lực giáo dục kĩ năng sống của GV cho học sinh tiểu học; Tính tích cực chủ động của bản thân học sinh khi tham gia vào các hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó còn có các yếu tố khách quan như: Mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; điều kiện kinh tế văn hóa xã hội của địa phương; Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm của nhà trường.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG

TIỂU HỌC THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI


2.1. Khái quát về giáo dục tiểu học thành phố Lào Cai

Thành phố được thành lập vào năm 2004 trên cơ sở sáp nhập hai thị xã Lào Cai và Cam Đường. Thành phố Lào Cai có Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai là nơi giao thương quan trọng ở phía bắc Việt Nam với phía nam Trung Quốc. Là địa đầu của đất nước, thành phố Lào Cai là cửa ngõ quan trọng mở cửa thị trường Việt Nam với các tỉnh phía tây nam Trung Quốc và cả các tỉnh nằm sâu trong nội địa Trung Quốc. Trong những năm qua, giáo dục Tiểu học thành phố Lào Cai có nhiều chuyển biến rõ nét về kết quả giáo dục, cụ thể:

2.1.1. Quy mô, mạng lưới trường lớp các trường tiểu học thành phố Lào Cai

Quy mô, mạng lưới trường học, lớp, học sinh trên địa bàn thành phố tiếp tục phát triển cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân, có 20 trường tiểu học với trên 13 nghìn học sinh. Thành phố đã có nhiều chủ trương, cơ chế thuận lợi để khuyến khích mạnh việc phát triển giáo dục ngoài công lập đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập của Nhân dân. Bước đầu hình thành những trung tâm giảng dạy chuyên sâu như trung tâm dạy học ngoại ngữ, trung tâm tin học…

Tuy nhiên, Quy mô trường lớp phân bố không đồng đều; một số phường trung tâm diện tích nhà trường nhỏ, thiếu sân chơi, bãi tập. Diện tích đất bố trí cho giáo dục đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững và lâu dài chưa được công bố và quy hoạch. Thu hút ngoài Nhà nước đầu tư cho giáo dục chưa xứng tầm với nhu cầu học tập của nhân dân, mới chỉ tập trung ở bậc học mầm non, các trung tâm giáo dục chuyên sâu còn ít.

2.1.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học thành phố Lào Cai

Đội ngũ CBQL tiếp tục được tăng cường, cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo; việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chủ động sáng tạo đã được cán bộ quản lý các trường thực hiện có hiệu quả; cán bộ quản lý là nòng cốt

chuyên môn, chủ động tiếp cận những đổi mới trong giáo dục. Giáo viên được sắp xếp phù hợp về cơ cấu độ tuổi, trình độ chuyên môn; đặc biệt đã có sự điều tiết giáo viên cốt cán giữa các trường đảm bảo thúc đẩy chất lượng giảng dạy. Giáo viên dạy giỏi các cấp là nòng cốt chuyên môn của các đơn vị trường học, phát huy tốt được hiệu quả giúp đỡ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên toàn ngành. Có 47 cán bộ quản lý và 650 cán bộ giáo viên. 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó trên chuẩn đạt 66,7%; cán bộ quản lý có trình độ trung cấp lý luận chính trị 61%; sơ cấp chính trị 22,5%; tỷ lệ đảng viên toàn ngành là 42%.

Tuy nhiên, còn một gần 10% đội ngũ chưa thực sự tích cực trong thực hiện nhiệm vụ. Tỷ lệ giáo viên của các trường được quy định tại các Thông tư của Bộ GD&ĐT không còn đảm bảo đáp ứng với thực tế nhiệm vụ và công việc như hiện tại. Tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học còn ít; các đề tài nghiên cứu khoa học trong giảng dạy và quản lý chưa xứng tầm.

2.1.3. Chất lượng giáo dục tiểu học thành phố Lào Cai

Chất lượng giáo dục các trường tiểu học thành phố Lào Cai tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong toàn tỉnh; đặc biệt nhiều hoạt động giáo dục đã vươn tầm quốc gia được Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT đánh giá cao. Kết quả: Giáo dục đạo đức, ý thức pháp luật của học sinh đặc đặc biệt chú trọng quan tâm với nhiều cách thức giáo dục đa dạng đa được triển khai vì vậy không có hiện tượng vi phạm pháp luật, bạo lực học đường xẩy ra. Năng lực, phẩm chất của học sinh đã được đánh giá chặt chẽ cơ bản phản ánh đúng thực chất năng lực thật của học sinh thông qua các hoạt động kiểm soát từ phòng GD&ĐT đến các tổ chuyên môn, thông qua phân tích chất lượng đầu vào và đầu ra của học sinh. Có trên 7 nghìn lượt học sinh tham gia các cuộc thi, kỳ thi các cấp trong đó có 6 nghìn lượt học sinh đạt giải. Các hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua trải nghiệm trong nhà trường đã được triển khai theo tinh thần phát huy năng lực, phẩm chất của từng học sinh, gắn với thực tiễn theo hướng tăng thời lượng thực hành, xử lý tình huống vì vậy học sinh có nhiều kỹ năng sống và giá trị sống hơn.

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng

Điều tra khảo sát thực trạng GDKNS thông qua HĐTN cho học sinh các trường tiểu học Thành phố Lào Cai nhằm đề xuất biện pháp quản lý GDKNS thông qua HĐTN tại các trường tiểu học thành phố Lào Cai.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, PHHS các trường tiểu học thành phố Lào Cai về ý nghĩa, vai trò của giáo dục KNS thông qua HĐTN cho học sinh.

- Thực trạng giáo dục kĩ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai.

- Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai.

2.2.3. Đối tượng khảo sát và địa bàn khảo sát

Cán bộ quản lý, giáo viên của 5 trường tiểu học: Trường Tiểu học Duyên Hải, Hoàng Văn Thụ, Hợp Thành, Pom Hán, Tả Phời.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn nghiên cứu khảo sát thêm 100 phụ huynh học sinh và 200 HS lớp 3,4,5 nhằm đánh giá thực trạng kỹ năng sống của học sinh tiểu học trên địa bàn khảo sát. Cụ thể:

Bảng 2.1. Đối tượng khảo sát và địa bàn khảo sát



TT


Tên trường

Đối tượng khảo sát

Tổng số

CBQL

Giáo viên

Phụ

huynh

Học

sinh

1

Duyên Hải

2

18

20

40

80

2

Hoàng Văn Thụ

2

18

20

40

80

3

Hợp Thành

2

19

20

40

81

4

Pom Hán

2

18

20

40

80

5

Tả Phời

2

17

20

40

79

Tổng số

10

90

100

200

400

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 7

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra.

- Trao đổi phỏng vấn trực tiếp.

- Quan sát.

2.3. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, phụ huynh học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh

Nghiên cứu nội dung này, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 10 CBQL, 90 giáo viên và 100 phụ huynh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, với câu hỏi 1 (phần Phụ lục 1,2), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và PHHS về ý nghĩa và vai trò của GDKNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh‌


TT


Nội dung


KTĐT

Mức độ nhận thức

Rất quan

trọng

Quan trọng

Không

quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%


1

Giúp HS phát triển toàn diện (đức, trí, thể, mỹ)

CBQL

10

100%

0

0

0

0

GV

80

89%

10

11%

0

0

PHHS

80

80%

20

20%

0

0


2

Thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực

CBQL

10

10%

0

0

0

0

GV

70

78%

20

22%

0

0

PHHS

85

85%

15

15%

0

0


3

Hình thành cho học sinh những hành vi mới đáp ứng yêu cầu của xã hội

CBQL

6

60%

4

40%

0

0

GV

65

71,5%

20

22%

5

5.5%

PHHS

75

75%

20

20%

5

5%


4

Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong xã hội

CBQL

5

50%

5

50%

0

0

GV

65

71,6%

25

28.4%

0

0

PHHS

70

70%

20

20%

10

10%


5

Trang bị cho học sinh tri thức, kỹ năng, hành vi thích ứng với cuộc sống

CBQL

10

100

0

0

0

0

GV

85

94.5%

5

5,5%

0

0

PHHS

80

80%

20

20%

0

0

* Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên

Kết quả khảo sát trên cho thấy cho thấy đa số CBQL và GV đã nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu

học. Tuy nhiên vẫn còn 5% giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong trường tiểu học. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục kĩ năng sống cho các em, vì những người được hỏi đều là CBQL và giáo viên trực tiếp chỉ đạo và thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

CBQL phải có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của việc giáo dục KNS đối với việc giáo dục toàn diện HS hướng tới mục tiêu đào tạo của cấp tiểu học để từ đó xây dựng được kế hoạch giáo dục KNS và đưa ra được các đề xuất thực sự phù hợp với thực tế và có khả thi.

Đội ngũ GV đặc biệt là GVCN phải hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục KNS trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học, xác định được vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong việc triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục KNS của nhà trường. Bên cạnh đó, bản thân GVCN cũng xác định rõ mức độ phù hợp và mức độ phát triển nhân cách mà học sinh tại lớp được kỳ vọng có được sau khi triển khai hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Từ các hoạt động định hướng, xác định mục tiêu đối với học sinh, nắm bắt tâm sinh lý và đặc điểm của từng nhóm học sinh để có thể phát huy tính chủ động của toàn bộ học sinh trong lớp cùng tham gia vào bài học hoặc hoạt động đã được lựa chọn.

* Nhận thức của PHHS về vai trò của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

Qua kết quả khảo sát thực trạng cho thấy: Nhiều PHHS thấy rõ được tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, xác định được việc giáo dục KNS cho trẻ là hết sức cần thiết, Qua trao đổi, các phụ huynh đều lo lắng: với môi trường sống hiện đại, xã hội có tình trạng xuống cấp về đạo đức ở một bộ phận thanh thiếu niên nên cần phải giáo dục cho học sinh tiểu học các kĩ năng sống để các em có thể sống lành mạnh, an toàn. Hiện tượng xâm hại tình dục ở trẻ em hay trẻ bị tai nạn đuối nước trong thời gian nghỉ hè xảy ra hàng năm làm cho phụ huynh lo ngại. Chính từ việc phụ huynh quan tâm là làm thế nào giúp cho trẻ sống

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí