Kết Quả Khảo Sát Tính Cần Thiết Của Các Biện Pháp

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp



TT


Biện pháp

Tính cần thiết



x


Thứ bậc

Rất cần

thiết

Cần thiết

Không

cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xây dựng danh mục các KNS cần giáo dục cho học sinh các trường tiểu học thành

phố Lào Cai


85


85


12


12


3


3


282


2.82


3


2

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực GDKNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ GV chủ nhiệm lớp và Tổng phụ trách Đội các

trường Tiểu học


82


82


16


16


2


2


280


2.8


4


3

Đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực học sinh và đa dạng hóa các hình thức giáo dục

KNS cho HS tiểu học


87


87


11


11


2


2


285


2.85


2


4

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh Tiểu học


90


90


8


8


2


2


288


2.88


1


5

Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh Tiểu học


81


81


16


16


3


3


278


2.78


5

Trung bình


85.0






2.83


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 14

Nhận xét: Các biện pháp đề xuất có tính cấp thiết. Trong 6 biện pháp đề xuất thì biện pháp 4; 3; 1 được đánh giá cao với x lần lượt là 2,88; 2,85 và 2,82, được xếp thứ bậc 1; 2; 3. Trong khi đó biện pháp 5 được đánh giá thấp nhất ở mức độ xếp hạng đứng thứ 5, các biện pháp còn lại tương đối cao.

Nội dung 3 biện pháp được đánh giá ở mức độ cao là:

- Biện pháp 1: Xây dựng danh mục các KNS cần giáo dục cho học sinh các trường tiểu học thành phố lào Cai

- Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực HS, đa dạng hóa các phương pháp giáo dục kĩ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học.

- Biện pháp 4: Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

Các biện pháp trên được đánh giá ở mức độ rất cần thiết cao từ 81% đến 90%. Từ đó có thể thấy CBQL và GV rất xem trọng và đánh giá cao những biện pháp này, đây có thể xem là những biện pháp tiên quyết quyết định nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai.

Mặc khác, các biện pháp được khảo sát ở mức độ rất cần thiết trung bình là 85,0%, và x = 2,83 điều này chứng tỏ các biện pháp là rất cần thiết khi đạt ở mức khá cao.

3.3.3.2. Về tính khả thi

Khảo sát tính khả thi thu được kết quả sau:

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp



TT


Biện pháp

Tính khả thi



x


Thứ bậc

Rất khả

thi

Khả thi

Không

khả thi

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xây dựng danh mục các KNS cần giáo dục cho học sinh các trường tiểu học thành phố

Lào Cai


85


90


8


8


2


2


288


2.88


1


2

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực GDKNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ GV chủ nhiệm lớp và Tổng phụ trách Đội các trường

Tiểu học


82


80


17


17


3


3


277


2.77


5


3

Đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực học sinh và đa dạng hóa các hình thức giáo dục KNS cho

HS tiểu học


87


86


12


12


2


2


284


2.84


3


4

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Tiểu học


90


88


11


11


1


1


287


2.87


2


5

Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Tiểu học


81


82


16


16


2


2


280


2.8


4

Trung bình










Qua bảng khảo sát trên ta nhận thấy:

Các biện pháp quản lý giáo dục KNS do người nghiên cứu đề xuất được đa số CBQL, giáo viên đánh giá là có tính khả thi cao.

Trong đó biện pháp 4 “Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học” được cho rằng rất khả thi khi thực hiện và xếp thứ bậc 1. Bên cạnh đó, biện pháp 3: “Đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực học sinh và đa dạng hóa các hình thức giáo dục KNS cho HS tiểu học” xếp thứ 2 và biện pháp 1“Xây dựng danh mục các KNS cần giáo dục cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai xếp thứ 3. Cho thấy, khi áp dụng 3 biện pháp này vào thực tế sẽ đem lại hiệu quả nhất định và được sự đồng tình của đa số CBQL và GV.

Mức độ trung bình của các biện pháp là 85,2% và x = 2,83, điều đó chứng tỏ khi áp dụng vào thực tế các biện pháp trên có tính ứng dụng cao và được đa số CBQL, GV đồng tình, ủng hộ.

Kết luận chương 3


Dựa vào cơ sở lý luận, lý thuyết và thực trạng Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học, người nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai. Bao gồm 5 biện pháp:

Xây dựng danh mục các KNS cần giáo dục cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai.

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực GDKNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ GV chủ nhiệm lớp và Tổng phụ trách Đội các trường Tiểu học.

Đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực học sinh và đa dạng hóa các hình thức giáo dục KNS cho HS tiểu học.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học.

Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học.

Sau khi khảo sát thu được kết quả là các biện pháp đề xuất đều được đánh giá đạt mức độ cần thiết và khả thi. Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, và ở mỗi biện pháp cũng đã đề cập được cơ sở đề ra biện pháp, mục tiêu của biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm là một nội dung quan trọng trong quá trình dạy học, giáo dục của nhà trường, góp phần hình thành một số năng lực cho học sinh để phát triển toàn diện nhân cách cho các em, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra, hoạt động giáo dục kĩ năng sống gắn nhà trường với thực tiễn, giúp các em trải nghiệm, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các em; biến quá trình giáo dục thành tự giác. Hoạt động giáo dục KNS là một bộ phận của quá trình giáo dục toàn diện trong nhà trường, là một con đường quan trọng đến quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Giáo dục KNS cho HS là quá trình hình thành, rèn luyện hoặc thay đổi các hành vi của các em theo hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách HS.

Quản lý hoạt động giáo dục KNS ở trường tiểu học là tác động của hiệu trưởng đến tập thể giáo viên và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm tổ chức thực hiện kế hoạch, nội dung hoạt động giáo dục KNS một cách có hiệu quả hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách cho HS.

Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục KNS đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS về cơ bản là đúng đắn. Đa số nhận thức đúng về vị trí, vai trò của giáo dục KNS cho học sinh tiểu học là cần thiết.

Hầu hết HS đều rất hứng thú đối với các hoạt động giáo dục KNS, tích cực chủ động tham gia các hoạt động. Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS được sử dụng đa dạng, phong phú.

Việc triển khai các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS ở các trường tiểu học thành phố Lào Cai khá tốt. Tuy nhiên vẫn chưa có sự đầu tư thỏa đáng về các điều kiện CSVC và phương tiện phục vụ hoạt động giáo dục KNS. Một số trường vẫn còn lúng túng trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động. Việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS ở các trường hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.

Năng lực triển khai giáo dục KNS của giáo viên còn nhiều hạn chế, các điều kiện CSVC phục vụ cho hoạt động giáo dục KNS còn thiếu thốn.

từ những nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai, tác giả luận văn đề xuất biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai gồm 5 biện pháp:

Xây dựng danh mục các KNS cần giáo dục cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai.

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực GDKNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ GV chủ nhiệm lớp và Tổng phụ trách Đội các trường Tiểu học.

Đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực học sinh và đa dạng hóa các hình thức giáo dục KNS cho HS tiểu học.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học.

Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học.

Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Lào Cai và được sự ủng hộ cao. Vì vậy, có thể áp dụng vào các trường tiểu học khác có các đều kiện tương đương.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Phòng GD& ĐT thành phố Lào Cai

- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ,GV các nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong việc hình thành nhân cách học sinh.

- Tổ chức hội thảo bàn về các vấn đề liên quan đến hoạt động giáo dục kĩ năng sống. Nghe báo cáo kinh nghiệm của các đơn vị làm tốt.

- Yêu cầu các trường nộp kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống về Phòng Giáo dục và đăng ký tổ chức hoạt động mẫu.

- Chú ý nhiều hơn đến những sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động này.

- Có chế độ khen thưởng các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt hoạt động giáo dục kĩ năng sống.

2.2. Đối với cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Lào Cai

- Cần phải xây dựng môi trường giáo dục thống nhất, đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tăng hiệu quả của việc giáo dục KNS cho học sinh.

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV, HS về vị trí và tác dụng của hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS.

- Chỉ đạo các lực lượng xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống, lựa chọn nội dung phù hợp với tình hình thực tế tại cơ sở.

- Xây dựng nội quy, quy chế cho lực lượng tổ chức và lực lượng tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng sống liệu.

- Tạo điều kiện dành kinh phí mua sắm trang thiết bị cần thiết, sách báo tài liệu.

- Có chế độ hợp lý cho người phụ trách chính công tác giáo dục KNS cho học sinh.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp, quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng.

- Tạo cơ hội để nhà trường được giao lưu với trường bạn để trao đổi, học tập kinh nghiệm.

- Phải tạo được sự hiểu biết trong nhận thức của giáo viên và các thành viên liên quan về giáo dục KNS. Phải làm mọi thành viên liên quan xác định rõ KNS không phải là những gì đó quá cao siêu, phức tạp. Cần giáo dục các em từ những việc hết sức đơn giản, gần gũi với các em,… cần thực hiện kiên trì, quyết tâm từng bước trong suốt quá trình giảng dạy.

2.3. Đối với giáo viên trường tiểu học thành phố Lào Cai

- Không ngừng nâng cao, hoàn thiện về trình độ, chuyên môn để thực hiện tốt chương trình đổi mới trong giáo dục.

- Cần chuẩn bị môi trường giáo dục, cung cấp các phương tiện, học liệu, đặc biệt quan tâm chú ý tới các nguyên vật liệu mở.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí