Tình Hình Huy Động Vốn Của Vietinbank Hcm Trong 3 Năm 2010 – 2012

30


Về sử dụng vốn

Từ dư nợ cho vay năm 2010 là 10.582 tỷ đồng đã tăng thêm 3.891 tỷ đồng trong năm 2011, đạt 14.474 tỷ đồng (tăng 36,77%); trong đó tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn 31,90%, cho vay trung dài hạn là 22,73% và cho vay dài hạn là 50,27%. Tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn chiếm 69,52%.

Năm 2012 so với 2011, dư nợ tăng thêm 900 tỷ đồng (tăng 6,22%), đạt

15.374 tỷ đồng; trong đó, tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn là -6,00%, cho vay trung hạn là 5,00% và cho vay dài hạn là 30,29%. Tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn năm 2012 chiếm 89,90%, tăng trên 20% so với năm 2011.

Như vậy, từ năm 2010 đến năm 2012, dư nợ cho vay nền kinh tế của Vietinbank HCM liên tục tăng trưởng; đặc biệt trong năm 2012, hiện tại chi nhánh đang phải mua vốn từ Trung tâm Thanh toán Vốn Vietinbank để đảm bảo nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vậy ở đây có sự bất cân đối giữa số dư tiền gửi với dư nợ cho vay. Sự yếu kém trong huy động vốn đang khiến Vietinbank HCM chịu nhiều tổn thất hơn trong hoạt động kinh doanh.

2.2.2.2. Quy mô nguồn vốn huy động

Số liệu thể hiện trong bảng 2.2 cho thấy trong tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank HCM, tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân luôn chiếm tỷ rọng cao nhất (trên 97%) và tăng qua các năm, trong đó tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) chiếm đa số với tỷ trọng từ 81,14% đến 83,67%. Trong tiền gửi bằng VND, tiền gửi không kỳ hạn chiếm bình quân trong 03 năm khoảng trên 20%, tiền gửi có kỳ hạn chiếm khoảng trên 60%.

So với tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam trong tổng tiền gửi bằng đồng Việt Nam (chiếm 30,18% năm 2007), tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn ngoại tệ so với tổng tiền gửi ngoại tệ cao hơn (chiếm 42,20% năm 2007). Từ năm 2010 đến 2012, tiền gửi không kỳ bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ có sự sụt giảm, đặc biệt là trong năm 2012. Đây là bất lợi của Vietinbank HCM vì tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn càng thấp, lãi suất bình quân đầu vào càng cao thì chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và đầu vào càng thấp, hiệu quả kinh doanh vốn giảm.


31


Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của Vietinbank HCM trong 3 năm 2010 – 2012


STT

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Nam 2012

So sánh tăng giảm



Số dư (tỷ đồng)


Tỷ trọng

Số dư (tỷ đồng)


Tỷ trọng

Số dư (tỷ đồng)


Tỷ trọng

2011/2010

2012/2011

Tăng/Giảm (tỷ đồng)

Tỷ lệ tăng/giảm

Tăng/Giảm (tỷ đồng)

Tỷ lệ tăng/giảm


Tổng tiền gửi huy động vốn

13,867

100.00%

19,336

100.00%

14,461

100.00%

5,469

39.44%

-4,875

-25.21%

1

Tiền gửi tổ chức kinh tế và cá nhân

13,482

97.22%

19,073

98.64%

14,305

98.92%

5,591

41.47%

-4,768

-25.00%

1.1

Tiền gửi VND

11,603

83.67%

15,690

81.14%

12,049

83.32%

4,087

35.22%

-3,641

-23.21%

1.1.1

Tiền gửi không kỳ hạn

3,502

25.25%

3,413

17.65%

2,739

18.94%

-89

-2.54%

-674

-19.75%

1.1.2

Tiền gửi có kỳ hạn

8,101

58.42%

12,277

63.49%

9,310

64.38%

4,176

51.55%

-2,967

-24.17%

1.2

Tiền gửi ngoại tệ

1,879

13.55%

3,383

17.50%

2,256

15.60%

1,504

80.04%

-1,127

-33.31%

1.2.1

Tiền gửi không kỳ hạn

793

5.72%

2,415

12.49%

1,241

8.58%

1,622

204.54%

-1,174

-48.61%

1.2.2

Tiền gửi có kỳ hạn

1,086

7.83%

968

5.01%

1,015

7.02%

-118

-10.87%

47

4.86%

2

Phát hành GTCG

385

2.78%

263

1.36%

156

1.08%

-122

-31.69%

-107

-40.68%

2.1

VND

286

2.06%

121

0.63%

140

0.97%

-165

-57.69%

19

15.70%

2.2

Ngoại tệ quy đổi

99

0.71%

142

0.73%

16

0.11%

43

43.43%

-126

-88.73%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Đẩy mạnh huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh - 7


Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank HCM năm 2010 - 2012.


2.2.2.3. Về cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thời hạn gửi tiền

Bảng 2.3. Tình hình nguồn vốn huy động phân theo thời hạn gửi



STT


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Giá trị

(tỷ đồng)


Tỷ trọng

Giá trị

(tỷ đồng)


Tỷ trọng

Giá trị

(tỷ đồng)


Tỷ trọng


Tổng vốn huy động

13,867

100.00%

19,336

100.00%

14,461

100.00%

1

Ngắn hạn

12,401

89.43%

18,307

94.68%

13,430

92.87%


Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn


4,295


30.97%


5,828


30.14%


3,980


27.52%

2

Trung dài hạn

1,466

10.57%

1,029

5.32%

1,031

7.13%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank HCM năm 2010 - 2012

Bảng 2.3 thể hiện nguồn vốn huy động tăng mạnh trong năm 2011 (tăng

5.469 tỷ đồng) nhưng cũng sụt giảm mạnh trong năm 2012 (giảm 4.875 tỷ đồng). Trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn và ổn định khoảng 30%, mang lại hiệu quả cao cho huy động vốn khi huy động được nguồn vốn giá rẻ. Tuy nhiên, theo hướng gia tăng trong năm 2011 và sụt giảm trong năm 2012 của tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi không kỳ hạn cũng như vậy. Đặc biệt trong năm 2012, với 4.875 tỷ đồng sụt giảm trong tổng nguồn vốn, trong đó có đến 38% là tiền gửi không kỳ hạn. Điều này báo động một sự chuyển dịch mạnh trong cơ cấu tiền gửi của Chi nhánh TP.HCM theo hướng giảm lợi nhuận mang lại từ huy động vốn. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do diễn biến tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn trong năm 2012, các đơn vị tận dụng tất cả các khoản thu từ hoạt động tài chính, bao gồm việc chuyển các nguồn tiền gửi từ không kỳ hạn sang có kỳ hạn để hưởng lãi suất cao.

2.2.2.4. Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền tệ

So với năm 2010, tiền gửi VND tăng cao nhất trong năm 2011 về qui mô nhưng lại giảm về tỷ trọng trong tổng nguồn huy động; tiền gửi ngoại tệ tăng cao cả về qui mô lẫn tỷ trọng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của năm 2011 và 2012 lần lượt là 39,44% và -25,21% so với năm trước đó. Trong đó, năm 2011,


nguồn tiền gửi VND và ngoại tệ đều tăng, nhưng tốc động tăng trưởng của tiền gửi VND là 32,99% chậm hơn so với tiền gửi ngoại tệ là 78,12%. Năm 2012, tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ giảm so với năm 2010 là 2,52%.

Bảng 2.4. Tình hình nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệ


STT

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Tháng 9/2012



Giá trị

(tỷ đồng)


Tỷ trọng

Giá trị

(tỷ đồng)


Tỷ trọng

Giá trị

(tỷ đồng)


Tỷ trọng


Tổng vốn huy động

13,867

100.00%

19,336

100.00%

14,461

100.00%

1

Tiền gửi VND

11,888

85.73%

15,811

81.77%

12,189

84.29%

2

Tiền gửi ngoại tệ (quy VND)

1,979

14.27%

3,525

18.23%

2,272

15.71%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank HCM năm 2010 - 2012


2.2.2.5. Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại khách hàng

Trong tổng nguồn vốn huy động của một ngân hàng thì nguồn tiền gửi cá nhân chiếm vị trí quan trọng và thiết yếu, duy trì sự ổn định cho hoạt động nguồn vốn của ngân hàng.

Bảng 2.5. Tình hình nguồn vốn huy động phân theo loại khách hàng



TT


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Giá trị (tỷ đồng)


Tỷ trọng

Giá trị (tỷ đồng)


Tỷ trọng

Giá trị (tỷ đồng)


Tỷ trọng


Tổng vốn huy động

13,867

100.00%

19,336

100.00%

14,461

100.00%

1

Tiền gửi cá nhân

2,897

20.89%

3,612

18.68%

4,374

30.25%

1.1

Tiền gửi tiết kiệm

2,816

20.31%

3,520

18.20%

4,319

29.87%

1.2

Công cụ nợ

81

0.58%

92

0.48%

55

0.38%

2

Tiền gửi tổ chức

10,970

79.11%

15,724

81.32%

10,087

69.75%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank HCM năm 2010 - 2012

Số liệu trong Bảng 2.5 cho thấy mặc dù sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động từ năm 2010 đến 2012 có sự gián đoạn do có sự sụt giảm mạnh trong năm 2012, nhưng cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo nhóm khách hàng qua các


năm có sự khởi sắc. Đó là sự gia tăng cả về qui mô, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của nhóm tiền gửi khách hàng cá nhân. Nhóm khách hàng mang lại nguồn tiền gửi ổn định cho ngân hàng, mặc dù lợi ích từ nguồn tiền gửi thanh toán của cá nhân không đáng kể, nhưng đây lại là những đối tượng khách hàng tiềm năng sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Việc gia tăng nguồn tiền gửi này thể hiện định hướng hoạt động mới của Vietinbank nói chung và của Vietinbank HCM nói riêng là chuyển dần từ ngân hàng bán buôn sang ngân hàng bán lẻ; đồng thời, thể hiện chính sách thu hút khách hàng cá của Chi nhánh TP.HCM đang được chú trọng và thực tế đã mang lại hiệu quả cho huy động vốn của chi nhánh.

Huy động vốn từ dân cư trong năm 2012 của Vietinbank HCM tuy có tăng trưởng nhưng ở mức thấp do những nguyên nhân sau:

(i) Các NHTMCP thiếu vốn nên tìm mọi biện pháp để lách trần lãi suất huy động. Mức lãi suất thực mà những ngân hàng này trả cho khách hàng lên đến 11% -12%/năm. Trong khi đó tại Vietinbank HCM, chi phí huy động vốn cao nhất chỉ lên tới 9,0%/năm. Trước tình hình như vậy, Vietinbank HCM chủ yếu tập trung vào việc gìn giữ và duy trì khách hàng cũ. Vì vậy, nguồn vốn tăng trưởng thấp.

(ii) Nhân sự quầy tiết kiệm tại trụ sở Vietinbank HCM và nhân sự tại 14 phòng giao dịch được bố trí vừa đủ làm công tác phục vụ khách hàng tại quầy giao dịch (teller). Vì vậy mà công tác tiếp thị trở nên thụ động (phụ thuộc vào khách hàng đến ngân hàng giao dịch). Vietinbank HCM chỉ thực hiện được công tác duy trì và khai thác khách hàng cũ; khó mở rộng và phát triển khách hàng mới. Đây là một nguyên nhân khiến nguồn vốn tăng trưởng thấp.

(iii) Hệ thống nhận diện thương hiệu VietinBank là đồng nhất; mạng lưới chi nhánh, phòng gia dịch phát triển mạnh về số lượng; cùng với tiện ích Mở tài khoản 1 nơi – Giao dịch nhiều nơi, khách hàng cá nhân không cần quan tâm nơi họ đến giao dịch là phòng giao dịch thuộc chi nhánh nào, họ chỉ cần biết nơi họ đến giao dịch là VietinBank; họ không bị ràng buộc hay nhất thiết phải giao dịch với một quầy giao dịch VietinBank cố định nào cả, mà họ có thể giao dịch với bất cứ quầy giao dịch VietinBank nào mà họ cảm thấy thuận tiện... Chính sự ưu việt này đã dẫn đến nguồn vốn huy động từ dân cư của Vietinbank HCM tăng trưởng thấp.


(iv) Đối với khách hàng cũ: Tiền gửi cá nhân thường xuyên dịch chuyển từ Vietinbank HCM sang VietinBank chi nhánh khác trên địa bàn nhiều hơn so với chiều ngược lại (do Vietinbank HCM chỉ có 15 quầy giao dịch trên địa bàn TP.HCM, chiếm tỷ lệ nhỏ so với số lượng quầy giao dịch của hệ thống VietinBank trên địa bàn TP.HCM).

(v) Đối với khách hàng mới (từ ngân hàng khác chuyển về giao dịch với VietinBank): Xác suất khách hàng mới đến giao dịch với Vietinbank HCM ngày càng thấp do có nhiều quầy giao dịch của VietinBank chi nhánh khác trên địa bàn.

Năm 2010, 2011 và 2012 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với sự thăng trầm của lãi suất huy động, kéo theo đó là sự tăng giảm của lãi suất vay vốn, có thời điểm lên đến 22%/năm, khiến cho hoạt động của các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các tổ chức sản xuất kinh doanh trở nên cực kỳ khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp tuyên bố phá sản, giải thể, nguồn tiền gửi từ tổ chức cũng vì thế mà sụt giảm. Điều này ảnh hưởng rò rệt đến huy động vốn của Vietinbank HCM. Nguồn tiền gửi tổ chức của Chi nhánh TP.HCM được duy trì chủ yếu là từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Năm 2011, có sự gia tăng đột biến về tiền gửi tổ chức so với năm 2010, đó là do sự gia tăng của các nguồn tiền gửi tạm thời vào những ngày cuối năm như: tiền gửi từ TCTD (tăng 4.652 tỷ đồng), tiền gửi và vay các ĐCTC khác (tăng 1.048 tỷ đồng). Mặc dù, đây là những nguồn vốn rất lớn nhưng chỉ mang tính thời điểm. Như vậy, nếu không kể nguồn vốn mang tính thời điểm này thì tiền gửi tổ chức qua các năm 2010, 2011 và năm 2012 gần như không có sự tăng trưởng, thậm chí còn bị sụt giảm. Đây là một thách thức lớn đối với Chi nhánh TP.HCM.

2.2.2.6. Tình hình phát triển các dịch vụ hỗ trợ công tác huy động vốn Dịch vụ tín dụng, tài trợ thương mại/thanh toán quốc tế

Qua Bảng số 2.1 – Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của Vietinbank HCM Chí Minh từ năm 2010 đến 2012 cho thấy dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2010 là 10.582 tỷ đồng đã tăng thêm 3.891 tỷ đồng trong năm 2011, đạt 14.474 tỷ đồng (tăng 36,77%); trong đó tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn 31,90%, cho


vay trung dài hạn là 22,73% và cho vay dài hạn là 50,27%. Tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn chiếm 69,52%. Đến năm 2012, dư nợ tăng thêm 900 tỷ đồng (tăng 6,22%), đạt 15.374 tỷ đồng; trong đó, tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn là

-6,00%, cho vay trung hạn là 5,00% và cho vay dài hạn là 30,29%. Tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn năm 2012 chiếm 89,90%, tăng trên 20% so với 2011.

Như vậy, từ năm 2010 đến năm 2012, dư nợ cho vay nền kinh tế của Vietinbank HCM liên tục tăng trưởng; đặc biệt trong năm 2012, hiện tại chi nhánh đang phải mua vốn từ Trung tâm Thanh toán Vốn Vietinbank để đảm bảo nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Dịch vụ tín dụng, tài trợ thương mại/thanh toán quốc tế phát triển sẽ đi kèm với việc phát triển tiền gửi. Khách hàng khi vay vốn hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế đa phần đều cam kết chuyển nguồn thu về ngân hàng cho vay như một điều kiện trong hợp đồng tín dụng. Đây là một hình thức bán chéo sản phẩm mang tính vững chắc cho ngân hàng.

Dịch vụ tài khoản thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn)

Bảng 2.6. Tương quan giữa số dư tiền gửi không kỳ hạn và số lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch tại Vietinbank HCM từ năm 2010 đến 2012



Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Tiền gửi không kỳ hạn

4,295

5,828

3,980

Tổng số khách hàng

17,153

20,523

23,981

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank HCM năm 2010 - 2012

Kết quả trên cho thấy số lượng khách hàng có giao dịch tiền gửi thanh toán và số dư tiền gửi không kỳ hạn có quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Số lượng khách hàng càng mở tài khoản càng nhiều, số dư tiền gửi không kỳ hạn (tổng số dư trên tài khoản thanh toán) càng cao.

Từ năm 2010 đến 2012, số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán liên tục tăng, trong đó một phần do Vietinbank HCM ngày càng mở rộng dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, chính sách lãi suất áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán ngày càng hấp dẫn và linh hoạt hơn và tiện ích từ tài khoản ngày càng được nâng cao.


Dịch vụ thẻ

Vietinbank là một trong các NHTM nắm bắt được xu hướng phát triển của sản phẩm thẻ nên đã nhanh chóng triển khai dịch vụ này, chỉ sau ngân hàng Đông Á và ngân hàng Ngoại Thương. Thời gian đầu, do dịch vụ vẫn còn xa lạ với thị trường trong nước, Vietinbank HCM rất khó thuyết phục khách hàng tham gia dịch vụ thẻ. Trải qua một khoảng thời gian dài rút kinh nghiệm từ thực tế và đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, đến nay, sản phẩm thẻ của Vietinbank đang trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của khách hàng.

Dịch vụ thẻ không chỉ mang lại tiện ích cho khách hàng của Vietinbank trong việc đa dạng hoá kênh phân phối dịch vụ tiền gửi (qua chức năng gửi tiền gửi có kỳ hạn trên máy ATM) và dịch vụ thanh toán cho khách hàng có sử dụng thẻ ATM (rút tiền, chuyển tiền, thanh toán…), dịch vụ ATM nếu phát triển tốt sẽ mang lại nguồn tiền gửi “giá rẻ” đáng kể cho Vietinbank HCM. Vì khi mở tài khoản để sử dụng dịch vụ thẻ ATM, khách hàng thường phải ký quỹ một số tiền nhất định trong tài khoản. Khi đã quen và thấy được lợi ích (được hưởng lãi tiền gửi) và sự thuận lợi trong việc để tiền trong tài khoản thẻ tại ngân hàng, khách hàng sẽ duy trì số dư tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng ngày càng nhiều.

Hiện nay, với mạng lưới hơn 70 máy ATM, gần 1.500 đơn vị chấp nhận thẻ trên địa bàn TP.HCM, phục vụ nhu cầu thanh toán không chỉ thẻ tín dụng quốc tế mà lẫn thẻ nội địa thì nguồn phí thu được và nguồn vốn không kỳ hạn rất đáng kể. Từ năm 2010 đến 2012, bình quân tiền gửi ATM là từ 350 đến 400 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, dịch vụ chi hộ lương qua ATM cũng được Chi nhánh TP.HCM đẩy mạnh để cung cấp nhiều tiện ích hơn cho cá nhân dùng thẻ, lôi kéo được nhiều tổ chức mở tài khoản thanh toán để chi lương. Với sự hỗ trợ của công nghệ, dịch vụ được hạch toán tự động, nhanh chóng nên được thị trường đánh giá cao về chất lượng dịch vụ, đáp ứng tất cả tài khoản nhận lương thuộc trong và ngoài hệ thống.

2.2.2.7. Tình hình sử dụng lao động cho công tác huy động vốn

Cùng với chủ trương đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh công tác tín dụng, dịch vụ và đặc biệt là nguồn vốn để tối đa hóa lợi nhuận thì cơ cấu lao động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022