E.a.poe Và Hế Lan Viên – “Ngọn Tháp Chàm Lẻ Loi Như Một Niềm Kinh Dị”


thêm chính ý kiến Hàn Mặc Tử nói về ảnh hưởng này. Trong “ uan niệm thơ” gửi Hoàng Trọng Miên năm 1939, Hàn Mặc Tử chỉ công nhận những điểm “hơi đồng” với Baudelaire. Cái “hơi đồng” trước tiên là “khi làm thơ Trí đã tận hưởng phong vị của nhạc, của hoa, của trăng, của gái một cách vô tội vạ” [57, 160]. Nhà thơ cũng quan niệm “thơ là một tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ, ước ao trở lại trời, là nơi đã sống ngàn kiếp vô thuỷ vô chung, với những hạnh phúc bất tuyệt”. Và ba là “Thi sĩ rơi xuống còi đời, bơ vơ, ngỡ ngàng và lạ l ng. Không có lấy một người hiểu mình”, lúc nào cũng “khát khao thèm thuồng những vật lạ muôn đời”, thơ văn của họ “làm bằng châu lệ” [57, 161]. Ông còn nhấn mạnh: “Không rên xiết là thơ vô nghĩa lý” (Dấu tích). Những ý trên, Hàn Mặc Tử đã dẫn từ tác phẩm “Genèse d’un poème” (Sự hình thành m t bài thơ) của Baudelaire. Và như đã nêu ở chương 1, tác phẩm này Baudelaire đã dịch từ tiểu luận “The Philosophy of Composition” của E.A.Poe. Như vậy, Hàn Mặc Tử đã tiếp nhận ảnh hưởng Poe khá sâu đậm qua các bản tiếng Pháp của Baudelaire. Có thể nói Hàn Mặc Tử rất ý thức trong sự tiếp nhận này. Nguyễn Hồng Dũng cho rằng “Hàn Mặc Tử đã nghiên cứu rất kỹ về Baudelaire và tìm thấy ở đó một kiểu mẫu cho mình”. Nhưng, Baudelaire

- Edgar Poe không h n là kiểu mẫu cho thơ Hàn Mặc Tử. Chính ông từng kh ng định dứt khoát: “Trí khác h n Baudelaire” [57, 163]. Baudelaire cho rằng “Thơ văn không thể dung hoà với khoa học và lý luận (hoặc tôn giáo cũng thế) và thơ văn không thể lấy chân lý làm chủ đích được, thơ chỉ là thơ”8( uan niệm thơ). Theo Hàn Mặc Tử, điều Baudelaire nói “trái nghịch với lẽ tự nhiên”, vì: “Sở dĩ thơ văn được phong phú, dồi dào, phát triển hết cả anh hoa huyền bí, và vượt lên những tầng biên giới tân kì, mới lạ, cũng nhờ khoa học điểm chuyết cả. Còn luân lý là tiêu

chuẩn cho văn thơ, không có nó thì thơ văn ch ng còn ra cái m i mẫn gì nữa.” [57, 163]. Tiếp nhận nhiều ảnh hưởng từ Baudelaire và Edgar Poe, nhưng chủ thể tiếp nhận độc đáo Hàn Mặc Tử có lập luận và quan niệm thẩm mỹ riêng của mình. Thấm đẫm tình yêu Thiên Chúa, cảm hứng từ Thánh kinh đã khiến thi học siêu thoát của Hàn Mặc Tử có chiều hướng huyền bí học, “đánh dấu sự hoà giải nghệ


8 La poésie ne peut pas sous peine de mort ou de déchéance, s’assimiler à la science ou à la morale. Elle n’a pas le verité pour object, elle n’a qu’elle même) [Quan niệm thơ, sđd]


thuật với đức tin” [57, 27]. Hàn Mặc Tử là nhà thơ Công giáo đầu tiên với mỹ học siêu thoát trong “khoái lạc của hồn đau”, tạo nên mối tương đồng giữa thơ và kinh cầu nguyện. Điều này không gặp ở thơ Edgar Poe.

Với vốn thơ Đường và mỹ học phương Đông sâu sắc, Hàn Mặc Tử đã quyện hồn thơ của mình với cảm xúc lãng mạn, hình ảnh, âm thanh giàu sắc thái tượng trưng vừa đẩy thế giới Mộng ảo của riêng mình đến bến bờ siêu thực mênh mông chưa từng ai bước đến. Thuỵ Khuê cho rằng Hàn Mặc Tử là nhà thơ tiên phong đã đổi mới tư tưởng, đặt nền móng tưởng tượng trong thơ Việt Nam, với một quan niệm rò ràng về thi ca. Một số điểm trong quan niệm nghệ thuật, hình ảnh cái chết của người phụ nữ đẹp hay sự “tan loãng” trong thơ Hàn Mặc Tử (từ của Phạm Đán Bình) với nhiều yếu tố huyền ảo, kì dị gần gũi với Edgar Poe nhưng chúng tôi thấy Hàn Mặc Tử còn đi xa hơn Poe bởi đức tin Thiên Chúa. Những hồn ma bóng quỷ, và bóng tối, ảo ảnh r ng rợn về cái chết có vẻ giống Poe nhưng có lẽ cội nguồn sâu xa là bởi cuộc đời Hàn Mặc Tử luôn đối mặt với cái chết, luôn sống trong nỗi tuyệt vọng của ý thức mình đang chết từng ngày, từng giờ tạo thành một sự đồng cảm thiêng liêng. Không có sự bắt chước tài tình nào hơn những quằn quại của chính thể xác và linh hồn của bản thân nhà thơ - Kẻ mà số phận “đã cô độc ở kiếp này và e còn cô độc đến muôn kiếp” [249, 198]. Những yếu tố nhục thể (không nhiều lắm) trong thơ Hàn Mặc Tử chỉ là những dồn nén của một hồn trai trẻ khát khao cuộc sống hơn là sự suy đồi, về hình thức, có vẻ gần với Baudelaire, nhưng nội dung lại rất “thơm tho, trong sạch” như thứ tình yêu Platonic lý tưởng, thanh khiết của Poe.

Song, d là ảnh hưởng đậm hay nhạt của ai, như một quy luật, Baudelaire và Edgar Poe nhờ những tố chất riêng của chính Hàn Mặc Tử mà thăng hoa thành những hình ảnh kì dị độc đáo chỉ có trong thơ của hồn thơ đau thương này, một Baudelaire, một Edgar Poe của Việt Nam. Nguyễn Đăng Điệp lý giải: “Sự bi thảm chạm gặp ý thức nổi loạn ngôi sao chổi lạ kì” [60, 292]. “Ngôi sao chổi lạ kì” chỉ xuất hiện một lần duy nhất ấy, trong hai mươi tám năm ngắn ngủi của đời mình đã kịp phá bỏ những thành trì kiên cố cũ, làm cho biên giới thơ Việt Nam mở ra đến mức “rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh” [249,196]. Cái biên giới thơ Hàn Mặc Tử mở ra từ những năm ba mươi của thế kỉ trước mà đến thời đại kỹ thuật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.


công nghệ hậu hiện đại thế kỉ XXI này, vẫn cứ làm người đọc ngẩn ngơ, xót xa, kinh ngạc và rúng động lạ thường mỗi khi đặt chân vào.

Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 16

2.1.3.3. E.A.Poe và “thi sĩ th n linh” Bích Khê (1916-1946)

Bích Khê là một hiện tượng độc đáo khác của thi ca Việt Nam xuất hiện c ng với chủ soái Trường thơ Loạn Hàn Mặc Tử, được coi là sự phát triển tiếp theo của Phong trào Thơ Mới. Trong “ ích Khê, Tinh hoa và Tinh huyết”, Nguyễn Thanh Mừng kể lại lúc Khê nằm ở viện bài lao Pasquier, Chế Lan Viên đến thăm, “hai người đàm đạo nhiều về thơ ca, đặc biệt là thơ Valéry, Edgar Poe, Baudelaire…mà cả hai đều mến phục” [167, 35]. Có lẽ vì thế mà Chế Lan Viên đã sớm nhận ra dấu vết những “ông thầy” phương Tây này trong thơ Bích Khê: “quả măng cụt của Khê, ta biết đấy là quả lựu của Valéry, Valéry hoá thân, con quạ trên mồ Khê là con quạ của Edgar Poe, của thơ Mallarmé bay đến, da thịt, rồi xác thịt, rồi xác chết trong anh, nguyên là của Baudelaire.” [107, 105]. Ám ảnh về còi chết giữa Edgar Poe và Bích Khê là luôn có sự tái sinh, sự trở về, trở về… Bài thơ “Nấm m ” với hình ảnh “con quạ đứng im hơi” - biểu tượng của kí ức đau buồn không bao giờ dứt - như một điềm gở, một định mệnh đau thương gắn liền với số phận Bích Khê, ít nhiều cho thấy ảnh hưởng của nhà thơ Mỹ mà Bích Khê từng bắt gặp khi tiếp cận với chủ nghĩa tượng trưng phương Tây. Và cũng chính hình ảnh này còn khiến ta liên tưởng đến bài thơ ‘Nấm mộ của Edgar Poe’ (Le tombeau d’ Edgar Poe) của Mallarmé. Bài thơ được viết nhân ngày lắp đặt phiến đá hoa cương bia mộ của Poe ở Baltimore lần đầu tiên năm 1875, như một lời xin lỗi của nước Mỹ với thiên tài bị ruồng bỏ này. Mallarmé đã thể hiện quan niệm “nhà thơ cũng là một nhà tư tưởng”, “chết mà không chết” như ngôi mộ của Poe vẫn “tự sáng chói” (Dont la tombe de Poe éblouissante s'orne). Và, thơ của họ sẽ sống mãi. Đọc thơ Bích Khê, Trường Lưu kh ng định rằng “có sự liên hệ nhất định nào đó về ‘Con quạ’ và bài thơ ‘Nấm m ’ của Bích Khê” [153, 180]. Bởi theo ông, bài thơ này khiến “ta có thể nghĩ đến một tâm hồn thơ thấm sâu triết lý luân hồi, vốn là một đặc điểm trong nếp sống tâm linh của dân tộc” [153, 180]. Tuy Bích Khê chọn sẵn cho mình cả ngày chết, thời điểm chết, cách chết, nhưng hãy lắng nghe hồn thơ Bích Khê, lúc nào cũng tha thiết một sự tái sinh - luân hồi vĩnh cữu trong ‘Lời tuyệt mệnh’ cuối c ng:


“Sau nghìn thu nữa trên trần thế. Hồn vẫn về trong bóng nguyệt soi.”

Edgar Allan Poe khao khát trở về qua một thể xác khác, còn Khê mộng trở về trong chính “Những tờ thơ nát đầy hơi hám. Tay khách đa tình sẽ chuyển trao” (Nấm m ), và cả trong những giấc chiêm bao mộng mị : “Tôi chết rồi! tiếng nói như châu. Vỗ sóng vàng mơ mộng mái lầu.” (Tôi chết rồi tiếng n i như châu).

C ng tiếp nhận quan điểm thẩm mỹ của Baudelaire và Edgar Poe, nhưng quan niệm về Cái Chết của Bích Khê không hướng về đức tin Thiên Chúa như Hàn Mặc Tử. Triết lý về Cái Chết của Bích Khê mang đậm màu Thiền phương Đông theo thuyết luân hồi của nhà Phật. Cái triết lý mà có lẽ nhà thơ giác ngộ được qua nhiều lần tìm về chốn Phật làm nơi thanh tịnh lãng quên bệnh tật và cuộc đời bi thương, ngắn ngủi của mình, điềm tĩnh đón nhận một sự giải thoát. Sự khác biệt giữa hai nhà thơ với E.Poe cũng là một khoảng cách thẩm mỹ độc đáo do đặc điểm thẩm mỹ văn hoá Phương Đông của dân tộc và bi kịch cuộc đời hai ngòi bút này đem lại cho thơ họ một cái nhìn triết lý riêng đầy ấn tượng.

Bích Khê cũng chịu rất nhiều ảnh hưởng của Hàn Mặc Tử. Cái chết, Hồn và Xác, Trăng, Giai nhân và áu lệ là những ám ảnh thường xuất hiện trong thơ Bích Khê như Hàn Mặc Tử và những nhà thơ thuộc trường thơ Loạn. Tuy nhiên, cái chết và triết lý về cái chết trong sáng tác của Poe và Baudelaire đã thăng hoa thành một khái niệm mới trong bút pháp tượng trưng của thơ Bích Khê: Cái Đẹp. Nó không những không ghê rợn mà: Xác là mộng mà tình là tuyệt đích. Hỡi không gian! Hãy tan ra tiếng địch. Của lòng yêu ca ngợi tuyệt vời cao. Hỡi trần gian! hãy chết ngột trong sao…” (Nàng bước tới). Cái ‘Sọ người’ vô tri vô giác vốn chỉ gợi nỗi sợ hãi, hay biểu tượng thần bí của linh hồn, sức tưởng tượng của Bích Khê đã biến cái thực kinh rợn thành cái ảo, gợi ra nào “bình vàng, chén ngọc đầy hương”, nào “khối mộng, buồng xuân hơ hớ” trong sự tương giao kì lạ của thị giác, khứu giác với tưởng tượng. Sự tương hợp giữa hiện tại và quá khứ đã đẩy l i nó trở về thời nó còn tượng trưng cho trí tuệ và sắc đẹp con người, và hiện hữu là cái hư vô của cuộc đời.

Edgar Poe mượn những vẻ đẹp bất tử của Helen để ca ngợi người yêu trong mộng tưởng: ‘Helen hỡi! Hiện thân của kiều mị. Như Tây Thi tuyệt mỹ của thời


xưa(Gửi Helen - Đắc Sơn dịch), thì Bích Khê cũng hết lời ca tụng: “Tiên nương hỡi! nàng sống trên thế hệ, Bóng thời gian phải quỵ dưới chân nàng” (Tranh loã thể). Chế Lan Viên từng nói “Bích Khê làm thơ còn Hàn Mặc Tử bị thơ làm”.

Ngay trong nhận định ấy đã cho thấy sự chủ động của Bích Khê trong việc đem kĩ thuật sáng tác phương Tây vào thơ. Rất gần Poe, nghệ thuật sử dụng điệp khúc “chỉ được đơn điệu về âm thanh, chứ không được đơn điệu về ý tưởng” của Poe trong kiệt tác ‘Con quạ’ đã được Bích Khê vận dụng thật tài tình trong bài ‘Thi vị’. Điệp từ ‘rơi” năm lần lặp đi lặp lại dồn dập ở năm chủ thể khác nhau: lá vàng, trăng vàng, hoa vàng, sao vàng, đêm vàng. Cũng một tiếng đàn nhưng các trạng thái đi từ thấp đến cao: “rung”- “nghẹn” – “rụng”, rồi đau đớn tột c ng đến mức “câm” lặng không thốt nên lời, và cuối c ng “bẻ phím” như tận c ng của nỗi đau ứng với hành động và cung bậc đau đớn càng lúc càng tăng của tâm trạng nhân vật “người yêu”: “đương ngồi”- “giận rồi”- “đi rồi”- “xa rồi”-‘chết rồi”. Những điệp từ, điệp ngữ láy đi láy lại suốt năm khổ thơ xoay quanh một điệp khúc bi thương không đổi ở các khổ thơ: “tôi kh c, anh ơi!” (4 lần) và cuối c ng chuyển thành “Thôi hết, anh ơi” tuyệt vọng não nề. Âm thanh, nhịp điệu, hình ảnh quyện với tâm trạng tạo thành một nhạc điệu độc đáo, khiến bài thơ càng lúc càng nức nở đến tê lòng. Kĩ thuật này còn được Bích Khê sử dụng trong hầu hết các bài thơ của mình, tiêu biểu như ‘ ng cầm’, ‘Tỳ bà’, ‘Tôi chết rồi tiếng n i như châu’

Với mục đích ‘Duy tân’, tìm cho thơ một điệu mới khác với những cách biểu hiện đầy trực cảm của thơ lãng mạn, Bích Khê đã chọn nhiều biểu tượng trực giác mang tính tượng trưng. M a thu buồn đẹp thật ấn tượng không bằng hình ảnh cụ thể mà đẫm trong nỗi buồn, cứ “buồn rơi, buồn rơi” đến “mênh mông”. Ông còn khổ công tìm kiếm cho mình một giọng nhạc riêng có sức rung động sâu xa với những bài thơ toàn thanh bằng như những lời thì thầm tê tái. Kỹ thuật độc đáo này từng được Tản Đà, Xuân Diệu thử nghiệm, nhưng Bích Khê đã đi xa hơn, không phải chỉ có hai câu như những người đi trước mà cả bài toàn d ng thanh bằng như ‘Tỳ bà’ (196/196), ‘Hoàng Hoa’ (126/126); hay một số bài âm điệu chính là thanh bằng như ‘Thi vị’ (54/70), ‘Nhạc’ (92/128), ‘Cuối thu’ (70/98), ‘Nghê thường’ (142/196). Cách tổ chức các thanh điệu trong bài thơ thất ngôn ‘Nghê thường’ cũng hết sức độc đáo,


bảy khổ thơ là bảy mức độ tăng dần của thanh trắc (1-2-7-9-11-14-10), chứng tỏ một sự dụng công hết sức tinh vi. Cũng đề cao âm nhạc như những nguyên lí thơ Poe đã gợi mở, như Verlaine đề cao, nhưng Bích Khê đã đưa âm nhạc vào thơ theo cách riêng của mình, khác với Poe (chủ trương những cặp thanh “spondee” chứ không phải thanh bằng). Tính nhạc này còn được những màu sắc biểu tượng phong phú tương hợp làm thành sắc màu và âm điệu riêng biệt của giọng thơ Bích Khê.

Đọc ‘Tinh hoa’ và ‘Tinh huyết’ của Bích Khê, người đọc thế hệ trước đã kinh ngạc sững sờ, chúng ta ngày nay cũng không thôi ngẩn ngơ trước một Bích Khê đã không ngần ngại bứt phá nếp tư duy trước, phá vỡ sự kiểm duyệt của lý trí, vượt cả Baudelaire, cả E.A.Poe, cả Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu..., đường hoàng, sang trọng bước vào thế giới tượng trưng và siêu thực tân kỳ, tự do và thành thực ca ngợi cả những điều trong sáng, thanh cao lẫn “cấm kị”: Nhạc và Lệ, Đẹp và Dâm, Cuồng và Ánh sáng (Tinh Huyết). Thơ của Bích Khê thực sự là những “đường kiến trúc nhịp nhàng theo điệu mới”. Từ thi giới thơ Đường, tiếp cận sức sống mới thơ Pháp, duy tân trong lối tạo hình, Bích Khê biến hoá thành “vàng ròng” với nhiều câu thơ, tứ thơ được cho là một trong những câu thơ hay nhất của thơ ca Việt Nam. Đó là bởi nhà thơ không dừng ở một ảnh hưởng. Không thể chỉ dựa vào “con quạ” trong câu “Trên mồ con quạ đứng im hơi” (Nấm m ) của Bích Khê mà chỉ nghĩ đến ảnh hưởng một Edgar Poe d ảnh hưởng này là điều có thật. Thơ Bích Khê gần “xác thịt” của Baudelaire hơn Poe, ngập những màu sắc, tính chất nổi loạn và Ánh sáng - Thần cảm (Les Illuminations) của Arthur Rimbaud, đậm tinh thần “âm nhạc trên hết mọi sự” (De la musique avant toute chose - ‘Art po tique’) của Paul Verlaine. Ở góc độ tìm hiểu ảnh hưởng của Poe, theo cảm nhận của chúng tôi, cách tiếp nhận của Bích Khê đã hoàn toàn vượt thoát khỏi cái bóng của Poe hay Baudelaire vì tình yêu nhục cảm trong thơ Bích Khê hoàn toàn cách xa tình yêu thánh thiện của Poe; xác thịt trong thơ Bích Khê cũng không còn làm người ta nôn mữa ghê sợ như Baudelaire mà đã trở thành Cái Đẹp để tôn thờ. Kết hợp giữa truyền thống và cách tân, dân tộc và hiện đại, ở phương diện nào, thơ của Bích Khê cũng mê hoặc, ám ảnh, giăng mắc, buộc người đọc khó có thể dứt những ám ảnh về cái thế giới kì lạ - bộ mã ký hiệu riêng của ông. Bởi để tạo một sự cách tân đích thực cho thơ ca, “Khê đã húc đầu vào nhiều cánh


cửa, vái đủ tứ phương, áp dụng các thuyết của Valéry, Rimbaud, Mallarmé, Poe, Baudelaire và của vị thiền sư Công giáo Henri Brémond nữa.” [107, 17]. Không chỉ thế, thơ Bích Khê có nhiều lúc phảng phất hơi thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ, có khi lại thấp thoáng m i Thiền nhà Phật, khiến lâu đài thơ của ông là sự gặp nhau của hai không gian cổ điển và hiện đại, là “sự hoà tan hai không gian ấy trong lòng chữ” để tạo nên những “chữ bí mật chứa ngầm bao chất nổ” một cách tân kì khó tả. Hàn Mặc Tử đọc trong “đôi mắt rất mơ, rất mộng, rất ảo” của Bích Khê và “nhìn vào sự thực thì thấy chiêm bao, nhìn vào chiêm bao lại thấy xô sang Địa hạt huyền diệu” [57, 145].

Sự tiếp nhận và tiếp biến theo hướng kết hợp Đông - Tây này, đến Bích Khê, tuy có sự đồng điệu khá rò ở một số thủ pháp nghệ thuật như hình ảnh, chủ đề, kĩ thuật câu thơ nhưng “khoảng cách thẩm mỹ” đã thật xa với những gì bắt đầu từ hồn thơ kì lạ E.Poe mà những Nguyễn Giang, Thế Lữ…thế hệ trước ông đã tiếp nhận.

2.1.3.4. E.A.Poe và hế Lan Viên – “ngọn tháp chàm lẻ loi như một niềm kinh dị”

Trong các cây bút hàng đầu của Trường thơ Loạn, con đường thơ của Chế Lan Viên (1920-1989) không dừng lại ở những năm trước 1945 như Hàn Mặc Tử, Bích Khê mà có những chặng biến chuyển lớn lao trên con đường tìm về với nhân dân như ông tự nhận đời thơ của mình đã “từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui”. Rồi những năm cuối đời, Chế lại tự thấy mình như “Bayon bốn mặt” đau đáu đi tìm lại chính mình. Từ Còi Ta đến Cái Ta rồi trở về với H n Mình, hầu như chỉ ‘Điêu tàn’ mang đậm những ám ảnh Edgar Poe nhất. Tập thơ đầu tay của nhà thơ trẻ đã xuất hiện như “một niềm kinh dị”, tràn ngập trăng, hồn, máu, yêu tinh, cô hồn, sọ người, xương cốt, và bóng đêm của một Còi Chết. ‘Điêu tàn’ ra đời từ 1937, có thể đấy là giai đoạn Chế bắt đầu tiếp cận và yêu mến E.A. Poe? Bước vào ngưỡng cửa thế giới thi ca, chàng thanh niên rất trẻ ấy đã đưa ra quan niệm về nhà thơ độc đáo như một tuyên ngôn: Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát Hiện Tại. Nó xối trộn Dĩ Vãng. Nó ôm tr m Tương Lai. Người ta không hiểu được nó vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý.”[293, 5]. Chế Lan Viên còn hết lời


ca tụng cái đẹp của hạt lệ, “Cái buồn đã thấm sâu vào quan niệm thẩm mỹ của các nhà “thơ mới”.” [57,118]. Ngay những bài viết đầu tiên năm 1939, khi từ giã Collège de Quy Nhơn, Chế Lan Viên đã mang theo “Con quạ” u ám của Poe trong hành trang hoa niên của mình: “khi chiếc xe của một lưu học sinh chở đồ ra khỏi cổng trường, lại không có ác điểu của Edgar Poe đâu đấy để kêu lên lời than đen tối sau này: - Và thôi, không có gì nữa hết” 9 [379].

Hoài Thanh từng là người đầu tiên phát hiện “Chế Lan Viên đã đi từ Baudelaire, Edgar Poe đến Thơ Đường”, còn Trần Thanh Địch, Phan Cự Đệ thì chỉ ra “Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên thích sống về đêm, cái ban đêm r ng rợn, ma quái như trong thơ văn Baudelaire, Edgar Poe, Mallarmé” [56, 109]. Đúng là thời kỳ sống ở Bình Định, có những đêm cả nhóm đem chăn màn ra bờ biển ở lại suốt đêm để thả hồn theo những vần thơ kỳ dị và say sưa bước chân vào thế giới r ng rợn đó. Nhưng, nếu cho rằng Chế Lan Viên cũng như Trường thơ Loạn đã “Chịu ảnh hưởng những quan niệm thẩm mỹ của Étga Pô (Edgar Poe), kể chuyện ca ngợi những vẻ đẹp của tử thần, và của Bôđơle, kẻ đã mỹ hoá cả cái độc ác, cái ghê tởm, cái vô đạo đức…” [56, 67] và đánh giá về mặt đạo đức thì e rằng vế sau có chỗ quá lời? Trần Mạnh Hảo thì cho là “chịu ảnh hưởng thi pháp của Baudelaire và Edgar Poe cộng siêu hình tôn giáo và thơ Đường” đã làm nên cái tột c ng trong thơ Chế Lan Viên. [293,124]. Đúng là Chế Lan Viên rất mê Edgar Poe, và đã tiếp nhận từ Poe quan điểm thẩm mỹ đến cả phong cách sáng tác thơ lý trí, nhất là trong quan điểm dị thường về thơ và nhà thơ, về hình ảnh những hồn ma, về sự đậm đặc đề tài cái chết. “Tuyên ngôn” lạ thường trong lời tựa tập thơ đầu tay ‘Điêu tàn’ của chàng thi sĩ mười bảy tuổi này đã làm biết bao người c ng thời kinh ngạc. Chế Lan Viên đã siêu hình hoá mọi trạng thái, mọi phẩm chất, mọi cảm thức về không gian, thời gian, về ý nghĩa cuộc sống của nhà thơ. Với ông, “điên” là ‘hình thức của sáng tạo”, là sự hiện hình, sự cất tiếng của đau thương. Nhà thơ phải thoát ly mọi ràng buộc của thực tại và lẩn tránh cuộc sống, tìm vào chốn cô liêu của tâm hồn ở “một tinh cầu giá lạnh”, “một vì sao trơ trọi cuối trời xa” (Những sợi tơ lòng). Với ông, “u buồn là những đoá hoa tươi”, còn “đau khổ là


9 Quand sort de l'école la voiture d'un interne et que le Corbeau d'Edgar Poe n'est pas là pour lui dire cette sombre lamentation: “Jamais plus!” [Chế Lan Viên, http://www.saigonline.com/truc_huy/vang_sao.htm]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022