Định Hướng Giáo Dục Và Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp

Kết luận chương 2

Nhận thức của CBQL, GV, HS về giáo dục giá trị DSVH cho HS: đa số CBQL, GV đã có nhận thức đúng về khái niệm giáo dục giá trị DSVH cho HS và coi đó là việc làm cần thiết. Đánh giá về ý nghĩa của giáo dục giá trị DSVH đã được CBQL, GV, HS đánh giá ở những mức độ khác nhau theo từng ý nghĩa, tuy nhiên một số ý nghĩa chưa được đánh giá ở mức độ cao.

Về thực trạng giáo dục giá trị DSVH cho HS: nội dung giáo dục giá trị DSVH cho HS, các con đường giáo dục, hình thức tổ chức, phương pháp tổ chức giáo dục giá trị DSVH thực hiện chưa thường xuyên, các DSVH tiêu biểu của tỉnh chưa được các nhà trường quan tâm đúng mức để giáo dục cho HS. Giáo dục giá trị DSVH cho HS được thực hiện chủ yếu thông qua con đường dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các con đường giáo dục khác chưa được quan tâm thực hiện.

Giáo dục giá trị DSVH cho HS chịu sự tác động từ nhiều yếu tố, trong quá trình thực hiện cả GV và HS đều gặp những khó khăn nhất định, về phía GV khó khăn lớn nhất là cơ sở vật chất, kinh phí tổ chức hoạt động giáo dục năng lực thiết kế bài học, tổ chức hoạt động có tích hợp giáo dục giá trị DSVH cho HS còn hạn chế. Về phía HS vẫn chưa có phương pháp, động cơ học tập, thiếu môi trường để trải nghiệm thực tế.

Hiệu trưởng các nhà trường chưa quan tâm và chưa có biện pháp quản lý phù hợp để giáo dục DSVH cho HS hiệu quả, nhằm giáo dục, rèn luyện HS phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và có cách ứng xử phù hợp với các DSVH của quê hương, đất nước. Bên cạnh đó nhà trường đôi lúc chưa coi trọng đúng mức công tác quản lý hoạt động động giáo dục giá trị DSVH cho HS, thiếu các biện pháp quản lý phù hợp do đó kết quả công tác quản lý và chất lượng giáo dục hoạt động này chưa cao, công tác giáo dục giá trị DSVH cho HS vẫn còn những hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Từ việc nghiên cứu thực trạng, qua việc đánh giá, tôi đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS giúp Hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS ở các trường THCS thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.

Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

THÔNG QUA DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG THCS Ở THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ - TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Định hướng giáo dục và nguyên tắc đề xuất biện pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

3.1.1. Định hướng quản lý dạy học nội dung giáo dục giá trị di sản văn hóa vào chương trình giáo dục các môn khoa học xã hội ở trường trung học cơ sở

Hiện nay các trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang từng bước thực hiện kế hoạch số 65/KH-PHD&ĐT ngày 16/8/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phú Thọ về việc triển khai thực hiện mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”, với mục đích nhằm đẩy mạnh việc đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW; tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục phổ thông tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới theo tinh thần Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội.

Quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa thông qua dạy học các môn khoa học xã hội ở các trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ - 11

Góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hoá trên địa bàn thành phố Việt Trì, đặc biệt là hai di sản văn hoá được UNESCO công nhận (Hát Xoan và Tín ngường thờ cúng Hùng Vương).

Trong quá trình thực hiện vẫn đảm bảo các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và khung kế hoạch thời gian năm học theo quy định của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Phú Thọ. Các mô hình “Trường học gắn với cuộc sống” như Trường THCS Hy Cương với mô hình trường học gắn với Di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”; Trường THCS Phượng Lâu, Kim Đức với Mô hình trường học gắn với Di sản “Hát Xoan”;

Bên cạnh đó, dạy học giá trị DSVH cho HS còn được phát triển chương trình trực tiếp vào các tiết học, môn học cụ thể, kiến thức giáo dục thiết thực, phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của nhà trường và của địa phương; đảm bảo an toàn cho GV, HS, phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của HS.

Trong quá trình thực hiện có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giáo dục giá trị DSVH, Nhà trường, GV căn cứ vào kế hoạch thực hiện để sưu tầm tài liệu, phối hợp với các ban chuyên môn, tổ chức đoàn thể, hội của địa phương, các chuyên gia, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, hộ gia đình...để viết tài liệu về nội dung kiến thức giáo dục DSVH mà nhà trường đã lựa chọn.

Nhà trường tổ chức hội thảo, tổ (nhóm) chuyên môn thảo luận thống nhất ra được bộ tài liệu; mời đại diện chính quyền địa phương, các chuyên gia, người có kinh nghiệm góp ý, sửa chữa hoàn thiện tài liệu để đưa vào sử dụng cho GV, HS.

3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Giáo dục giá trị DSVH là một trong những nội dung nằm trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, nên việc quản lý giáo dục DSVH thông qua các môn KHXH cho HS THCS cũng phải đặt trên nền tảng mang tính hệ thống của chương trình giáo dục phổ thông. Điều đó có nghĩa là quản lý giáo dục DSVH thông qua các môn KHXH cho HS THCS trên đại bàn thành phố Việt Trì phải lưu ý mối quan hệ giữa các môn học, mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành quá trình giáo dục THCS. Quản lý giáo dục DSVH thông qua các môn KHXH cho HS THCS không thể tách rời quản lý các hoạt động khác trong nhà trường vì giáo dục DSVH thông qua các môn KHXH là một bộ phận trong giáo dục THCS tổng thể. Tính hệ thống đòi hỏi giáo dục giá trị DSVH thông qua các môn KHXH cho HS trường THCS không chỉ đọng lại ở một khối lớp mà nó xuyên suốt bao gồm cả bốn khối 6, 7, 8, 9. Mặt khác tính hệ thống còn thể hiện ở chỗ các giải pháp được đề xuất đi từ cái chung đến cái riêng, từ cấp độ rộng đến cấp độ hẹp. Đồng thời các giải pháp đề xuất còn liên quan đến cấp quản lý khác nhau trong nội bộ nhà trường, từ Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, công Đoàn nhà trường, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, phối hợp với các ban ngành đoàn thể ngoài nhà trường như các phương Xoan, các nghệ nhân, gia đình HS...

3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Giáo dục DSVH thông qua dạy học các môn KHXH cho HS phổ thông nói trung và HS trường THCS nói riêng là một vấn đề có tính truyền thống, được các cấp quản lý, các nhà trường và các công trình nghiên cứu quan tâm từ lâu, trong quá trình nghiên cứu và tổ chức thực hiện giáo dục giá trị DSVH thông qua các môn KHXH cho HS, đã có nhiều giải pháp được đề xuất và vận dụng vào thực tiễn quản lý, và qua đó có những giải pháp thể hiện tính hiệu quả của nó. Vì vậy, trong khi nghiên cứu và đề xuất giải pháp mới cho quản lý giáo dục DSVH thông qua các môn KHXH của HS, tác giả luận án đã có kế thừa những giải pháp đã được các cơ sở giáo dục nghiên cứu và áp dụng nhằm điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nhà trường để đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và đáp ứng được với các điều kiện trong thời kỳ mới.

3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ tác động vào các khâu của quá trình rèn luyện của HS Các giải pháp đưa ra phải đồng bộ, phải tác động vào các yếu tố của quá trình quản lý DSVH thông qua các môn KHXH cho HS. Quá trình DSVH thông

qua các môn KHXH cho HS chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan, vì vậy việc đưa ra các giải pháp quản lý DSVH thông qua các môn KHXH cho HS phải có tính thống nhất, có tính khoa học nhằm phát huy tốt những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đó.

3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi, khi đưa ra các giải pháp quản lý DSVH thông qua các môn KHXH ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ phải thực hiện được và đảm bảo hiệu quả cao. Muốn vậy, giáo dục giá trị DSVH thông qua các môn KHXH phải phù hợp với nhu cầu, hứng thú, tình cảm của từng độ tuổi, phải chú ý đến việc hướng dẫn các hoạt động chủ đạo phù hợp với các đối tượng giáo dục. Trong quá trình xây dựng các giải pháp DSVH thông qua các môn KHXH cho HS thì hệ thống các nguyên tắc nêu trên phải được quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc để có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi đưa vào vận dụng trong thực tiễn.

3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa thông qua dạy học các môn khoa học xã hội ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Nâng cao vai trò nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục giá trị di sản văn hóa trong nhà trường

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao vai trò, nhận thức cho CBQL về công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt hoạt động quản lý giáo dục giá trị DSVH thông qua các môn KHXH cho HS các trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.

Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các tổ trưởng chuyên môn, trưởng nhóm các môn KHXH, GV, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, các ban ngành đoàn thể trong nhà trường về hoạt động quản lý giáo dục giá trị DSVH thông qua các môn KHXH cho HS các trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.

Từng bước nâng cao nhận thức cho HS về mục đích, ý nghĩa các yêu cầu của hoạt động giáo dục giá trị DSVH thông qua các môn KHXH cho HS các trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.

3.2.1.2. Nội dung

Nội dung biện pháp: Hiệu trưởng nhà truờng cần tiến hành đánh giá thực trạng về hoạt động quản lý giáo dục giá trị DSVH cho HS từ đó nâng cao nhận thức cho CB, GV về sự cần thiết phải tăng cuờng công tác giáo dục giá trị DSVH cho HS.

Nâng cao nhận thức của GV về ý nghĩa của giáo dục giá trị DSVH cho HS: là thực hiện đúng quan điểm lãnh chỉ đạo của Đảng, Nhà nuớc về giáo dục giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho HS và sử dụng DSVH trong dạy học ở các trường phổ thông.

+ Giáo dục giá trị DSVH cho HS có vị trí, ý nghĩa và vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách HS một cách toàn diện.

+ Giáo dục giá trị DSVH cho HS là con đuờng hiệu quả để giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH của địa phương, của đất nước trong thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế.

- Giáo dục giá trị DSVH cho HS nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục DSVH từ đó HS có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục giá trị DSVH và có cách ứng xử phù hợp có văn hóa đối với các DSVH của địa phương cũng như của đất nước.

+ Nội dung, phuơng pháp, hình thức, con đuờng, phuơng pháp tổ chức giáo dục giá trị DSVH cho HS phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi HS, phù hợp với điều kiện CSVC, kinh tế của nhà trường và của địa phương.

+ Đưa nội dung đánh giá kết quả giáo dục giá trị DSVH cho HS vào kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao nhận thức của nguời hiệu truởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, GV, HS, các tổ chức, cá nhân liên đới trong quản lý giáo dục giá trị DSVH cho HS. Căn cứ vào chương trình hành động số 382/Ctr - UBND ngày 13 tháng 2 năm

2012 của UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo về việc bảo vệ phát huy giá trị văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp - Hát Xoan Phú Thọ, các văn bản hướng dẫn của của Sở GD&ĐT Phú Thọ, Các trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ biên soạn tài liệu bồi dưỡng nâng cao nhận thức về ý nghĩa của giáo dục giá trị DSVH thông qua dạy học các môn KHXH cho HS, nội dung, cách thức, con đường, hình thức tiến hành, các kết quả cần đạt được, vai trò trách nhiệm của từng lực lượng tham gia trong quá trình giáo dục DSVH.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện:

Hiệu trưởng nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS, tăng cường các hình thức tuyên truyền để GV thấy được vai trò của việc giáo dục giá trị DSVH cho HS.

Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, các khóa tập huấn nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV với những hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện của CSVC, tài chính của nhà trường và địa phương.

Hiệu trưởng nhà trường tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, nghiên cứu bài học, tổ chức các hoạt động bổ trợ như mời các nghệ nhân tới nói chuyện, giao lưu để CB - GV - HS nhà trường có thêm kiến thức về các giá trị DSVH của địa phương, đất nước.

Sau mỗi lớp học hoặc quá trình bồi dưỡng, Hiệu trưởng có kế hoạch đánh giá kết quả bồi dưỡng của GV, HS để nắm bắt được mức độ nhận thức của CBQL, GV về vấn đề giáo dục giá trị DSVH cho HS.

Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về tổ chức và quản lý giáo dục giá trị DSVH thông qua dạy học các môn KHXH cho HS cấp liên trường, để CBQL, Gv có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Trên trang website của Trường hoặc trong trang “Trường học kết nối” các nhà trường cần đăng tải các văn bản tài liệu liên quan đến vấn đề giáo dục, quản lý giáo dục giá trị DSVH thông qua dạy học các môn KHXH cho HS HS để CBQL, GV có thể nghiên cứu, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời cũng tích lũy được nhiều kiến thức cho bản thân.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

CBQL, GV nhà trường cần nắm chắc nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục giá trị DSVH cho HS, các điều kiện để triển khai, các lực lượng liên đới, các nguyên tắc cần quán triệt trong tổ chức thực hiện.

Các trường THCS, cần triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD & ĐT đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện và tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tổ chức quản lý giáo dục giá trị DSVH cho HS.

Tổ trưởng chuyên môn tập hợp đầy đủ nội dung các văn bản liên quan đến việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS cụ thể hóa từng nội dung của văn bản đưa vào kế hoạch triển khai tại tổ.

HS phải thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy chế các hướng dẫn của các cấp về giáo dục giá trị DSVH.

3.2.2. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục giá trị di sản văn hóa tại các trường trung học cơ sở.

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu bồi dưỡng nâng cao chất lượng GV để thực hiện tốt kế hoạch giáo dục giá trị DSVH cho HS, xây dựng đội ngũ GV có chất lượng để thực hiện kế hoạch giá trị DSVH chính là giai đoạn hiện thực hóa những ý tưởng đã được kế hoạch hóa để đưa hoạt động giá trị DSVH đến mục tiêu đã định. Đây chính là sự bố trí một cách khoa học những cán bộ, GV chuyên trách, những bộ phận giúp việc phù hợp, những hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, GV một cách hợp lý để mỗi người đều thấy hài lòng và hào hứng với nhiệm vụ được giao, tạo nên sự cộng hưởng của các lực lượng tham gia, hướng tới việc hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra.

Thông qua bộ máy tổ chức này để giúp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, GV tham gia tổ chức thực hiện giáo dục giá trị DSVH cho HS. Việc tập huấn, hỗ trợ GV trong việc tích hợp “dạy chữ” với “dạy người”, kết hợp mục tiêu, nội dung bài học với rèn luyện các chuẩn mực đạo đức cho HS mang tính quyết định tới thành công

của hoạt động quan trọng này. Hoạt động bồi dưỡng hướng tới 2 nhóm đối tượng: GV giảng dạy các môn KHXH và GVCN, GVTPT đội trong nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung

- Xác định tổ chức chuyên trách quản lý giáo dục giá trị DSVH cho HS. Nhà trường cần quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức chuyên trách này trong việc quản lý giáo dục giá trị DSVH cho HS trong trường, xây dựng cơ chế phối hợp của tổ chức chuyên trách này với các tổ chức khác trong trường và ngoài nhà trường, bố trí nhân sự và điều kiện vật chất cho tổ chức chuyên trách hoạt động có hiệu quả.

-Về hoạt động bồi dưỡng: Quán triệt kế hoạch giáo dục giá trị DSVH, xác định các mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá, thời điểm tổ chức và các chủ thể chịu trách nhiệm chính trong hoạt động này, xác định trách nhiệm, vai trò quyết định của GVgiảng dạy các môn KHXH, GVCN, GV TPT Đội trong giáo dục giá trị DSVH cho HS, tập huấn kĩ năng dạy học liên môn, kĩ năng tích hợp mục tiêu, nội dung bài dạy với đặc điểm lịch sử, văn hoá...của địa phương, kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học lồng ghép với rèn luyện các giá trị DSVH có trong Kế hoạch. Tập huấn kĩ năng tổ chức các giờ học ở các không gian khác nhau trong lớp học, ngoài thực địa.. Tập huấn kĩ năng “nghiên cứu bài học”, các phương pháp dạy học thông qua trải nghiệm, như đóng vai, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, diễn đàn....

3.2.2.3. Cách thức tiến hành

Về tổ chức bộ máy: Xác định cấu trúc bộ máy, bố trí sắp xếp hợp lý các bộ phận và các cá nhân cho đúng người, đúng việc, quy định chức năng, quyền hạn từng người, từng đơn vị, đồng thời phân phối các nguồn lực, xác lập cơ chế phối hợp giữa nhà trường với các ban ngành đoàn thể.

Về hỗ trợ GV: Ngay đầu mỗi năm học BGH tổ chức quán triệt nhiệm vụ năm học, giao kế hoạch năm học để các tổ chuyên môn và từng GV căn cứ xây dựng kế hoạch cho tổ và từng cá nhân. Tổ chức để GV thực hiện: Nghiên cứu nhiệm vụ năm học, nghiên cứu bối cảnh dạy học, khảo sát đối tượng HS cụ thể của lớp mình, nghiên cứu chương trình môn học, sách giáo khoa, các tài liệu hướng dẫn, tranh ảnh, tư liệu liên quan đến giáo dục giá trị DSVH, từ đó xác định những nội dung các bài dạy có thể tích hợp liên môn, tích hợp giáo dục giá trị DSVH cho HS.

Tổ tổ chuyên môn “nghiên cứu bài học” dự kiến những mục tiêu dạy học, cũng như những mục tiêu giáo dục giá trị DSVH tương ứng cần đạt sau cả năm học, từng học kì, từng tuần, từng bài, xác định được các hoạt động sẽ được tổ chức trong từng bài học và cách thức tiến hành, chuẩn bị tài liệu học tập, các phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học, chuẩn bị các hình thức KTĐG trong suốt quá trình dạy học, cũng như sau từng chương, từng bài. Tất cả những nội dung trên được đưa vào

kế hoạch dạy học của mỗi GV, làm cơ sở cho việc thiết kế các giáo án (kịch bản dạy học) cho từng bài học, kế hoạch dạy học của mỗi GV được Tổ trưởng chuyên môn xác nhận và được Hiệu trưởng phê duyệt ngay từ đầu năm học.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện:

Kế hoạch giáo dục giá trị DSVH đưa ra phải có tính khả thi, bộ máy đồng bộ, đảm bảo sự thống nhất cao giữa nhà trường và các ban ngành có liên quan, thường xuyên kiểm tra, bám sát kế hoạch, nhà trường cần làm tốt công tác tuyên truyền, động viên, khen thưởng, trách phạt kịp thời. Trên cơ sở kế hoạch đã định, thông báo chương trình hành động đến từng cán bộ công chức, từng ban ngành có liên quan làm cho họ tự giác chấp nhận kế hoạch và tự nguyện hành động theo kế hoạch. Muốn vậy, người Hiệu trưởng và CBQL trường THCS phải trình bày, phân tích, phải thuyết phục, động viên, khích lệ, huy động sức mạnh của các tổ chức chính trị trong trường và ngoài nhà trường để mỗi tổ chức, mỗi ban ngành bằng chức năng và quyền hạn của mình góp phần thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị DSVH với chất lượng cao nhất. Trong quá trình tổ chức thực hiện, người lãnh đạo cần theo dõi sát sao việc thực hiện của từng cán bộ, GV, phát hiện những thiếu sót nảy sinh để đưa ra giải pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời.

Giáo viên cần xác định đúng vai trò của di sản đối với hoạt động dạy học các môn KHXH trong nhà trường, theo đó, sử dụng di sản trong dạy học giúp cho quá trình học tập của HS trở nên hấp dẫn hơn, HS hứng thú học tập và hiểu sâu sắc hơn về sự kiện lịch sử, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo dức HS.

Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kiểm tra đánh giá xếp loại công tác giáo dục giá trị DSVH của HS kịp thời đay là giải pháp gián tiếp động viên mọi người, các tổ chức tham gia giáo dục giá trị DSVH cho HS.

3.2.3. Chỉ đạo và thực hiện xây dựng chương trình giáo dục giá trị di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh.

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng chương trình dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của HS. Với chương trình dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy cao hơn trước đây, nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí