Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Datc



Tuy nhiên, do không có chức năng kinh doanh bất động sản nên DATC không được cấp phép khai thác tài sản, không thể khai thác tài sản một cách có hiệu quả mà chỉ có giải pháp bán quyền sử dụng đất để thu hồi vốn. Điều đó hạn chế hiệu quả của hoạt động mua nợ, nhất là trong thời kỳ hoạt động kinh doanh bất động sản trầm lắng như hiện nay.

Như vậy, ngành nghề kinh doanh của DATC liên quan đến hoạt động mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, các ngành nghề khác mà DATC thực hiện tái cơ cấu tại các doanh nghiệp hiện chưa có hướng dẫn rõ ràng. Điều này khiến DATC gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng phương án mua nợ và khai thác tài sản có được trong quá trình hoạt động kinh doanh dẫn đến hiệu quả hoạt động còn hạn chế.

Nội dung của giải pháp

Cụ thể, cần bổ sung quyền khai thác tài sản là bất động sản gắn với những diện tích đã được sử dụng để bảo đảm cho các khoản nợ DATC mua. Quy định như vậy sẽ tạo điều kiện cho DATC thu hồi nợ tốt hơn khi mua những khoản nợ có tài sản bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất, hoặc khi nhận giá trị quyền sử dụng đất thay cho khoản nợ của khách nợ. Đồng thời, quy định này cũng đảm bảo DATC không đi chệch khỏi ngành nghề kinh doanh chính và ràng buộc việc kinh doanh bất động sản của DATC phục vụ cho thu hồi nợ.

Mặt khác, do DATC kinh doanh ngành nghề đặc thù trong lĩnh vực tài chính là chuyển các khoản nợ và tài sản đã mua thành vốn góp tại doanh nghiệp khách nợ, nên DATC có những đặc điểm khác với các doanh nghiệp kinh doanh bình thường khác. Vì vậy, về mặt lôgic, cùng với việc cho phép DATC thực hiện hoạt động đầu tư chuyển nợ, tài sản thành vốn góp tại doanh nghiệp tái cơ cấu, cần quy định thêm ngành nghề kinh doanh của DATC. Theo đó, ngành, nghề kinh doanh của DATC không chỉ trong phạm vi có giới hạn đăng ký ban đầu mà còn bao gồm ngành nghề của doanh nghiệp tái cơ cấu. Đề án Tái cơ cấu DATC cũng chỉ ra rằng: Ngoài ngành nghề kinh doanh chính là dịch vụ tài chính trong đó tập trung chủ yếu vào mua bán nợ và tài sản, xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp, tiếp nhận nợ và tài sản...



Đơn vị còn thực hiện các ngành nghề hỗ trợ như tư vấn xử lý nợ và tài sản, tái cơ cấu nợ và tái cơ cấu doanh nghiệp; môi giới xử lý nợ và tài sản; quản lý và khai thác tài sản; cung cấp dịch vụ quản lý và thu nợ ...

Đồng thời, cần bổ sung và làm rõ các đối tượng doanh nghiệp khách nợ mà DATC có quyền mua nợ và tài sản tồn đọng đúng với nhiệm vụ của DATC bao gồm: Các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; Các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước gồm các loại: DNNN cổ phần hoá mà nhà nước còn nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối, doanh nghiệp do nhà nước góp vốn thành lập, giữ cổ phần, vốn góp chi phối; Các doanh nghiệp không có vốn chi phối của nhà nước; Các doanh nghiệp khu vực tư nhân.

Bên cạnh đó, với các nhà đầu tư nước ngoài, họ còn gặp rất nhiều vướng mắc về hành lang pháp lý nếu muốn đầu tư, đặc biệt liên quan đến vấn đề sở hữu và tỷ lệ sở hữu các khoản nợ có thể được mua, cơ chế mua trực tiếp bằng ngoại tệ hay phải chuyển đổi qua nội tệ … Các vấn đề quan trọng khác cũng rất cần tháo gỡ như vấn đề xử lý tài sản đảm bảo và điều quan trọng hơn chính là việc Việt Nam chưa từng có một thị trường mua bán nợ xấu thực sự. Bởi vậy, việc tạo lập ngay thị trường mua bán nợ và cơ chế cho thị trường này hoạt động song song với việc hoàn thiện cơ chế xử lý tài sản đảm bảo cần đặt ra hiện nay.

Ý nghĩa của giải pháp

Để phát huy năng lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp, việc nghiên cứu, sửa đổi, mở rộng quyền kinh doanh các ngành nghề có liên quan đến ngành nghề chính của DATC là thực sự cần thiết.

Ngoài ra, việc bổ sung và mở rộng thêm các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước, và doanh nghiệp khu vực tư nhân vào đối tượng mua nợ của DATC sẽ giải quyết hai vấn đề: Thứ nhất, bổ sung loại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước vì đây là 1 trong 2 dạng hình của DNNN (gồm doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước), để phù hợp với nhiệm vụ của DATC theo Quyết định thành lập và Điều lệ quy định là mua nợ và tài sản tồn đọng của DNNN. Thứ



hai, số lượng doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước cần thông qua mua bán nợ, tái cơ cấu tài chính để đủ điều kiện chuyển đổi sở hữu không còn nhiều. Vì vậy, DATC có thể mở rộng mua bán nợ và tài sản tồn đọng ra khu vực doanh nghiệp tư nhân, vừa tăng nguồn hàng vừa đảm bảo cung – cầu mua bán nợ vận hành đúng theo cơ chế thị trường.

3.4.2 Giải pháp về tài chính – nguồn vốn cho DATC

Cơ sở khoa học của giải pháp

Để hoạt động của DATC mang lại ngay được thành công nhất định, hoặc chỉ đơn giản là nâng cao hiệu quả hoạt động so với hiện tại thì điều kiện đầu tiên là nguồn vốn của DATC phải dồi dào, đáp ứng được khả năng chào mời mua nợ của các NHTM và xử lý nợ xấu của các DNNN đang cần chuyển đổi. Hiện tại, nguồn vốn của DATC quá nhỏ 6.000 tỷ đồng so với nợ xấu của nền kinh tế đến tháng 9/2015 là 130.440 tỷ đồng, năng lực mua nợ hiện tại là 1,3% (xem kết quả phân tích ở chương II, mục 2.2.3), nếu dùng hết nguồn vốn điều lệ để mua nợ với mức chiết khấu 70% thì cũng chỉ mua được 20.000 tỷ đồng nợ xấu, tương đương 15,3% tổng nợ xấu của nền kinh tế, một con số quá khiêm tốn. Chính vì vậy, tăng vốn cho DATC là điều cần thiết.

Nội dung của giải pháp

Từ kết quả khảo sát (Xem phụ lục 3: Kết quả khảo sát) và ý kiến của nhiều chuyên gia đã đăng trên các báo, tạp chí khoa học có thể thấy nguồn vốn không phải là vấn đề quan trọng của một công ty mua bán nợ quốc gia ở Việt Nam mà nguồn lấy từ đâu mới đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang cần thắt chặt nợ công, việc sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu là một vấn đề hết sức nhạy cảm. Trong khâu xử lý các khoản nợ xấu đã mua về để thu hồi vốn, hay phục hồi giá trị các tài sản xấu, DATC muốn thành công phải lựa chọn cơ chế xử lý phù hợp với trình độ phát triển của thị trường tài chính quốc gia đó. Có 4 giải pháp thường được thực hiện như sau:

Thứ nhất, phương pháp chuyển nợ thành vốn cổ phần, thường được sử dụng tại các nước thực hiện đồng thời chương trình tái cơ cấu khu vực ngân hàng và khu



vực doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Khi áp dụng phương pháp này, các công ty mua bán nợ thường được Chính phủ bảo đảm về quyền ưu tiên hàng đầu khi các doanh nghiệp nhà nước thực hiện niêm yết rộng rãi hoặc khi có sự thay đổi quyền kiểm soát. Việc hoán đổi nợ thành vốn cổ phần là phương pháp được Trung Quốc sử dụng chủ yếu trong quá trình xử lý nợ xấu và gặt hái được khá nhiều thành công. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này cũng phải đối mặt với một số khó khăn nhất định như tỷ trọng cổ phần sở hữu của các công ty mua bán nợ trong phần lớn các trường hợp không đủ quyền để biểu quyết cho các quyết định liên quan đến việc đổi mới công tác quản trị của doanh nghiệp.

Thứ hai, phương pháp chứng khoán hóa là quá trình phát hành chứng khoán nợ trên cơ sở đảm bảo bởi dòng tiền mặt tương lai sẽ thu được từ một nhóm tài sản tài chính sẵn có. Do đó, các nhà đầu tư mua chứng khoán nợ chấp nhận rủi ro liên quan tới danh mục tài sản đảm bảo được đem ra chứng khoán hóa. Phương pháp này cho phép phát hành đa dạng các chứng khoán với các kỳ hạn và lãi suất khác nhau. Ðể thực hiện thành công phương pháp này đòi hỏi phải có: Khuôn khổ pháp lý hoàn thiện về chứng khoán hóa; thị trường vốn phát triển và sự ưa chuộng các sản phẩm chứng khoán hóa của các nhà đầu tư; hệ thống dữ liệu lịch sử về các khoản tín dụng, tài sản thế chấp phải đầy đủ và minh bạch; áp dụng các biện pháp bảo đảm cho chứng khoán phát hành. Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong việc xử lý nợ xấu tại Mỹ. Nghiệp vụ chứng khoán hóa cũng mở ra một thị trường mới cho các thành viên tham gia thị trường, giúp các thành viên tham gia thị trường có thêm những cách thức mới để tái vốn hóa các khoản nợ có bảo đảm.

Thứ ba, bán trực tiếp cho nhà đầu tư, thường được thực hiện dưới 3 hình thức bán nhóm, bán riêng lẻ và liên doanh hợp tác thông qua thương lượng hoặc bán đấu giá. Các tài sản được bán bao gồm các khoản nợ, cổ phần (chuyển từ các khoản nợ), các tài sản thế chấp và cổ phần.

Thứ tư, nợ xấu được chuyển giao sang công ty mua bán nợ Việt Nam nên được định giá theo giá thị trường nhưng cần phải thêm các đề nghị cùng chia sẻ lợi nhuận rủi ro hoặc các chế tài bắt buộc cũng giúp quá trình chuyển giao nợ xấu diễn



ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Việc xử lý có thể thực hiện theo một trong những phương thức sau: (1) Hoán đổi các khoản nợ của tập đoàn kinh tế và DNNN với các NHTM cho vay thành vốn cổ phần. Điều này tuy tốn chi phí nhưng sẽ tạo thuận lợi cho NHNN trong chỉ đạo việc hợp nhất, sáp nhập các NHTM phục vụ quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. (2) Xây dựng cơ chế hợp lý phải đảm bảo được các nguyên tắc hỗ trợ các NHTM thu hồi được vốn đã đầu tư vào nợ xấu nhưng không gây ra tổn thất lớn cho các NHTM; việc thu hồi nợ xấu không làm căng thẳng thị trường bất động sản; giảm thiểu tối đa thiệt hại của các nhà đầu tư; giảm thiểu tối đa chi phí của Chính phủ; tách biệt hoạt động xử lý nợ xấu và hoạt động kinh doanh của NHTM.

Hiện DATC đang áp dụng hình thức chuyển nợ thành vốn góp và chứng khoán hoá khoản nợ cũng có thu được kết quả khả quan về tỷ lệ thu hồi nợ sau khi mua. Tuy nhiên, với vốn nhỏ, hệ thống chưa đủ mạnh và nguồn nhân lực không lớn, các quy định tài chính ngặt nghèo đòi hỏi phải bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp, DATC cần phải thực hiện thêm 2 giải pháp thứ 3 và thứ 4 để giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho đơn vị và tăng khả năng mua thêm được nợ xấu giảm thời gian mua cũng như xử lý nợ và đảm bảo có lợi nhuận tốt hơn.

Ý nghĩa của giải pháp

Vấn đề tài chính luôn là vấn đề nan giải của các doanh nghiệp có sử dụng nguồn vốn ngân sách, đặc biệt là trong tình hình hiện nay, khi nợ công đang tăng cao. Việc tìm kiếm nguồn vốn để DATC sử dụng, không sử dụng nguồn vốn ngân sách từ bốn nguồn kể trên vừa góp phần tăng hiệu quả hoạt động cho DATC vừa tạo điều kiện cho DATC xử lý nợ xấu, thu hồi vốn bị lãng phí ở các DNNN, tăng thu cho ngân sách.

3.4.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại DATC

Cơ sở khoa học của giải pháp

Trong khi vốn DATC ít thì nợ xấu ngân hàng rất phức tạp. Kèm theo đó là việc phải đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp và xem xét các điều kiện tài sản đảm bảo... Vì thế, cần phải có năng lực thẩm định và những con người giỏi



chuyên môn nghiệp vụ, nếu không, đôi khi nợ xấu lại càng xấu. Ngoài ra, công tác quản trị nhân sự của DATC vẫn còn nhiều bất cập như công tác tuyển dụng còn đơn điệu, chưa mở rộng phạm vi tuyển chọn; công tác sử dụng nguồn nhân lực chưa thật phù hợp, chưa phát huy hết khả năng làm việc của người lao động; công tác đào tạo còn yếu và thiếu, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn nghiệp vụ chuyên môn; công tác đãi độ còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu công việc và với các đơn vị khác trong ngành tài chính; công tác quản trị lao động chưa thật sự gắn kết được người lao động, phát huy hết tinh thần sức mạnh.

Nội dung của giải pháp

Thứ nhất, DATC phải có đội ngũ nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm về nợ, về tín dụng và ngân hàng. Đây chính là điều kiện tiên quyết.

Thứ hai, đội ngũ nhân lực này phải đặt quyền lợi của quốc gia lên trên hết, chứ không phải là quyền lợi của công ty hay nhóm lợi ích nào, bởi trong vấn đề xử lý nợ này sẽ đưa đến vấn đề hết sức gay go là cái giá phải trả cho những món nợ. Có những món nợ mà chiết khấu của nó thấp, chỉ 5 - 10% hoặc có những món nợ tương đối có thể thu hồi được. Có những món nợ có thể mất vốn thì chiết khấu của nó có thể xuống đến 80 - 90%, thậm chí 95%, thì trong tất cả những khâu trong tiến trình thương lượng thì vấn đề định giá món nợ trên tỷ lệ chiết khấu là vấn đề vô cùng quan trọng. Những người làm việc trong công ty nợ phải là những người thật sự nhiệt tâm phục vụ cho quyền lợi của đất nước, chứ không phải cho nhóm lợi ích nào, vì thế, sự liêm chính của họ là điều tối quan trọng.

Thứ ba, cải cách chế độ lương, thưởng, các chế độ phúc lợi khác tại DATC theo hướng trả lương theo năng lực và hiệu quả làm việc của người lao động. Mức lương tốt còn góp phần hạn chế tham nhũng và giữ chân người tài cho DATC. Mức lương, thưởng, các chế độ này cũng cần công khai và đi kèm công bố trách nhiệm của người lao động ngay từ đầu để thu hút người tài tham gia tuyển dụng vào DATC cũng như tránh các dị nghị không cần thiết liên quan đến lương cao tại các DNNN như thời gian vừa qua.

Thứ tư, mở rộng phạm vi tuyển dụng, tuyển dụng công khai, minh bạch là một



trong những yêu cầu tiên quyết để có được đội ngũ nguồn nhân lực có khả năng và trung thực. Đồng thời, việc tuyển dụng công khai, minh bạch sẽ giúp cho DATC có thêm nguồn thông tin để kiểm chứng năng lực ứng viên được lựa chọn từ chính các ứng viên trong cùng kỳ thi tuyển, kể cả thông tin về mức độ trung thực của ứng viên đạt yêu cầu trong kỳ thi tuyển.

Ý nghĩa của giải pháp

Việc đổi mới phương thức quản trị nguồn nhân lực của DATC cần thực hiện ở tất cả các khâu: tuyển dụng, đào tạo và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực và các chế độ chính sách đối với người lao động, có như vậy DATC mới tạo ra cho mình được một đội ngũ nhân lực có hiệu quả, phát huy tối đa năng lực của người lao động, từ đó, thúc đẩy sự hiệu quả hoạt động cho DATC.

Vấn đề nhân sự ở DATC tương đối nhạy cảm vì liên quan đến lợi ích nhóm nên việc tuyển dụng công khai, quy trình tuyển dụng minh bạch là yêu cầu tất yếu và cần thiết để DATC có nguồn nhân lực chất lượng thật sự, có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho DATC.

3.4.4 Giải pháp về mô hình hoạt động: Giới thiệu mô hình hoạt động cho DATC tham khảo

Nội dung giải pháp:

Một trong những hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của DATC có xuất phát từ hạn chế về mô hình hoạt động, bao gồm quy mô vốn quá nhỏ, không có các ưu tiên đặc thù trong khi phải thực hiện nhiều nhiệm vụ chỉ có trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chính vì vậy, một mô hình hoạt động mới cho DATC tham khảo là cần thiết cũng là cơ sở để DATC nghiên cứu hoàn thiện phương án tự tái cơ cấu chính tổ chức và hoạt động của mình bên cạnh việc tái cơ cấu doanh nghiệp khách nợ.



Bảng 3.3 So sánh mô hình đề xuất và mô hình hiện tại của DATC


Tiêu chí

Hoạt động của DATC theo

mô hình hiện tại

Mô hình đề xuất




Nguồn vốn hoạt động khoảng




12.000 tỷ đồng,




Cơ sở tính toán:




Tổng nợ xấu 9/2015: 4.451.893 tỷ


Nguồn hoạt động


vốn


Vốn điều lệ:

Ban đầu: 2.000 tỷ đồng. Tăng lần 1: 2.481 tỷ đồng

Tăng lần 2: 6.000 tỷ đồng

đồng x 2,93% = 130.440 tỷ đồng (Nguồn: chương 2, mục 2.2.3).

Theo phụ lục 3 (kết quả tăng vốn được nhiều người đồng thuận

nhất): Bằng tối đa 30% tỷ lệ bình




quân giá mua nợ x tổng số nợ xấu




của nền kinh tế




130.440 tỷ đồng x 30% x 30% =




11.739 tỷ đồng.



Không tăng vốn thêm thông qua



nguồn từ NSNN cấp trực tiếp.



Trái phiếu huy động vốn từ nền



kinh tế (Trái phiếu DATC có lãi



suất, Chính phủ bảo lãnh)


Cơ cấu nguồn vốn

NSNN cấp trực tiếp theo

quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Trái phiếu chuyển đổi (Trái phiếu

DATC không lãi suất, trái phiếu DATC có lãi suất)



Tự tăng vốn từ nguồn xử lý nợ, tài



sản thu được.



Mua nợ bằng chứng chỉ nợ, có thể



chuyển thành vốn góp tại DNNN



sau chuyển đổi thành CTCP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - 9

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023