Sự Cần Thiết Phải Đổi Mới Căn Bản, Toàn Diện Giáo Dục Và Đào Tạo:

* Khái niệm quản lý giáo dục:

Nhà nước quản lý mọi hoạt động của xã hội trong đó có hoạt động giáo dục. Nhà nước quản lý giáo dục thông qua tập hợp các tác động hợp quy luật được thể chế hóa bằng pháp luật của chủ thể quản lý, nhằm tác động đến các phân hệ quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục mà kết quả cuối cùng là chất lượng, hiệu quả đào tạo thế hệ trẻ.

Đã có nhiều nghiên cứu về quản lý nói chung cho nên cũng có nhiều quan niệm khác nhau về QLGD.

- QLGD theo nghĩa tổng quát là: "Hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội".

Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người; tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- QLGD là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển xã hội.

Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: "QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất".

Như vậy, quản lý giáo dục là tổng hợp các biện pháp tổ chức, kế hoạch hóa nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường các cơ quan trong hệ thống giáo dục.

QLGD là quá trình vận dụng nguyên lý, khái niệm, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục. QLGD là sự tác động có chủ đích của chủ thể QL đến đối tượng QL trong lĩnh vực GD nhằm đạt mục tiêu xác định.

1.2.2.4. Quản lý đội ngũ GVCN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

QL đội ngũ GVCN là quá trình tác động có mục đích, kế hoạch của cán bộ QL nhà trường đến đội ngũ GVCN nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

Quản lý đội ngũ GVCN là hoạt động có mục đích, định hướng với các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đến tập thể GVCN nhằm phát huy một cách có hiệu quả nguồn nhân lực vào việc tổ chức thực hiện công tác chủ nhiệm nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS.

Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở xã Trịnh Xá, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 4

1.2.3. Trường phổ thông, trường THCS

Giáo dục phổ thông là hình thức giáo dục chính quy, thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường phổ thông là cơ sở GD phổ thông, bảo đảm đủ các điều kiện về cán bộ QL, GV dạy các môn học, nhân viên hành chính, …; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính. Trường phổ thông nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước; thực hiện chương trình GD phổ thông và kế hoạch giảng dạy do Bộ GD&ĐT quy định.

Giáo dục phổ thông gồm 2 bậc Tiểu học và Trung học. Bậc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5; bậc Trung học gồm: bậc THCS từ lớp 6 đến lớp 9 và bậc THPT từ lớp 10 đến lớp 12. Trường phổ thông gồm có trường Tiểu học, trường THCS và trường THPT.

- Trường THCS là cơ sở giáo dục của cấp Trung học, nối tiếp bậc học Tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường THCS có từ lớp 6 đến lớp 9, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.

- Trường THPT là cơ sở giáo dục của cấp Trung học nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường THPT có từ lớp 10 đến lớp 12, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.

1.2.4. Bối cảnh đổi mới giáo dục

1.2.4.1. Sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo:

Qua ba lần cải cách và quá trình đổi mới những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, giáo dục đã bộc lộ những yếu kém, bất cập, trong đó có những vấn đề gây bức xúc xã hội kéo dài. Nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp về giáo dục có hiệu quả trong giai đoạn vừa qua, nay đã không còn phù hợp, cần được điều chỉnh.

Yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đặc biệt là yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao đòi hỏi giáo dục phải đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân, nhanh chóng góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Nếu không đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT tạo thì nhân lực sẽ là yếu tố cản trở sự phát triển của đất nước.

Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học GD và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi GD phải đổi mới. Thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về nguồn nhân lực và về khoa học và công nghệ. Xu thế chung của thế giới khi bước vào thế kỷ XXI là các nước tiến hành đổi mới mạnh mẽ hay cải cách GD.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” và “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền GD quốc dân”.

1.2.4.2. Bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo

* Thuận lợi

- Đất nước ổn định về chính trị, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm qua, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 với yêu

cầu tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, cùng với Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2020 là những tiền đề cơ bản để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.

- Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm, chăm lo phát triển GD&ĐT, mong muốn đổi mới căn bản, toàn diện nền GD, tận dụng cơ hội phát triển đất nước trong giai đoạn "cơ cấu dân số vàng" và hội nhập quốc tế mạnh mẽ.

- Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới giáo dục.

- Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng tạo cơ hội thuận lợi để nước ta tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục và quản lý giáo dục hiện đại và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển giáo dục.

- Nhân dân ta với truyền thống hiếu học và chăm lo cho giáo dục, sẽ tiếp tục dành sự quan tâm và đầu tư cao cho giáo dục và đào tạo.

* Thách thức

- Nguồn lực Nhà nước và khả năng của phần đông gia đình đầu tư cho giáo dục và đào tạo, nhất là về tài chính còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục trong khi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, sự phát triển không đều giữa các địa phương vẫn là nguyên nhân của sự bất bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục và sự chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các đối tượng người học và các vùng miền.

- Tư duy bao cấp, sức ỳ trong nhận thức, tác phong quan liêu trong ứng xử với giáo dục của nhiều cấp, nhiều ngành, của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng như tư duy bao cấp và tâm lý khoa bảng của người dân còn lớn, không theo kịp sự phát triển nhanh của kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ.

- Khoảng cách phát triển về kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ giữa nước ta và các nước tiên tiến có xu hướng gia tăng. Hội nhập quốc tế và hiện tượng thương mại hóa giáo dục đang làm nảy sinh nhiều nguy cơ tiềm ẩn như sự thâm nhập lối sống không lành mạnh, xói mòn bản sắc văn hoá dân tộc; sự thâm nhập của các loại dịch vụ giáo dục kém chất lượng, lạm dụng dạy thêm, học thêm, chạy trường, chạy điểm, v.v...

1.2.4.3. Quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ tư duy, quan điểm đến mục tiêu, hệ thống, chương trình giáo dục, các chính sách, cơ chế và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; đổi mới ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, ở cả Trung ương và địa phương, ở mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Đổi mới để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhu cầu học tập của nhân dân.

Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, có tầm nhìn dài hạn, các giải pháp đồng bộ, khả thi, có cơ sở khoa học.

Đổi mới căn bản và toàn diện không có nghĩa là làm lại tất cả, từ đầu mà cần vừa củng cố, phát huy các thành tựu và điển hình đổi mới, vừa kiên quyết chấn chỉnh những lệch lạc, những việc làm trái quy luật, phát triển những nhân tố tích cực mới; đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp với thực tế đất nước, địa phương. Những hạn chế, thách thức của giáo dục phải được nhận thức sâu sắc, có giải pháp hữu hiệu và lộ trình để khắc phục, vượt qua để đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới.

1.2.5. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của GVCN

1.2.5.1. Vị trí của GVCN

GVCN là thành viên của Hội đồng sư phạm, là người thay mặt Hiệu trưởng QL và chịu trách nhiệm về chất lượng GD toàn diện HS lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở đơn vị lớp.

GVCN là cầu nối giữa hiệu trưởng, các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh. Nói cách khác, GVCN là người đại diện hai phía, một mặt đại điện cho Hội đồng sư phạm, mặt khác lại đại diện cho tập thể học sinh trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm lớp.

1.2.5.2. Vai trò của GVCN

GVCN là người thay mặt hiệu trưởng QL lớp học. Vai trò QL đó được thể hiện trong việc xây dựng kế hoạch GD; tổ chức các hoạt động GD; hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động GD theo kế hoạch; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng của HS. GVCN chịu trách nhiệm về kết quả học tập và rèn luyện của HS trong lớp. Do đó, có thể nói trách nhiệm của GVCN lớp rất nặng nề. Đồng thời, GVCN là linh hồn của tập thể lớp, là người tập hợp HS thành một khối đoàn kết. GVCN sẽ để lại trong lòng HS những ấn tượng sâu sắc, tốt đẹp nhất. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của GVCN càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt.

Trong quá trình làm việc, GVCN là người tổ chức các hoạt động GD học sinh trong lớp. Vai trò tổ chức của GVCN được thể hiện trong các việc: Thành lập bộ máy tự quản của lớp; phân công trách nhiệm cho từng cá nhân và cho các tổ, nhóm; tổ chức các hoạt động của lớp theo mục tiêu GD đã được xây dựng; các hoạt động của lớp thực hiện theo năm mặt toàn diện. Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của HS trong lớp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tổ chức GD của GVCN.

GVCN là người cố vấn đắc lực của Chi đội Thiếu niên tiền phong trong việc tổ chức sinh hoạt tập thể nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục chung.

Trong quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường, GVCN là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách học sinh và là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

GVCN vừa đưa ra những định hướng, mục tiêu phát triển, giáo dục HS vừa phải tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội có liên quan nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm, giáo dục HS hiệu quả.

GVCN cũng là người triển khai những yêu cầu giáo dục của nhà trường đến với gia đình học sinh, đồng thời cũng là người tiếp nhận các thông tin phản hồi từ học sinh, gia đình học sinh, các dư luận xã hội về học sinh trở lại với nhà trường để giúp lãnh đạo nhà trường có giải pháp quản lý, phối hợp hiệu quả, đồng thời tạo lập mối liên hệ thông tin đa chiều giữa nhà trường – gia đình học sinh – xã hội.

GVCN giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp các lực lượng GD: Gia đình, nhà trường, xã hội là ba lực lượng GD, trong đó nhà trường là lực lượng GD có tính chất chuyên nghiệp. GVCN liên hệ chặt chẽ với giáo viên các bộ môn, với Hội đồng nhà trường, với Ban Giám hiệu. GVCN là người giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp các lực lượng GD. Do vậy, GVCN phải là người đứng ra điều phối và kết hợp cùng các lực lượng GD để tổ chức các hoạt động GD một cách có hiệu quả nhất.

Năng lực chuyên môn, đạo đức, uy tín và kinh nghiệm công tác của GVCN là điều kiện quan trọng nhất cho việc tổ chức, phối hợp thành công các hoạt động GD học sinh của lớp.

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Hội đồng trường

Tổ chuyên môn và

Tổ chủ nhiệm

Các giáo viên bộ môn của lớp học

Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh của lớp

Ban cán sự, ban chỉ huy chi đội

Giáo viên chủ nhiệm

Đội TNTP

Hồ Chí Minh

Văn phòng và các bộ phận trong trường (bảo vệ, …)

Học sinh lớp chủ nhiệm

Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ giữa GVCN với một số tổ chức đoàn thể trong nhà trường

1.2.5.3. Chức năng của GVCN

* Chức năng quản lý:

GVCN phải biết tổ chức, quản lý học sinh. Như trên đã nêu, lớp là một tập thể, là một tế bào của tập thể nhà trường. Vì vậy, bộ máy quản lý lớp nằm trong bộ máy quản lý chung của nhà trường. GVCN là người thay mặt Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm phụ trách công tác quản lý trong phạm vi lớp mình làm chủ nhiệm. Ở đây, GVCN phải:

- Thiết kế được kế hoạch xây dựng và phát triển tập thể học sinh.

- Phát huy được ý thức tự quản của học sinh, xây dựng được bộ máy của lớp có đủ năng lực và uy tín điều hành các hoạt động chung.

- Cố vấn cho bộ máy này hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

- Tổ chức kiểm tra, đánh gia hoạt động của lớp, của từng học sinh.

- Báo cáo Hiệu trưởng theo chế độ đã quy định.

Cuối cùng chức năng QL, GD của GVCN còn được thể hiện ở chỗ tổ chức tập hợp, khai thác sức mạnh tổng hợp của các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường nhằm thúc đẩy sự phát triển nhân cách toàn diện của từng thành viên.

* Chức năng giáo dục:

GVCN quan tâm đến sự phát triển toàn diện của mọi học sinh trong tập thể lớp, phải nắm vững được những đặc điểm chung của lớp, của từng học sinh; có mục tiêu, nội dung, hình thức giáo dục thích hợp, có những tác động sư phạm hợp quy luật, mang lại hiệu quả; chú ý giáo dục cá biệt, cá nhân hóa giáo dục; đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng toàn diện của lớp, của từng học sinh.

* Chức năng đại diện:

GVCN là người đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu đối với học sinh với phương pháp thuyết phục, thái độ nghiêm túc để mỗi học sinh và tập thể lớp ý thức được đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Đồng thời GVCN cũng là người trực tiếp phản ánh tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đề xuất của tập thể học sinh lớp mình lên lãnh đạo nhà trường.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 23/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí