DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của một hệ thống quản lý 11
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các chức năng quản lý 15
Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ giữa GVCN với một số tổ chức đoàn thể trong nhà trường
......................................................................................................................... 22
Biểu đồ 2.1: Nội dung đánh giá về phẩm chất của GVCN 44
Biểu đồ 2.2: Đánh giá năng lực đội ngũ GVCN 46
Biểu đồ 2.3: Kết quả khảo sát về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của GVCN 48
Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát nhận thức của HS về vai trò của GVCN 49
Biểu đồ 2.5: Kết quả khảo sát về nhận thức của phụ huynh học sinh về vai trò của GVCN 50
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở xã Trịnh Xá, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 1
- Sơ Đồ Thể Hiện Mối Quan Hệ Giữa Các Chức Năng Quản Lý
- Sự Cần Thiết Phải Đổi Mới Căn Bản, Toàn Diện Giáo Dục Và Đào Tạo:
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Quản Lý Đội Ngũ Gvcn
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Biểu đồ 2.6: Nhận thức của GVCN về công tác chủ nhiệm 52
Biểu đồ 2.7: Đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm 54
Biểu đồ 2.8: Kết quả khảo sát học sinh về các biện pháp giáo dục của GVCN
......................................................................................................................... 56
Biểu đồ 2.9: Kết quả khảo sát học sinh về mối quan hệ giữa GVCN với học sinh và gia đình học sinh 57
Biểu đồ 2.10: Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về việc phân công GVCN trong trường THCS 60
Biểu đồ 2.11. Khảo sát GV về tiêu chí đánh giá, xếp loại GVCN 63
Biểu đồ 2.12. Kết quả khảo sát công tác Đào tạo của giáo viên 65
Biểu đồ 2.13. Kết quả khảo sát việc tổ chức bồi dưỡng GVCN của hiệu trưởng 66
Biểu đồ 2.14. Kết quả khảo sát về các nội dung bồi dưỡng GVCN 67
Hình 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý đã đề xuất 87
Biểu đồ 3.1. Tương quan về tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất
……………………………………………………………………………… 92
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong mỗi cơ quan, đơn vị thì đội ngũ đóng vai trò quyết định tới chất lượng, hiệu quả công việc. Trong trường phổ thông, GVCN lớp là người tổ chức, quản lý trực tiếp và sâu sát nhất về mọi mặt đối với HS và thực hiện GD đạo đức, lối sống, phát triển nhân cách cho từng HS. Vì thế, đội ngũ GVCN lớp giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng và duy trì nền nếp, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện HS. Đồng thời, GVCN lớp là “cầu nối” giữa nhà trường và gia đình HS, góp phần thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng GD toàn diện HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập và tồn tại. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của đội ngũ GVCN trong việc GD toàn diện cho HS ở các trường phổ thông; sự thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa GVCN lớp với GV bộ môn, các đoàn thể xã hội và gia đình HS. Mặt khác, biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với đội ngũ GVCN lớp chưa thật hợp lý trong nền kinh tế thị trường.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng và thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản của sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Đây là yêu cầu cấp bách đối với toàn xã hội nói chung, và ngành giáo dục nói riêng.
Đại hội XI đã chỉ rõ: “Phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.
Như vậy, phát triển GD&ĐT đã trở thành mục tiêu chiến lược của
công cuộc đổi mới đất nước, được xem là cuộc cách mạng mang tính thời đại sâu sắc. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD là lực lượng cách mạng quan trọng, quyết định thắng lợi sự nghiệp đổi mới giáo dục, góp phần phát triển đất nước.
Trong những năm gần đây, dư luận xã hội rất bức xúc khi chứng kiến nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra, hoặc một số HS mắc vào các tai tệ nạn xã hội. Nguyên nhân do HS thiếu hiểu biết, thiếu kĩ năng sống đã dẫn đến lối sống lệch lạc trong một bộ phận học sinh. Điều đó làm cho hình ảnh nhà trường xấu đi trong cách nhìn nhận của xã hội. Một trong những nguyên nhân không nhỏ là do các nhà trường chưa dành sự quan tâm thoả đáng đến hoạt động của đội ngũ GVCN lớp, những người có vai trò quan trọng, trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách cho các em học sinh.
Vấn đề quản lý đội ngũ GVCN ở trường phổ thông chưa được quan tâm đúng mức để nâng cao chất lượng GD toàn diện. Để đạt được các mục tiêu giáo dục đề ra, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học”, đồng thời đổi mới hoạt động quản lý, trong đó có quản lý đội ngũ GVCN.
Việc nghiên cứu thực trạng đội ngũ GVCN và quản lý đội ngũ GVCN ở trường THCS Trịnh Xá, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam để đưa ra các biện pháp quản lý đồng bộ, phù hợp với thực tế của địa phương nhằm tăng cường vai trò của đội ngũ GVCN, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng GD toàn diện HS là vấn đề cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Quản lý đội ngũ GVCN ở trường THCS xã Trịnh Xá, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra biện pháp quản lý đội ngũ GVCN ở trường THCS, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trường Trung học cơ sở nói chung và nâng cao chất lượng của công tác chủ nhiệm lớp nói riêng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu vấn đề lý luận của quản lý, quản lý giáo dục, trong đó có hoạt động quản lý đội ngũ GVCN.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ GVCN và các biện pháp quản lý đội ngũ GVCN ở trường THCS Trịnh Xá, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất biện pháp quản lý đội ngũ GVCN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THCS Trịnh Xá, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ GVCN ở trường THCS.
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đội ngũ GVCN ở trường THCS xã Trịnh Xá, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Quản lý đội ngũ GVCN ở trường phổ thông dựa trên cơ sở lý luận
nào?
- Thực trạng đội ngũ GVCN và công tác quản lý đội ngũ GVCN ở
trường THCS Trịnh Xá hiện nay như thế nào?
- Biện pháp nào có thể sử dụng để quản lý đội ngũ GVCN trường THCS Trịnh Xá trong bối cảnh đổi mới giáo dục?
6. Giả thuyết khoa học
Hiệu quả của hoạt động chủ nhiệm lớp và chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trường THCS Trịnh Xá sẽ được nâng cao nếu Hiệu trưởng có những biện pháp quản lý đội ngũ GVCN một cách khoa học và phù hợp với thực tiễn của địa phương.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung trọng tâm: Quản lý đội ngũ GVCN ở trường THCS xã Trịnh Xá, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2013-2014; 2014-2015.
- Không gian thực hiện nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ GVCN ở trường THCS xã Trịnh Xá, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Thu thập và đọc các tài liệu lý luận, các văn bản pháp quy, các công trình nghiên cứu khoa học về Quản lý giáo dục, quản lý đội ngũ GVCN. Từ đó, phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến luận văn.
- Phân tích và tổng hợp các quan niệm về QLGD, quản lý đội ngũ GVCN ở trường THCS.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Tiếp cận, xem xét, thu thập dữ liệu từ thực tiễn đội ngũ GVCN và quản lý đội ngũ GVCN ở trường THCS Trịnh Xá, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp trò chuyện: Trao đổi các GVCN để hiểu thêm về nhu cầu, điều kiện của GVCN. Trao đổi cán bộ quản lý các trường nhằm thu thập những thông tin cần thiết bổ sung cho phương pháp điều tra khảo sát.
- Phương pháp điều tra bằng bảng phiếu: Xây dựng các phiếu điều tra để khảo sát các đối tượng liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Tiến hành nghiên cứu, tiếp thu các kinh nghiệm quản lý đội ngũ GVCN ở các trường.
8.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp kết quả, xử lý và phân tích các số liệu từ các phiếu hỏi thu thập được.
Minh họa bằng biểu đồ.
9. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận: Làm sáng tỏ hơn các khái niệm cơ bản, phát hiện thực trạng quản lý đội ngũ GVCN ở trường THCS Trịnh Xá, TP Phủ Lý, Hà Nam.
- Về mặt thực tiễn:
+ Đề xuất biện pháp quản lý đội ngũ GVCN của Hiệu trưởng ở trường THCS Trịnh Xá, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
+ Góp phần vào việc phổ biến kinh nghiệm quản lý đội ngũ GVCN của Hiệu trưởng trong các trường THCS.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ GVCN ở trường phổ
thông.
- Chương 2: Thực trạng quản lý đội ngũ GVCN ở trường THCS xã
Trịnh Xá, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Chương 3: Biện pháp quản lý đội ngũ GVCN ở trường THCS xã Trịnh Xá, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Nghiên cứu quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trên thế giới
Ngay từ khi bắt tay vào xây dựng nhà nước XHCN, V.I. Lê-nin đã rất coi trọng việc xây dựng đội ngũ giáo viên. Người viết: “Chúng ta phải làm cho giáo viên ở nước ta có một địa vị mà trước đây họ chưa từng có, hiện nay vẫn không có và không thể có được trong xã hội tư sản”.
Trong báo cáo (1996) với nhan đề “Học tập: Một kho báu tiềm ẩn” của UNESCO đã xem xét vấn đề GD suốt đời như là việc học tập dựa trên bốn trụ cột lớn: “Học để biết; Học để làm; Học để cùng chung sống; Học để cùng tồn tại”. Đây chính là định hướng cốt lõi cho GD học sinh trong các trường phổ thông. Vấn đề GD để làm gì? GD cái gì? và GD như thế nào?
Trong tác phẩm “Phương pháp công tác chủ nhiệm lớp” (NXB Giáo dục Matxcơva, 1984), Bôn-đư-rép đã trình bày những phương pháp cơ bản về cách thức thực hiện công tác chủ nhiệm lớp ở các trường phổ thông. [12].
Từ định hướng trên, các nước phát triển đã chỉ ra những nội dung GD cho HS trung học mà có liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp. Những nội dung GD học sinh như: GD kĩ năng sống, GD những giá trị sống, GD hướng nghiệp, … Theo quan điểm của UNESCO đã cho rằng GD trung học là giai đoạn mà thế hệ trẻ lựa chọn cho mình những giá trị cần thiết cho cuộc sống cũng như con đường chuẩn bị bước vào hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống sau này. Đặc biệt, cuốn tài liệu tập huấn kĩ năng cơ bản trong tham vấn (Unicef 2005) cũng đưa ra những cách thức tham vấn cho HS lứa tuổi thanh niên. Như vậy, GV cần tổ chức các hoạt động khác nhau để HS có thể tham gia được dễ dàng và học được rất nhiều thứ từ đó.
Tài liệu dịch từ thành tựu nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về lĩnh vực này có cuốn Công tác chủ nhiệm lớp của tác giả Lê Khánh Bằng - Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội.
1.1.2. Nghiên cứu quản lý đội ngũ GVCN ở Việt Nam
Vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nếu không có thày giáo thì không có giáo dục” [29].
Nhiều Hội thảo khoa học về chủ đề đội ngũ giáo viên dưới góc độ quản lý giáo dục theo ngành, bậc học đã được thực hiện. Có thể kể đến một số nghiên cứu loại này của các tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Thành Hoàn, Trần Bá Hoành, ... Việc xây dựng đội ngũ giáo viên cũng đã được một số công trình nghiên cứu, đề cập. Tại Hội thảo khoa học “Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên” do Khoa Sư phạm- Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức, nhiều báo cáo tham luận của các tác giả như Trần Bá Hoành, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Khánh Bằng, Đặng Xuân Hải,
... cũng đã đề cập đến việc đào tạo đội ngũ giáo viên trước nhiệm vụ mới của Giáo dục – Đào tạo.
Các báo cáo tham luận hội thảo cũng bước đầu xác định những dấu hiệu để nhận biết GVCN bao gồm: là chuyên gia sư phạm, là chuyên gia về khoa học sáng tạo, là chuyên gia hướng dẫn, tư vấn.
Có nhiều nhà khoa học cũng quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp với các công trình như: Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ, “Những tình huống giáo dục HS của người GVCN”, NXB ĐHQG Hà Nội, 2000; Hà Nhật Thăng (chủ biên), “Phương pháp công tác của người GVCN trường Phổ thông”, NXB ĐHQG Hà Nội, 2001; Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỷ, “Công tác GVCN ở trường phổ thông”, NXBGD, 1998; Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Kỷ yếu hội thảo Công tác GVCN ở trường phổ thông”, NXBGD, 2010.
Nguyễn Thị Kim Dung: Công tác chủ nhiệm lớp- Nội dung quan trọng trong Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. Kỷ yếu Hội thảo