3.3.2. Biện pháp chủ đạo
Các biện pháp nêu trên đều có vai trò quan trọng. Mỗi biện pháp có ảnh hưởng riêng tới chất lượng đội ngũ GVCN. Tuy nhiên, biện pháp có tính hạt nhân, quyết định đến chất lượng quản lý đội ngũ GVCN là “Biện pháp 2. Lựa chọn, phân công hợp lý GVCN”.
Các biện pháp còn lại là những biện pháp mang tính hỗ trợ, có vai trò quan trọng làm đòn bẩy thúc đẩy chất lượng quản lý đội ngũ GVCN.
Mỗi biện pháp nêu trên đều có những ảnh hưởng nhất định đối với nhau. Do đó cần phải có những nhận định sát thực, tinh tế về các biện pháp để có thể vận dụng chúng một cách hợp lý nhất vào trong công tác quản lý để đạt được hiệu quả cao nhất.
3.4. Kết quả khảo nghiệm giá trị khoa học của các biện pháp quản lý đội ngũ GVCN được đề xuất
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Khảo nghiệm để đánh giá giá trị khoa học của các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm được đề xuất.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
- Khảo nghiệm về sự cần thiết của từng biện pháp.
- Khảo nghiệm về tính khả thi của từng biện pháp.
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm
- Phương pháp điều tra viết:
Chúng tôi thiết kế các phiếu hỏi về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Các phiếu được gửi đến các cán bộ quản lý, GV có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực chủ nhiệm, quản lý và thu nhận lại. Các phiếu được xử lý theo các thông số cần thiết.
- Phương pháp chuyên gia:
Chúng tôi xin ý kiến trực tiếp của các chuyên gia, người có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý đội ngũ GVCN.
Các ý kiến nhận xét được ghi nhận, được xem xét và thảo luận nhằm làm sáng tỏ những biện pháp này có khả thi trong thực tiễn hay không.
3.4.4. Địa bàn khảo nghiệm và khách thể khảo nghiệm:
Tôi đã hỏi ý kiến của 35 người ở địa bàn thành phố Phủ Lý và các huyện Bình Lục, Lý Nhân, Duy Tiên của tỉnh Hà Nam, gồm:
- 20 cán bộ quản lý,
- 10 Chủ tịch Công đoàn của 10 trường,
- 05 GVCN có nhiều kinh nghiệm được thừa nhận của 05 trường.
3.4.5. Cách thức tiến hành khảo nghiệm
Tôi đã soạn sẵn phiếu trưng cầu ý kiến với câu hỏi về tính cần thiết và câu hỏi về tính khả thi của 6 biện pháp được đề xuất và tiến hành xin ý kiến của 35 người được chọn.
3.4.6. Kết quả khảo nghiệm
Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp được đề xuất được tổng hợp trong các bảng sau:
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất
Các biện pháp quản lý đội ngũ GVCN | Mức độ cần thiết | ||||||
Cần thiết | Ít cần thiết | Không cần thiết | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Biện pháp 1. Bổ sung giáo viên có đủ đức, đủ tài theo định mức biên chế | 34 | 97,1 | 1 | 2,9 | 0 | 0 |
2 | Biện pháp 2. Lựa chọn, phân công hợp lý GVCN | 35 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 |
3 | Biện pháp 3. Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVCN trong nhà trường | 33 | 94,3 | 2 | 5,7 | 0 | 0 |
4 | Biện pháp 4. Bồi dưỡng kiến thức khoa học giáo dục cho đội ngũ GVCN | 32 | 91,4 | 3 | 8,6 | 0 | 0 |
5 | Biện pháp 5. Tạo môi trường thuận lợi, động viên khuyến khích GVCN | 34 | 97,1 | 1 | 2,9 | 0 | 0 |
6 | Biện pháp 6. Thường xuyên tổ chức trao đổi kinh nghiệm cho GVCN | 33 | 94,3 | 2 | 5,7 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Khảo Sát Công Tác Đào Tạo Của Giáo Viên
- Đảm Bảo Tính Khả Thi, Phù Hợp Với Tình Hình Thực Tế Của Trường
- Biện Pháp 5. Tạo Môi Trường Thuận Lợi, Động Viên Khuyến Khích Gvcn.
- Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở xã Trịnh Xá, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 14
- Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở xã Trịnh Xá, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 15
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Số liệu ở bảng 3.1. cho thấy:
- Các biện pháp nêu trên đều cần thiết, đạt tỷ lệ cao (từ 91,4% đến 100%).
- Biện pháp 2 “Lựa chọn, phân công hợp lý GVCN” được đánh giá mức độ cần thiết đạt tỷ lệ cao nhất (100%).
Tất cả các ý kiến đều đồng ý mức độ cần thiết của biện pháp này.
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
Các biện pháp quản lý đội ngũ GVCN | Mức độ khả thi | ||||||
Khả thi | Ít khả thi | Không khả thi | |||||
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | ||
1 | Biện pháp 1. Bổ sung giáo viên có đủ đức, đủ tài theo định mức biên chế | 33 | 94,3 | 2 | 5,7 | 0 | 0 |
2 | Biện pháp 2. Lựa chọn, phân công hợp lý GVCN | 35 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 |
3 | Biện pháp 3. Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVCN trong nhà trường | 34 | 97,1 | 1 | 2,9 | 0 | 0 |
4 | Biện pháp 4. Bồi dưỡng kiến thức khoa học giáo dục cho đội ngũ GVCN | 33 | 94,3 | 2 | 5,7 | 0 | 0 |
5 | Biện pháp 5. Tạo môi trường thuận lợi, động viên khuyến khích GVCN | 34 | 97,1 | 1 | 2,9 | 0 | 0 |
6 | Biện pháp 6. Thường xuyên tổ chức trao đổi kinh nghiệm cho GVCN | 33 | 94,3 | 2 | 5,7 | 0 | 0 |
Số liệu ở bảng 3.2. cho thấy:
- Các biện pháp nêu trên đều có mức độ khả thi đạt tỷ lệ cao (từ 94,3% đến 100%).
- Biện pháp 2 “Lựa chọn, phân công hợp lý GVCN” được đánh giá mức độ khả thi đạt tỷ lệ cao nhất (100%). Tất cả các ý kiến đều đồng ý mức độ khả thi của biện pháp này.
Biểu đồ 3.1. Tương quan về tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất
100
98
96
94
92
Tính cần thiết
Tính khả thi
90
88
86
Biện pháp Biện pháp Biện pháp Biện pháp Biện pháp Biện pháp
1 2 3 4 5 6
Tiểu kết Chương 3
Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý đội ngũ GVCN ở trường THCS Trịnh Xá, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN.
Các biện pháp này đã được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi dựa vào phương pháp thăm dò ý kiến và tổng kết kinh nghiệm.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy tất cả các biện pháp nêu trên đều được đánh giá ở mức độ cần thiết và khả thi với tỷ lệ rất cao. Những biện pháp đó khi được triển khai thực hiện sẽ có tác dụng thiết thực đối với công tác chủ nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.
Những biện pháp nghiên cứu trên mới chỉ là bước khởi đầu, cần có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp ngành và sự phối hợp hưởng ứng một cách tích cực, tự giác của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên để đạt được kết quả như mong đợi.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trước yêu cầu phát triển GD&ĐT nhằm đào tạo nguồn nhân lực cao phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì công tác quản lý đội ngũ GVCN là rất quan trọng, bởi vì “Nhà giáo đóng vai trò chủ yếu trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo”.
Luận văn đã khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ GVCN, công tác quản lý đội ngũ GVCN ở trường THCS xã Trịnh Xá, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trong thời gian từ năm 2014 đến nay. Công tác quản lý đội ngũ GVCN trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Tuy nhiên, do còn thiếu tính đồng bộ, thiếu tính hệ thống, tồn tại nhiều điểm bất cập, hạn chế như: công tác tuyển dụng, đánh giá, bồi dưỡng, động viên chưa phát huy tối đa hiệu quả.
Dựa trên việc nghiên cứu lý luận một số vấn đề về quản lý và QL đội ngũ GVCN, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ GVCN và công tác QL đội ngũ GVCN, luận văn đã giải quyết được các vấn đề đặt ra bằng việc đề xuất 6 biện pháp QL đội ngũ GVCN ở trường THCS xã Trịnh Xá, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay cũng như định hướng phát triển của nhà trường trong tương lai.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bộ GD&ĐT cần có quy định bổ sung điều chỉnh về giảm số tiết giảng dạy cho GVCN từ 4 tiết/tuần như hiện nay lên 6 tiết/tuần, cho phù hợp với thực tế công tác của GVCN.
- Bộ GD&ĐT cần có quy định về việc thành lập tổ chủ nhiệm, có chế độ bồi dưỡng đối với chức danh tổ trưởng Tổ chủ nhiệm.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam
- Sở GD&ĐT cần thường xuyên có các chuyên đề bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm cho GVCN nói chung và cho GV trẻ. Những tài liệu này mang tính cập nhật và thiết thực với thực tế công tác chủ nhiệm lớp của từng cấp học.
- Tư vấn Tài liệu tham khảo về công tác chủ nhiệm cho các trường học.
2.3. Đối với trường Sư phạm
- Có chiến lược, kế hoạch Đào tạo phù hợp.
- Quan tâm hơn nữa tới Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng làm GVCN.
2.4. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Phủ Lý
- Tham mưu cho UBND thành phố tuyển dụng đội ngũ GV có phẩm chất, năng lực, nghiệp vụ sư phạm tốt cho các trường. Mặt khác, đảm bảo số lượng và cơ cấu giáo viên các môn học.
- Tổ chức tập huấn cho tất cả GVCN vào dịp trước thềm năm học mới với thời lượng thích hợp (khoảng 3 ngày). Tất cả các GVCN đều được tham dự tập huấn và trực tiếp được bồi dưỡng các chuyên đề cho GVCN từ các chuyên gia.
- Khi tham mưu bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học cần chú ý tới đối tượng đã từng làm GVCN, có năng lực tốt.
- Tổ chức Hội thi GVCN giỏi cấp thành phố không nên hạn chế số lượng mỗi đơn vị chỉ có 01 GV đăng ký tham dự.
2.5. Đối với Hiệu trưởng các trường THCS TP Phủ Lý và tỉnh Hà Nam
- Hiệu trưởng và cán bộ QL nhà trường cần nâng cao nhận thức trách nhiệm và năng lực QL đội ngũ GVCN.
- Cần quan tâm đến điều kiện làm việc của các GVCN, tạo điều kiện thuận lợi cho họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tổ chức cho GV tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm với các trường tiên tiến trong và ngoài tỉnh.
- Khi bổ nhiệm Tổ trưởng chuyên môn cần xem xét tới đối tượng đã từng là GVCN có năng lực tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (1998), Một số suy nghĩ về chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ QLGD phục vụ công cuộc đổi mới sự nghiệp GD&ĐT. Kỷ yếu hội thảo khoa học cán bộ QLGD trước yêu cầu CNH, HĐH Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (2005), Giáo dục và phát triển, quan điểm phát triển con người và chỉ số phát triển con người HDI. Các tập bài giảng khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCHTW khoá VIII, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diên Giáo dục và Đào tạo
5. Nguyễn Thanh Bình (2000), Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT, Mã số: SPHN-09-465 NCSP.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày ngày 16 tháng 4 năm 2008 Quy định về đạo đức nhà giáo.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 Ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009, Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV Phổ thông.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Kỷ yếu hội thảo Công tác GVCN ở trường phổ thông, NXBGD.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.