Thống Kê Số Lượng Và Chất Lượng Giáo Viên Dạy Môn Toán Các Trường Thcs Thành Phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh

Bảng 2.5. Thống kê số lượng và chất lượng giáo viên dạy môn Toán các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh‌


T/số

Phân theo hệ đào tạo

Phân loại theo năng lực

Th.s

Đại học

Cao

đẳng

Trung

cấp


Xuất sắc

Khá

Trung

bình

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

121

12

10%

109

90%

0

0

0

0



50

41,3

71

58,7

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh - 8

(Nguồn: Tổng hợp của Phòng GD-ĐT thành phố Bắc Ninh

Nhận xét: Qua bảng thống kê phân loại chất lượng giáo viên dạy môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cho thấy: Tổng số có 121 giáo viên dạy học môn Toán từ khối lớp 6,7,8,9. Trình độ đào tạo; Thạc sĩ 12/121(10%), Đại học là 109/39 (90%). Phân loại theo năng lực đánh giá giáo viên; Xuất sắc 50 (41,3%); năng lực khá 71 (58,7%); không có trung bình.

Bảng 2.6. Thống kê số lượng giáo viên đã được công nhận giáo viên giỏi bộ môn Toán‌


TT


Năm học

Số

lượng GV

Số lượng

GV giỏi cấp thành phố

Số lượng

GV giỏi cấp tỉnh

Tông GV giỏi các cấp

Số lượng

Tỉ lệ

%

1

2018 - 2019

121

48

9

57

47.1

2

2019 - 2020

121

52

10

62

50.4

(Nguồn: PhòngGD-ĐT thành phố Bắc Ninh )

Bảng thống kê trên, cho thấy: Đội ngũ GV giỏi cấp Thành phố và Tỉnh năm học 2019 - 2020 tăng nhẹ so với năm học 2018-2019 như vậy có thể nói chất lượng giảng dạy môn Toán đồng đều . GV dạy giỏi cấp thành phố và cấp tỉnh là lực lượng GV cốt cán ở trong mỗi nhà trường, đó là những cá nhân điển hình có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, luôn tỏa sáng trong phong trào thi đua, hội giảng, dạy chuyên đề, là tấm gương để đồng nghiệp học tập noi theo, có vai trò thiết thực trong nâng cao chất lượng giáo dục.

2.3.2. Thực trạng xác định mục tiêu dạy học trải nghiệm môn Toán

Để tìm hiểu về thực trạng xác định mục tiêu dạy học trải nghiệm môn Toán của GV 6 trường THCS Tiền An, Ninh Xá, Suối Hoa, Kinh Bắc, Đại Phúc, Nguyễn Đăng Đạo, tác giả tiến hành khảo sát vấn đề này thông qua ý kiến đánh giá của 20 khách thể là CBQL và 78 GV dạy bộ môn Toán của các nhà trường. Tác giả đã khảo sát với câu hỏi số 1 trong phần phụ lục 1, kết quả cụ thể như sau:


TT


Mục tiêu

Mức độ thực hiện

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Kiến thức: Nắm được các kiến thức số học, đơn đa thức, biểu thức đại số, phương trình, bất phương trình. Tam giác, tứ giác,

đường tròn, các hình không gian.


47


48


49


50


2


2


0


0


2

Kỹ năng: Hình thành và rèn các kĩ năng tính toán, biến đổi biểu thức, sử dụng bảng số, máy tính bỏ túi. Rèn luyện cho HS khả năng suy luận hợp lý và hợp lôgic, khả năng quan sát, dự đoán, phát triển trí tưởng tượng không gian tại thực địa thông qua trải nghiệm môn học.Rèn luyện cho HS thói quen làm việc nhóm thông qua trải nghiệm

môn học.


48


49


43


43,9


7


7,1


0


0


3

Thái độ: Chăm học, cẩn thận, chính xác trong tính toán. Hứng thú, yêu thích môn học qua trải

nghiệm.


60


61,2


38


38,8


0


0


0


0

Bảng 2.7. Thực trạng xác định mục tiêu dạy học trải nghiệm môn Toán


Kết quả khảo sát từ bảng 2.7 cho thấy: 100% ý kiến đánh giá của các GV nhà trường đã xác định được mục tiêu dạy học trải nghiệm môn Toán cho HS, không có ý kiến nào đánh giá thầy cô xác định các mục tiêu của hoạt động này ở mức yếu, tuy nhiên mức độ đánh giá ở mỗi mục tiêu có khác nhau, cụ thể:

Với mục tiêu về kiến thức: nắm được các kiến thức số học, đơn đa thức, biểu thức đại số, phương trình, bất phương trình. Tam giác, tứ giác, đường tròn, các hình không gian được đánh giá tốt 48% và khá 50% và có 2% ý kiến đánh giá thầy cô mới xác định được mục tiêu này của môn học ở mức trung bình.

Với mục tiêu về kỹ năng: Hình thành và rèn các kĩ năng tính toán, biến đổi biểu thức, sử dụng bảng số, máy tính bỏ túi. Rèn luyện cho HS khả năng suy luận hợp lý và hợp lôgic, khả năng quan sát, dự đoán, phát triển trí tưởng tượng không gian tại thực địa thông qua trải nghiệm môn học.Rèn luyện cho HS thói quen làm việc nhóm thông qua trải nghiệm môn học có 49% ý kiến đánh giá tốt và 43,9% ý kiến đánh giá GV xác định được mục tiêu của hoạt động dạy học thông qua trải nghiệm ở mức khá, tuy nhiên còn 7,1% ý kiến đánh giá cho rằng thầy cô mới chỉ xác định được ở mức trung bình, qua trao đổi trực tiếp, chúng tôi nhận thấy việc còn tỷ lệ không nhỏ các thầy cô xác định mục tiêu dạy học môn Toán thông qua trải nghiệm cho học sinh chỉ mới ở mức trung bình (từ 2% đến 7,1%).

Với mục tiêu về thái độ: Chăm học, cẩn thận, chính xác trong tính toán. Hứng thú, yêu thích môn học qua trải nghiệm, đều được các thầy cô đánh giá cao hơn cả ở mức độ tốt là 61,2% và mức khá là 38,8%, không có ý kiến thầy cô cho rằng GV nhà trường mới chỉ xác định được mục tiêu của hoạt động này trong việc dạy học môn Toán ở mức trung bình, yếu.

Phỏng vấn cô N.T.M.N giáo viên trường THCS Nguyễn Đăng Đạo với 25 năm kinh nghiệm giảng dạy cho biết: Việc xác định mục tiêu dạy học trải nghiệm trong môn Toán của giáo viên nhà trường chưa được tốt, đặc biệt ở những GV có tuổi đời trẻ, mới ra trường, họ chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như phương pháp giảng dạy nên còn chậm trong việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như việc nâng cao trình độ năng lực, tiếp cận những kỹ năng phương pháp dạy học mới nhằm thu hút học sinh.

Điều này đặt ra cho CBQL nhà trường trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng năng lực dạy học, đổi mới phương pháp dạy học cho

đội ngũ CBGV trong nhà trường nói chung và đội ngũ GV dạy học môn Toán nói riêng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học trải nghiệm môn Toán

Từ kết quả khảo sát về thực trạng xác định mục tiêu dạy học trải nghiệm môn Toán của GV 6 trường THCS đã được phân tích nêu trên cho thấy GV các nhà trường đã xác định được mục tiêu của hoạt động này ở mức khá, vậy nội dung dạy học trải nghiệm môn Toán đã được thực hiện như thế nào, tác giả tiếp tục tiến hành khảo sát các khách thể về mức độ thực hiện nội dung này ở câu hỏi số 2 trong phần phụ lục 1 , kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học trải nghiệm môn Toán



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Số và Đại số, thống kê

42

42,8

43

43,9

13

13,3

0

0

2

Hình học và Đo lường

49

50

46

47

3

3

0

0

Kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy: 100% ý kiến đánh giá GV nhà trường đã thực hiện nội dung dạy học trải nghiệm môn Toán theo theo khối lượng kiến thức, chương trình của cấp học đề ra, tuy nhiên mức độ đánh giá có khác nhau ở mỗi nội dung của môn học, cụ thể:

Với việc thực hiện nội dung kiến thức của môn học là Số và Đại số, thống kê có 42,8% ý kiến được hỏi đã đánh giá thầy cô thực hiện tốt khối lượng kiến thức này của môn học, còn lại 43,9% ý kiến đánh giá thầy cô thực hiện ở mức khá và 13,3% ý kiến đánh giá thầy cô thực hiện ở mức trung bình và không có ý kiến nào đánh giá thầy cô thực hiện ở mức yếu. Nội dung này cũng là nội dung được các khách thể đánh giá cao nhất trong hai nội dung dạy học trải nghiệm môn Toán ở trường THCS.

Với nội dung: Hình học và đo lường có 50% ý kiến được hỏi đã đánh giá thầy cô thực hiện tốt khối lượng kiến thức này của môn học, còn lại 47%

ý kiến đánh giá thầy cô thực hiện ở mức khá và 3% ý kiến đánh giá thầy cô thực hiện ở mức trung bình và không có ý kiến nào đánh giá thầy cô thực hiện ở mức yếu.

Qua trao đổi trực tiếp, cô V.M.H giáo viên trường THCS Tiền An cho biết: Số học lớp 6 nội dung dạy học trải nghiệm còn ít bài, khó thực hiện do vậy còn một số thầy cô chưa nghiên cứu kĩ, chưa nắm rõ được nội dung cũng như cách thức truyền thụ cho học sinh trong quá trình trải nghiệm, do vậy chất lượng thực hiện nội dung này của môn học chưa cao.

Từ kết quả này, chúng tôi tiến hành khảo sát về chất lượng thực hiện các hình thức và phương pháp dạy học môn Toán theo hướng trải nghiệm của GV ở phần sau.

2.3.4. Thực trạng phương pháp dạy học trải nghiệm môn Toán

Như đã phân tích ở phần lý luận: Phương pháp dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS là cách thức, con đường nhanh nhất để đạt được mục tiêu giáo dục môn học trong nhà trường phổ thông, vậy thực trạng thực hiện các hình thức phương pháp dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS như thế nào, tác giả đã tiến hành khảo sát các khách thể với câu hỏi số 3 trong phần phụ lục 1, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng phương pháp dạy học trải nghiệm môn Toán



TT


Phương pháp

Mức độ thực hiện

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Khám phá, tìm tòi, điều tra

41

41,8

39

39,8

18

18,4

0

0

2

Thực nghiệm và nghiên cứu

tổng quan

47

47,9

40

40,8

11

11,3

0

0

3

Thảo luận nhóm

61

62,2

37

37,8

0

0

0

0

4

Trải nghiệm thực tế

27

27,6

47

47,9

24

24,5

0

0

Kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy: Việc thực hiện các phương pháp

dạy học mới trong tổ chức dạy học trải nghiệm môn Toán cho học sinh đã được GV nhà trường thực hiện khá đầy đủ, tuy nhiên mức độ thực hiện tốt chưa cao, cụ thể:

Với phương pháp Khám phá, tìm tòi, điều tra, đã được các thầy cô thực hiện ở mức tốt với 41,8% ý kiến được hỏi đánh giá và 39,8% ý kiến đánh giá thầy cô thực hiện ở mức khá và 18.4% ý kiến đánh giá thầy cô thực hiện các phương pháp này trong dạy học trải nghiệm môn Toán cho học sinh ở mức trung bình.

Với phương pháp thực nghiệm và nghiên cứu tổng quan, đã được các thầy cô thực hiện ở mức tốt với 47,9% ý kiến được hỏi đánh giá và 40,8% ý kiến đánh giá thầy cô thực hiện ở mức khá và 11.3% ý kiến đánh giá thầy cô thực hiện các phương pháp này trong dạy học trải nghiệm môn Toán cho học sinh ở mức trung bình. Đặc biệt đối với các GV trường THCS Nguyễn Đăng Đạo, các thầy cô đều thực hiện phương pháp dạy học này tương đối tốt, không có ý kiến đánh giá trung bình.

Với phương pháp Thảo luận nhóm, đã được thầy cô thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả thông qua 100% ý kiến được hỏi đánh giá thầy cô đã thực hiện ở mức tốt và khá, theo tìm hiểu thì đây là phương pháp không chỉ các thầy cô ở 6 trường THCS thực hiện có hiệu quả mà ở hầu hết các trường phổ thông hiện nay, phương pháp này vẫn chủ yếu được dùng trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh ở hầu hết các môn học với mục đích là luyện tập cho học sinh độc lập suy nghĩ, mạnh dạn trình bày ý kiến của riêng mình, của nhóm mình. Với phương pháp này có thể tổ chức dưới hình thức tổ chức các cuộc hội thảo ở các nhóm học tập hoặc chung cả lớp, do vậy đây là phương pháp được các thầy cô thường xuyên thực hiện trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh.

Tuy nhiên với phương pháp Trải nghiệm thực tế thì được các khách thể đánh giá GV thực hiện với mức độ tốt thấp nhất trong nhóm các phương pháp với 27,6% ý kiến đánh giá thực hiện tốt và còn tới 24,5% ý kiến cho rằng thầy

cô mới chỉ thực hiện ở mức trung bình.

Cô giáo N.T.A.T giáo viên trường THCS Nguyễn Đăng Đạo, là tổ trưởng bộ môn Toán của trường và phòng GD&ĐT thành phố cho biết: Phương pháp trải nghiệm thực tế khó thực hiện bởi gặp khó khăn trong vấn đề cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều phòng chức năng chưa có, trường vẫn phải đi học nhờ, đặc biệt là các trang thiết bị sử dụng dạy học còn thiếu, mặc dù biết đây là phương pháp hiệu quả cho việc thực hiện dạy học trải nghiệm môn Toán.

2.3.5.Thực trạng hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn Toán

Để làm rõ thực trạng hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn Toán của giáo viên các trường THCS trên địa bàn thành phố, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn Toán trong giờ học với câu hỏi số 4 trong phần phụ lục 1. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện hình thức dạy học trải nghiệm môn Toán trong giờ học


TT


Hình thức

Mức độ thực hiện

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Dạy học trải nghiệm thông

qua thiết kế đồ dùng...

38

38,8

41

41,8

19

19,4

0

0

2

Dạy học trải nghiệm thông

qua các trò chơi trí tuệ.

53

54,1

45

45,9

0

0

0

0


3

Dạy học trải nghiệm thông

qua thực hành đo đạc và sử lý dữ liệu thực tế.


39


39,8


41


41,8


18


18,4


0


0

Kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy: Việc tổ chức các hình thức dạy học trải nghiệm trong các giờ học khá đầy đủ, tuy nhiên mức độ thực hiện tốt chưa cao, cụ thể:

Với hình thức dạy học trải nghiệm thông qua thiết kế đồ dùng và phương

tiện dạy học đã được các thầy cô thực hiện ở mức tốt với 38,8% ý kiến được hỏi đánh giá và 41,8% ý kiến đánh giá thầy cô thực hiện ở mức khá, và 19,4 ý kiến đánh giá thầy cô thực hiện ở mức trung bình. Kết quả trên cho thấy việc sử dụng hình thức dạy học trải nghiệm qua thiết kế đồ dùng và phương tiện dạy học được thực hiện một cách không thường xuyên, mức độ ý kiến đánh giá trung bình còn cao.Với hình thức dạy học trải nghiệm thông qua các trò chơi trí tuệ tỉ lệ tốt, khá đạt cao, không có ý kiến đánh giá trung bình.Với hình thức Dạy học trải nghiệm thông qua thực hành đo đạc và sử lý dữ liệu thực tế thì tỉ lệ đánh giá thực hiện tốt là 39,8và khá là 41,8 mức độ trung bình là 18,4.

Như vậy việc tổ chức các hình thức dạy học trải nghiệm trong các giờ học khá đầy đủ, tuy nhiên mức độ thực hiện tốt chưa cao tỉ lệ ý kiến đánh giá ở mức trung bình còn cao.

Tiếp theo tác giả khảo sát thực trạng hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn Toán ngoài giờ học với câu hỏi số 5 trong phần phụ lục 1. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng thực hiện hình thức dạy học trải nghiệm môn Toán ngoài giờ học


TT


Hình thức

Mức độ thực hiện

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Các câu lạc bộ Toán học

76

77,6

22

22,4

0

0

0

0

2

Các trò chơi học tập

52

53,1

33

33,7

13

13,2

0

0

3

Các diễn đàn

42

42,9

40

40,8

16

16,3

0

0

4

Trải nghiệm STEM

39

39,8

41

41,8

18

18,4

0

0

Kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy: Việc tổ chức các hình thức dạy học trải nghiệm ngoài giờ khá đầy đủ, tuy nhiên mức độ thực hiện các hình thức chưa đồng đều, cụ thể:

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 13/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí