Kết Quả Hồi Quy Mô Hình Logit Đa Thức Theo Quy Mô Doanh Nghiệp

126


Để kiểm định tính vững của kết quả ước lượng theo mô hình logit đa thức, tác giả tiến hành hồi quy với phương pháp probit đa biến. Phương pháp ước lượng probit đa biến cho phép NCS ước lượng xác suất DN thực hiện hoạt động: (1) xuất khẩu đầu ra, và (2) nhập khẩu đầu vào, với giả định phần nhiễu của 2 phương trình ước lượng có tương quan với nhau.

Kết quả ước lượng của mô hình Probit đa biến được trình bày ở bảng 4.8. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, liên kết dọc nói chung, hay các liên kết ngược, liên kết xuôi giữa DN FDI và DNNVV đều cho khuyến khích DN tham gia các hoạt động trong chuỗi cung ứng. Cụ thể, liên kết dọc nói chung khuyến khích DN thực hiện cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Trong đó, liên kết ngược khuyến khích DNNVV đẩy mạnh cả hoạt động xuất khẩu lẫn nhập khẩu, trong khi liên kết xuôi được chứng minh là một tiền đề giúp DNNVV tăng cường khả năng xuất khẩu.

Kết quả cũng giúp cho thấy ảnh hưởng của các biến độc lập khác trong mô hình. Số năm hoạt động của DN, quy mô lao động và mức trang bị vốn càng cao thì DN càng có khả năng tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu với các hoạt động xuất nhập khẩu. Tỷ lệ nợ phản ánh khả năng tiếp cận tài chính bên ngoài cũng cho thấy ảnh hưởng tích cực tới khả năng xuất nhập khẩu của DN. Đồng thời, các DN nhà nước vẫn cho thấy sự kém năng động khi có xu hướng ít tham gia vào các hoạt động thương mại chuỗi cung ứng toàn cầu. Các DN nằm trong khu công nghiệp cũng có xu hướng chuỗi cao hơn. Các doanh nghiệp có thực hiện hoạt động đổi mới sản phẩm cũng cho thấy có khả năng cao hơn trong việc tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, ảnh hưởng của các biến phản ánh môi trường cấp tỉnh như chất lượng môi trường thể chế, trình độ của người lao động cũng cho thấy những ảnh hưởng tích cực tương tự theo kết luận của mô hình logit đa thức.


Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình probit đa biến


Mô hình 3

Mô hình 4

Biến

Nhập khẩu

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Xuất khẩu

Liên kết dọc (trễ 1 năm)

0,177***

0,084***




(0,027)

(0,027)



Liên kết ngược (trễ 1 năm)



0,172***

0,075***




(0,027)

(0,027)

Liên kết xuôi (trễ 1 năm)



0,088

0,217***




(0,079)

(0,081)

Độ tuổi DN

0,023***

0,013**

0,023***

0,013**


(0,006)

(0,006)

(0,006)

(0,006)

Độ tuổi DN bình phương

-0,001***

-0,000***

-0,001***

-0,000***


(0,000)

(0,000)

(0,000)

(0,000)

Quy mô lao động (log, trễ 1 năm)

0,301***

0,468***

0,301***

0,467***


(0,019)

(0,017)

(0,019)

(0,017)

Trang bị vốn (log, trễ 1 năm)

0,139***

0,103***

0,139***

0,103***


(0,011)

(0,010)

(0,011)

(0,010)

TFP (trễ 1 năm)

0,157***

0,042***

0,157***

0,042***


(0,012)

(0,010)

(0,012)

(0,010)

Tỷ lệ nợ

0,130***

0,096***

0,130***

0,096***


(0,036)

(0,033)

(0,036)

(0,033)

Sở hữu nhà nước

-0,323***

-0,289***

-0,323***

-0,287***


(0,085)

(0,075)

(0,085)

(0,075)

DN đặt cơ sở sản xuất ở KCN

0,596***

0,462***

0,596***

0,460***

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 18



(0,027)

(0,026)

(0,027)

(0,026)

DN giới thiệu sản phẩm mới

0,119***

0,112***

0,118***

0,112***


(0,025)

(0,023)

(0,025)

(0,023)

PCI (năng lực cạnh tranh cấp tỉnh)

0,005

0,028***

0,005

0,028***


(0,007)

(0,006)

(0,007)

(0,006)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo cấp tỉnh

0,012***

0,010***

0,012***

0,010***


(0,002)

(0,002)

(0,002)

(0,002)

HHI (mức độ tập trung của ngành)

0,263

0,023

0,264

0,020


(0,681)

(0,741)

(0,681)

(0,741)

Hệ số chặn

-5,569***

-5,349***

-5,569***

-5,355***


(0,424)

(0,350)

(0,424)

(0,350)

Tác động cố định theo năm

Tác động cố định theo vùng

Tác động cố định theo ngành

Observations

19.365

19.365

19.365

19.365

Chú giải: Giá trị trong ngoặc biểu thị sai số chuẩn, *** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,1



Nguồn: NCS tính toán từ phần mềm STATA 15

129


Như đã đề cập ở trên, một trong những thách thức lớn nhất của cộng đồng DNNVV không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đó là vấn đề quy mô. Chính quy mô khiêm tốn khiến các DNNVV khó đạt được tính kinh tế theo quy mô, ảnh hưởng tới chi phí, hiệu quả kinh doanh sản xuất. Các DNNVV khó có thể tiếp cận với các nguồn lực tài chính và công nghệ cần thiết cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia vào các chuỗi cung ứng trong khu vực và trên toàn cầu. Tuy nhiên, có thể nói, mức độ thách thức các DN ở các quy mô khác nhau gặp phải cũng có sự khác biệt. Vì vậy, trong công trình này, NCS cũng tiến hành hồi quy cho các DN ở các quy mô khác nhau, được trình bày ở bảng 4.9.

Cụ thể, kết quả hồi quy ở nhóm các DN siêu nhỏ cho thấy, chưa có bằng chứng có ý nghĩa thống kê về tác động của liên kết trong việc đẩy mạnh sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các DN này , dù là ở phía nhập khẩu đầu vào hay xuất khẩu đầu ra. Điều đó có thể hiểu là, trong khi các DN siêu nhỏ có thể chưa hưởng lợi từ các liên kết do quy mô quá khiêm tốn, thì liên kết với DN FDI thật sự là cơ hội tốt để các DN quy mô nhỏ và quy mô vừa học hỏi và nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh.

Kết quả mô hình hồi quy ở nhóm các DN quy mô nhỏ và quy mô vừa cho thấy, liên kết có tác động tích cực tới khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN. Với nhóm DN quy mô nhỏ, khi tham gia liên kết, DN nhỏ có xu hướng nhập khẩu để sản xuất cho thị trường trong nước (I2P) cũng như nhập khẩu đầu vào để sản xuất hàng hóa xuất khẩu (I2E) cao hơn. Với nhóm DN vừa, khi có liên kết với DN FDI, các DN có xu hướng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu theo hình thức I2E, tức là vừa sử dụng đầu vào nhập khẩu và vừa xuất khẩu đầu ra. Kết quả hồi quy này cho thấy, quy mô DN phải ở một mức nhất định mới giúp DN hấp thu được những lợi ích lan tỏa từ phía các đối tác FDI.



Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình logit đa thức theo quy mô doanh nghiệp




DN siêu nhỏ



DN nhỏ



DN vừa


Biến

D2E

I2P

I2E

D2E

I2P

I2E

D2E

I2P

I2E

Liên kết dọc (trễ 1 năm)

0,332

-0,100

0,089

0,068

0,439***

0,290***

0,168

0,199

0,263**


(0,315)

(0,330)

(0,577)

(0,071)

(0,079)

(0,075)

(0,120)

(0,152)

(0,117)

Độ tuổi DN

0,198*

0,117

0,122

0,006

0,064***

0,026

0,116***

0,053*

0,076***


(0,105)

(0,225)

(0,330)

(0,013)

(0,021)

(0,018)

(0,036)

(0,030)

(0,027)

Độ tuổi DN bình phương

-0,004

-0,001

-0,002

-0,000

-0,001**

-0,001**

-0,003***

-0,001*

-0,002***


(0,004)

(0,008)

(0,013)

(0,000)

(0,001)

(0,000)

(0,001)

(0,001)

(0,001)

Quy mô lao động (log, trễ 1 năm)

0,828***

-0,109

1,108**

0,753***

0,359***

1,066***

0,228

0,847***

0,862***


(0,159)

(0,195)

(0,434)

(0,050)

(0,065)

(0,064)

(0,158)

(0,217)

(0,173)

Trang bị vốn (log, trễ 1 năm)

0,192**

0,076

0,926***

0,141***

0,209***

0,323***

0,062

0,301***

0,489***


(0,096)

(0,084)

(0,232)

(0,025)

(0,035)

(0,037)

(0,043)

(0,061)

(0,058)

TFP (trễ 1 năm)

-0,029

0,521***

-0,247

0,084***

0,350***

0,288***

0,166***

0,484***

0,271***


(0,101)

(0,100)

(0,197)

(0,025)

(0,035)

(0,034)

(0,056)

(0,077)

(0,063)

Tỷ lệ nợ

0,185

0,670**

1,414***

0,160*

0,406***

0,361***

0,248

0,057

0,018


(0,305)

(0,313)

(0,463)

(0,085)

(0,116)

(0,099)

(0,159)

(0,211)

(0,161)

Sở hữu nhà nước

-18,317***

-17,395***

-14,604***

-0,366*

-0,329

-0,748***

-0,114

-0,755**

-1,303***


(0,455)

(1,096)

(0,971)

(0,205)

(0,266)

(0,286)

(0,231)

(0,343)

(0,370)

DN đặt cơ sở sản xuất ở KCN

-0,079

0,799**

1,320*

0,630***

1,062***

1,454***

0,707***

0,558***

1,411***


(0,330)

(0,368)

(0,783)

(0,070)

(0,082)

(0,076)

(0,122)

(0,146)

(0,121)

DN giới thiệu sản phẩm mới

-0,517*

0,312

0,147

0,317***

0,387***

0,352***

0,075

-0,050

0,071


(0,265)

(0,296)

(0,432)

(0,058)

(0,072)

(0,069)

(0,105)

(0,135)

(0,109)


PCI (năng lực cạnh tranh cấp tỉnh)

-0,058

-0,092

-0,001

0,044***

-0,035*

0,077***

0,037

0,001

0,055*


(0,061)

(0,093)

(0,189)

(0,013)

(0,021)

(0,018)

(0,027)

(0,036)

(0,030)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo cấp tỉnh

0,022

0,102***

0,104

0,024***

0,028***

0,029***

-0,004

0,002

0,010


(0,019)

(0,022)

(0,074)

(0,005)

(0,005)

(0,005)

(0,009)

(0,010)

(0,009)

HHI (mức độ tập trung của ngành)

-6,049

3,164

3,804

0,932

-2,735*

3,368

-11,506*

4,322

-7,782


(3,988)

(3,105)

(3,161)

(2,235)

(1,606)

(3,236)

(6,483)

(5,766)

(6,401)

Hệ số chặn

-3,460

-8,424

-16,517

-8,118***

-8,090***

-17,050***

-6,336***

-12,332***

-14,949***


(3,788)

(6,070)

(13,561)

(0,731)

(1,210)

(1,089)

(1,741)

(2,512)

(1,979)

Tác động cố định theo năm

Tác động cố định theo vùng

Tác động cố định theo ngành

Observations

1.856

1.856

1.856

13.823

13.823

13.823

3.686

3.686

3.686

Pseudo R2

0,3349

0,3349

0,3349

0,2530

0,2530

0,2530

0,2592

0,2592

0,2592

Chú giải: Giá trị trong ngoặc biểu thị sai số chuẩn, *** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,1







Nguồn: NCS tính toán từ phần mềm STATA 15


4.1.3.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Ảnh hưởng của nhóm biến phản ánh liên kết của doanh nghiệp

Như đã trình bày ở phần trên, nhóm biến thể hiện tình trạng liên kết của DNNVV được tìm thấy là có ảnh hưởng tích cực mang ý nghĩa thống kê đối với việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN thông qua hình thức I2P và I2E. Kết quả này đồng thuận với các nghiên cứu đi trước như nghiên cứu Rasiah (2004) hay Kneller và Pisu (2007), Anwar và Nguyen (2011) khi mạng lưới liên kết được cho là ảnh hưởng tích cực tới hoạt động xuất khẩu của DN. Kết quả nghiên cứu này một lần nữa khẳng định, mặc dù mức độ liên kết còn bộc lộ nhiều yếu kém, các DNNVV Việt Nam đã có thể từng bước học hỏi khi tham gia liên kết với các DN FDI. Các liên kết có thể tạo cơ hội cho DN được tiếp cận với các kiến thức, công nghệ và kỹ năng quản lý từ những đối tác có yếu tố quốc tế như DN FDI, từ đó giúp bản thân DN có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh. Thông qua các đối tác FDI, DN cũng có cơ hội được hiểu biết thêm về thị hiếu của khách hàng quốc tế cũng như mạng lưới các nhà cung cấp, các khách hàng trên thị trường thế giới, vì vậy góp phần đẩy mạnh các hoạt động thương mại trong chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV.

Bên cạnh việc tiến hành phân tích định lượng, qua phỏng vấn chuyên sâu với một số DN trong lĩnh vực dệt may, điện tử như Parosy, Trà Lý, Thành Long, 4P, tác giả nhận thấy, bản thân DN khi nhận được các hợp đồng từ đối tác FDI cũng có xu hướng nhập khẩu đầu vào cao hơn. Điều này có thể lý giải một phần do sự thiếu hụt về nguồn nguyên liệu trong nước do những ngành công nghiệp hỗ trợ như thép chế tạo, nhựa và chất dẻo, vải... vẫn còn kém phát triển và chủ yếu dựa vào nhập khẩu17, một phần do chỉ định hoặc do yêu cầu về chất lượng của các đối tác FDI khiến các DNNVV phải tìm những nguồn đầu vào nhập khẩu đạt tiêu chuẩn tốt.

Báo cáo của WB (2017) cũng cho thấy, có 46% DN có liên kết với DN FDI nhập khẩu đầu vào, trong khi tỷ lệ này chỉ là 21% ở nhóm DN không có liên kết. Thống kê ở các quốc gia khác như Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan cũng cho thấy thực trạng tương tự khi cho thấy tương quan dương giữa liên kết và hoạt động nhập khẩu của DN. Như vậy, kết quả của mô hình ước lượng với việc tìm ra bằng chứng các liên kết đẩy mạnh khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN theo các hình thức I2E và I2P là đáng tin cậy và phản ánh đúng thực trạng hiện tại của nền kinh tế Việt Nam.



17 Phát biểu của Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.


Như vậy, giả thuyết nghiên cứu 1,2,3 của luận án đã được chấp nhận. Đồng thời kết quả này chứng minh, liên kết với DN FDI thật sự là một kênh quan trọng, được xem như cầu nối giúp các DNNVV tiến gần hơn với thị trường quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu. Kết quả định lượng này cũng tương đồng với những phân tích ở phần

3.3.3 khi số liệu thống kê cho thấy những DNNVV khi đã trở thành khách hàng hoặc nhà cung cấp cho DN FDI cũng có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trường hợp điển hình của một số DN đã phát triển từ vị trí nhà cung cấp cho DN FDI như Unilever Việt Nam trở thành những DN tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu cũng góp phần khẳng định kết quả định lượng này.

Tuy nhiên, một thực tế là, việc cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác FDI có phát huy tác dụng tích cực hay không còn phụ thuộc vào năng lực hấp thụ của các DNNVV (Nicolini& Resmini, 2010). Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra, một trong những nhân tố quyết định tới năng lực hấp thụ của doanh nghiệp trong nước là quy mô của doanh nghiệp (Knell & Rojec 2007). Tusha và cộng sự (2007) cũng lập luận rằng, các doanh nghiệp càng lớn thì khả năng hấp thụ cũng càng cao. Như vậy, có thể thấy quy mô quyết định khả năng học hỏi, hấp thụ của DN, từ đó ảnh hưởng tới lợi ích của các liên kết. Vì vậy, bên cạnh mô hình hồi quy tổng thể, tác giả cũng tiến hành phân tích hồi quy với từng nhóm DN quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Kết quả hồi quy cho thấy, liên kết chưa cho thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hoạt động tham gia chuỗi của DN siêu nhỏ, song lại có ảnh hưởng mang tính tích cực ở nhóm DN nhỏ và vừa. Điều này có thể lý giải là do các DN siêu nhỏ vốn chỉ có quy mô rất khiêm tốn với ít hơn 10 lao động, dẫn tới khoảng cách công nghệ của các DN siêu nhỏ với các DN FDI quá lớn. Khoảng cách công nghệ lớn khiến các DN có thể ít hưởng lợi từ các liên kết (Ben Hamida, 2011). Vì vậy, kể cả khi có liên kết với các DN FDI, khả năng học hỏi và ứng dụng được tri thức, công nghệ chuyển giao từ các DN FDI là rất hạn chế. Đồng thời, ở một khía cạnh khác, có thể rằng bản thân các DN FDI mà DN siêu nhỏ có liên kết cũng không phải là những DN có vai trò dẫn dắt trong chuỗi cung ứng, do vậy những hiệu ứng lan tỏa từ các mối liên kết này cũng sẽ không đáng kể.

Kết quả này cũng hàm ý, so với các DN siêu nhỏ, các DN nhỏ và vừa có khả năng đầu tư, cải tiến năng lực sản xuất tốt hơn, đáp ứng được những yêu cầu của đối tác về tiêu chuẩn chất lượng, tiến độ giao hàng cũng như giá cả cạnh tranh. Vì vậy, để phát huy được hiệu quả của liên kết, bên cạnh những nỗ lực của DN, cần phải có sự hỗ trợ của

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí