Khái Quát Về Kinh Tế, Xã Hội, Văn Hóa Giáo Dục Thành Phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh

điện tử thông minh, sách giáo khoa điện tử, phần mềm thiết kế bài giảng E- learning... Hằng năm, giáo viên thường xuyên được tập huấn về xây dựng bài giảng điện tử cho giáo viên, giúp giáo viên có thể thành thạo ứng dụng CNTT vào dạy học, xây dựng tiết dạy sinh động, hiệu quả. Hiện nay, tất cả các trường THCS trên địa bàn thành phố đều được trang bị đầy đủ phòng học máy tính, với hàng nghìn máy tính được kết nối mạng in-tơ-nét. Các phần mềm thiết kế bài giảng trên thiết bị công nghệ vào giảng dạy tại tất cả các tiết học được đưa vào giảng dạy.

Ứng dụng CNTT vào dạy học giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Cụ thể, các thầy giáo, cô giáo không chỉ bó buộc trong khối lượng kiến thức hiện có mà còn được tìm hiểu thêm về những chuyên ngành khác như tin học và học hỏi các kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong thiết kế bài giảng; chia sẻ bài giảng với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận và nâng cao chất lượng giáo án của mình. Các tiết học được ứng dụng CNTT đã giúp chúng học sinh tiếp cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn hơn phương pháp đọc và chép truyền thống. Ngoài ra, sự tương tác giữa thầy, cô giáo và học trò cũng được cải thiện đáng kể, học sinh có nhiều cơ hội thể hiện quan điểm của mình.

Giáo án điện tử và CNTT đã góp phần "làm mới" tiết học, tạo hứng thú, giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách linh hoạt. Ðể CNTT thật sự phát huy được hiệu quả trong đổi mới phương pháp giảng dạy, nhất là phù hợp chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng trang bị năng lực, phẩm chất cho học sinh sẽ tiếp tục đầu tư hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu, các phần mềm dạy học và đào tạo bồi dưỡng nhân lực phục vụ cho công tác ứng dụng CNTT, nâng cao chất lượng giáo dục.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Thông qua việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý, quản lý nhà trường, dạy học trải nghiệm, quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS, đề tài xác định: Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của nhà quản lý đến người dạy và người học bằng các biện pháp phát huy tác dụng của các nguồn lực quản lý và môi trường sư phạm nhằm giúp giáo viên tổ chức các hình thức dạy học đa dạng, phù hợp với đặc điểm và hứng thú của học sinh, giúp học sinh tương tác với đối tượng học tập, nhờ vậy học sinh tiếp thu kiến thức khoa học và phát triển năng lực cá nhân.

Nội dung quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS gồm: Mục tiêu quản lý dạy học trải nghiệm cho GV Toán;

Lập kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm cho GV Toán; Tổ chức, quản lý dạy học trải nghiệm cho GV Toán; Chỉ đạo quản lý dạy học trải nghiệm cho GV Toán:

Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động dạy học trải nghiệm môn Toán;

Có một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở trường THCS gồm các nhóm yếu tố thuộc về chương trình, nội dung, các văn bản pháp quy; nhóm yếu tố về người quản lý, đối tượng quản lý; cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học; môi trường dạy học và công nghệ thông tin. Đây là những cơ sở khoa học để đánh giá thực trạng quản lý ở chương 2 và lựa chọn các biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS trong Chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM

MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

2.1. Khái quát về kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

2.1.1. Khái quát về kinh tế, xã hội thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Về kinh tế:

Thành phố Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 8.260.88 ha, gồm 19 phường, xã với dân số là 199.790 người, là trung tâm về kinh tế, chính trị, xã hội, thành phố đang trên đường phát triển tốt; đời sống nhân dân ổn định, bộ mặt đô thị có nhiều thay đổi; khu đô thị và khu công nghiệp ra đời thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên một thành phố trẻ năng động. Tuy nhiên, trình độ dân trí không đồng đều giữa các xã phường, cùng với sự phân hoá trong đời sống nhân dân; một bộ phận dân cư có trình độ học vấn, khoa học, kinh tế gia đình phát triển; bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận dân cư thu nhập không ổn định, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015- 2020 đạt 11,9%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, đạt trên 97%. Thành phố Bắc Ninh đã thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp lớn như: khu công nghiệp Quế Võ, Hạp Lĩnh - Nam Sơn và các cụm công nghiệp làng nghề, thu hút gần 2.000 doanh nghiệp và hàng trăm cơ sở, hợp tác xã sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động.

Về xã hội:

Sau 20 năm sau tái lập tỉnh, kinh tế thành phố phát triển vượt bậc, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng một cách đồng bộ, cùng với cơ sở chính sách thông thoáng; kết hợp với những điều kiện về vị trí địa lý, hệ

thống giao thông, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí phát triển; cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cơ bản hoàn thiện; đời sống kinh tế và tinh thần của người dân được nâng cao; diện mạo đô thị đã có bước thay đổi đáng kể. Thành phố Bắc Ninh đã thu hút nhiều nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.1.2. Khái quát về văn hóa, giáo dục thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Về văn hóa:

Bắc Ninh là địa phương có một nền văn hoá nhân văn đặc sắc, một vùng quê có nhiều di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, làng nghề truyền thống. Những dấu ấn lịch sử, truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc Kinh Bắc, kết tinh trong những di sản văn hoá, các lễ hội dân gian. Bắc Ninh là địa phương thứ ba xây dựng văn miếu có tầm cỡ, quy mô, trang trọng, với 677 vị đại khoa; chiếm 1/3 tổng số vị đại khoa của cả nước đã được vinh danh.

Văn miếu Bắc Ninh với những trang lịch sử văn hóa còn lưu giữ là những cứ liệu giá trị của văn minh vùng Kinh Bắc. Người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hóa hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với bàn tay khéo léo mang đậm nét văn hóa dân gian của vùng Kinh Bắc như nghề tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy, tranh dân gian...

Về giáo dục phổ thông:

Trong những năm qua giáo dục thành phố Bắc Ninh triển khai thực hiện theo Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ và Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014-2020, định hướng đến năm 2030.

Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố, ngành Giáo dục và đào tạo đã nỗ lực phấn đấu, tập trung đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đẩy mạnh các phong trào thi đua: thực hiện các giải pháp, biện pháp tích cực nhằm tạo sự chuyển biến căn bản và toàn diện về giáo

dục, nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục. Tập trung đổi mới phương pháp dạy học. Kết quả: giáo viên và học sinh thuần thục dạy - học theo phương pháp mới, rèn học sinh theo hướng tích cực. 100% học sinh các khối lớp học tập theo mô hình mới ở tất cả các môn học. Áp dụng phương pháp dạy kỹ năng và định hướng thái độ hành vi cho học sinh, tăng cường liên hệ thực tế. Dạy học theo phân hóa năng lực học sinh, phối hợp giữa làm việc cá nhân và làm việc nhóm; triển khai mô hình trường học mới, đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn; quản lý hoạt động chuyên môn mạng “ Trường học kết nối” để nâng cao chất lượng giáo dục; công tác phân luồng hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông cho học sinh, tổ chức các kỳ thi, kiểm tra công tác giáo dục đạo đức, pháp luật trong trường học….

2.1.3. Giáo dục trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Ngành GD&ĐT đã tham mưu với Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo các trường THCS thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện đúng nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học; đẩy mạnh ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn. Kết quả GD&ĐT Thành phố Bắc Ninh trong các năm học gần đây được xếp vị trí cao so với toàn tỉnh, cụ thể trong (Bảng 2.1.):

Bảng 2.1. Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh năm học 2018 - 2019



Lớp

Tổng

số học sinh

Đạo đức học sinh

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

6

2664

2125

80

492

18,47

41

1,54

6

0,23

7

2861

2342

82

466

16,29

45

1,57

8

0,28

8

2351

1945

83

339

14,42

57

2,42

10

0,43

9

2237

1880

84

338

15,11

19

0,85

0

0,00

Tổng

10113

8292

82,00

1635

16,17

162

1,60

24

0,24

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh - 7

Bảng 2.2. Chất lượng giáo dục văn hóa học sinh năm học 2018- 2019



Lớp

Tổng

số học sinh

Chất lượng văn hóa

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu, kém

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

6

2664

686

22,57

1002

37,61

785

29,47

73

2,67

7

2861

750

26,21

1036

36,21

747

26,11

58

2,0

8

2351

553

23,52

773

32,88

628

26,71

72

3,07

9

2237

423

18,91

836

37,37

672

30,04

26

1,16

Tổng

10113

2412

23,85

3647

36,06

2832

28,00

225

2,28

(Nguồn: Tổng hợp của Phòng GD&ĐT thành phố Bắc Ninh)

Năm học 2018 - 2019, Thành phố Bắc Ninh có 20 trường THCS, 290 lớp với 10.696 học sinh. Trong đó 18/20 trường, học 2 buổi/ngày, đạt 90% với 9692 học sinh.

Bảng 2.3. Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh năm học 2019 - 2020



Lớp

Tổng số học sinh

Đạo đức học sinh

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

6

2775

2258

81,37

434

15,64

65

2,34

18

0,65

7

2650

2143

80,87

414

15,62

83

3,13

12

0,45

8

2845

2257

79,33

501

17,61

77

2,71

8

0,28

9

2330

1842

79,06

377

16,18

37

1,59

1

0,04

Tổng

10600

8500

80,19

1726

16,28

262

2,47

39

0,37

(Nguồn: Tổng hợp của Phòng GD&ĐT thành phố Bắc Ninh)

Bảng 2.4. Chất lượng giáo dục văn hóa học sinh năm học 2019 - 2020



Lớp

Tổng

số học sinh

Chất lượng văn hóa

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu, kém

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

6

2775

768

27,68

1235

44,50

667

26,93

6

0,2

7

2650

773

29,17

1108

41,81

706

26,93



8

2845

808

28,40

1177

41,37

778

26,93



9

2330

606

26,01

985

42,27

712

26.93



Tổng

10600

2955

27,88

4505

42,50

2863

26.93

6

0,1

Như vậy, chất lượng giáo dục văn hóa ở các trường THCS của thành phố năm học 2018-2019 so với năm học 2019-2020 đã được nâng cao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu giáo dục đặt ra. Tỷ lệ học sinh văn hóa yếu - kém từng bước được khắc phục.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Thu thập số liệu, phân tích đánh giá thực trạng quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Đề tài đã tiến hành khảo sát thực trạng dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh của 20 cán bộ quản lý và 78 giáo viên dạy Toán ở 6 trường THCS trong thành phố Bắc Ninh.

2.2.3. Nội dung khảo sát

Thực trạng dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Thực trạng quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Đề tài lựa chọn và phối hợp sử dụng đồng bộ một số phương pháp nghiên cứu sau:

Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến: tìm hiểu sự đánh giá của cán bộ QLGD và của giáo viên Toán.

Đối với cán bộ QLGD: 06 hiệu trưởng, 9 phó hiệu trưởng và 05 tổ trưởng tổ khoa học tự nhiên (giáo viên toán tổ trưởng).

Đối với đội ngũ GV: gồm 78 giáo viên dạy Toán của 6 nhà trường.

Quan sát hoạt động dạy học môn Toán, QL hoạt động dạy học môn Toán của 6 nhà trường, dự giờ thăm lớp.

Trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh.

Nghiên cứu các báo cáo đánh giá kết quả dạy học môn học trong 2 năm học gần đây 2018 - 2019, 2019-2020 của 5 nhà trường.

2.2.5. Thang đánh giá Phiếu khảo sát

Xử lý số liệu có sử dụng thang đo 4 mức độ, tương đương với điểm số như sau: tốt (4 điểm), khá (3 điểm), trung bình (2 điểm), yếu (1 điểm).

Sau khi thu thập dữ liệu từ phiếu, được quy ra điểm ở các mức độ khác nhau của từng tiêu chí và dùng phương pháp thống kê toán học tính trị số trung bình, từ đó phân tích và rút ra kết luận nghiên cứu:

Công thức tính trị số trung bình Error! Objects cannot be created from editing field codes.

Trong đó: Error! Objects cannot be created from editing field codes. : Điểm trung bình

∑: Tổng số điểm của các khánh thể khảo sát n: số khánh thể khảo sát

Xi: điểm số đạt được tại Xi của khánh thể khảo sát ở mỗi lần đo.

Phiếu điều tra được thiết kế với 2 mẫu phiếu dành cho 2 đối tượng: CBQL trường THCS, GV ở các trường THCS.

2.3. Thực trạng dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

2.3.1. Về quy mô và chất lượng dạy học

Trong những năm gần đây đội ngũ giáo viên dạy môn Toán của thành phố Bắc Ninh có nhiều thay đổi được thể hiện trong kết quả điều tra sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/06/2023