trí tuệ và ý thức, là sự kết hợp giữa tư duy, nhận thức, trí nhớ, cảm xúc, ý chí và ý tưởng; trải nghiệm này được sử dụng trong học tập các môn học; trải nghiệm tinh thần là hình thức bên trong của hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng.
Trải nghiệm tình cảm: trải nghiệm tình cảm được diễn ra khi yêu hay kết bạn. Trải nghiệm tình cảm xuất hiện trong khái niệm đồng cảm, học các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục, học sinh được trải nghiệm tình cảm thì hiệu quả giáo dục sẽ tốt hơn.
Trải nghiệm xã hội: trải nghiệm xã hội giúp con người có kĩ năng và thói quen cần thiết để chia sẻ kinh nghiệm, hình thành các chuẩn mực, phong tục, truyền thống, giá trị, biểu tượng và ngôn ngữ.
Trải nghiệm mô phỏng: máy tính có thể giúp con người có trải nghiệm; trò chơi video cũng giúp con người trải nghiệm, trải nghiệm mang tính chất mô phỏng cuộc sống thực. Trải nghiệm này thể hiện phương thức trải nghiệm, còn nội dung là các tình huống giả định với cuộc sống nhằm giúp học sinh giải quyết các vấn đề đặt ra.
Trải nghiệm chủ quan: trải nghiệm chủ quan liên quan đến trạng thái, cảm nhận của con người về hiện thực, một hiện thực dựa trên sự tương tác của cá nhân người đó với môi trường. Trải nghiệm chủ quan dựa vào năng lực của cá nhân để xử lí tình huống trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân từng học sinh.
1.2.2.2. Dạy học trải nghiệm
Dạy học trải nghiệm là hoạt động giúp các em học sinh có cơ hội tham gia vào các tình huống, các hoạt động thực tiễn, được tương tác trực tiếp với đối tượng trải nghiệm, học sinh được hòa mình vào tình huống của đời sống xã hội để có được những hiểu biết, kinh nghiệm giao tiếp, để làm tăng thêm vốn sống của mình, để rèn luyện năng lực cho bản thân.
David Kolb (1984) đã giới thiệu lý thuyết học tập dựa vào trải nghiệm với thuật ngữ “trải nghiệm học tập” (study experience) và đề xuất mô hình học tập dựa vào trải nghiệm để ứng dụng trong trường học, tổ chức kinh tế và hầu
như bất cứ nơi nào con người được tập hợp với nhau. Mô hình học tập dựa vào
trải nghiệm của Kolb bao gồm bốn giai đoạn trong một vòng tròn khép kín:
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh - 1
- Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh - 2
- Phương Pháp Lấy Ý Kiến Hội Đồng Tư Vấn Và Chuyên Gia:
- Phương Pháp Dạy Học Trải Nghiệm Môn Toán Ở Các Trường Thcs
- Tổ Chức Quản Lý Dạy Học Trải Nghiệm Cho Giáo Viên Toán Trường Trung Học Cơ Sở
- Khái Quát Về Kinh Tế, Xã Hội, Văn Hóa Giáo Dục Thành Phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Hình 1.1. Mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của David Kolb (1984)
Kolb nhấn mạnh kinh nghiệm đóng vai trò trung tâm trong quá trình học “Học tập là quá trình mà kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm. Kết quả của kiến thức là sự kết hợp giữa nắm bắt kinh nghiệm và chuyển đổi nó” [14]. Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb mô tả việc học khởi nguồn từ kinh nghiệm, diễn ra liên tục theo hình xoắn ốc thúc đẩy sự phát triển liên tục kinh nghiệm của người học.
Tác giả Đinh Thị Kim Thoa cho rằng: Dạy học trải nghiệm là việc tổ chức hoạt động giáo dục tiếp nối các hoạt động dạy và học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hoạt động nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh. [34].
Xuất phát từ các quan niệm khác nhau về hoạt động trảỉ nghiệm, cũng như vị trí, vai trò của hoạt động trải nghiệm trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đề tài dạy học trải nghiệm đã trở thành hình thức dạy học, giáo dục bắt buộc và là một bộ phận trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh.
Đề tài thừa nhận lý thuyết học tập dựa vào trải nghiệm của David A. Kolb (1984) để định nghĩa: Dạy học trải nghiệm là quá trình giáo viên tổ chức các hình thức dạy học đa dạng, phù hợp với đặc điểm và hứng thú của học
sinh, giúp HS tương tác với đối tượng học tập, nhờ vậy học sinh tiếp thu kiến thức khoa học và phát triển năng lực cá nhân.[14]
Do vậy, dạy học trải nghiệm cần phải được thiết kế dựa trên vốn kinh nghiệm của HS và khơi gợi sự hứng thú, trí tò mò thúc đẩy HS tham gia vào hoạt động trải nghiệm. Trong hoạt động trải nghiệm, việc HS tích cực, chủ động tiến hành trải nghiệm quan trọng hơn kết quả của quá trình đó.
1.2.2.3. Dạy học trải nghiệm môn Toán
Dạy học trải nghiệm môn Toán là quá trình giáo viên tổ chức hình thức dạy học trải nghiệm đa dạng, phù hợp với đặc điểm và hứng thú của học sinh, giúp HS tương tác với đối tượng học tập, nhờ vậy học sinh tiếp thu kiến thức khoa học và phát triển năng lực cá nhân.
Giáo viên có thể phân chia các kiểu tính, bài tính, các dạng toán, bài toán sao cho phù hợp để các em được trải nghiệm; kích thích thái độ học tập tích cực, phát huy tính năng động, sáng tạo, đạt mục tiêu đã đề ra.
Trải nghiệm suy nghĩ, ý tưởng là hoạt động cực kỳ quan trọng. Hoạt động này kích hoạt trí óc của các em. Các em hứng thú học tập được hay không? Thích môn học toán đến mức độ nào? Các em tự tin, mạnh dạn đưa ra những cách làm, cách xử lý, cách giải quyết vấn đề ra sao?... đều tuỳ thuộc hoàn toàn vào năng lực, trình độ tổ chức chuyển tải kiến thức của người dạy.
Người dạy Toán tuyệt đối không phản biện trực tiếp một cách mạnh mẽ, đơn điệu; Không cho là sai,… mà nên “trưng cầu dân ý” để nhiều em được nêu ý tưởng, tạo điều kiện để các em được thể hiện, được tranh luận càng tốt. Khi giáo viên đặt vấn đề, đưa ra vấn đề yêu cầu học sinh giải quyết thì cần tổ chức ngay trải nghiệm suy nghĩ, ý tưởng để học sinh được trình bày phát kiến của mình, bản lĩnh của các em được thể hiện mạnh mẽ nhất ở giây phút này. Các em hăng say, hứng thú, ham thích môn học toán cũng từ đây. Hoạt động này cần được thực hiện trong tất cả các tiết học.
Trải nghiệm lời nói là hoạt động học sinh được trình bày, chia sẻ cách làm mà học sinh đã tự nghĩ và tự thực hiện được. Không bắt buộc phải là kết quả đúng, chính xác. Từ những kết quả thực hiện mà các em chia sẻ, các em sẽ nhận được những lời phản biện, các em tự nhận và tự phát hiện những thiếu sót, những cách làm hay và các em sẽ càng tự tin thích thú hơn khi lắng nghe lời chốt ý nhẹ nhàng từ giáo viên. Hoạt động này cần được thực hiện trong tất cả các bài tính: đặt tính, tính giá trị biểu thức, tìm thành phần chưa biết, tính thuận tiện,… cả trong các bài toán có lời văn, các bài toán tổng hợp,…
Trải nghiệm hành động là các em được thao tác, thực hành trên những dụng cụ học tập cụ thể hay được đo đạc, tính toán trên những đồ vật cụ thể, gần gũi, xung quanh đời sống các em. Hoạt động này giúp các em kiểm chứng lại kiến thức của mình đã học, đã có. Giáo viên cần theo dõi sát, giúp đỡ kịp thời và chỉ cho các em thấy được những cách thực hiện hay để phát huy, những điểm còn thiếu sót để các em kiểm tra, ôn tập cũng như điều chỉnh nhận thức, hành vi khi vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Trong quá trình dạy - học, việc tạo điều kiện để học sinh được trình bày, chia sẻ, phản biện là yêu cầu rất cần thiết, cần phải thực hiện. Tiết dạy đạt mục tiêu ở mức độ cao hay thấp, học sinh chiếm lĩnh kiến thức nhiều hay ít phải tính đến năng lực tổ chức tiết dạy trải nghiệm trong tiết dạy của giáo viên. Giáo viên cần có kế hoạch dạy học thật chuẩn xác và chặt chẽ, tránh xa đà, mất quá nhiều thời gian cho một đối tượng, một hoạt động; Cần tập trung rèn luyện những đối tượng còn thụ động, khả năng diễn giải chậm, thiếu tự tin, chưa lưu loát, tạo điều kiện để các em được nói, trao đổi, chia sẻ. Qua đó cho thấy hoạt động trải nghiệm quyết định chất lượng của việc dạy học rất cao. Hãy hiểu đúng và thực hiện đủ hoạt động trải nghiệm! Hãy giúp các em nắm vững kiến thức, kích hoạt trí não, nâng cấp khả năng suy diễn, sáng tạo, kiềm chế được cảm xúc, làm chủ bản thân, nâng cấp khả năng giao tiếp và thắt chặt tình cảm bạn bè, thầy cô thông qua các hoạt động trong dạy học Toán.
1.2.2.4. Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán
Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán một quá trình với một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố như: mục đích, nhiệm vụ, nội dung, chương trình, các hoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học... Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán do nhà trường thực hiện nhưng nó có quan hệ tương tác, liên thông với các tổ chức giáo dục khác, với gia đình, hoặc các cơ quan, tổ chức văn hoá, khoa học, các tổ chức đoàn thể quần chúng ngoài xã hội, nơi HS tham gia học tập, trải nghiệm có tổ chức.
Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của nhà quản lý đến người dạy và người học bằng các biện pháp phát huy tác dụng của các nguồn lực quản lý và môi trường sư phạm nhằm giúp giáo viên tổ chức các hình thức dạy học đa dạng, phù hợp với đặc điểm và hứng thú của học sinh, giúp HS tương tác với đối tượng học tập, nhờ vậy học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình học toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn, tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với các môn học khác và giữa toán học với đời sống thực tiễn.
Để quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán, người quản lý phải tiến hành bằng các biện pháp; đó là những cách thức tiến hành của nhà quản lý để tác động đến các lĩnh vực trong quản lý dạy học (như: nề nếp dạy học, đổi mới PPDH, sử dụng bồi dưỡng đội ngũ GV, các hoạt động trải nghiệm môn học…) nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, đồng thời thực hiện mục tiêu giáo dục của bậc học, ngành học đã đề ra.
Biện pháp quản lý thể hiện rõ nét nhất tính sáng tạo, năng động của chủ thể quản lý trong mọi tình huống, mỗi đối tượng nhất định. Người quản lý phải
biết sử dụng biện pháp quản lý thích hợp. Tính hiệu quả của quản lý phụ thuộc một phần quan trọng vào sự lựa chọn đúng đắn và áp dụng linh hoạt nhất các biện pháp quản lý, không có biện pháp nào là vạn năng, do đó nhà quản lý cần phải biết thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp quản lý để phát huy sức mạnh tổng hợp của các biện pháp, thực hiện tốt mục tiêu của tổ chức đã đề ra.
Từ những phân tích trên có thể hiểu: Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán là quá trình đạt đến mục tiêu của môn học bằng việc thực hiện các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
1.3. Hoạt động dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường trung học cơ sở
1.3.1. Đặc điểm của bộ môn Toán trong chương trình giáo dục trung học cơ sở
Môn Toán là môn khoa học tự nhiên. Toán học là môn học được đưa vào giảng dạy ở nhà trường từ rất lâu, Toán học gồm các phân môn Số học, Đại số và Hình học. Số học ra đời trước hết do nhu cầu đếm. Hình học phát sinh do sự cần thiết phải đo lại ruộng đất bên bờ sông Nin (Ai cập) sau những trận lụt hàng năm. Khi nói đến nguồn gốc thực tiễn của Toán học cũng cần nhấn mạnh cả nguồn gốc thực tiễn của chính các quy luật của logic hình thức được sử dụng trong toán học.
Ở trường THCS, môn Toán giữ một vị trí hết sức quan trọng:
Môn Toán là môn học công cụ: do tính trừu tượng cao độ, Toán học có tính thực tiễn phổ dụng. Những tri thức và kĩ năng toán học cùng với những phương pháp làm việc trong toán học trở thành công cụ để học tập những môn học khác trong nhà trường, là công cụ của nhiều ngành khoa học khác nhau, là công cụ để tiến hành những hoạt động trong đời sống thực tế và vì vậy là một thành phần không thể thiếu của nền văn hóa phổ thông của con người mới.
Cùng với tri thức, môn Toán ở trường THCS còn cung cấp cho HS những kĩ năng toán học như kĩ năng tính toán, vẽ hình, kĩ năng đọc và vẽ biểu đồ, kĩ năng đo đạc, ước lượng, kĩ năng sử dụng những dụng cụ toán học và máy tính điện tử. Môn Toán còn giúp HS hình thành và phát triển những phương
pháp, phương thức tư duy và hoạt động như toán học hóa tình huống thực tế, thực hiện và xây dựng thuật toán, phát hiện và giải quyết vấn đề. Những kĩ năng này rất cần cho người lao động trong thời đại mới.
Môn Toán ở trường THCS còn góp phần phát triển nhân cách: ngoài việc cung cấp cho HS những kiến thức và kĩ năng Toán học cần thiết, môn Toán còn có tác dụng góp phần phát triển năng lực trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, rèn luyện những đức tính, phẩm chất của người lao động mới như tính cẩn thận, chính xác, tính kỉ luật, tính phê phán, tính sáng tạo, bồi dưỡng óc thẩm mĩ.
1.3.2. Các yếu tố của dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường trung học cơ sở
1.3.2.1. Mục tiêu dạy học trải nghiệm môn Toán ở trường trung học cơ sở
Yêu cầu cần đạt được cụ thể về kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh khi học môn Toán bao gồm:
Kiến thức toán học phổ thông:
Những kiến thức mở đầu về số học (từ số tự nhiên đến số thực), biểu thức số học, biểu thức đại số, đơn đa thức, biến đổi đại số, về phương trình bậc nhất và phương trình bậc hai, về hệ phương trình và bất phương trình bậc nhất, về một số hàm số và đồ thị hàm số bậc nhất, bậc hai.
Một số hiểu biết ban đầu về thống kê, tần số, tần xuất, giá trị trung bình Những kiến thức mở đầu về hình học phẳng: điểm, đường thẳng, tia ,
góc, quan hệ vuông góc và song song, quan hệ bằng nhau và đồng dạng của tam giác, tâm đối xứng, trục đối xứng, quan hệ giữa các yếu tố của lượng giác, một số hình trong không gian, công thức tính thể tích, diện tích các hình.
Phương pháp tư duy:
Những hiểu biết ban đầu về một số phương pháp toán học: dự đoán và chứng minh, quy nạp và suy diễn, phân tích và tổng hợp …
Kĩ năng toán học:
Hình thành và rèn luyện các kĩ năng: tính toán, sử dụng bảng số, máy
tính bỏ túi, thực hiện các phép biến đổi biểu thức, giải phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn, giải phương trình bậc hai một ẩn, giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, vẽ hình, đo đạc, ước lượng. Bước đầu hình thành khả năng vận dụng kiến thức toán học vào đời sống và các môn học khác.
Rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp lôgic, khả năng quan sát, dự đoán, phát triển trí tưởng tượng không gian. Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, bồi dưỡng các phẩm chất tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo. Bước đầu hình thành thói quen tự học, diễn đạt chính xác ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.
Rèn luyện cho HS thói quen làm việc nhóm thông qua trải nghiệm môn học.
Thái độ học tập:
Hứng thú và yêu thích môn học qua trải nghiệm, chăm học, cẩn thận, chính xác trong tính toán.
1.3.3.2. Nội dung dạy học trải nghiệm môn Toán
Nội dung chương trình dạy học trải nghiệm môn Toán được tích hợp xoay quanh mạch kiến thức:
Số và Đại số, thống kê Hình học và Đo lường;
Dạy học trải nghiệm môn Toán phải xác định rõ về mục tiêu, nội dung, thời gian, đa dạng về hình thức, phương pháp thực hiện, giáo viên phải có nghệ thuật thu hút học sinh tham gia. Dạy học trải nghiệm Toán phải tạo được sân chơi cho học sinh và có tác dụng tạo môi trường cho học sinh trải nghiệm cuộc sống thực tế gắn việc học đi đôi với thực hành, luyện tập. Thông qua dạy học trải nghiệm môn Toán giáo viên củng cố, mở rộng tri thức đã học cho học sinh, rèn kĩ năng tư duy logic, phản biện thực hành, khả năng thích ứng, khả năng sáng tạo,… trong cuộc sống cho học sinh.