Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh - 2

1. Kết luận 100

2. Khuyến nghị 101

2.1. Đối với Sở GD&ĐT 101

2.2. Với Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 101

2.3. Đối với phòng GD&ĐT 102

2.4. Đối với đội ngũ CBQL và giáo viên 102

2.5. Đối với phụ huynh học sinh 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHẦN PHỤ LỤC 108

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Ký hiệu viết tắt

Viết đầy đủ

1. BGH

2. CBQL

3. CBGV

4. CNTT

5. GD&ĐT

6. GVCN

7. HĐDH

8. HĐGD

9. HĐHT

10. HĐTN

11. THCS

12. QTDH

13. GV

14. HS

Ban giám hiệu Cán bộ quản lý Cán bộ giáo viên

Công nghệ thông tin Giáo dục và đào tạo Giáo viên chủ nhiệm Hoạt động dạy học Hoạt động giáo dục Hoạt động học tập Hoạt động trải nghiệm Trung học cơ sở

Quá trình dạy học Giáo viên

Học sinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh năm học 2018 - 2019 40

Bảng 2.2. Chất lượng giáo dục văn hóa học sinh năm học 2018- 2019 41

Bảng 2.3. Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh năm học 2019 - 2020 41

Bảng 2.4. Chất lượng giáo dục văn hóa học sinh năm học 2019 - 2020 41

Bảng 2.5. Thống kê số lượng và chất lượng giáo viên dạy môn Toán các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 44

Bảng 2.6. Thống kê số lượng giáo viên đã được công nhận giáo viên giỏi

bộ môn Toán 44

Bảng 2.7. Thực trạng xác định mục tiêu dạy học trải nghiệm môn Toán 45

Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học trải nghiệm môn Toán 47

Bảng 2.9. Thực trạng phương pháp dạy học trải nghiệm môn Toán 48

Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện hình thức dạy học trải nghiệm môn Toán trong giờ học 50

Bảng 2.11. Thực trạng thực hiện hình thức dạy học trải nghiệm môn Toán ngoài giờ học 51

Bảng 2.12. Đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn Toán 53

Bảng 2.13. Thực trạng lập kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm cho giáo viên Toán trường THCS TP Bắc Ninh theo tự đánh giá của CBQL 55

Bảng 2.14. Thực trạng lập kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Bắc Ninh theo đánh giá của GV 56

Bảng 2.15. Thực trạng tổ chức quản lý dạy học trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Bắc Ninh (ý kiến của GV) 57

Bảng 2.16. Thực trạng tổ chức quản lý dạy học trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Bắc Ninh theo tự đánh giá của CBQL 58

Bảng 2.17. Thực trạng chỉ đạo quản lý dạy học trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Bắc Ninh theo đánh giá của GV 60

Bảng 2.18. Thực trạng chỉ đạo quản lý dạy học trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Bắc Ninh theo đánh giá của CBQL 61

Bảng 2.19. Thực trạng đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm của giáo viên trường THCS TP Bắc Ninh (ý kiến của GV) 62

Bảng 2.20. Thực trạng đánh giá kết quả quản lý dạy học trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Bắc Ninh (ý kiến của CBQL) 63

Bảng 2.21. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường trung học cơ sở 64

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết của các biện pháp 92

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý 93

Bảng 3.3: So sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 96

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1. Mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của David Kolb (1984) 13

Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp quản lý 93

Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp 94

Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 96

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của toàn ngành và xã hội hiện nay. Trong bối cảnh GD & ĐT đang nỗ lực phấn đấu đổi mới căn bản và toàn diện. Trong đó, đổi mới quản lý, đổi mới hình thức tổ chức, đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm là một hoạt động sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VII đã khẳng định “phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại của quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…”

Dạy học trải nghiệm nhằm tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn; qua đó tổ chức động viên và tạo điều kiện cho học sinh tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp, những kiến thức mới; trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì trải nghiệm trong thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội. Từ đó hình thành phẩm chất, kĩ năng và năng lực cho học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Dạy học trải nghiệm môn Toán là phương pháp thực hiện thông qua trải nghiệm rồi phân tích trải nghiệm khái quát rút ra bài học, thiết kế các bài tập phù hợp để áp dụng. Học đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong lớp, trong trường. Đây được đánh giá là phương pháp ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân. Thông qua dạy học trải nghiệm môn Toán, học sinh phát huy vai trò chủ thể tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em chủ động tham gia vào tất

cả các khâu của quá trình giáo dục và dạy học: từ thiết kế đến chuẩn bị, từ thực


hiện đến đánh giá kết quả phù hợp đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Thông qua dạy học, các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, được lựa chọn ý tưởng, được tự khẳng định bản thân, được đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt động của nhóm, của bạn bè và cá nhân… Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. Dạy học trải nghiệm môn Toán là một hoạt động tập thể, trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.

Đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới hoạt động giảng dạy đòi hỏi phải đổi mới hoạt động quản lí. Đổi mới quản lí trường học trở thành đòi hỏi cấp bách trong đó biện pháp quản lí hoạt động giáo dục của giáo viên là vấn đề cơ bản có tác động trực tiếp nâng cao chất lượng giáo dục. Quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm là một trong những nội dung cơ bản, chủ yếu, quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quản lý giáo dục ở trường học hiện nay. Nâng cao hiệu quả giáo dục tức là nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học. Quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm có hiệu quả là tiền đề cho mức độ hiệu quả hoạt động dạy học.

Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường Phổ thông cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua cũng đã áp dụng nhiều giải pháp, biện pháp đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, dạy học các môn học nói riêng theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Nhưng việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm còn gặp nhiều lúng túng, hạn chế.

Với những lí do trên, tôi chọn nội dung “Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; đề xuất biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Hiện nay, quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh còn chưa đạt được kết quả như mong muốn, do một số khó khăn: Tài liệu dạy, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học trải nghiệm còn hạn chế; nhiều giáo viên còn nhận thức và có kỹ năng tổ chức dạy học trải nghiệm cho học sinh chưa tốt; Ban giám hiệu còn lúng túng trong xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo hoạt động. Nếu đề xuất được biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán một cách hợp lý và khả thi thì sẽ khắc phục phần nào được các khó khăn trên, giúp học sinh phát triển năng lực, phát huy tiềm năng sáng tạo, phẩm chất nhân cách cần thiết để học sinh giải quyết vấn đề thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích của đề tài, luận văn tập trung triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS;

5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng dạy học trải nghiệm môn Toán, thực trạng quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh: phân tích những mặt mạnh, mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế;

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/06/2023