Phương Pháp Lấy Ý Kiến Hội Đồng Tư Vấn Và Chuyên Gia:

6. Giới hạn phạm vi, thời gian nghiên cứu

6.1. Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu thực trạng quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở 05 trường THCS thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh;

- Nghiên cứu các biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh;

6.2. Thời gian nghiên cứu

Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS trong 2 năm học: 2018 - 2019 và năm học 2019 - 2020.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết, các văn kiện của Đảng và Nhà nước, của ngành về quản lý GD&ĐT; các công trình, luận văn, luận án nghiên cứu về quản lý giáo dục, quản lý dạy học, đặc biệt là quản lý dạy học môn Toán theo hướng trải nghiệm ở cấp THCS; các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu...

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

- Điều tra bằng phiếu hỏi: Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng dạy học trải nghiệm môn Toán ở một số trường THCS thông qua;

- Quan sát các tiết dạy trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS, phỏng vấn trực tiếp đội ngũ CBQL, giáo viên và học sinh;

Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh - 3

- Tổng kết kinh nghiệm quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS trong thời gian 2 năm học 2018 - 2019 và 2019 - 2020.

7.3. Phương pháp lấy ý kiến hội đồng tư vấn và chuyên gia:

Xin ý kiến các chuyên gia về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS đề xuất trong luận văn.

7.4. Các phương pháp nghiên cứu bổ trợ

Sử dụng toán thống kê để tổng hợp phân tích các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu, thông qua các bảng số, biểu đồ, sơ đồ.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở trường THCS.

Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Chương 3: Biện pháp quản lý HĐDH trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Những nghiên cứu về dạy học trải nghiệm

Nhu cầu học chỉ nổi lên từ kinh nghiệm sống hàng ngày và từ những kiến thức đã thu được theo một chuỗi các hoạt động tái hiện, đầu tư, vận dụng kiến thức trong các hành động, hoạt động của cá nhân người học để tiếp tục tiến xa hơn, hiểu biết sâu hơn trong sự trải nghiệm của bản thân.

Theo Coleman (1976), người học thay vì tìm cách hiểu và đồng hóa thông tin dựa trên lời nói, chữ viết, thì trong dạy học trải nghiệm, người học phải đưa ra được nghĩa, ý nghĩa của cái mà họ trải nghiệm, họ thực hiện, họ học đồng thời với nghĩa, ý nghĩa của các kiến thức mà họ chiếm lĩnh được, xây dựng được khi họ cảm thấy các kiến thức này có ích, có giá trị với bản thân. [11].

Theo D.Kolb (1984) và Serre (1995), dạy học trải nghiệm dựa trên hai tương tác giữa kiến thức và sự trải nghiệm, đó là kiến thức được rút ra từ chính nguồn gốc của sự trải nghiệm của người học và giá trị, ý nghĩa của kiến thức lại được xác nhận qua sự trải nghiệm mới của người học. Quá trình này tạo thành một vòng lặp giữa kiến thức và sự trải nghiệm. Kiến thức mới luôn được hình thành qua sự trải nghiệm và sự trải nghiệm mới lại là môi trường để xây dựng kiến thức mới. Do đó, bản chất của mô hình chính là tổ chức hoạt động học tập dựa trên các hoạt động, hành động để người học tự kiến tạo kiến thức cho bản thân, và qua hoạt động, hành động để người học lại vận dụng, áp dụng được kiến thức vào thực tiễn để xây dựng, hình thành kiến thức mới.[14]

Ở Việt Nam, tuy việc tiếp cận việc vận dụng các mô hình dạy học trải nghiệm không được sớm, song dạy học trải nghiệm trở thành hướng nghiên cứu thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà sư phạm. Các

nghiên cứu đã tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau:

Tổ chức dạy học trải nghiệm cho học sinh trong dạy học giáo dục công dân lớp 7 tác giả Đào Thị Ngọc và Vũ Thị Anh cho rằng: Dạy học trải nghiệm thông qua các trò chơi, qua các cuộc thi, qua các tổ chức diễn đàn, qua hoạt động tình nguyện, hoạt động nhân đạo, hoạt động tham quan, dã ngoại. [28].

Theo tác giả Nguyễn Văn Hạnh trong bài báo khoa học: “Học tập trải nghiệm: Một lý thuyết học tập đóng vai trò trung tâm trong đào tạo theo năng lực” đã khẳng định: Với chương trình phổ thông tổng thể, khái niệm "hoạt động trải nghiệm" còn mới với nhiều thầy cô. Các hoạt động trải nghiệm luôn phải gắn với chủ đề học tập. Đây cũng là con đường dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh.[17].

Như vậy các nghiên cứu đã giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ và những năng lực cần thiết khác, giúp học sinh có thể làm chủ, tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, phát huy năng lực, có kỹ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Và quản lý dạy học trải nghiệm như thế nào để nâng cao được hiệu quả giáo dục, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học trải nghiệm, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm là cần thiết với các nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

1.1.2. Quản lý dạy học trải nghiệm, quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán.

Ở Việt Nam, khoa học quản lý giáo dục tuy được nghiên cứu muộn nhưng tư tưởng về quản lý cũng như "phép trị nước an dân" đã có từ lâu đời. Thân Nhân Trung (1419-1499) vị tiến sĩ thời nhà Lê đã dạy “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. “Hiền tài” không tự nhiên mà có, nó là sản phẩm của giáo dục, nó là kết quả của hoạt động dạy học.

Trong giai đoạn hiện nay, các nghiên cứu về quản lý và quản lý giáo dục ngày càng phong phú, đa dạng gắn liền với các tác giả tên tuổi như Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Đức Chính, Trần Khánh Đức, Phạm Minh Hạc, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp,

Phạm Viết Vượng... Điểm chung mà các tác giả thể hiện trong các công trình

nghiên cứu là: khẳng định vai trò quan trọng của công tác quản lý trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học. Đây cũng chính là một trong những tư tưởng mang tính chiến lược về phát triển giáo dục của Đảng ta. Các tác giả trên đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý HĐDH bộ môn ở các nhà trường, đồng thời giúp cho tác giả luận văn nghiên cứu định hướng nghiên cứu đề tài của mình.

Đối với môn Toán ở trường phổ thông, nhiều công trình nghiên cứu của nhiều chuyên gia cũng đã đề cập ít nhiều về phương diện quản lý quá trình dạy học môn Toán sao cho có hiệu quả nhất. Tiêu biểu có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có giá trị như: Phương pháp dạy học đại cương môn Toán của tác giả Nguyễn Bá Kim (2007); Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông của tác giả Bùi Văn Nghị (2009); các công trình của tác giả Trần Phương, Trần Văn Hạo, Võ Đại Mau…

Trong công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, công tác nghiên cứu về quản lý dạy học môn Toán trong trường phổ thông càng phát huy vai trò quan trọng. Quản lý dạy học môn Toán đã được nhiều học viên cao học nghiên cứu như:

Trong công trình: “Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT Bất Bạt tiếp cận đảm bảo chất lượng” tác giả tập trung làm sáng tỏ đặc điểm, bản chất của quản lý hoạt động dạy học Toán.

“Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường THCS huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Lê Thị Hương Lan năm 2015, Đại học sư phạm Thái Nguyên;

+ “Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT Quốc Oai Thành phố Hà Nội” của tác giả Phạm Văn Long năm 2016, Học viện quản lý giáo dục;

Tuy nhiên, việc quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán đã được đề cập đến,

song chưa nhiều đặc biệt là tại các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc

Ninh. Xác định vấn đề này để nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của các các nhà trường nói chung và chất lượng công tác quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh nói riêng.

1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở trường trung học cơ sở

1.2.1. Quản lý

Quản lý luôn gắn liền với tiến trình phát triển của xã hội, mang tính lịch sử, tính giai cấp, tính dân tộc và thời đại. Quản lý là một hoạt động diễn ra trên mọi lĩnh vực, là một môn khoa học sử dụng kiến thức của nhiều môn học; đồng thời quản lý còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự khôn khéo và tinh tế để đạt được mục đích. Quản lý là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ nhu cầu của mọi xã hội, mọi quốc gia và trong mọi thời đại, có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý. Theo C.Mác, quản lý được sinh ra từ tính chất xã hội hóa lao động. Nó có tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đều thông qua quản lý: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quản độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng" [6].

Hiện nay thuật ngữ quản lý đã trở nên khá phổ biến, có nhiều quan điểm với những cái nhìn từ những góc độ khác nhau và tính mục đích của hoạt động, chúng ta có thể xem xét một số khái niệm:

Theo M.I.Kondakop “Quản lý xã hội một cách khoa học không phải cái gì khác mà chính là việc tác động một cách hợp lý đến hệ thống xã hội, việc làm cho hệ thống đó phù hợp với quy luật vốn có của nó” [26].

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã nêu ra những định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “Quản lý”:

Theo Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [7].

Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt thì: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý là một hệ thống, là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định” [29].

Theo Đỗ Hoàng Toàn: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường” [39].

Từ những lập luận trên ta có thể khái quát: Quản lý là một hoạt động nhằm thực hiện những tác động có tính hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để sử dụng có hiệu quả những tiềm năng, cơ hội của tổ chức nhằm đạt đến mục tiêu đặt ra trong một môi trường luôn luôn thay đổi.

1.2.2. Dạy học trải nghiệm

1.2.2.1. Trải nghiệm

Trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học, các lĩnh vực giáo dục khác nhau để có thể trải nghiệm thực tiễn trong và ngoài nhà trường, gia đình và xã hội. Đồng thời giúp các em có cơ hội để tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng và hoạt động hướng nghiệp.

Đặc biệt các hoạt động trải nghiệm phải dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên, qua đó hình thành những phẩm chất, những năng lực đã được xác định tại chương trình giáo dục phổ thông.

Trải nghiệm là một hoạt động có động cơ, có đối tượng được tổ chức bằng việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự hướng dẫn của giáo viên. Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn, qua trải nghiệm người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự

sáng tạo sẽ có được khi giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề trong tình huống mới, không theo một chuẩn mực đã có...

Trải nghiệm theo quan điểm của triết học:

Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn, bao gồm cả kỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạt động và vận động của thế giới khách quan.

Trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực tế, là thể thống nhất bao gồm kiến thức và kỹ năng, là kết quả của sự tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trải nghiệm dưới góc nhìn sư phạm:

Trải nghiệm trong đào tạo là một hệ thống kiến thức và kỹ năng có được trong quá trình giáo dục và đào tạo chính quy;

Trải nghiệm là kiến thức, kỹ năng mà trẻ nhận được bên ngoài các cơ sở giáo dục thông qua sự giao tiếp, hay qua những tài liệu tham khảo không được giảng dạy trong nhà trường…

Trải nghiệm qua (thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong những phương pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định để thiết lập hoặc minh họa cho một quan điểm lý luận cụ thể.

Kinh nghiệm giảng dạy là hệ thống các phương pháp đào tạo được giáo viên đúc kết và đổi mới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thông qua thực tiễn.

Các loại trải nghiệm: người ta phân biệt các loại trải nghiệm khác nhau như:

Trải nghiệm vật chất: trải nghiệm vật chất xảy ra bất cứ khi nào đối tượng hay môi trường thay đổi. Triết lí “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là đề cao hoạt động trải nghiệm của con người.

Trải nghiệm tinh thần: trải nghiệm tinh thần liên quan đến các khía cạnh

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 13/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí