Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 2


3.2.4. Định hướng pháp triển du lịch cộng đồng tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 – 2030 78

3.3. Dự báo phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2030 79

3.4. Dự báo chi tiết đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk...80

3.5. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Đắk Lắk 82

3.5.1. Hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng 82

3.5.2. Hoàn thiện việc ban hành các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quy định, quy trình phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh 83

3.5.3. Hoàn thiện việc xây dựng, triển khai các chính sách, quy định trong lĩnh vực DLCĐ trên địa bàn tỉnh 85

3.5.4. Hoàn thiện công tác thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quy định trong lĩnh vực DLCĐ trên địa bàn tỉnh 88

3.5.5. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng 89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

3.5.6. Giải pháp về tôn tạo tài nguyên du lịch 91

3.5.7. Giải pháp về hỗ trợ cộng đồng địa phương 91

Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 2

3.5.8. Đào tạo và nâng cao nhận thức nguồn nhân lực 93

3.6. Những kiến nghị 93

3.6.1. Kiến nghị với cơ quan Trung ương 93

3.6.2. Kiến nghị với chính quyền, cơ quan quản lý địa phương 94

3.6.3. Kiến nghị đối với cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch cộng đồng.95 3.6.4. Kiến nghị đối với khách du lịch 95

3.6.5. Kiến nghị đối với các đơn vị lữ hành khai thác và kinh doanh du lịch 96

KẾT LUẬN 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đang đẩy mạnh chủ trương phát triển kinh tế, xã hội dựa trên chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó chú trọng phát huy tiềm năng lợi thế về du lịch, dịch vụ, từ đó góp phần tăng trưởng phát triển kinh tế của tỉnh, đáp ứng được định hướng: “Xây dựng và phát triển tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc” mà Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra.

Ngành du lịch nói chung và du lịch cộng đồng tại Đắk Lắk nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dần chuyển sang lĩnh vực dịch vụ. Góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ dân, bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang duy trì, xây dựng và hướng phát triển các điểm DLCĐ tại các buôn đồng bào dân tộc thiểu số như: buôn M’Liêng, buôn Triết (huyện Lắk); Buôn Ako Dhong, buôn Kmrơng B (Thành phố Buôn Ma Thuột), buôn Ja (huyện Krông Bông), Buôn Tring (thị xã Buôn Hồ), buôn Kon H’Ring, buôn Thái (huyện Cư M’gar), buôn Jang Lành (huyện Buôn Đôn). Đồng thời, tỉnh Đắk Lắk đã có những cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển DLCĐ; đưa nội dung phát triển DLCĐ lồng ghép vào chương trình quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Tuy nhiên, trong những năm qua, du lịch Đắk Lắk phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có, nhất là lĩnh vực du lịch cộng đồng; chưa thực sự khẳng định vị trí, vai trò là một trong những ngành kinh tế quan trọng và có khả năng mang lại hiệu quả, ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội của tỉnh. Những vấn đề này đã đặt yêu cầu xây dựng các định hướng phát triển du lịch Đắk Lắk ổn định và bền vững trong điều kiện mới, đặc biệt


là vấn đề quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh, cần xây dựng quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển DLCĐ, cần xây dựng bộ tiêu chí đáng giá và công nhận các điểm DLCĐ tại các địa phương. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát còn hạn chế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch còn yếu, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài về quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk góp phần nghiên cứu những mặt tích cực, thế mạnh của tỉnh trong quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng; qua đó, phát huy được các giá trị bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh, phát huy được tiền năng, thế mạnh của tỉnh về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, các danh lam thắng cảnh, liên kết phát triển các sản phẩm, dịch vụ… Đồng thời, phát hiện những mặt còn tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng như: hệ thống hóa các văn bản về chủ trương, đường lối của Đảng, sự đồng bộ, thống nhất cơ chế quản lý, các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng; công tác kiểm tra, giám sát những cơ quan, đơn vị, các cá nhân thực hiện chưa đúng về định hướng phát triển du lịch cộng đồng, sự phát triển các mô hình du lịch sinh thái cộng đồng còn manh mún, nhỏ lẻ, phát triển mô hình không đúng định hướng, không thu hút giải quyết vấn đề lao động, việc làm của người dân địa phương và không phát huy hết tiềm năng, lợi thế…

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

2.1. Trên thế giới

- Peter E.Murphy (1986), A community Approach, Nhà xuất bản Routledge, Giáo trình đưa ra góc nhìn mới hơn về du lịch bằng phương pháp tiếp cận về DLST và DLCĐ, những sáng kiến được khuyến khích nhằm tăng


lợi ích cho người dân với việc cùng tham gia xây dựng sản phẩm du lịch dựa vào nguồn TNDL vốn có của địa phương. Những thất bại, những thành công đã được các tác giả đưa ra phân tích ở những khía cạnh, mức độ khác nhau về DLCĐ, cộng đồng, du lịch dựa vào cộng đồng, những vấn đề tác động cũng như những thay đổi mà ảnh hưởng đến cộng đồng. Các công cụ quản lý, giám sát DLCĐ, bảo tồn các giá trị tài nguyên tự nhiên và văn hóa nhằm tạo ra lợi ích kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, xây dựng quyền sở hữu các nguồn tài nguyên theo hướng bền vững.

- Một tài liệu vô cùng hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến du lịch và phát triển nông thôn là Building Community Capacity of Tourism Development, C.A.B International của Gianna Moscardo (2008). Tài liệu nêu ra những lý do thất bại trong cách làm du lịch ở nhiều nơi do thiếu năng lực kinh doanh, đặc biệt là do nhận thức và năng lực của CĐĐP về du lịch còn rất hạn chế. Gianna Moscardo đã phân tích những vấn đề còn tồn tại và đưa ra những phương án hữu hiệu trong việc lập kế hoạch phát triển du lịch thông qua những mô hình DLCĐ thành công ở nhiều nơi trên thế giới. Rhonda Phillips (2012), Tourism, Planning and Community Development, Routledge cho rằng ngoài lợi ích kinh tế, DLCĐ còn giúp nâng cao năng lực cộng đồng, vượt qua những rào cản văn hóa và bảo tồn TNDL tốt hơn. Bên cạnh đó, những quốc gia có thế mạnh về du lịch cũng không ngừng đóng góp vào công cuộc thay đổi cách nhìn về du lịch liên quan đến cộng đồng như: Uel Blank (1989), The Community Tourism.

2.2. Ở Việt Nam

Du lịch Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh những năm 1990, từ đó các chuyên gia về du lịch đã có những công trình nghiên cứu về du lịch được thực hiện ngày một sâu rộng hơn. Các bài viết về DLCĐ bắt đầu xuất hiện trên các trang báo, tạp chí, báo cáo khoa học ở Việt Nam. Về sau, những nghiên cứu


về DLCĐ được thực hiện một cách bài bản hơn thông qua các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch và các bài viết về DLCĐ, đóng góp trực tiếp về mặt lý luận cũng như thực tiễn:

- Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa (2004), giáo trình Kinh tế Du lịch, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, giáo trình khái quát một số vấn đề; khái niệm cơ bản về du lịch, tác động kinh tế - xã hội của du lịch, các loại hình du lịch, các lĩnh vực kinh doanh du lịch và điều kiện để phát triển du lịch.

- Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng, nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, đã nêu ra một số khái niệm cơ bản về DLCĐ, mục tiêu phát triển DLCĐ, ý nghĩa cảu việc phát triển DLCĐ cũng như các điều kiện hình thành và phát triển DLCĐ.

- Lê Thu Hương (2007) Xây dựng mô hình du lịch cho người nghèo ở VQG Cúc Phương, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội, cụ thể hóa mô hình du lịch tại VQG Cúc Phương và đề xuất xây dựng giải pháp khả thi về du lịch cho người nghèo.

- Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đã hệ thống các cơ sở lý luận về DLCĐ, đưa ra các mô hình phát triển DLCĐ tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới, bên cạnh đó cũng đã hoàn thiện cơ sở lý thuyết trong việc lập kế hoạch phát triển DLCĐ.

- Phạm Hồng Long (2021), Tạp chí TRAVELMAG, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam đã khái quát các vấn đề về lý luận và thực tiễn đối với phát triển DLCĐ ở Việt Nam.

- Trần Nữ Ngọc Anh (2016), Quản lý nhà nước đối với DLCĐ, Tạp chí Du lịch Việt Nam, đã đề xuất việc QLNN đối với DLCĐ tại Việt Nam cần được quan tâm kịp thời để tạo điều kiện cho hoạt động này đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thực tế.

- Trần Thu Phương (2020), Tạp chí Khoa học số 72 (10/2020), Nghiên


cứu công tác quản lý nhà nước đối với phát triển DLCĐ ở phạm vi một số tỉnh Tây Bắc đã đánh giá thực trạng và nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với phát triển DLCĐ.

2.3. Tại Đắk Lắk

Thời gian qua, phát triển DLCĐ đã được quan tâm, có nhiều bài viết cụ thể về phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Các bài viết tập trung phân tích các vấn đề cụ thể liên quan đến phát triển DLCĐ, cụ thể: “Đắk Lắk phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” của Tuấn Anh, đăng trên báo Dân tộc và miền Núi, ngày đăng ngày 30/7/2019; “Triển vọng du lịch cộng đồng ở Đắk Lắk” , H’Xíu, đăng trên Báo điện tử VOV, ngày 28/01/2021; Đắk Lắk: Buôn Akõ Dhông phát triển du lịch cộng đồng”, Thanh Tùng, đăng trên website Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du dịch, ngày 05/04/2021; Đắk Lắk: Khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh”, đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 23/12/2020; “Du lịch cộng đồng – Sức hút từ Đắk Lắk”, của tác giả Hạ Tinh, đăng trên Tạp chí Du lịch, ngày 04/06/2020; “Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng”, tác giả: Đình Đối, đăng trên Báo Đắk Lắk điện tử, ngày 31/01/2021… các bài viết chỉ khai thác về tiềm năng phát triển DLCĐ, những thế mạnh của tỉnh trong mở rộng và phát triển DLCĐ. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu, bài viết cụ thể về vấn đề công tác quản lý nhà nước về phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Tóm lại, qua nghiên cứu các nội dung tài liệu trên, tác giả rút ra một số vấn đề, nội dung cơ bản sau:

Các nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới mới chỉ đánh giá về TNDL, phát triển DLCĐ dựa vào cộng đồng, đề xuất các giải pháp phát triển một điểm du lịch cụ thể. Các đề tài gần đây khi nghiên cứu về công tác


QLNN đối với du lịch thì đa phần nghiên cứu du lịch một cách tổng quan của cấp huyện, cấp tỉnh hoặc một lĩnh vực nào đó của ngành du lịch chưa có đề tài QLNN nào nghiên cứu về công tác QLNN đối với phát triển DLCĐ.

Trên cơ sở tiếp thu và vận dụng những nghiên cứu của các công trình, đề tài luận văn này tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển DLCĐ tại tỉnh Đắk Lắk, từ đó đưa ra những giải pháp khả thi, phù hợp cho công tác QLNN đối với phát triển DLCĐ nhằm thúc đẩy phát triển DLCĐ theo đúng hướng, đạt được mục tiêu đề ra, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch, giảm áp lực khách du lịch tại các điểm di sản vào những thời gian cao điểm, đóng góp vào sự ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk; đồng thời, góp phần hướng tới phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích

Đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

3.2. Nhiệm vụ

Để thực hiện những mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau:

- Một là , làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với phát triển DLCĐ. Kinh nghiệm quản lý nhà nước cấp tỉnh về phát triển du lịch, du lịch cộng đồng trong và ngoài nước.

- Hai là đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Xác định những bất cập tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

- Ba là đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các kiến nghị với các ngành, các cấp, các bên liên quan trong QLNN về phát triển DLCĐ.


4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật, cơ sở lý luận là Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê - phân tích: Được sử dụng trong việc thu thập số liệu về du lịch cộng đồng, các tiêu chí xây dựng du lịch cộng đồng, nguyên nhân còn bất cập, hạn chế trong quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng… Từ đó, phân tích những mặt đạt được, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Phương pháp so sánh, đánh giá: tác giả so sánh công tác để thấy rõ nét sự thay đổi, tính hiệu quả của các cơ chế, chính sách của địa phương và những nỗ lực của các cấp chính quyền trong việc nâng cao hiệu quả công tác phát triển du lịch cộng đồng.

- Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu thứ cấp và số liệu thực tiễn của địa phương: Thu thập và phân tích số liệu tại các bảng, biểu thống kê, báo cáo hàng năm của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Báo cáo tổng kết giai đoạn của UBND tỉnh.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí