Hoạt Động Dạy Học Và Quản Lý Hoạt Động Dạy Học

Như vậy, qua các khái niệm trên ta có thể hiểu: Nhà trường là một thiết chế xã hội, là đơn vị cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó việc dạy học, giáo dục được tiến hành có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm đào tạo con người đáp ứng những yêu cầu cho một xã hội nhất định [18].

1.2.3.2. Nhà trường trung học cơ sở

Trường THCS là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp giữa bậc tiểu học và bậc trung học phổ thông (THPT) trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam” [9].

Mục tiêu của giáo dục THCS được quy định tại Điều 27, khoản 3, Chương II, Luật Giáo dục 2005 [9], cụ thể như sau: “Giáo dục THCS nhằm giúp cho HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để tiếp tục học THPT, trung cấp, trung học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Nhà trường THCS có tư cách pháp nhân.

Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS được ghi tại Điều 3 - Điều lệ Trường Trung học năm 2007 [6], bao gồm 9 nhiệm vụ.

1.2.3.3. Quản lý nhà trường.

Nhà trường là một đơn vị cơ bản cấu thành nên hệ thống giáo dục quốc dân. Việc quản lý nhà trường là việc làm vô cùng quan trọng. Suy cho cùng, chất lượng giáo dục phụ thuộc vào việc quản lý giáo dục ở phạm vi nhà trường.

Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục ở quy mô nhà trường, là quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của các chủ thể quản lý nhà trường tới các đối tượng nhà trường quản lý, nhằm thực hiện những mục tiêu của nhà trường.

Có nhiều tác giả quan niệm về nhà trường khác nhau.

Theo tác giả Trần Kiểm “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”. [22, tr. 242]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “ Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục”. [32, tr. 34]

Tác giả M.I. Kônđacôp đã viết: “Chúng ta hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là một hệ thống xã hội - sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt kinh tế- xã hội, tổ chức - sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên”. [25, tr. 373]

Quản lý dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội - 4

Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội nên nhà trường cùng với công tác quản lý trường học là vô cùng quan trọng, bao gồm sự quản lý các tác động qua lại giữa trường học và xã hội đồng thời quản lý chính nhà trường. Chúng ta có thể phân tích quá trình GD của nhà trường như một hệ thống các thành tố và được biểu diễn bằng sơ đồ sau:


H M Đ

Th Tr

NT

Qi Mô

N P

- thầ

Chú thích: NT- nhà trường; Th


y; Tr - trò; M - mục tiêu; Đ - điều kiện

g pháp dạy học; Bô - Bộ máy đào tạo; Mô - môi trường

đào tạo; H - hình thức tổ chức đào tạo; Qi - Quy chế đào tạo; N - Nội dung đào

tạo; P - phươn

Sơ đồ 1.2. Mười thành tố cấu thành nhà trường

đào tạo.

Xét riêng một nhà trường, thì chủ thể quản lý gồm có: chủ thể bên trong, chủ thể bên trên và chủ thể bên ngoài. Chủ thể quản lý bên trong trường là Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng, Hiệu phó chuyên môn); và các Tổ trưởng chuyên môn. Đối tượng quản lý gồm có 3 nhóm: nhóm nhân tố cơ bản cấu thành trí thức bao gồm: mục tiêu GD, nội dung GD, phương pháp GD; nhóm nhân tố động lực bao gồm Thầy và Trò, Thầy là lực lượng đào tạo, Trò là đối tượng đào tạo; và nhóm nhân tố gắn kết: gồm hình thức đào tạo, điều kiện đào tạo, môi trường đào tạo, bộ máy đào tạo, quy chế đào tạo.

Quản lý nhà trường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Quản lý các nguồn lực trong nhà trường: Nguồn lực của nhà trường cũng như các tổ chức khác bao gồm nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất và nguồn lực thông tin.

Quản lý đội ngũ CBQL, GV, nhân viên trong nhà trường bao gồm những việc sau: Bố trí và sử dụng CBQL, GV, nhân viên; bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ CBQL, GV, nhân viên; có kế hoạch phát triển đội ngũ.

Quản lý tài chính và các cơ sở vật chất trường học: Quản lý tài chính trong nhà trường (quản lý ngân sách, quản lý thu chi); quản lý vốn ngoài ngân sách; quản lý cơ sở vật chất (CSVC), TBDH.

- Quản lý HĐDH, giáo dục và các hoạt động khác trong nhà trường:

Quản lý hoạt động dạy học: Quản lý việc thực hiện chương trình; quản lý hoạt động dạy học của GV; quản lý hoạt động học tập của HS; quản lý CSVC phục vụ dạy học; quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn; quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ GV.

Quản lý các hoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho HS: Hoạt động giáo dục đạo đức; giáo dục thẩm mĩ; giáo dục thể chất; giáo dục môi trường; giáo dục sức khoẻ sinh sản; giáo dục lao động và hướng nghiệp...

Quản lý các hoạt động khác trong nhà trường: Phổ cập giáo dục, huy động cộng đồng tham gia xây dựng phát triển nhà trường và thực hiện quản lý các nhiệm vụ cụ thể theo từng giai đoạn phát triển.

Quản lý việc đổi mới phương pháp giáo dục.

- Kiểm tra nội bộ trong nhà trường

Kiểm tra nội bộ trong trường học là kiểm tra của người Hiệu trưởng đối với các hoạt động trong đơn vị mình nhằm đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ, phát hiện, khuyến khích cái tốt, phát hiện kịp thời những sai trái để đưa ra những điều chỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra. Kiểm tra nội bộ trường học nhằm góp phần xây dựng và duy trì trật tự, kỷ cương trong nhà trường, tạo điều kiện cho nhà giáo và các bộ phận trong nhà trường hoàn thành nhiệm vụ đạt mục tiêu đề ra. Hiệu trưởng là chủ thể chính trong việc tổ chức kiểm tra nội bộ nhà trường. Đối tượng của kiểm tra là toàn bộ các thành tố của quá trình giáo dục nhà trường.

- Quản lý chất lượng giáo dục

Chất lượng là một phạm trù phản ánh tổng thể những tính chất, những thuộc tính cơ bản của sự vật, làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác. Chất lượng của một sản phẩm là sự phù hợp của sản phẩm ấy với mục tiêu mà nhà sản xuất đề ra và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chất lượng giáo dục là sự phù hợp của trình độ, của người được giáo dục với các mục tiêu của quá trình giáo dục ở nhà trường nói riêng và mục đích của xã hội nói chung.

Như vậy, quản lý nhà trường thực chất là tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thế quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo nguyên lý GD nhằm đạt mục tiêu GD. Do vậy, công tác quản lý GD nói chung, quản lý nhà trường nói riêng, gồm có quản lý hoạt động trong nhà trường và quản lý các quan hệ giữa nhà trường và xã hội.

1.2.4. Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học

1.2.4.1. Hoạt động dạy học

Dạy học là một quá trình sư phạm, với nội dung khoa học, được thực hiện theo một phương pháp sư phạm đặc biệt do nhà trường tổ chức. GV thực hiện nhằm giúp HS nắm vững hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng hoạt động, nâng cao trình độ học vấn, phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách. Dạy học là con đường cơ bản để thực hiện mục đích giáo dục xã hội. Học tập là cơ hội quan trọng nhất giúp mỗi cá nhân phát triển và thành đạt trong xã hội.

Tiếp cận dạy học từ góc độ giáo dục: “Dạy học - một trong các bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn vẹn - là quá trình tác động qua lại giữa GV và HS nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng phát triển các phẩm chất của nhân cách người

học theo mục đích giáo dục”. 28, tr. 22 ]

Như vậy, hoạt động dạy học là một quá trình bộ phận, một phương tiện trao đổi học vấn, phát triển năng lực và giáo dục phẩm chất nhân cách thông qua sự tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội một cách có hệ thống những tri thức khoa học, những kỹ năng nhận thức và thực hành. Nói cách khác, hoạt động dạy học là quá trình vận động kết hợp giữa hoạt động dạy và học nhằm đạt được nhiệm vụ của dạy học.

Hoạt động dạy học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố cơ bản: mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, người dạy, người học. Các thành tố này tương tác lẫn nhau, thâm nhập vào nhau để thực hiện nhiệm vụ dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

Hoạt động dạy học gắn liền với hoạt động giáo dục. Cả hai hoạt động này đề hướng tới một mục tiêu chung là phát triển toàn diện nhân cách người học.

Như vậy, hoạt động dạy học là quá trình trong đó dưới sự tổ chức, điều khiển, lãnh đạo của người GV làm cho người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.

Bản chất của hoạt động dạy học thể hiện tính thống nhất của hoạt động dạy và hoạt động học, sự thống nhất biện chứng giữa các thành tố của hoạt động dạy học trong quá trình triển khai hoạt động học.

V.I Lênin đã khái quát quá trình nhận thức loài người: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”.

Dạy và học là hệ thống hoạt động thống nhất biện chứng còn bởi quy định lẫn nhau của các hoạt động này cả về nội dung lẫn hình thức.

Dạy học là một quá trình tương tác, cộng tác giữa thầy và trò, chủ thể hoạt động là GV, chủ thể hoạt động học là HS. Quá trình vận động tích sáng tạo của chủ thể này làm cho họ phát triển, hoàn thiện mình hơn về cả về phẩm chất lẫn năng lực. trong đó hoạt động dạy và học của thầy và trò phối hợp nhịp nhàng phát huy tối đa khả năng sáng tạo của HS giúp họ trưởng thành hơn trong hoạt động đó.

1.2.4.2. Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL tới khách thể QL trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Trong trường học, mọi hoạt động đều hướng vào phục vụ hoạt động dạy học và QL trường học trọng tâm là QL HĐDH.

Quản lý dạy học là QL một hoạt động với tư cách là một hệ thống toàn vẹn, bao gồm các nhân tố cơ bản: mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, các phương pháp và các phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, phương thức kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.

Theo tác giả Đỗ Bích Ngọc: “Quản lý quá trình dạy học là một bộ phận cấu thành chủ yếu của toàn thể hệ thống quản lý giáo dục và đào tạo trong trường học. Quá trình thực hiện các chức năng tổng hợp, phát triển nhân cách, nâng cao dân

trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.” 27, tr. 41

Như vậy QL HĐDH là QL hoạt động sư phạm của người thầy và hoạt động học tập rèn luyện của trò để hình thành và phát triển nhân cách HS.‌‌

1.3. Một số vấn đề về dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn

1.3.1. Khái niệm tích hợp

Tích hợp (integration) có nguồn gốc từ tiếng Latinh Integration với nghĩa xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hóa đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy tích hợp có hai tính chất cơ bản liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau là tính liên kết và tính toàn vẹn. Tính liên kết tạo thành một thực thể toàn vẹn không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức kỹ năng chỉ được thụ đắc tác động một cách riêng rẽ không có sự liên kết phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề tình huống.

Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.

1.3.2. Dạy học tích hợp

Trên thế giới, dạy học tích hợp (DHTH) đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại. Tháng 9 năm 1968, “Hội nghị tích hợp về việc giảng dạy các khoa học” đã được Hội đồng Liên quốc gia về giảng dạy khoa học tổ chức tại Varna (Bungari), với sự bảo trợ của UNESCO. Hội nghị nêu ra hai vấn đề là vì sao phải DHTH và tích hợp các khoa học là gì. Theo đó, DHTH được UNESCO định nghĩa như sau: “Một cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”. Định nghĩa của UNESCO cho thấy DHTH xuất phát từ quan niệm về quá trình học tập hình thành ở HS những năng lực ở trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Quá trình DHTH bao gồm những hoạt động tích hợp giúp HS biết cách phối hợp các kiến thức, kỹ năng và thao tác một cách có hệ thống. Như vậy, có thể hiểu tích hợp bao hàm cả nội dung và hoạt động.

Tại cuộc hội thảo quốc tế “Đón chào thế kỉ XXI” diễn ra vào tháng 12 năm 2000 tại Manila (Philipines), một trong những nội dung chính được bàn luận đó là những con đường và cách thức kết nối hệ thống tri thức hướng vào người đọc trong thời đại thông tin. Muốn đáp ứng nhu cầu kết nối hệ thống tri thức trong một thế giới học tập, tư duy liên hội phải được thiết kế ngay trong nội dung, phương tiện nghiên cứu và phương pháp giảng dạy. Tư duy liên hội này được gọi là tư duy tích hợp, đang thực hiện trên nhiều bình diện, cấp độ trong trong quá trình phát triển các chương trình giáo dục.

Trên thế giới, theo thống kê của UNESCO từ năm 1960 đến năm 1974 đã có 208 chương chương trình môn khoa học thể hiện những quan điểm tích hợp ở những mức độ khác nhau từ liên môn kết hợp đến tích hợp hoàn toàn theo chủ đề.

Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng trong chương trình giáo dục của nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây. Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là đảm bảo để mỗi học sinh biết cách vận dụng kiến thức học được trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ, qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực. Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải được gắn với các tình huống của cuộc sống mà sau này học sinh có thể đối mặt sẽ có ý nghĩa đối với học sinh. Với cách hiểu như vậy, DHTH phải được thể hiện ở cả nội dung chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy học.

Như vậy, thực hiện DHTH sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò của người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai.

1.3.3. Một số vấn đề lý luận liên quan đến dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

1.3.3.1. Một số nét đặc thù của môn Ngữ văn

Theo M.Gorki “Văn học là nhân học”. Văn là người. Học văn là để học làm người. Làm người hơn muôn loài ở chỗ có cảm xúc, biết yêu thương cái đẹp, ghét chê cái xấu, cảm thông chia sẻ, biết rơi lệ trước nỗi đau, biết cười trong cuộc sống. Học văn là học cách cảm, cách nghĩ. Văn học là bộ môn quan trọng trong nhà trường phổ thông. Bởi vận mệnh của tiếng Việt và nền quốc văn gắn liền với vận mệnh dân tộc. Văn học chứa đựng những nội dung phong phú, đa dạng về văn hóa, sự sống, tinh thần, tư tưởng, tâm, hồn của dân tộc. Nó là sự kết hợp hài hòa giữa tính khoa học và nghệ thuật. Văn học không chỉ giúp các em cảm nhận về vẻ đẹp của ngôn ngữ mà còn cho các em hiểu về cuộc sống, tính cách của con người. Vì vậy văn học nuôi dưỡng tâm hồn các em.

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí