Quản lý dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG‌


Bảng 2.1. Quy mô trường lớp trường trung học cơ sở Vân Hà 35

Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn của giáo viên trường trung học cơ sở Vân Hà

................................................................................................................ 37

Bảng 2.3: Giáo viên tự đánh giá về trình độ chuyên môn 37

Bảng 2.4: Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục của trường trung học cơ sở Vân Hà

................................................................................................................ 38

Bảng 2.5: Kết quả tốt nghiệp và thi vào trung học phổ thông của trường 38

và của Huyện Đông Anh 38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện việc soạn bài và chuẩn bị bài khi

lên lớp của giáo viên 42

Quản lý dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội - 2

Bảng 2.7. Kết quả đánh giá của học sinh mức độ sử dụng phương pháp dạy

học Ngữ văn của trường trung học cơ sở Vân Hà 46

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát học sinh về mục đích động học tập Ngữ văn 51

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát học sinh về mục đích, động học tập Ngữ văn 53

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát học sinh về nguyên nhân chưa học tốt môn

Ngữ văn 53

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát học sinh về thực hiện các hoạt động học tập môn

Ngữ văn 55

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát giáo viên và học sinh về kỹ năng học Ngữ văn

của học sinh 56

Bảng 2.13. Mức độ quan tâm của nhà quản lý về xây dựng kế hoạch và thực

hiện kế hoạch công tác 58

Bảng 2.14. Mức độ thực hiện của nhà quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên

lớp của giáo viên 59

Bảng 2.15. Mức độ thực hiện của nhà quản lý về việc cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá giờ dạy 61

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả

học tập của học sinh 64

Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc thực hiện quy định về hồ

sơ chuyên môn 65

Bảng 2.18. Mức độ quan tâm công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh

.............................................................................................................. 66

Bảng 2.19. Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động dạy và học 67

Bảng 3.1. Kết quả khảo cứu về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp

sống thanh lịch, văn minh ở trường trung học cơ sở Vân Hà 96

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ‌


Sơ đồ 1.1. Các chức năng quản lý 12

Sơ đồ 1.2. Mười thành tố cấu thành nhà trường 14

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức trường trung học cơ sở Vân Hà

............................................................................................................................ 35

Biểu đồ 2.1. Mức độ đầy đủ và hiệu quả của việc thực hiện mục tiêu dạy học 41

Biểu đồ 2.2. Mức độ thường xuyên và hiệu quả của việc sử dụng phương pháp

dạy học 44

Biểu đồ 2.3. Mức độ thường xuyên và hiệu quả của việc sử dụng phương tiện

dạy học 49

Biểu đồ 2.4. Mức độ hiệu quả về thái độ, tình cảm của học sinh đối với môn

Ngữ văn 52

Biểu đồ 2.5. Mức độ thường xuyên và hiệu quả về thực hiện các hoạt động

học tập môn Ngữ văn của học sinh 55

Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 100

MỞ ĐẦU‌


1. Lý do chọn đề tài

Hiếu học là truyền thống quý báu của dân tộc ta, từ ngàn xưa ông cha ta đã coi trọng sự nghiệp giáo dục trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp phát triển của đất nước, luôn coi giáo dục có quan hệ đến việc hệ trọng của quốc gia, đến an nguy, thịnh, suy của dân tộc. Các thế hệ cha ông đi trước cho rằng việc “Quốc kế dân sinh” phải lấy giáo dục làm đầu. Sự giàu mạnh của đất nước không tách rời khỏi giáo dục. Chăm lo cho giáo dục là chăm lo cho con người, mà con người là nhân tố quyết định đến sự phát triển của xã hội. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chi Minh đã từng nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng phát triển sự nghiệp giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Hội nghị lần thứ tám của ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã ra nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Vì vậy những năm gần đây, thực sự giáo dục Việt Nam đã không ngừng phát triển. Nhiều hình thức tổ chức, phương pháp dạy học hiện đại được phục vụ trong giảng dạy, những hình thức trong lớp đa dạng. Tất cả sự thay đổi ấy đáp ứng yêu cầu với yêu cầu của xã hội.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc học Trung học cơ sở là cầu nối giữa bậc học Tiểu học và bậc học Trung học phổ thông, là nơi vận dụng các hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước. Bậc học Trung học cơ sở có một vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới căn bản toàn diện giáo dục để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và môn Ngữ văn có đóng góp không nhỏ vào việc đào tạo con người mới.

Môn Ngữ văn là một môn học có một vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Vẻ đẹp thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa cùng với tài hoa của con người Việt Nam đã được ghi lại trong văn học. Văn chương giúp ta cảm nhận được tâm hồn Việt Nam: yêu nước, cần cù, sáng tạo, thanh lịch, tài hoa, tế nhị, hiếu học, trọng lễ nghĩa. Văn học tự nhiên đi sâu vào đời sống tinh thần của con người. Ngay từ lúc còn thơ bé, trẻ em đã được tắm trong dòng văn học dân gian qua những lời ru, qua những câu chuyện của bà, của mẹ. Cùng với năm tháng, nhận thức của học sinh cũng lớn lên, văn học lại giúp học sinh hiểu được giá trị và những vẻ đẹp của cuộc sống. Từ đó, tình yêu quê hương đất nước, yêu con người Việt Nam, yêu cuộc sống được hình thành trong tâm hồn các em.

Hơn nữa, hiện nay học sinh đang sống trong xã hội phát triển cần phải được trang bị những kỹ năng thích hợp để hòa nhập với cộng đồng, với xu thế toàn cầu hóa. Đối với học sinh trung học cơ sở (THCS) cần phải được giáo dục một số giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống. Giáo dục một số giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi các em là chủ nhân tương lai của đất nước. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu mơ ước, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá song lại thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống, nếp sống thanh lịch, văn minh (TLVM) cho thế hệ trẻ là cần thiết - nhất là học sinh thuộc địa bàn thủ đô Hà Nội, cần phải tích hợp ở tất cả các phân môn, đặc biệt trong môn Ngữ văn.

Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn tại Trường Trung học cơ sở, tôi xin chọn đề tài “Quản lý dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường Trung học cơ sở Vân Hà”. Tôi cho rằng đây là một đề tài có ý nghĩa thiết thực không chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn tại trường THCS nói chung, trong đó có Trường THCS Vân Hà nói riêng mà còn rèn luyện được những chủ nhân tương lai của đất nước có kỹ năng sống, thanh lịch và văn minh - nhất là học sinh tại địa bàn Hà Nội.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh ở trường THCS Vân Hà, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn của trường THCS Vân Hà bằng việc áp dụng một số biện pháp quản lí phù hợp, hiệu quả.

3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý dạy học môn Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn

minh tại trường THCS Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội.

3.2. Khách thể nghiên cứu

Dạy học môn Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại

trường THCS

4. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất

lượng dạy học môn Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh.

- Không gian: Tại trường THCS Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội.

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến 2015 (khảo sát thực trạng ba năm học trở lại đây).

5. Câu hỏi nghiên cứu

- Vai trò của công tác quản lý các hoạt động dạy học Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh ở trường THCS như thế nào?

- Cần những biện pháp quản lý như thế nào để nâng cao hiệu quả của những hoạt động dạy học Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh ở trường THCS Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội?

6. Giả thuyết khoa học

- Hoạt động dạy học Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh ở trường THCS Vân Hà còn có một số vấn đề bất cập và hạn chế, trong đó có nguyên nhân từ công tác quản lý.

- Nếu quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh được áp dụng một cách tích cực, phù hợp sẽ nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn của trường THCS Vân Hà và đồng thời là một hướng đi giúp các nhà giáo dục quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS tại Đông Anh, Hà Nội được tốt hơn.

7. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý quá trình dạy học và quản lý nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch,

văn minh trong trường THCS.

- Khảo sát đánh giá thực trạng chất lượng dạy học và việc quản lý quá trình

dạy học ở trường THCS Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội.

- Nghiên cứu các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường THCS Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội, khảo nghiệm tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện

pháp.

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1. Nghiên cứu lý thuyết

- Tìm hiểu các lý luận liên quan đến đề tài qua các thao tác phân tích các

nguồn, tổng hợp và làm nổi bật những vấn đề quan trọng liên quan đến đề tài.

- Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng, của ngành giáo dục (GD)

có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Nghiên cứu các tác phẩm, tập san, bài giảng, giáo trình liên quan đến công

tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh.

8.2. Nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp tổng kết các kinh nghiệm giáo dục

- Phương pháp khảo nghiệm

- Phương pháp thống kê toán học.

9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

9.1. Ý nghĩa lý luận

Tổng kết lý luận về công tác quản lý hoạt động dạy học Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh hiện nay ở các trường THCS Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội, chỉ ra những thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng một số phương pháp quản lý hiệu quả cho hoạt động này phï hîp víi bèi c¶nh hiÖn nay cđa trêng THCS V©n Hµ, §«ng Anh, Hµ Néi.

9.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho công tác quản lý hoạt động dạy - học Ngữ văn tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh ở các trường THCS trong huyện Đông Anh

10. Cấu trúc của luận văn

Nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội.

Chương 3: Biện pháp quản lý đối với hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội.

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí