Điều Kiện Của Địa Phương Nơi Nhà Trường Đang Hoạt Động

ương Đảng, Nghị Quyết Quốc hội, Luật giáo dục, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ… Các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, của các cấp giáo dục về đổi mới PPDH,... là những căn cứ pháp lý thuận lợi cho công tác đổi mới HĐDH nói chung, HĐDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo ĐHNL.

1.5.1.2. Điều kiện của địa phương nơi nhà trường đang hoạt động

- Điều kiện về văn hoá, kinh tế, xã hội của địa phương nơi trường đóng, sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự tham gia giáo dục HS của các tổ chức đoàn thể, nhân dân địa phương, phối hợp tích cực có hiệu quả công tác giáo dục giữa gia đình và nhà trường đối với HĐDH môn Ngữ văn theo ĐHNL.

- Vấn đề chỉ đạo KT,ĐG của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường. Trong công tác quản lý HĐDH sự chỉ đạo của cấp trên rất quan trọng, đưa ra những định hướng, kim chỉ nam giúp nhà trường xác định đúng mục tiêu, phương hướng HĐDH. Đồng thời việc KT,ĐG của cấp trên còn giúp nhà trường kịp thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những tồn tại để có những giải pháp thực thi hiệu quả đưa HĐDH của nhà trường đạt được mục tiêu đề ra.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Về trình độ, năng lực, phẩm chất của CBQL

Trình độ và năng lực quản lí của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng HĐDH trong nhà trường. Ngoài việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch, thì phải thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, có sự điều chỉnh kịp thời khi cần thiết để đảm bảo chất lượng HĐDH. Ngoài ra, người lãnh đạo nhà trường cần quan tâm, đảm bảo được quyền lợi của tập thể CB,GV,NV trong nhà trường, các chính sách, đãi ngộ để CB,GV,NV yêu nghề, gắn bó với nghề và có điều kiện học tập nâng cao trình độ để có trình độ chuyên môn tốt, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới trong giáo dục.

1.5.2.2. Về trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ GV dạy học môn Ngữ văn

Trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phẩm chất của GV có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học, chất lượng GD của nhà trường. Để thực hiện được hoạt động dạy học theo ĐHNL cho HS, GV chính là lực lượng chủ lực để thực hiện các nhiệm vụ đề ra. Nếu cán bộ giỏi, chỉ đạo thực hiện tốt công tác rõ ràng, có kế hoạch tốt mà người thực hiện là GV không đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu phẩm chất đạo đức thì hiệu quả giáo dục nói chung, hiệu quả dạy học theo định hướng năng lực sẽ không thể đạt được như mong muốn. Để GV thực sự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ quản lý phải quan tâm thường xuyên tới việc bồi dưỡng đội ngũ GV, xây dựng được nếp sinh hoạt chuyên môn.

1.5.2.3. Trình độ của học sinh

Phẩm chất trí tuệ, năng lực tư duy, ý thức học tập của HS là nhân tố quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức. Khi HS có ý thức học tập tốt, phẩm chất trí tuệ và khả năng tư duy phát triển thì việc khơi dậy các tiềm năng nội sinh để giải quyết các vấn đề do bài học đặt ra của GV là dễ dàng và thuận lợi. Ngược lại, GV rất vất vả và phải tính đến tính nghệ thuật, tính kiên nhẫn, lòng yêu trẻ của người GV. Trong dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL, kiến thức phải do chính các em khai phá, các kỹ năng tự học, tự rèn luyện, tự nghiên cứu phải do các em tích cực trong quá trình học tập. Vì vậy, để công tác hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL thành công thì phẩm chất, năng lực của người học là một trong những yếu tố quyết định.

1.5.2.4. Điều kiện CSVC và trang thiết bị phục vụ bị dạy học

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thuộc hệ thống phương tiện của quá trình dạy học, là cơ sở thực hiện các mục tiêu dạy học và mục tiêu quản lí. Cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của các TBDH và có sự đầu tư, quản lí tốt các trang thiết bị phục vụ dạy học của nhà trường.

Các nhà trường cần thường xuyên rà soát, thống kê, kiểm tra để bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị dạy học hiện có; dành kinh phí để sửa chữa, mua sắm thêm trang thiết bị để đáp ứng đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL cho HS.

1.5.2.5. Cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường

Sự hợp tác, phối hợp của các thành viên, tổ chức trong nhà trường như các Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, chủ tịch công đoàn, Đoàn thanh niên, tổ chức Đội... trong trường tạo thành một bộ máy hoàn chỉnh vận hành tốt, hoạt động đạt hiệu quả cao; coi trọng tổ chuyên môn, hội đồng sư phạm nhằm tạo chuyển biến về chất trong công tác dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL cho HS.

Kết luận chương 1

Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,…

Quản lý dạy học Ngữ văn ĐHNL học sinh là quá trình người Hiệu trưởng hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

Các năng lực mà môn Ngữ văn hướng đến cụ thể như sau: Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực hợp tác; Năng lực tự quản bản thân; Năng lực giao tiếp tiếng Việt; Năng lực thưởng thức văn học/ Cảm thụ thẩm mĩ.

Phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở trường THCS bao gồm Phương pháp dạy học nhóm; Phương pháp nhiên cứu điển hình; Phương pháp giải quyết vấn đề; Phương pháp đóng vai; Phương pháp trò chơi; Phương pháp dạy học theo dự án; Phương pháp trải nghiệm; Phương pháp dạy học phân hóa; Phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn.

Hình thức dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở trường THCS bao gồm Dạy học cá nhân, Dạy học theo nhóm và Hình thức dạy học ngoài lớp

Quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS bao gồm (1) Lập kế hoạch quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL ở trường THCS; (2) Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở trường THCS; (3) Chỉ đạo triển khai thực hiện dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở trường THCS; (4) Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL sinh ở trường THCS.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh THCS bao gồm yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC HỌC SINH

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Khái quát chung về tình hình phát triển giáo dục và đào tạo của các trường Trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Tình hình chung

Hiện nay hệ thống trường lớp trên địa bàn thành phố Hạ Long đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân các phường. Thành phố có các trường đào tạo hệ Cao đẳng, Đại học là: Đại học Hạ Long cơ sở 2, Cao đẳng Y tế Quảng Ninh, Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, 04 trường Trung cấp dạy nghề, 12 trường THPT (Cả các trường liên cấp), 25 trường liên cấp TH và Trung học cơ sở, 17 trường Tiểu học, 32 trường Mầm non. Năm 2002, thành phố được công nhận phổ cập THCS.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và sự cố gắng của toàn ngành, do đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập từng bước được đầu tư hoàn chỉnh. Tính đến hết năm học 2017-2018 toàn thành phố đã có 60/74 trường đạt chuẩn quốc gia bằng 94,5%; đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng được chuẩn hóa. Công tác huy động học sinh đến trường đúng độ tuổi ở các trường phổ thông được đảm bảo; toàn thành phố đạt chuẩn công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trể năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2.

Chất lượng GD toàn diện của thành phố Hạ Long luôn được duy trì, giữ vững đảm bảo thực chất, vững chắc; Ngành GD thành phố đã nỗ lực phấn đấu, phát huy truyền thống dạy tốt - học tốt của GV và HS thành phố Hạ Long. Đội ngũ cán bộ, GV tâm huyết với nghề, tham gia các hội thi GV dạy giỏi đạt thành tích cao; có nhiều cán bộ quản lí và GV có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Chất lượng đại trà tiếp tục được nâng lên, đang đứng ở vị trí đầu của tỉnh Quảng Ninh. Chất lượng HS dự thi vào các trường THPT và THPT Chuyên Hạ Long luôn tăng dần. Chất lượng HS giỏi được nâng lên, có nhiều HS đạt giải nhất cấp tỉnh, đạt huy chương Vàng, huy chương Bạc cấp quốc gia. Có HS THPT đạt Giải nhất đường lên đỉnh Olympia năm học 2018-2019.

Công tác khuyến học khuyến tài được phát triển sâu rộng đã động viên khen thưởng, kích thích, thúc đẩy sự cố gắng vươn lên của GV, HS nhất là những GV giỏi, HS giỏi. Thành phố Hạ Long là điểm sáng về phong trào học tập, phong trào khuyến học, khuyến tài, nơi có nhiều dòng họ, những dòng họ đều có nhiều người học giỏi, thành đạt. Phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng học học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập đang được phát triển tốt.

Toàn ngành đã có 13 đơn vị được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba, nhiều tập thể, cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND thành phố.

Tình hình giáo dục các bậc học trên địa bàn thành phố Hạ Long

Toàn thành phố Hạ Long có tổng số 74 trường MN, TH, THCS công lập, tính đến năm 2018 đã có tổng số 60 trường đạt chuẩn Quốc gia (Trường liên cấp TH - THCS đạt nhiều hơn). Điều đó chứng tỏ, thành phố Hạ Long rất chú trọng đến phát triển giáo dục, đầu tư về con người, tài chính các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và môi trường học tập, cụ thể như bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1. Tổng hợp các cấp học MN, TH, THCS thành phố Hạ Long

(Tính đến tháng 12/2018)



Năm học


Cấp học


TS

trường


TS lớp


TS học sinh

Tổng số CB, GV, NV

TS trường đạt chuẩn QG

Ghi chú (số trường

NCL)


2018 -

2019

Mầm Non

32

734

15710

640

20

11

Tiểu học

17

714

28029

997

17

0

THCS

25

377

16002

713

23

5

Tổng

74

1825

59741

2.350

60

16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng GD & ĐT thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh)


Tình hình giáo dục trung học cơ sở

Thành phố Hạ Long có 21 trường THCS công lập, và có 04 trường THCS ngoài công lập. Tổng số HS là 16.010 em, ứng với tổng số lớp là 377, toàn thành phố có 519 GV. Trường có nhiều HS nhất là THCS Trần Quốc Toản với 38 lớp và 1.732 HS, ngược lại trường ít HS nhất là Việt-Sinh với 02 lớp và 14 HS (đây là trường dân lập, đang trong thời gian chiêu sinh).

Bảng 2.2. Tổng hợp các trường THCS thành phố Hạ Long

(Tính đến tháng 12/2018)


TT

Tên trường

HT và

PHT

Giáo

viên

Nhân

viên

Tổng số

học sinh

Tổng số

lớp

Ghi chú

1.

THCS Đại Yên

2

16

2

484

12


2.

THCS Việt Hưng

2

21

1

532

13


3.

THCS Nguyễn Trãi

2

21

2

728

15


4.

THCS Lý Tự Trọng

3

34

3

1043

23


5.

THCS Bãi Cháy

2

43

2

1289

28


6.

THCS Cao Xanh

2

15

2

543

13


7.

THCS Cao Thắng

2

25

2

794

19


8.

THCS Lê Văn Tám

3

38

1

1153

27


9.

THCS Trọng Điểm

2

39

2

1411

28


10.

THCS Trần Quốc Toản

3

54

2

1732

37


11.

THCS Hồng Hải

2

28

4

733

17


12.

THCS Hà Tu

2

18

2

495

12


13.

THCS Hà Trung

2

7

2

403

10


14.

THCS Kim Đồng

2

33

3

1088

23


15.

THCS Nguyễn văn Thuộc

2

26

3

738

18


16.

THCS Tuần Châu

2

5

1

129

4


17.

THCS Hùng Thắng

1

8

1

245

8


18.

THCS Bãi Cháy 2

2

14

2

482

11


19.

THCS Nguyễn Viết Xuân

2

8

2

181

4


20.

THCS Minh Khai

2

11

3

494

12


21.

Đoàn Thị Điểm

2

15

2

328

11


22.

Văn Lang

2

12

2

332

9


23.

Hòn Gai

2

10

2

258

8


24.

Nguyễn Bỉnh Khiêm

2

13

2

395

13


25.

Việt-Sing

2

5

1

14

2


Tổng

52

519

51

16.010

377


(Nguồn: Phòng GD & ĐT thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh)


2.2. Tổ chức khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Tiến hành khảo sát, thu thập các thông tin cần thiết về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý

phù hợp nhằm nâng cao chất lượng HĐDH môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.2. Phạm vi và đối tượng khảo sát

Tổ chức trưng cầu ý kiến các CBQL, GV dạy học môn Ngữ văn, HS trường 05 trường, gồm: THCS Trần Quốc Toản, THCS Hồng Hải, THCS Cao Thắng, THCS Kim Đồng, THCS Lê Văn Tám thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Bảng 2.3. Bảng tổng hợp đối tượng và Số lượng phiếu khảo sát


STT

Đối tượng khảo sát

Số lượng

(phiếu)

1

CBQL phòng GD&ĐT

03

2

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

12

3

Tổ trưởng tổ chuyên môn

05

4

Giáo viên dạy học môn Ngữ văn

65

5

Học sinh

100

Tổng cộng

185


Biểu đồ 2 1 Đối tượng và Số lượng phiếu khảo sát 2 2 3 Nội dung khảo 1


Biểu đồ 2.1. Đối tượng và Số lượng phiếu khảo sát

2.2.3. Nội dung khảo sát

Hoạt động khảo sát được thực hiện dựa trên các nội dung chính sau:

* Hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo ĐHPTNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Tình hình dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Biểu hiện năng lực của HS trong học tập môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Nhận thức của CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Nội dung dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Hình thức dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

* Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Việc lập kế hoạch quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Việc tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Việc chỉ đạo triển khai hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

* Thực trạng các yếu tố khác ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022